Mục lục
· 1 Khái quát
·
2 Phân loại theo cấu trúc
o 2.1 Chùa chữ Đinh
o 2.2 Chùa chữ Công
o 2.3 Chùa chữ Tam
o 2.4 Chùa kiểu Nội công ngoại quốc
·
3 Kiến trúc
o 3.1 Tam quan
o 3.2 Sân chùa
o 3.3 Bái đường
o 3.4 Chính điện
o 3.5 Hành lang
o 3.6 Hậu đường
·
4 Bài trí tượng thờ trong chùa
o 4.1 Tượng bày trong chính điện
o 4.2 Tượng bày trong bái đường
o 4.3 Tượng bày ở nhà hành lang
o 4.4 Tượng bày ở nhà tăng đường
·
5 Các pháp bảo trong chùa
o
5.1 Bát
o
5.2 Liên hoa
o
5.3 Chuông
o
5.4 Gương
·
6 Một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam
·
7 Tham khảo
o
Liên kết ngoài
·
Khái quát
Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm
36% tổng số di
tích Việt Nam. Chùa là cơ sở hoạt động và
truyền bá Phật giáo. Tuy
nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ
thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ
Đạo Hạnh, Nguyễn
Minh Không, Trần
Nhân Tông và Lý
Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc
Lâm Tam tổ...
Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng
Việt còn có từ
"chiền" (chữ Nôm:
廛 hoặc 纏)... Một số người cho rằng từ
"chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng
Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.
Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã.[2] Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả.
Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người
ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như
tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp
dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi
đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số
chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn
thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa,
chân đèn... trong một danh sách dài.
Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày
khánh thành đều là những thời điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê
Việt Nam. Thường có những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.
Chùa Việt Nam thường không phải là một công
trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những
ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi
nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa
truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng
kiến trúc chùa.
·
Phân loại theo cấu trúc
Mặt bằng chùa chữ Đinh
Mặt bằng chùa chữ Công
Mặt bằng chùa chữ Tam
Mặt bằng chùa chữ Quốc
Chùa chữ Đinh
Chùa chữ Đinh (亭), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng
góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa
tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa
Nhất Trụ, chùa
Bích Động (Ninh Bình); chùa
Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...
Chùa chữ Công
Chùa chữ Công (宮) là chùa có 'nhà chính điện và nhà bái
đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà
thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện
này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo
(Thái Bình),...
Chùa chữ Tam
Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với
nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa
Kim Liên, chùa
Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế
này.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành
lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà
tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu
hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt
bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (口) hay như ở chữ Quốc (國).
Đây là các dạng bố cục của các công trình
kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư
từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và
một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan.
Chùa kiểu chữ Công (宮) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số
ngoại lệ, tiêu biểu là chùa
Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen
nở trên mặt nước, hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa
Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những
nét truyền thống Phật giáo và cả những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những
ngoại lệ như vậy không nhiều.
·
Kiến trúc
Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và
phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian
khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn
ở miền Bắc. Chùa của người
Mường làm bằng tranh tre đơn
giản. Chùa của người Khmer xây theo kiến trúc của Campuchia và Thái Lan - vốn ảnh hưởng văn hóa
của đế chế Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến
trúc riêng.[3]
Tam quan]
Tam quan là bộ phận không thể
thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà
với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan
ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.
Sân chùa]
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều
chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng
thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào
những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các
ngọn tháp được xây dựng ở đây như ở chùa Dâu, chùa
Thiên Mụ.
Bái đường
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên
của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để
đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt
một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu
như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi
thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của
bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5
gian.
Chính điện
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái
đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự
nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi
đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
Hành lang
Chạy song song với chính điện, nối chính
điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
Hậu đường
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta
đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu
đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay
sau phía bàn thờ Phật.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác
nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại
chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc
Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác chuông
ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ. Một
số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa
Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một
số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa
Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa
Bút Tháp ở Bắc Ninh, Chùa
Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...
Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam
thường có vườn cây, vườn hoa được trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen...
·
Bài trí tượng thờ trong chùa
Do lịch sử truyền nhập Phật giáo ở Việt Nam, phần lớn chùa
Việt Nam là chùa Đại thừa.
