NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP
(sưu tầm)
Mục lục:
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 1
I, Overture
II, Máy ảnh số và nhiếp ảnh số
II-1.
Chọn máy ảnh
II-2.
Có những gì trong một dCam?
II-3.
Thẻ nhớ: không còn bí ẩn
II-4.
Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ
II-5.
Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography
II-6.
Kính lọc
III, Kỹ thuật chụp ảnh
III-1.
Kỹ thuật căn bản
III-2.
Nguyên tắc chụp ảnh
III-3.
Độ nét sâu của trường ảnh
III-4.
Tốc độ chụp ảnh
III-5.
Các chế độ đo sáng
III-6.
Các hiệu chỉnh khác
IV, Ngôn ngữ nhiếp ảnh
IV-1.
Less is more
IV-2.
Tương phản trong
Nhiếp ảnh
IV-3.
Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
IV-4.
Bố cục ảnh
IV-5.
Yếu tố phụ trong bố cục
IV-6.
Đường nét trong bố cục
IV-7.
Bố cục và sáng tạo
IV-8.
Các yếu tố hình họa của hình ảnh
IV-9.
Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
-----------------------------------------------
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2
V, Các thể loại nhiếp ảnh
thông dụng
V-1.
Chụp ảnh chân dung
V-2.
Ánh sáng trong ảnh chân dung
V-3.
Chụp ảnh phong cảnh
V-4.
Chụp close up và ảnh hoa
V-5.
Chụp ảnh báo chí
VI, Xử lý ảnh
VI-1.
Hiểu thêm về các thông số của ảnh
VI-2.
RAW vs JPEG
VI-3.
Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng
VI-4.
Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối
VI-5.
Tối ưu ảnh trước
khi up lên site
VI-6.
Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif
VI-7.
Khắc phục Out nét
VI-8.
Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ
VI-9.
In ảnh tại Labs
VII, Mẹo vặt và hỏi đáp
VII-1.
Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu
VII-2.
Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc
VII-3.
Hiệu ứng zoom
VII-4.
Mẹo đo sáng thay thế
VII-5.
Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm
VII-6.
Kính lọc màu cho đèn và ống kính:
-----------------------------------------------
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3
VIII, Kinh nghiệm xem ảnh
VIII, Kinh nghiệm xem ảnh
VIII-1.
Nghệ thuật xem ảnh
VIII-2.
Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-)
VIII-3.
Bù trừ sáng (EV)
VIII-4.
Kinh nghiệm đo sáng
VIII-5.
Đặt tên cho ảnh
VIII-6.
Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối
VIII-7.
Tone màu?
VIII-8.
Chế độ chụp
VIII-9.
Lấy nét - chế độ màu
VIII-10. AEB
IX, Kinh nghiệm chụp ảnh
IX-1.
Chụp cảnh hoàng hôn
IX-2.
Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm
IX-3.
Chụp ảnh lưu niệm
IX-4.
Chụp ảnh khi trời mưa
IX-5.
Chụp ảnh khi trời gió
IX-6.
Mưa đêm và những tia
chớp
IX-7.
Chụp ảnh trong sương mù
IX-8.
Chụp ảnh khi tuyết rơi
IX-9.
Chụp ảnh biển
IX-10.
Chụp ảnh chân dung
IX-11.
Chụp pháo hoa
IX-12. Chụp ảnh nội thất
IX-13.
Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn
X, Nhiếp ảnh - Lý luận phê bình
X-1.
So sánh Canon và Nikon
X-2.
Noise – vỡ hạt ảnh
X-3.
Xử lý bụi bám trên sensor
X-4.
Khẩu độ sáng
X-5.
Nghệ thuật và sự dung tục
X-6.
Hệ số nhân tiêu cự
X-7.
Ảnh đen trắng trong thời đại số
X-8.
Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh?
XI, Thông tin về sách
---------------------------------
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2
V, CÁC THỂ LOẠI NHIẾP ẢNH THÔNG DỤNG
V-1. CHỤP ẢNH CHÂN DUNG:
1.Khái niệm về ảnh
chân dung
Cũng như các ngành
văn học và nghệ thuật khác, ngành nhiếp ảnh đặc biệt quan tâm đến việc miêu tả
con người, bằng ảnh, thông qua cái máy ảnh kết hợp với việc điểu khiển ánh sáng
và sử dụng hoá chất ảnh.
Nhiếp ảnh là một nghệ
thuật có tác dụng qua lại rất mật thiết giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng
và kỹ xảo. Trong nhiếp ảnh, ảnh chân dung là thể loại có sức thuyết phục đặc
biệt, quan trọng bậc nhất của ảnh báo chí cũng như ảnh nghệ thuật, nên đòi
rất nhiều công phu.
Nếu chụp ảnh chân dung
chỉ là ghi lại hình ảnh một cách vô thưởng vô phạt, cốt làm sao ảnh cho sáng
sủa, rõ nét, kể cũng chẳng có gì là khó vì chỉ cần hướng dẫn cách sử dụng máy
và một số quy tắc sử dụng ánh sáng, đặt chỉ số ống kính, chỉ cần dăm phút thôi
là ai cũng có thể chụp được. Nhất là ngày nay, những máy hiện đại, mọi dữ liệu
đã được tính trước. Nhà nhiếp ảnh chỉ việc bấm máylà xong.
Một bức ảnh chân dung
nghệ thuật vừa lột tả được cái vẻ bề ngoài của bộ mặt, vừa biểu hiện được
thế giới nội tâm (tức tâm tư tình cảm của người được chụp) là một
việc rất khó khăn, và càng khó khăn hơn nữa đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam
là phải thể hiện được hình ảnh của con người theo tâm hồn và phong cách Việt
Nam đương đại.
Nghệ thuật và Kỹ thuật
nếu không điêu luyện thì khi chụp không diễn tả được mục đích, không làm nổi
bật được cái chính giữa, các mảng, chi tiết, rối ren lộn xộn, khó làm xúc động
người xem, không mang đến cho người xem một tác động về tâm tư tình
cảm và ý suy nghĩ, trong đó kể cả sự cảm thông với trạng thái người cầm máy
nữa. Chụp ảnh chân dung là đi vào một trong những lĩnh vực khó nhất của nghệ
thuật miêu tả, trong đó, tài năng của người cầm máy được thử thách rất học búa,
khiến nhiều tay nghề đã từng phải “nếm” những thất bại chua cay. Đã có
không ít tay nghề đeo đẳng ống kính từ buổi thiếu thời đến độ tóc đã hoa
râm mà vẫn chưa chụp được bức chân dung nào có giá trị. Tuy nhiên, vẫn có người
chỉ mới bước vào nghề với thời gian rất ngắn đã có nhiều bức ảnh đạt đến
mức độ khiến mọi người phải khao khát.
Tóm lại, trong cái thể
loại nhiếp ảnh, không có phương pháp biểu hiện nào hấp dẫn có ý nghĩa mạnh mẽ
bằng phương pháp biểu hiện con người. Muốn nhận rõ sự phong phú và nhạy bén,
phát hiện ra cái đẹp điển hình của con người ngày nay, phải tự nâng cao vốn
sống, trình độ nhận thức, không chỉ ỷ lại, tự hào về kỹ thuật, mà điều
quan trọng là nhờ lòng tin và niềm say mê hứng thú, mới đạt được những hình ảnh
chân thật và nên thơ.
2.Thế nào là một
bức chân dung giống ?
Tuy ảnh là một công cụ
khoa học,nhưng vì khi chụp và làm ảnh còn có nhiều nguyên nhân khác tác động
vào, khiến kiểu ảnh khó thuần nhất, thậm chí còn sai lệch khác hẳng đối tượng,
nên đã nảy ra vấn để giống và không giống, nhất là trong lĩnh vực ảnh chân
dung.
Những nguyên nhà là
trình độ kỹ thuật của con người và chất lượng của phương tiện sử dụng.
Tuy hai nguyên nhân kể
trên có thể khắc phục được để sao chép ra những bức ảnh y hệt nguyên hình cảnh
vật hoặc con người đã xuất hiện trước ống kính, nhưng đối với ảnh nghệ thuật,
quan niệm về cái giống khác hẳn với sự rập khuôn máy móc.
Từ khi nhiếp ảnh thâm
nhập cuộc sống và đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mọi lĩnh vực trong
xã hội, ảnh được hình thành ra nhiều thể loại theo mỗi yêu cầu và tác dụng khác
nhau.
Đối với các loại ảnh
phục vụ cho việc nghiên cứu, ghi chép tư liệu thì cái giống của ảnh hoàn
toàn đơn giản, không được thêm bớt, sáng tạo, nhưng đối với ảnh nghệ thuật có
tác dụng cải tạo, khích lệ cuộc sống bằng cách phản ánh cho con người nhận thấy
mọi vẻ đẹp của cuộc sống, nhất là những cái hay cái đẹp của con người - chủ
nhân của sự sống - bởi vậy, người chụp ảnh nghệ thuật phải biết chọn, gạn lọc
những đường nét điển hình, đặc sắc nhất trong từng vẻ đẹp và kết hợp vào đó là
nhiệt tình sáng tạo cho nó có vẻ đẹp hấp dẫn hơn, miễn sao không bịa đặt
giả tạo làm biến đổi hình thái hiện thực.
Giống và không giống đối
với ảnh chân dung, chủ yếu là tập trung vào khuôn mặt con người hiện ra trong
ảnh, mà đường nét tiêu biểu dễ xác nhận là đôi mắt, cái miệng và một số chi
tiết nằm trong hình thể của bộ mặt; và dù nhà nhiếp ảnh có sáng tạo, miêu tả theo
kiểu cách nào thì những nét cơ bản của gương mặt, cái miệng, cặp mắt vẫn
khiến người xem ảnh dễ dàng nhận ra vẻ mặt quen thuộc như thực tế, không
thể lầm người này với người khác, đó là một bức chân dung giống, mặc dù sự thật
hình ảnh đã hiện ra duyên dáng hơn hẳn con người bằng da bằng thịt! Giống như thế có
phải là sai sự thật không? Vì sao vậy?
Nghệ thuật tạo hình
trong nhiếp ảnh cho phép ta giấu bớt những đường nét không mấy đẹp đẽ vào bóng
tối và nâng vẻ đẹp lên mức độ hoàn mỹ cần thiết, nhưng không cho phép bất
cứ thủ pháp nào làm thay đổi hiện thực khách quan của hình ảnh.
Không phải vì điểm tô
thêm đẹp mà cố tình làm sai cả vẻ tự nhiên. Trừ những trường hợp đặc biệt cần
sử dụng kỹ xảo Lg ghép để phục vụ cho mục đích nào đó, ảnh vẫn là một nghệ thuật
phản ánh hiện thực cụ thể, không thể áp dụng bất cứ hư cấu nào theo kiểu
hội hoạ.
Đối với ảnh tin tức báo
chí tuyệt nhiên không được Lg ghép cảnh vật này sang cảnh vật khác.
Có thể dùng cách chiếu
sáng làm nổi bật nét tươi vui ánh lên trong khoé mắt và mọng lên những vành
môi, duyên dáng thướt tha thêm nơi mái tóc, nhưng nếu sửa chữa thêm từ ảnh dịu
hiền thành sắc sảo, cặp môi dày hoá mỏng, mái tóc chất phác thành yểu điệu lẳng
lơ... là lạm dụng và như vậy làm ảnh mất giống, sẽ trở thành vô giá
trị.
3. Ăn ảnh là gì ?
Như trên ta đã xác
định rõ là bất kể đối tượng nào được ống kính thu hình đều mong ảnh đẹp, và
ngay chính bản thân những người dùng máy ảnh cũng chẳng ai lại muốn tác phẩm
của mình bị đối tượng không ưng ý hoặc người xem chê bai. Nhưng bước vào thể
hiện loại ảnh chân dung thường dễ xảy ra hiện tượng như sau:
Có những đối tượng nhìn
ngắm ở thân hình và khuôn mặt chẳng thấy nổi bật vẻ gì là đẹp, mà được ống kính
thu hình ở bất kỳ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, điều kiện nào đều thấy ảnh rất
đẹp, không những ảnh rất giống từ đặc điểm hình thể đến phong cách mà còn thể
hiện đầy đủ cả nội tâm, có khi lại đẹp hơn, chân thực vì nó mang tính chất điển
hình.
Nhưng ngược lại, có
những đối tượng thuộc vào loại đẹp cả người lẫn nét, khuôn mặt và thân hình cân
đối, nổi bật nhiều đặc điểm, ưa nhìn mà chụp ra ảnh thì lại chẳng thấy một
nét nào hấp dẫn khiến các tay cầm máy rất vững cũng thấy khó khăn, công phu
xoay sở đủ cách may ra mới thể hiện được kiểu ảnh ưng ý.
Kể cả trong giới nhiếp
ảnh và đông đảo quần chúng yêu thích ảnh đều khẳng định hiện tượng này là do
vấn đề "ăn ảnh" rồi dựa vào những hiện tượng đã xảy ra để suy
diễn thành nhiều quan niệm như:
- Người nào có vẻ ưa nhìn,
có thân hình cân đối, nét mặt xinh xắn, phong cách hài hoà là ăn ảnh.
- Hoặc ai dễ bộc lộ tình
cảm như diễn viên đều rất ăn ảnh v.v...
Những hiện tượng người
này ăn ảnh hơn người kia không phải là không có.Các nhà nhiếp ảnh lão thành
cũng phải thừa nhận có những đối tượng rất khó thể hiện chân dung, và từ thực nghiệm
người ta đã phát hiện ra rằng những nhân vật được liệt vào loại không ăn ảnh
không phải vì màu da, nét mặt họ kỵ ống kính mà thường do hai nguyên nhân thuộc
về trạng thái như:
- Không giữ được nét tự
nhiên khi ống kính máy ảnh chĩa vào, chính vì sự gò ép làm cho tình cảm của họ
khó bộc lộ ra đúng như lúc bình thường.
- Loại người rất ít bộc lộ
tình cảm ra nét mặt, hoặc mỗi khi bộc lộ cũng chỉ trong khoảnh khắc là tắt ngấm
ngay.
Do đó nếu không để cho
họ được thoải mái tự nhiên, hoặc không tranh thủ bấm máy kịp thời, đúng lúc thì
dù tốn đến bao nhiêu phim vẫn chỉ được những kiểu ảnh cứng đơ, ngây ngô như tượng
gỗ, làm sao mà miêu tả được vẻ đáng yêu của họ để bức ảnh trở thành tác phẩm chân
dung.
Muốn thể hiện ảnh chân
dung đạt yêu cầu với đối tượng này, nhà nhiếp ảnh phải tốn công phu đi sâu tìm
hiểu rõ trạng thái diễn biến tình cảm đặc biệt của họ, kết hợp thủ pháp chuyên
môn với việc tạo điều kiện cho phù hợp, và việc quan trọng trong thể chểnh mảng
là phải tìm mọi cách bám riết, rình cơ hội thuận lợi để kịp thời
"chộp" gọn mới đảm bảo thành công. Khó khăn trong thủ pháp này là
những khoảnh khắc thuận lợi cho ta bấm máy đâu phải lúc nào cũng đầy đủ các
điều kiện tạo hình, bố cục sẵn sàng theo ý muốn của đề tài.
Việc "ăn ảnh"
hay không chính là như vậy nhưng nói như vậy không có nghĩa bó tay.
Với nhiệt tình vì nghệ thuật, nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu tâm lý con người,
giữ được quyết tâm bền bỉ kiên nhẫn, khéo léo kết hợp thủ pháp chuyên môn với
việc bấm máy kịp thời, thì dẫu gặp đối tượng "khó ăn ảnh" đến mấy vẫn
có thể thực hiện theo ý định.
4.Thể hiện nội tâm trong
ảnh chân dung nghệ thuật.