Do đó, ở nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa, chúng ta thấy có
nhiều tượng Phật, Bồ Tát cùng với các tượng thuộc
những hệ phái Phật giáo khác.
Tượng bày trong chính điện
Tượng Phật sơn son thếp
vàng trong chùa (ảnh chụp tại chùa Trăm Gian, Hà Tây)
Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm
của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao
xuống thấp. Vị trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Có những
chùa có rất nhiều tượng như chùa Mía ở Hà Tây, có tới 278
pho tượng, chùa
Trăm Gian ở Hà Tây có 153 pho tượng... Các
lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên
cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp
bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Nguyên tắc bài trí khá uyển chuyển
và linh hoạt đối với mỗi chùa. Tuy vậy, một số nét chung thường thấy như sau[cần dẫn nguồn]:
·
·
Tầng cao nhất của bàn thờ ở chính điện, sát
vách, thường có 3 pho tượng gọi là "Tam thế Phật", tức là các vị Phật
của ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai. Một trong các Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật
hiện tại là Phật
Thích Ca Mầu Ni, Phật tương lai sẽ là Bồ Tát Di Lặc (hiện tại đang
thuyết giảng ở nội cung trời Đâu Suất, sẽ hạ sinh trong vài triệu năm nữa, sau
khi Phật pháp bị trôi vào lãng quên). Ba tượng Tam thế có kích thước và hình
dáng giống nhau, đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao như búi tóc, tóc xoắn ốc, tai dài,
ngực có chữ vạn (+), mình có sắc hoàn kim sáng rực, mặt nguyệt. Ba pho tượng
Tam thế được đặt ngồi trên tòa sen.
·
Phía dưới ba pho tượng trên thường xếp ba
pho tượng gọi là "Di Đà tam tôn" (còn gọi là "Tây phương tam
thánh") gồm tượng Phật A Di Đà ở giữa, tượng Bồ Tát Quán
Thế Âm (tiếng
Phạn: Avalokiteśvara) ở bên trái và tượng Bồ
Tát Đại
Thế Chí ở bên phải. Tượng Phật A
Di Đà thường có kích thước lớn hơn các tượng khác. Tượng A Di Đà ởchùa
Phật Tích cao 1,82 m, trong tư thế
ngồi toạ thiền, không kể
bệ và đài sen; tượng này ở chùa Bần Yên Nhân (Hưng Yên) cao tới 2
m, không kể bệ và đài sen. Hai tượng còn lại là hai vị thị giả giúp việc cứu
thế cho Phật A Di Đà nên thường được tạc kiểu đứng chầu bên cạnh. Bộ "Di
Đà tam tôn" được đặt ở tầng thứ hai để tỏ ý là mặc dù các ngài ở cõi Cực lạc nhưng vẫn có duyên và gần
gũi với cõi Sa bà này, gần gũi với chúng
sinh.
·
Dưới ba pho tượng "Di Đà tam
tôn", đã nói bên trên, thường là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni (còn gọi là
Thích ca giáo chủ) ngồi giữa với tượng Bồ Tát Văn
Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ
Tát Phổ Hiền ở bên phải. Thích Ca ngồi
trên tòa sen, còn Văn Thù và Phổ Hiền đứng trên tòa sen. Bộ ba tượng này thể
hiện cảnh Phật Thích Ca Mầu Ni đang thuyết pháp. Có nhiều nơi, thay vào vị trí
của Văn Thù và Phổ Hiền là hai đệ tử của Thích Ca là Ca Diếp và A Nan Đà khi Phật Thích ca còn
đang ở thế gian.
·
Ở lớp ban thờ thứ tư, chiếm vị trí ở giữa
là tượng Cửu Long. Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên. Tượng
Cửu Long diễn tả Phật Thích Ca Mầu Ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi
ngài mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài
tắm. Tắm xong, ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay trái chỉ lên trời,
tay phải chỉ xuống đất mà nói "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc
tôn" (trên trời, dưới trời chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo
kiểu con trẻ. Đế Thích là vua chủ tể cõi trời dục giới, còn Phạm Thiên là vua
chủ tể cõi trời sắc giới. Vì là vua nên tượng các vị được tạc theo chân dung
hoàng đế: đội mũ miện, ngồi trên ngai.