Muốn hình ảnh con người
thật giống hoặc trẻ ra, mọng và tươi thắm lên không phải là khó đối với người
có trình độ kỹ thuật nhiếp ảnh thành thạo. Nhưng chỉ lột tả được đầy đủ cái vẻ
giống bề ngoài của con người chưa phải là thể hiện một bức chân dung hoàn
chỉnh, vì nghệ thuật không phải là sự sao chép đơn thuần, mà chính là sự chuyển
hoá từ người mẫu thành hình tượng nghệ thuật, tức là dùng hình thức để diễn tả
nội dung, mục đích của tác phẩm trong đó nhà nhiếp ảnh bộc lộ tâm tình và bản
lĩnh của mình.
Nhiệm vụ chính của ảnh
chân dung thực đối với hoạ sĩ cũng như đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh là biểu
hiện cho được không chỉ giống ở bề ngoài mà còn phải khám phá cho được cái
thế giới bên trong của con người bằng phương tiện tạo hình
Muốn như vậy trước
hết nhà nhiếp ảnh chân dung phải làm quen với nhân vật định thể hiện, tìm hiểu
tâm tư họ, hoà mình với họ, yêu mến họ, kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, và nhạy
cảm kịp thời phát hiện những nét độc đáo có thể chỉ thoáng qua một lần trên bộ
mặt đối tượng để "chộp gọn" lấy bằng trình độ kỹ thuật chính xác.
Ngoài ra lại cần biết khêu gợi kích động để biểu lộ những tình cảm thầm kín của
đối tượng khi cần thiết, khiến cho nó bộc lộ ra một cách tự nhiên, chân thật.
Đó là trách nhiệm của nhà nhiếp ảnh nghệ thuật đối với nhân vật, ví như nhà
thơ tiếp xúc, gần gũi quần chúng để gợi cảm, tìm hiểu, cô đúc, chuẩn bị
cho đề tài sáng tác. Còn chính bản thân tác giả của tác phẩm ảnh chân dung
cũng không nên bắt ống kính phải thu hình một cách gượng ép, chụp bằng được
phải tự tạo lấy niềm hứng thú để phát huy sáng tạo và khi đã xúc cảm phải dồn
hết tâm tình, tài năng vào việc thể hiện một cách nhiệt tình như nhà thơ đã
lựa
chọn được tiêu đề cần
tranh thủ mọi cảm xúc dồn ra ngòi bút. Có như vậy mới kịp thời giành được
khoảnh khắc quý báu và mới thể hiện được tác phẩm thực tế, chân thật, ảnh là
một nghệ thuật miêu tả trực diện và chính xác nhất.
Trong việc miêu tả con
người ảnh chân dung phải biểu hiện được cá tính, nhân cách, diễn đạt được thế giới
nội tâm của nhân vật mới đạt yêu cầu của nghệ thuật. Đó là đòi hỏi của nghệ
thuật nhiếp ảnh trong xu thế vươn lên ngang tầm với các ngành nghệ thuật
khác.
Chụp chân dung mà biểu
lộ được thế giới nội tâm của đối tượng tức là đã trang bị thêm phần hồn
cho bức ảnh. Một bức ảnh có hồn nghĩa là từ những đường nét của người trong ảnh
nổi bật sức sống chân thật, khiến khi người ngắm ảnh có cảm giác như người
trong ảnh đang tỏ thái độ, tâm
sự với ta, gợi cho ta thấy như đang tiếp xúc với người bằng da bằng thịt,
đòi ta phải lắng nghe tâm tình của họ.
Đây là vấn đề đòi
hỏi đến cảm xúc, kết hợp với tài hoa của tác giả.
Trong ảnh chân dung cũng
như trong hình thể con người, đôi mắt, cái miệng và hai bàn tay là những
bộ phận quan trọng nhất để bộc lộ thái độ và tình
cảm. Đó là các trọng điểm cần tập trung miêu tả.
4.1.Về đôi mắt
Ảnh chân dung có giống,
có đẹp, đạt yêu cầu nghệ thuật hay không là do các đường nét thể hiện trên
khuôn mặt quyết định và trong toàn bộ gương mặt, đôi mắt là mực thước tiêu biểu
nhất của tâm hồn.
Qua đôi mắt người ta dễ
dàng phát hiện rõ tâm tư, tình cảm, hiểu được từng niềm vui ánh lên tươi tắn,
nỗi buồn rầu đau khổ trong vành mi trĩu nặng xỉu xuống, hoặc sự căm thù giận dữ
làm giãn đồng tử, chau lông mày.
Cũng từ đôi mắt dễ nhận
rõ sự thương yêu trìu mến của người mẹ, thái độ nghiêm khắc của người cha, lòng
quyết tâm của người chiến sĩ, vẻ phấn chấn hồ hởi sau khi hoàn thành nhiệm vụ,
khát vọng, hoài bão, sự cầu cứu, van lơn... Tất cả mọi điều thầm kín nhất đều
rực lên hoặc đọng lại trong khoé mắt.
Nhà nhiếp ảnh phải biết
phân biệt cho rành rõ, tạo hình thích hợp, nhạy bén với những vẻ phát lộ tiêu
biểu từ tâm trạng nhân vật mới bấm máy đúng khoảnh khắc ánh lên từ đôi mắt.
Có người thường tránh
không để đối tượng nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh bất kỳ ở kiểu cách nào. Tất nhiên là có những kiểu ảnh không thể đòi hỏi đối tượng nhìn
vào ống kính được, nhưng nếu mọi trường hợp đều áp dụng như vậy là rập
khuôn máy móc, dễ làm cho sự biểu lộ đôi mắt bị hạn chế, thậm chí có khi còn
giảm thiểu nhiều tác dụng hoặc phản lại ý đồ miêu tả của người chụp.
Chụp người đang hoạt động
dĩ nhiên là tầm mắt bắt buộc phải hướng vào phía có sự việc liên quan, nhưng
chụp người đang ở trạng thái tĩnh, không có bối cảnh nào cần thiết phải cho đối
tượng hướng về đó, sao lại không thể cho đôi mắt họ nhìn thẳng vào ống kính,
để mắt người trong ảnh bắt gặp ánh mắt người xem ảnh, có dễ gây ra sự lôi cuốn
thu hút hơn không ? Chính nhờ ánh mắt gặp nhau dễ tạo ra sự hấp dẫn, giao lưu
tình cảm giữa người trong ảnh với người xem. Ngay bản thân chúng ta, vì thử khi
nhận được một bức chân dung của người thân yêu lâu ngày xa vắng mà nhìn thấy
mắt trong ảnh chiếu thẳng vào ta, đố ai không ít nhiều xúc động, và như cảm
thấy người thân đang gửi ánh mắt vào trong ảnh những nỗi niềm tuỳ theo liên
tưởng ở mỗi lúc ta ngắm nhìn.
Đôi mắt thật sự là sâu
sắc, thật là cởi mở, thật là nồng cháy, diệu kỳ. Bức chân dung có hồn hay không phần lớn là do sự
diễn tả về đôi mắt.
4.2.Về cặp môi
Sau cặp mắt phải nói đến
cái miệng, mà chính là vành môi. Tình cảm do cặp môi biểu hiện ''ăn khớp đồng
bộ'' với đôi mắt. Hai bộ phận phối hợp hữu cơ với nhau. Mắt nổi giận ắt
miệng chúm lại hay vành môi mím lại. Mắt dịu dàng trìu mến thì vành môi giãn
dài ra làm môi căng dài sang hai bên, mắt buồn thảm thì cặp môi chỉ chực méo
xệch, mắt dịu dàng ưng thuận thì môi như muốn hé mở, mắt ngơ ngác kinh
ngạc thì miệng dễ mở rộng thành há hốc v.v...
Có những cặp môi thể
hiện rất rõ tâm tính con người như: nũng nịu, nồng cháy trên nét mặt, chúm chím
như nụ hoa chớm nở và chín mọng ngọt ngào ở miệng ấu thơ, hay đồng bộ cùng
khoé mắt đưa tình; chề bỉu cong cớn của kẻ đanh đá dành hanh; bĩu ra khinh
bỉ của kẻ tự cao tự đại, coi thường người khác...