Trên bàn thờ chính ở nhà thượng điện, ngoài
tượng Phật A Di Đà, Phật
Thích Ca, ở một số chùa còn có tượng Phật Di Lặc. Tượng
được tạo với bộ mặt tươi cười, áo phanh, để hở cái bụng to. Thường hai bên
tượng này, người ta còn đặt ở bên trái tượng Pháp hoa lâm Bồ Tát, bên phải là Đại diệu tướng Bồ Tát, gọi chung là Di Lặc Tam Tôn. Ngoài ra, ở một số chùa, sau
lớp tượng Cửu long, người ta còn bày bốn pho tượng Tứ Thiên Vương. Đó là bốn vị Thiên Vương phân
nhau cai quản bốn cõi ở bốn phía núi Tu-di, nơi ngự trị của Đế Thích. Có chùa
lại bày tượng Tứ Bồ Tát vào vị trí của Tứ Thiên Vương. Những chùa rộng rãi còn
bày thêm tượng tám vị Kim cương (Bát bộ Kim cương) ở hai bên sát chính điện,
mỗi bên bốn vị, mặc giáp trụ và cầm vũ khí.
Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay cũng thấy
được bày bổ sung vào điện chính. Cần lưu ý là các tượng Đức Quan thế âm có
nhiều biến thể nhất trong các chùa ở Việt Nam[cần dẫn nguồn] và các biến thể này hầu
hết lại được diễn tả bằng hình tướng nữ: Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Quan Âm Thị Kính. Cũng ở nhà chính điện, ở hai bên
dãy bàn thờ chư Phật có thể gặp lại tượng thờ Thái thượng Lão quân ở bên phải và Khổng Tử ở bên trái. Đây là hai vị
tổ của Đạo giáo và Nho giáo được thờ trong điện thờ
Phật của các chùa để diễn tả tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" của xã hội Việt Nam
xưa.
Tượng bày trong bái đường
Trong
nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường) thường có hai tượng Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ
Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí, đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Kích thước
của tượng rất lớn, đắp bằng đất thó. Dân gian vẫn nói "to như ông Hộ
Pháp" là cách nói so sánh với hai tượng này. Còn một số thuyết khác, đã
thành phổ biến, cho rằng tượng vị bên trái là Khuyến thiện (gọi tắt là ông
Thiện), tượng vị bên phải là Trừng ác (gọi tắt là ông Ác). Theo thuyết này thì
việc bày đối xứng hai tượng ông Thiện-Ác nói lên sự tồn tại biện chứng của hai
bản nguyên Thiện-Ác.
Ở phía Đông nhà bái đường có ban thờ tượng Thổ địa thần, có một số chùa đưa tượng này ra
thờ riêng ở một miếu bên cạnh chùa. Ở một số chùa, bên cạnh thờ Thổ địa thần ta
gặp bàn thờ Long thần. Theo truyền thuyết, Long vương vốn lúc đầu
định hãm hại Phật tổ, phá hoại sự nghiệp của Phật, không cho thành chính quả
nhưng đã không phá nổi nên đã quy Phật và hộ trì Phật pháp.
Phía Tây nhà bái đường thường có pho tượng
Thánh tăng. Tượng này được bày nhiều nhất ở nhà tăng đường (nhà tổ). Ở nhà tổ,
ngoài tượng các vị sư từng trụ trì ở chùa, còn có bàn thờ đặt tượng Bồ Đề Đạt
Ma, nhà sư Ấn Độ đến Trung
Hoa vào khoảng đầu thế kỷ 6, được coi
là người sáng lập Thiền Tông ở đó.
Ở nhà bái đường, đôi khi còn có các bàn thờ
mười vị Diêm Vương, được gọi
là thập điện Diêm Vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục.
Tượng bày ở nhà hành lang
Nhà hành lang có thể là hai dãy nhà chạy
song song ở hai bên nhà chính điện. Cũng có thể là hai dãy như vậy mà chung mái
với nhà điện chính và mang đúng nghĩa là hành lang, theo hai lối hành lang này
có thể đi tiếp vào hậu đường. Người ta thường bày tượng 18 vị Tổ truyền đăng, mỗi bên 9
tượng. Có chùa như chùa Keo ở Thái Bình, các tượng
Tổ truyền đăng được bày ngay ở tiền đường. Còn ở chùa
Tây Phương, Hà Tây lại là các tượng Tổ
(trong 28 vị) người Ấn Độ mà Thiền tông Trung Quốc thừa nhận. Kích thước
tượng Tổ truyền đăng tương tự như người thực, các vị ngồi trên tảng đá hay gốc
cây, mỗi vị có một tư thế riêng, có dáng đang duy nghĩ trầm mặc. Sự đông đảo và
đa dạng của các pho tượng này đã cho ra đời một thành ngữ "bày la liệt như
La Hán". Cũng có khi tượng La Hán được bày ở nhà hậu đường.
Tượng bày ở nhà tăng đường
Nhà tăng đường còn gọi là nhà hậu đường vì
nằm sau chính điện, có thể được xây tách rời hoặc liền sát với chính điện. Cách
bố trí tượng thờ ở nhà hậu đường cũng khá đa dạng, nhưng có thể hình dung một
công thức sau: Gian giữa của nhà tăng đường thường có bày tượng Thánh tăng (còn
gọi là A-nan-đà) và tượng
Đức tổ Tây. Đức tổ Tây có pháp danh là Bồ-đề-đạt-ma.
Ngài được coi là sư tổ thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc.
Ở nhà hậu đường của một số chùa còn bày
tượng Quan Âm tống tử và Quan Âm tọa sơn. Hai bên tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tài và Long nữ.
Chùa Việt Nam còn có một điều đặc biệt đó
là có các bàn thờ chư vị tức là các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian.
Đó là bàn thờ Mẫu, tức nữ thần mẹ. Có nhiều Mẫu như: Mẫu
Thượng Ngàn, Mẫu
Thoải, Mẫu Địa Phủ, Mẫu
Liễu, Tứ pháp...
Trong một số chùa, đằng sau điện thờ Phật
là hậu cung thờ một vị thần. Các vị thần được thờ đều là những "nhân
thần", có nghĩa là những con người được coi là có thực, nhưng về sau nhờ
học tập, tu luyện, đã có tài thần thông biến hóa, nghĩa là có những khả năng
của một vị thần. Nhờ những khả năng đó, họ cứu dân giúp nước và vì vậy, họ được
nhân dân một vùng hay nhiều vùng thờ phụng.
Ngoài ra, các nhân vật lịch sử thực sự cũng
được thờ tại chùa. Họ là những ông quan, những danh sĩ hay những vị tướng đã có
công với nước hay với nhân dân một vùng như Mạc
Đĩnh Chi, trạng nguyên thờinhà Trần được thờ ở chùa Dâu, Bắc Ninh hay Đặng
Tiến Đông, vị tướng thời nhà
Tây Sơn, được thờ ở chùa
Trăm Gian, Hà Tây. Trong các
chùa này, thường có tượng chân dung các nhân vật lịch sử được thờ.
Một hình thức thờ tự khác gắn với các chùa
Việt Nam là thờ "hậu". Hình thức này có mối liên hệ với tập tục thờ cúng tổ tiên đã hình
thành lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người không có con muốn được thờ cúng sau khi
chết, đã tìm đến nhà chùa. Họ đóng góp cho chùa một số tiền hay ruộng đất và
xin nhà chùa cúng lễ họ sau khi chết. Sự thờ cúng này gọi là thờ "hậu".
Trong nhiều chùa, bàn thờ "hậu" thường là một hành lang với những bát
hương, đặt trước những tấm bia đá, gọi là bia "hậu", trên đó có khắc
rõ tên tuổi, quê quán của những người không có con cháu nối dõi, thường là cả
vợ và chồng, cùng với số tiền họ đóng vào chùa và yêu cầu được thờ ở chùa. Ở chùa
Cổ Lễ Nam Định, các bia
hậu được gắn dày đặc trên tường hành lang bao quanh chính diện.