Có khi chỉ cần đặc tả từ
vành mũi trở xuống hết cái cằm, xem ảnh cũng có thể hình dung được phần nào
tính nết người trong ảnh nếu tác giả khó lột tả đường nét.
4.3.Về đôi bàn tay
Khi đôi mắt cái miệng
được coi như cặp bài trùng, gắn với nhau như hình với bóng? Thì kẻ
thứ 3: hai bàn tay được coi là yếu tố phụ - nhưng chính chúng cũng góp một phần
đáng kể làm cho bức ảnh chân dung thêm sinh động và hấp dẫn, tuy là yếu tố phụ
nhưng chớ coi thường. Phải nghiên cứu hình dáng, tư thế, màu sắc và vị trí
cho chúng, đừng để chúng làm ảnh hưởng hoặc át mất tình cảm của nét mặt, nhưng cũng
đừng làm cho chúng thành ngượng nghịu hoặc thừa không biết giấu đi đâu.
Đến đây chắc nhiều Bác
tự đặt câu hỏi: Cái gì mình ấn tượng nhất, thường là thứ mình ngắm nhìn đầu
tiên, và đó mới là cái ấn tượng nhất của bức ảnh chứ ? Các cuộc thăm dò, điều
tra trên thế giới đều cho cùng một kết luận là đàn ông chúng ta khi gặp
một người phụ nữ, bộ phận mà chúng ta ngắm nhìn đầu tiên và để ý nhất là đôi
mắt (theo trường phái cổ điển) và một thứ khác (theo trường phái hiện đại)
không phải là miệng hay tay . Là cái gì thì mỗi Bác tự có kết quả nhé, đây chỉ
là sự gợi ý mà thôi...
Trong các nguyên nhân về sự
thất bại của ảnh chân dung, một phần cũng do hai bàn tay vô vị, cứng đơ như gỗ,
như kẻ mất hồn.
Nhà đạo đức học
Montaigne người Pháp rất nổi tiếng về tài viết tiểu luận đã tả đôi tay
rằng: ''ở đôi tay ư ? Chúng van xin, hứa hẹn, kêu gọi, xua đuổi, doạ nạt,
thách thức, nịnh hót, chế giễu...''
Việt Nam ta có câu:
''Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay". Nghĩa què quặt ở
đây là nói bóng về sự vụng về. Nội tâm của con người, nhiều khi ánh mắt,
cặp môi thể hiện ra chưa đủ, mà còn nhờ thêm sự bộc lộ của đôi tay mới diễn đạt
đủ ý tứ của thái độ và tâm trạng: ngón tay cái ưỡn cong vươn lên rõ ràng là một
dấu hiệu giao ước bảo đảm; ngón tay trỏ chĩa thẳng yàơ đối phương là cả
một hành động khinh miệt, vạch mặt chỉ tên, hoặc gí sát trán ai là hiện tượng
chua ngoa sấn sổ. Khi đắn đo tính toán, lao lung suy nghĩ ta thường gõ đầu hai
ngón tay; khi tức giận thế nào cũng nắm chặt, nổi gân guốc và khi cảm động
thế nào bàn tay cũng thấy run run...
Một số nhà nhiếp ảnh nổi
tiếng đã dành thì giờ để ghi lại các dáng điệu, tư thế thân thường,
tháo vát và gợi cảm của đôi tay trong các công việc hàng ngày của đời sống nhân
dân. Nhiều khi xem điện ảnh hoặc xem biểu diễn sân khấu chúng ta có dịp được
chứng kiến những điều mà đôi tay có thể nói thay lời được, mặc dầu đôi khi có
vẻ cường điệu; nhưng ''không ai có thể cấm sự cường điệu theo hướng của sự chân
thật''
Cũng như bất cử
người nghệ sĩ nào, nhà hội hoạ không thể chỉ vẽ một cách bình thường cái dáng
dấp bên ngoài của đối tượng mà còn phải phản ánh cho được mối quan hệ của mình
với nhân vật ấy, nếu không như vậy thì những sáng tác của họ làm sao
thuyết phục nổi quần chúng ngoài tấm vải thô được bôi màu trên giá vẽ!
Người nghệ sĩ chụp ảnh
chân dung hoàn toàn không phải chỉ giới thiệu cái vật chất bên ngoài của nhân
vật mà trước hết cần giải thích cho được cái thế giới nội tâm của họ.
Trong lúc tái hiện hình dáng một con người cụ thể bằng những phương tiện kỹ
thuật nhiếp ảnh, nhà nhiếp ảnh chân dung nghệ thuật còn phải biểu hiện cả sự
hiểu biết của mình về tính cách của con người mình chụp, hay nói cách khác
người nghệ sĩ nhiếp ảnh không thể là hoạ sĩ dửng dưng.
Chụp riêng bộ ảnh về đôi
bàn tay đối với người yêu thích nhiếp ảnh cũng là một đề tài hấp dẫn,
chẳng hạn với những nghề như thêu, tuồng, chèo... Bác nào thử
chụp nhé!
5. Phân loại ảnh chân
dung:
Ảnh chụp cũng như tranh
vẽ, tuỳ theo mục đích của kiều ảnh và vị trí, tư thế, tầm vóc của con
người được thể hiện ra trong ảnh mà người ta xếp loại, mỗi loại, mỗi kiểu cách
của ảnh chân dung đều do cách bố cục đã dụng ý hình thành ra nó.Hiện nay theo
em được biết là có 3 cách để phân loại ảnh chân dung, tuỳ thuộc và số người,
tính chất của chủ đề, ảnh...
5.1. Cách phân loại thứ
nhất:
Nếu hình con người trong
môi trường hoặc cảnh trí nhất định nào đó mà mặt mũi không rõ nét (không được
tập trung diễn tả) hình thể con người chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ so với diện
tích to àn bộ bức ảnh, thì đó chỉ thuộc loại ảnh sinh hoạt hoặc phong cảnh
trong đó có người.
Nếu con người được miêu
tả tập trung ở bộ mặt; cách chụp làm nổi các chi tiết và hình dáng, lại thể
hiện được cả tình cảm, nội tâm, đôi khi cả tư thế điệu bộ, thì loại
ảnh này thuộc về loại chân dung. Tuy nhiên, sự phân chia cũng chỉ là tương
đối. Ví dụ: đạt được các tiêu chí trên nhưng có ảnh được xếp vào thể loại
ảnh báo chí, phóng sự...
Ảnh chân dung có thể là
cả người (loại này hiện nay ít dùng), nửa người, hay riêng có bộ mặt, và có khi
chỉ đặc tả có đôi mắt, cái miệng theo kiểu điện ảnh như đang được phổ biến
ưa thích trong đa số đối tượng thành thị.
Trong chụp ảnh chân dưng
người ta còn phân chia thành hai thể loại, mặc dầu ranh giới giữa hai thể loại
này nhiều khi không thật dứt khoát, đó là chân dung ở thể tĩnh và
chân dung ở thể động. Với hai thể loại này, căn cứ vào trình độ và
phương pháp thể hiện lại hình thành ra loại chân dung lưu niệm bình thường
không cầu kỳ về ý nghĩa miêu tả, và loại chân dung đặc tả đòi
hỏi cả hình thức lẫn nội dung đều phải đạt tính nghệ thuật cao.
5.1.1.Ảnh chân dung tĩnh
Khi con người được miêu
tả ở trạng thái không hoạt động (thể tĩnh tại, dù l à được chụp bất ngờ hay
dụng ý cho ống kính thu hình) thuộc vào thể chân dung tĩnh.
Thể chân dung tĩnh phần
lớn người ta chụp nửa người, ít khi thu hình cả người hoặc 2/3 và được thể hiện
nội tâm bằng đường nét đặc biệt trong khuôn mặt kết hợp với chiếu sáng cho nổi
bật chi tiết theo ý muốn.
Có nhiều ảnh chân dung
mới thoạt nhìn tưởng như là tĩnh, nhưng nếu chú ý ngắm kỹ, thấy tình cảm
của nhân vật được biểu hiện ra rất mãnh liệt ở các đường nét, khiến người xem
ảnh cảm thông được cuộc sống bên trong của nhân vật, nhiều khi đôi mắt thể hiện
trong ảnh rất tập trung, nhìn thẳng vào phía người xem ảnh như thu hút,
chinh phục, trìu mến, hờn giận, yêu thương... Bức chân dung miêu tả được rõ
ràng cá tính và nhân cách, tình tiết của đối tượng như vậy rất sống, rất
sâu sắc, không ai lại có cảm giác cho là tĩnh theo nghĩa cứng đờ.
Chụp ảnh chân dung tĩnh
phải có sự hòa hợp giữa nhà nhiếp ảnh và đối tượng, mặc dầu ở giữa hai người có
cái máy ảnh ngăn cách.
Thiếu sự đồng cảm này,
nhất là thiếu hưởng ứng và ủng hộ của đối tượng chụp, bức chân dung rất khó mà
thành công.
Thể chân dung tĩnh này
rất thịnh hành trong thời kỳ đầu của lịch sử nhiếp ảnh. Những bậc thầy về thể
loại ảnh này như Talbot, Bayard,
Le Gray, Octavius Hil1,
Nadar, Nappelbaum... tác phẩm và tên tuổi của họ vẫn được lưu truyền tới ngày
nay.
Ở nước ta, thể chân dung
tĩnh vẫn được đắc dụng trong một số trường hợp đặc biệt như: chụp ảnh lãnh tụ;
chụp các nhân vật điển hình, chụp ảnh hồ sơ căn cước, sử dụng trong thí
nghiệm, nghiên cứu, lưu niệm có tính chất nghệ thuật...
Tuy nhiên do tính chất
mà nó ít mang tính nghệ thật mấy. Đây là trách nhiệm của các nhà nhiếp ảnh nghệ
thuật chân chính trong việc thể hiện loại ảnh chân dung đăng trong báo chí, cần
có những kiểu ảnh làm mực thước được phổ biến rộng khắp, bằng cách đó mới thúc
đẩy mọi người cầm máy nâng dần trình độ nghệ thuật trong cách thể hiện ảnh chân
dung.
5.1.2.Ảnh chân dung động
Ảnh con người đang cử
động trong làm việc, sinh hoạt, học tập, chiến đấu... đều thuộc thể chân dung
động.
Trong chân đung động
người ta có thể thể hiện con người thật rõ nét như chân đung tĩnh hoặc chỉ
miêu tả một số đặc điểm nào đó về các bộ phận chủ yếu trên khuôn mặt, còn
các chi tiết, đường nét khác cho mờ nhoè đi để biểu hiện rõ cái động của nhân
vật theo sự việc cần kết hợp bối cảnh và đều chụp bất ngờ.
Thể loại ảnh này chính
là chụp theo kiểu chân dung phóng sự: ''bắt'', ''chộp" những dáng điệu, cử
chỉ và nét mặt rất tự nhiên thoải mái của nhân vật, và ngay khi ta bấm máy, bản
thân đối tượng không hay biết.
Ảnh chân dung được thể
hiện theo kiểu này trông rất sống, người xem ảnh dễ có cảm giác như đứng
trước con người thật. Sức sống bị ống kính chộp gọn như ngưng lại trong
giây lát cho người xem ảnh có đủ thời gian nhìn rõ, phân tích cử chỉ hành động
của con người đang sống mà trong khi gần gũi hàng ngày ít chú ý hoặc không có
điều kiện xác nhận ra.
Nhưng nếu người cầm máy
không đủ trình độ điêu luyện, không những khó chộp được thật đúng thời cơ bộc
lộ tình cảm mang tính chất tiêu biểu, điển hình đẹp nhất trong dáng dấp, tư thế,
điệu bộ của đối tượng, mà còn dễ thành những hình tượng hời hợt, ngây ngô, thậm
chí người xem ảnh dễ hiểu lầm là tác giả đã bày đặt giả tạo.
Chân dung động là thể
loại được phát sinh và thông dụng cùng với ảnh phóng sự, sinh hoạt, hiện nay
đang được hâm mộ và ngày càng chinh phục được sự tín nhiệm của những người yêu
ảnh.
5.1.3.Ảnh chân dung đặc
tả
Chân dung đặc tả là loại
ảnh đòi hỏi đạt tính nghệ thuật cao về miêu tả từ hình thức đến ý nghĩa
nội dung, nếu không đủ trình độ kỹ thuật và nghệ thuật điêu luyện, nhất là quan
điểm nhận thức không rõ ràng dứt khoát khó mà thể hiện thành công, vì không
những phải lựa chọn thật chính xác những đặc điểm tiêu biểu cho vẻ mặt, dáng
người của nhân vật, mà còn phải khéo kết hợp cách bố cục có sức hấp dẫn mạnh,
cách chiếu sáng thật tinh tế mới làm cho các đường nét rất khái quát mà đủ
chứa chất ý nghĩa súc tích của nội tâm nhân vật, ăn khớp với dụng ý của tác
giả, khiến người xem ảnh càng ngắm nghía hình tượng càng nhận rõ ý nghĩa phong
phú, như nghiên cứu một bài thơ thâm thuý, càng nghiền ngẫm càng phát
hiện ra đủ ý tứ hay.
Ảnh chân dung đặc tả theo
phong cách nghệ thuật không lệ thuộc vào khuôn khổ, kiểu cách, hầu hết do cách
sáng tạo của nhà nhiếp ảnh và đề tài quyết định.
Người ta có thể đặc tả
toàn thân đối tượng bằng một bóng đen kịt và dùng những vết sáng rất độc đáo,
dẫn giải những điều cần miêu tả; có thể là tả bộ mặt theo kiểu chân phương; có
thể chỉ cần cho nổi thật rõ nét đôi mắt, cái miệng, mái tóc... kết hợp với các
bộ phận liên quan mờ nhoè làm bối cảnh; lại có khi chỉ dùng hình bóng nhân vật
in vào mặt phông, ngả dài trên nền đất hoặc soi tỏ trên mặt nước để diễn tả tâm
trạng bằng một vài nét rất đặc biệt về dáng dấp và vẻ mặt nhân vật, mà khi
xem ảnh vẫn những đường nét thân quen, vẫn hiểu chi tiết của nội dưng đặc tả.
Do xu hướng và quan điểm
nghệ thuật đã phân biệt, ảnh chân dung đặc tả phong cách thể hiện khác hẳn
nhau:
5.1.3.1Đặc tả cụ thể
Dùng cách chụp thật gần,
ghé sát ống kính vào đối tượng hoặc cũng có khi dùng ống kính chụp xa kéo nhân
vật từ xa lại.
Thu hình tập trung, đầy
đủ, chính xác bộ phận theo ý muốn. Chẳng hạn như đặc tả một bộ mặt già
nua, ảnh sẽ nổi bật từ các nếp nhăn, lỗ chân lông, từng sợi râu, tóc, lông mày
đến cả vết tích trên da thịt nhân vật, hoặc đặc tả vẻ mặt non trẻ thì không
những các lông tơ, từng sợi tóc mềm mại, mà đến cả vẻ thơ ngây trong ánh mắt,
cánh mũi, vành môi, kẽ răng... cũng được cách chiếu sáng làm nổi bật lên rất
chuẩn xác, như người trong ảnh ghé sát mặt tới phía người xem...
Nhìn vào loại ảnh này
như đọc một thể văn chương chân thực của một đáp án rành rõ mà lại vô cùng
hấp dẫn, giàu mỹ cảm.
5.1.3.2.Đặc tả trừu
tượng
Thường dùng cách bố cục
rất ngộ nghĩnh, độc đáo, chiếu sáng rất cầu kỳ cho nổi bật một số đường nét
khái quát nào đó đủ để cô đọng mọi ý tứ súc tích của nội dung miêu tả.
Những bóng đen, vệt
sáng, cớ khi chỉ là một nét rất nhỏ, một cái chấm cỏn con, một sự ngờ nghệch có
dụng ý, một cách chia cắt đột ngột, một sự chồng lấp tinh vi... biểu lộ ra mặt
ảnh là cả một dãy móc xích ẩn kín đủ ý tình sâu sắc.
Mới thoạt nhìn loại ảnh này
rất có thể chẳng nhận rõ điều gì mô tả, thậm chí có khi cả đến hình tượng chưa
chắc đã phát hiện ra ngay là tư thế nào, nhưng nếu tập trung suy nghĩ
xét đoán, sẽ lần ra đầu mối và từ đó sẽ giải đáp sáng tỏ dần theo cách hình
dung liên tưởng.
Loại ảnh này có thể ví
như bài thơ ý tứ thâm trầm, văn chương hết sức trau chuốt, tinh vi;
hệt như bài tính đố uẩn khúc, phức tạp.
Nghệ thuật miêu tả con
người theo quan điểm của ta là áp dụng cách đặc tả thứ nhất, còn xu hướng của
trường phái ở các nước phương Tây rất chuộng cách đặc tả thứ hai.
5.2. Cách phân loại thứ
2:
Có thể phân thành các
loại sau:
(1) ảnh chân dung dàn
dựng,
(2) ảnh chân dung tự
nhiên,
(3) ảnh chân dung sinh
hoạt, và
(4) ảnh chân dung tập
thể.
5.2.1.Ảnh chân dung dàn dựng
Sự thành thạo kỹ thuật
và nhạy bén về thị giác chưa đủ để giúp ta vượt qua những khó khăn của
việc chụp ảnh chân dung. Để thành công với thể loại ảnh chân dung dàn dựng
(formalportait), cả hai con người phải cùng tham dự vào tiến trình sáng tạo và
mối tương quan giữa hai con người là điều cốt yếu nhất.
Với điều kiện chủ động
về kỹ thuật và thời gian trong studio hay ngoại cảnh, những bức ảnh chân
dung giàn dựng đạt yêu cầu là những bức ảnh trông không có gì là…dàn dựng. Quan
hệ cởi mở, thân mật giữa người cầm máy và người mẫu là điều quan trọng giúp cho
người mẫu cảm thấy thoải mái, tự nhiên. Bản thân người cầm máy cũng phải có
phong thái tự tin trong những cách tạo dáng cho người mẫu hay cách xử lý kỹ
thuật cho mình.
Chọn lựa những đặc điểm
nào trên gương mặt cần nhấn mạnh, hay cần giảm nhẹ là một sự lựa chọn khó khăn,
tùy thuộc vào ý đồ của người cầm máy muốn làm đẹp cho chủ đề hay phơi bày
tính cách của người mẫu. Không cần những kỹ thuật phức tạp hay bố cục khác
thường, gương mặt con người tự thân vốn luôn hấp dẫn, và nếu ta có thể chụp bắt
được một biểu hiện thích hợp trên nét mặt cũng đủ giúp cho bức ảnh thành công.
Nếu là chân dung toàn thân hay ba phần tư chiều cao, cần phải đặc biệt chú
ý đến hai bàn tay. Hình dáng và tư thế của hai bàn tay có thể cho
biết nhiều điều về chủ đề chẳng kém gì gương mặt.
5.2.2.Ảnh chân dung tự
nhiên
Có thể nói ảnh chân dung
tự nhiên (informal portrait) là thể loại ảnh hấp dẫn người cầm máy ảnh, cả dân
nghiệp dư lẫn giới chuyên nghiệp. Từ một đứa trẻ đang cười khúc khích
trước ống kính cho tới một nhà sư chìm lắng trong lúc ngồi thiền, mọi chân
dung không dàn dựng, tạo dáng ở studio hay tại nhà đều có thể coi là chân dung
tự nhiên.
Tuy không cần phải thiết
kế, bố trí gì, ảnh chân dung loại này cũng đòi hỏi ở người cầm máy nhiều kỹ
năng không kém gì việc chụp ảnh chân dung trong studio. Người cầm máy phải luôn
nhạy bén để có thể quyết định chớp nhoáng và chụp bắt được một tư thế đẹp
hay một nét mặt độc đáo của chủ thể trước khi các biểu hiện đó biến mất.
Trong trường hợp người
mẫu biết mình được chụp ảnh, ta nên yêu cầu họ làm một công việc hay thao tác
nào đó vốn quen thuộc với họ.
Một hoạ sĩ vẽ tranh, một
nhạc công chơi đàn, một chị bán hàng quẩy đôi quang hàng, một anh dân chài đang
kéo lưới,…Những thao tác hay công việc quen thuộc sẽ giúp người mẫu thêm tự
nhiên và những công cụ lao động, hoặc động tác sẽ góp phần tăng thêm tính thông
tin lẫn tính thẩm mỹ cho bức ảnh.
Trong studio, hậu cảnh
chỉ đóng vai trò thứ yếu là nhằm tôn người mẫu lên. Trong đời thường, hậu cảnh cho dù có
hơi mờ nhoè đi vẫn là một phần không thể tách rời với chủ đề. Một bối cảnh không phù hợp sẽ phá hỏng không khí cảm xúc và bố cục
của hình ảnh.
Với loại hình ảnh này
thì các ông kinh các Wied có tiêu cự từ 20mm đến 35mm lại tỏ ra hữu hiệu hơn ống
kính tele trong nhiều trường hợp.
5.2.3.Chụp ảnh tập thể
Ảnh chân dung tập thể
cũng được chia làm 2 loại như ảnh chân dung cá nhân: ảnh dàn dựng và ảnh
tự nhiên.
Ảnh chân dung tập thể
dàn dựng
Dàn dựng một bức ảnh
chân dung tập thể (Formal group portrait) là một thách thức đối với trí tưởng
tượng và tài nghệ của người cầm máy. Tập thể người mẫu phải được bố trí sao cho
hấp dẫn và cùng lúc phải bắt được sự chú ý của tất cả những người trong nhóm.
Việc xử lý bố cục và ánh
sáng cho ảnh chân dung tập thể bị hạn chế rất nhiều nhưng dù vậy, phải hết
sức tránh sự đơn điệu của các bố trí mọi người theo một hàng ngang cứng nhắc.
ánh sáng tất nhiên phải tạo được không khí cảm xúc cho vào nhóm chứ không phải
chỉ nhấn mạnh một hai cá nhân. Tập thể càng đông thì nên chụp càng nhiều phim
để bảo đảm rằng trong bức ảnh cuối cùng không người nào nháy mắt, cau mày, bị
che khuất hay nhìn đi chỗ khác hay khoảng khắc quan trọng.
Với tập thể đông từ 4
người trở lên, bố trí một hàng thẳng là cách bố trí rất vụng về, nên chia làm
nhiều nhóm nên tốt hơn. Dù bố trí theo cách nào thì một chân máy (tripod) là
một công cụ tối cần thiết khi chụp ảnh tập thể có dàn dựng, bởi vì nhà nhiếp
ảnh cần phải di chuyển qua lại những nhóm người mẫu và máy ảnh để điều chỉnh
cách sắp xếp và kiểm tra hiệu quả qua kính ngắm.
Ảnh chân dung tập thể tự
nhiên
Chụp ảnh chân dung tập
thể theo lối tự nhiên (informal group portrait) là một cơ hội cho các tay
chơi ảnh nghiệp dư thi thố với các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp
(Bức ảnh của Bác Letuananh
đấy) .
Nếu chụp ảnh chân dung
tập thể loại dàn dựng cần phải có sự điêu luyện nhà nghề để thành công thì
loại ảnh chân dung tập thể tự nhiên lại không cần điều đó bởi vì mục tiêu của
loại ảnh này là nghiên cứu những động tác và tư thế thoải mái, bất
chợt. Những người chơi ảnh tài tử, thường là bạn hữu trong một tập thể nào
đó, rất dễ có cơ hội chụp ảnh những người bạn
của mình trong những tình huống về mặt lý thuyết có thể nói là lý tưởng.
Trong loại ảnh chân dung
này, tập thể người mẫu không cần thiết phải nhìn vào ống kính, thậm trí cũng
không biết đến sự hiện diện của một ống kính nào đó đang “soi mói”. Ngay cả
những dịp trịnh trọng cũng là cơ hội cho những bức ảnh chân dung tự nhiên.
Trong khi một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp nào đó đang dàn dựng, bố trí một chân
dung tập thể trang nghiêm, những người chơi ảnh nghiệp dư có cơ hội
tốt hơn thể chụp bắt những bức ảnh sống thực của tình huống vào những lúc mà
nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp kia không có mặt.
Cầm máy ảnh đi dạo quanh
săn lùng những hình ảnh thực sẽ cho kết quả hay hơn là sắp xếp một tập thể theo
hàng lớp ngay ngắn trước ống kính. Bí quyết của ảnh chân dung loại này là: càng đơn giản càng tốt. Hãy
chọn một góc nhìn thích hợp và chờ đợi những bố cục đẹp ngẫu nhiên, quan sát
những hành động và nét mặt, sử dụng các tốc độ trập nhanh.
5.2.4.Làm Việc và vui
chơi
Các nhà nhiếp ảnh studio
ngày xưa thường bố trí người mẫu của họ trước một phông nền vẽ phong cảnh nên
thơ nhằm cho người xem ảnh biết thêm đôi điều về người trong ảnh. Trong trường hợp này, những thông tin “bổ sung” ấy
chỉ đơn thuần là một gợi ý lãng mạn nhưng rất thô thiển nếu xét theo
tiêu chuẩn ngày nay về sự sung túc hay hạnh phúc. Khuynh hướng
hiện thực trung thực (honest realism) của nhiếp ảnh hiện đã thôi thúc những
người cầm máy săn lùng chủ đề trong môi trường sống thật. Thay vì áp đặt những cảnh trí kịch tính, lý tưởng hoá cho người
mẫu, các nhà nhiếp ảnh ngày nay lại muốn thể hiện con người trong cuộc theo
đuổi mưu sinh với bối cảnh quen thuộc của từng con người trong chủ đề.
Động tác và vẻ linh hoạt
của con người khi làm việc và vui chơi hiển nhiên là một vùng đất mầu mỡ cho
những đề tài nhiếp ảnh. Khác với phần lớn những bức ảnh chụp trong studio
trong đó sự tự ý thức lộ liễu của người mẫu về bản thân mình đã phá hỏng
cảm xúc của bức ảnh, những chân dung tự nhiên chụp những con người hoàn toàn
thu hút công việc hay niềm vui thực sự của họ lại toát ra một sức diễn cảm mạnh
mẽ, và tạo cho bức ảnh một trạng thái tâm lý và tình cảm đặc thù không chút
gượng ép.
Một nhà điêu khắc trầm
tư xem xét những góc cạnh của một tảng đá, người leo núi đững lưỡng lự
trước một bờ vực hay một đứa bé tung người bắt trong một trận banh trên đường
phố; những con người trong những tình huống như vậy chẳng mấy khi bận tâm
đến sự có mặt của nhà nhiếp ảnh nhạy cảm đang tự do đột nhập vào một cảnh đời
và chụp bắt những nỗi sợ hãi không che dấu, niềm hoan lạc tột cùng, nỗi tuyệt
vọng đát, cơn thịnh nộ khôn dằn hay thậm trí cả sự ngượng ngung, bố rối – miễn
là sự ngượng ngùng, bối rối ấy không phải di chiếc máy ảnh tạo ra.
Nhiều chủ đề có thể
hoàn toàn ý thức được sự đột nhập của chiếc máy ảnh, nhưng vì họ đang bận rộn
với một hoạt động không thể ngừng nghỉ, và đặc biệt là một hành động quen
thuộc, sự tự ý thức hiển nhiên của người mẫu dễ dàng tan biến chỉ còn lại một
chút dè dặn hay tò mò trên mặt. Một dân chài đang kéo lưới có thể nhìn thẳng
vào ống kính của một nhà nhiếp ảnh như những thao tác kéo lưới của anh ta
đã thành một phản xạ tự nhiên và anh ta vững tin vào công việc mình đang làm.
Không hề có chút gì giả tạo hay gượng ép trong tư thế và dáng
điệu của anh dân chài ấy. Chụp ảnh con người trong môi trường thực họ còn giúp
ta xác định được đôi chút gì đó về tính cách của chủ đề, thường là những
cá tính bất ngờ để lộ ra.
Chụp bắt được những phản
ứng và biểu cảm của chủ đề đối với một công việc hay một trò chơi mà họ
đang tham dự thì những bức ảnh chụp được sẽ hấp dẫn hơn là những bức ảnh thuần
tuý trình bày một sự việc. Mỗi
bức ảnh như vậy sẽ là một “nhát dao cắt vào đời sống” đầy sức mạnh và sự
thuyết phục với tất cả những hỉ nộ bi tráng đích thực của con người mà không
cần gì đến “ những thủ pháp” hay “xảo thuật” về hình thức. Những chủ đề khác
thường chưa chắc đã tạo được một bức ảnh độc đáo nhưng chúng có thể khơi nguồn
cho nhiều càm xúc mới. Điều đó giúp ta hiểu được tại sao nhiều nhà nhiếp ảnh
không quản ngại chui xuống cả các đường lò âm u của hầm mỏ, đứng trực chờ bên
những giây truyền lắp giáp trong các công xưởng, vào sâu trong hậu trường của
các nhà hát, v.v…để săn cho những chủ đề mới lạ trong môi trường phát dinh
đích thực của những nỗi buồn và niềm vui.
Ảnh chân dung tự nhiên
chụp những con người đang tham dự vào một sự việc thực thường gọi la ảnh đời
thường (candid photography) và đó chính là che đẻ của thể loại ảnh phóng sự
(reportage photography).
6.Tư thế:
Tư thế là các
vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra thành điệu bộ,
dáng dấp bề ngoài của hình thái toàn thân.
Khác hẳn với hội hoạ chỉ
cần thật giống về bộ mặt, còn tư thế đối tượng tha hồ hư cấu
tuỳ ý hoạ sĩ vẽ thế nào nên thế; ảnh chân đung bắt buộc phải ghi lại một
cách chân thực đúng như tư thế nhân vật, vì chức năng của ảnh là
khích lệ thuyết phục con người bằng phương pháp tái hiện hiện thực. Nếu
không phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan thì làm sao khởi động được cảm xúc
chân thành của đối tượng và khán giả?
Hơn nữa, tư thế của
con người không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các vẻ mặt trong việc biểu lộ, nhấn mạnh
về thái độ phong cách, tâm trạng, mà còn eo khả năng diễn xuất được nhiều
trạng thái tình cảm cụ thể; biết vận dụng nó càng làm cho cách miêu tả con
người thêm tinh tế, dễ giải quyết những trường hợp vẻ mặt đối tượng khó bộc lộ
tâm tư, tình cảm.
Với thế thật cân
bằng của hai vai khiến Lg ngực vươn lên vừa phải, đủ tỏ lộ vẻ nghiêm túc, sẵn
sàng; với hai tay khoanh vòng trước ngực, khi xiết chặt lại tới mức độ co rúm
hai vai, rõ ràng là thái độ khúm núm, khuất phục; nhưng nếu nới lỏng vòng tay
để hờ trên ngực, lại tỏ ra khiêm tốn, chín chắn, lắng nghe; hoặc dáng người
đứng thẳng, dạng chân, chống tay lên háng nếu không phải đo tính khí ngang tàng ắt là bộ tịch ra
điều kẻ cả; hoặc Lg ngực vươn đến lệch vai dễ thấy ngay vẻ thách thức tự hào...
Cái tình tiết từ tư thế con người phát lộ ra như thế đó!
Dựa vào khả năng, đặc
trưng của tư thế, người phương Tây thường tận dụng nó trong việc mô tả các
loại ảnh tâm lý nghệ thuật như: những bước chân suy nghĩ, mức thắm thiết
của cánh tay ghì riết thân nhau, hoặc sự đau đớn quằn quại bằng thân hình co
quắp hay ưỡn cọng, nghiêng, ngả...
Cũng như hội hoạ
miêu tả nhân vật, ảnh chân dưng đã dựa theo đặc tính thể hiện tâm trạng của con
người thường kết hợp với bộ mặt ớ cuộc sống thục tế để chia thân hình con
người thành các thế: bán thân, 2/3 hoặc toàn thân, cho tiện theo từng cách diễn
tả nội tâm; và ở mỗi hình thể này lại tuỳ theo đặc điểm về phong cách,
thân hình đối tượng và yêu cầu mục đích của kiểu ảnh, kết hợp với bộ mặt để xếp
đặt cho nhân vật đứng, ngồi, nằm, đổ chúi về phía trước, nghiêng ngả sang
hai bên hay vươn mình uốn éo... Rồi, chính tử các tư thế cơ bản này
đã sản sinh ra vô vàn kiểu cách theo ý sáng tạo khác nhằm đặc tả theo ý thức
của những người cầm máy.
6.1.Thế bán thân
Người ta đặt tên cho thể
này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hình nửa phần trên của con người
vào ảnh. Thực ra, muốn cho ảnh chân dung ở thể này thật cân đối, thường chỉ
chụp từ ngang túi áo ngực trở lên, hơn nữa mục đích chỉ diễn tả tập trung ở bộ
mặt, vai và ngực, thông thường chỉ để cho cân xứng với đoạn cổ và đầu.
Chân dung bán thân là
một thể ảnh đặc tả trung bình, phần nhiều được thể hiện theo kiểu chân phương
đứng đắn, tuy cũng nhiều khi sử dụng để đặc tả tình cảm của nét mặt theo phong
cách nghệ thuật, nhưng vì nó thoát ra ngoài khuôn khổ bộ mặt để bố cục tạo hình
phức tạp (nhất là bối cảnh), cho nên nó thích hợp với người lớn hơn là trẻ em. Trong
thực tế, đối tượng ưa chuộng thể ảnh này nhất là lứa tuổi từ trung niên trở
lên.
Nói chung, thể chân dung
bán thân hiện nay vẫn rất thông dụng, thích ứng trong nhiều trường hợp, phục vụ
đắc lực cho các yêu cầu về ảnh: căn cước, hộ chiếu, chứng minh thư, ảnh
lãnh tụ, ảnh giới thiệu các nhân vật điển hình trên báo chỉ thậm chí cả ảnh
quảng cáo và ảnh lưu niệm hoặc đặc tả nghệ thuật cũng rất cần thiết thể ảnh
này, vì với cách diễn tả tập trung vào bộ mặt, các chi tiết đặc điểm của vẻ mặt
được biểu lộ đầy đủ rõ ràng cho việc thể hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào, lại không
bị khuôn khổ hạn chế dù với yêu cầu nhỏ hẹp nhất về khuôn cỡ vẫn đảm
bảo chính xác dễ nhận.
Tuy nói là ảnh chân dung
bán thân thuận tiện cho việc thể hiện như: không bị thời gian và không gian hạn
chế khi chụp, đối tượng chỉ cần sửa soạn bộ tóc và cái áo, không đòi hỏi
cầu kỳ toàn bộ trang phục, không câu nệ cứ phải đứng hay ngồi mà cả lúc đang
nằm vẫn chụp được vì chỉ cần có mặt và bộ ngực, không mất nhiều công chỉnh đốn
các động tác tư thế khó nhất của tay chân... nhưng thực ra, chụp được
kiểu ảnh chân dung bán thân đạt yêu cầu nghệ thuật không phải là việc giản đơn,
và ngay cả với loại chân dung lưu niệm bình thường muốn cho bức ảnh thuận mắt,
ưa nhìn, cũng không dễ dàng.
Ngoài việc chủ yếu căn
cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể đến từng chi tiết ở bộ mặt đối
tượng như: gò má, cặp mắt, gờ trán, sống mũi, cái miệng, vành tai, đến cả cái
cổ, cái cằm, lỗ mũi, mái tóc, kết hợp với vẻ bộc lộ tình cảm trên nét mặt
nghiêm trang, chất phác, khô khan thô bạo hay hóm hỉnh, duyên dáng, dịu hiền,
theo mỗi cảnh buồn, vui, căm thù, phẫn nộ, tin tưởng, hy vọng, mãn nguyện,
ngưng đợi... để xếp kiểu cho thích hợp; mà còn phải dựa theo dáng dấp của thân
hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa, để chọn
lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với
khuôn cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.
Với đối tượng lớn tuổi,
nhân vật đặc biệt, lãnh tụ hay ảnh căn cước, chứng minh thư, hộ chiếu, hoặc
tương tự, cần lấy tư thế ngay ngắn chỉnh tề cho phù hợp với
phong cách đứng đắn, nghiêm trang, tế nhị. Tuỳ theo cách thể hiện, có thể
lấy thế hơi chếch bên sườn cho ngực nghiêng, hay nghiêng hẳn, hay vuông
vức hai vai, nhưng cần cho thân nhiều hơn mặt một chút (chiều cao của thân
khoảng gấp rưỡi mặt là vừa). Nếu để tư thế thẳng vuông vắn cân bằng
hai vai nên chú ý chụp với góc độ hơi chếch ngang một chút cho ảnh đỡ cứng.
Đối tượng là thanh thiếu
niên, nếu xét thấy bộ ngực không có lợi gì thêm cho mỹ cảm hoặc không cần phải
kết hợp vẻ mặt với bàn tay hoặc cánh tay để nhấn rõ nội tâm tình cảm, nên rút
ngắn thân hình lại cho khổ mặt cao to hơn. Nếu muốn diễn tả nét nở nang của
Lồng ngực, có thể lấy từ ngang tầm vú trở lên kể cả nam lẫn nữ, và để thế hơi
nghiêng hoặc nghiêng hẳn cho nổi bật (ở thế này người ta thường thu hình
thấp xuống phía dưới vú cho khổ mặt nhỏ lại trong khuôn để khi in phóng ảnh dễ
cắt cúp lại theo đúng nghệ thuật).
Khi cần lấy bán thân
thật dài cho mặt nhỏ bớt đi, để tạo các thế nghiêng ngửa cho duyên dáng,
hấp dẫn, người ta cũng có thể áp dụng cách chụp thu nhở lại cho khuôn rộng rãi
để dễ cắt cúp khi in phóng ảnh. Nên lưu ý rằng: thế đổ nghiêng ngửa, vươn
ngực thường thích hợp với phụ nữ, và thế đổ nghiêng chúi về phía
thước thường thích hợp với nam hơn.
Với trẻ em, kể cả hài
nhi, nếu có thể giữ cho ngưng ngọ nguậy lúc chụp, vẫn có thể dùng thể bán thân
để thực hiện miêu tả chân dung như người lớn. Nếu chịu khó bố cục tạo
hình, cắt cúp và đề tài hóm hỉnh, nhiều khi đạt được những kiểu ảnh có
tính gợi cảm mạnh và rất độc đáo về nghệ thuật chân dung bán thân.
6.2.Thế 2/3 người
Ảnh chân dung chụp 2/3
người thường được sử dụng cho các trường hợp và điều kiện như:
- Vẻ mặt đối tượng chưa
đủ diễn tả nội tâm theo mục đích yêu cầu của đề tài, cần kết hợp thêm tư thế dáng
dấp, nhất là đôi tay cho thật rõ ý nghĩa.
- Thân hình đối tượng có
nhiều đường nét hấp dẫn mỹ cảm, có tư thế bộc lộ rõ nội tâm và phong
thái.
- Đoạn từ đầu gối xuống
bàn chân đối tượng không có dáng dấp gì có lợi cho diễn tả như: thô xấu, dễ mất
tự nhiên... hoặc ở dưới chân và quanh chân đối tượng có những chướng ngại ảnh
hưởng không tốt đến nội dung và hình thức bức ảnh.
- Nhỡ nhàng, muốn lấy từ
đầu đến chân nhưng không lùi máy được mà lại không có ống kính góc rộng để đẩy
xa hình ảnh.