·
Các pháp bảo trong chùa
Bát
Bát là một trong 6 vật dụng của nhà sư. Cái
bát bắt nguồn từ truyền thuyết kể về chiếc bát khất thực. Ở các tượng của Phật A-di-đà
hay Thích Ca Mâu Ni có thể đôi khi bắt gặp cái bát trên hai tay.
Liên hoa
Liên hoa (hay hoa sen) tượng trưng cho diệu pháp của đạo
Phật, cùng một lúc có cả hoa và quả, sinh nở ra nhiều điều tốt lành. Trong điêu
khắc và hội họa Phật giáo, hoa sen thường xuyên được xuất hiện. Chư Phật, Chư
Bồ Tát đều ngồi trên tòa sen và những người được Phật độ về cõi Tây phương Cực lạc đều ngồi trên tòa sen.
Chuông
Ở mọi thời đại, chuông được dùng để thức tỉnh và
gọi. Tiếng chuông ngân lên rồi tắt lụi, có thể nghe được mà không bắt được. Sự
vô thường của thế giới hiện hữu là một tư tưởng của Phật giáo. Mọi thứ
đều sẽ tàn lụi, chúng hiện hữu trong cảm giác người quan sát nhưng lại không có
thực. Giống như tiếng chuông, mọi thứ đều nhất thời. Theo nghi lễ Phật giáo,
chuông được dùng để kêu gọi tín đồ cầu nguyện và lễ Phật. Có hai loại chuông:
chuông to dùng để treo trên gác Tam quan hay ở nhà Bái đường, có thể nặng tới
vài trăm kg; loại chuông thứ
hai là chuông nhỏ hơn, tượng trưng, thường đặt ở tay một số vị thánh như Tứ đại
Thiên Vương hay Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Gương
Chiếc gương tượng trưng cho sự hư
không và nó phản ánh tất cả mọi yếu tố của thế giới hiện hữu nhưng lại thu lấy
bản chất của chúng[cần dẫn nguồn]. Thế giới hiện
tượng được phản chiếu đầy đủ nhưng toàn thể bản chất chỉ là hư ảo, mọi sự chỉ
là ý tưởng chủ quan mà người ta có vật ấy, Vì thế, gương diễn tả sự phù du của
ảo ảnh vật chất. Gương có thể được đặt trên tay của Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
hay một vài pho tượng Tôn giả.
·
Một số chùa
tiêu biểu ở Việt Nam
·
Hà Nội: Chùa Thầy, Chùa Hương, Chùa Tây Phương, Chùa Trăm Gian, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Chùa Quán Sứ, Chùa Láng, Chùa Bối Khê, Chùa Mía, Chùa Đậu, Chùa Mui.. thiền viện trúc lâm Sùng Phúc,
Chùa Bồ Đề, chùa Hà, Chùa Đình Quán,...
·
Quảng Ninh: Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Yên Tử, Thiền Viện
Trúc Lâm Yên Tử (chùa Lân), Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm (Chùa Cái Bầu), Chùa
Ba Vàng...
·
Hải Phòng: Chùa Cao
Linh, Chùa An Đà, Chùa Hào Khê,...
·
Tham khảo
1.
Chùa
Việt Nam, Viện khoa học Xã hội
Việt Nam, 1993.
2.
Vào
chùa thăm Phật, Nhà xuất bản Công an
nhân dân, 1991.
3.
Nguyễn Bá Lăng,
(1972), Kiến trúc Phật giáo VN, tập I, Vạn Hạnh XB.
4.
Nguyễn Phan Quang,
(1993), Chùa Việt Nam qua ca dao, bản vi tính trong kỷ yếu "Đạo đức Phật
giáo trong thời hiện đại", Viện nghiên cứu Phật học VN, TP. HCM.
5.
Thích Tâm Thiện,
(1995), Tư tưởng Mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo TP. HCM xb.
6.
Võ Văn Tường, (1992),
Việt Nam Danh Lam cổ tử, NXB KHXH, Hà Hội.
7.
Võ Văn Tường, (1995),
Những ngôi chùa nổi tiếng VN, NXB Thông tin, Hà Nội.
8.
Vũ Tam Lang, (1991),
Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB KHXH, Hà Hội.
·
Liên kết
·
Chùa Thầy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét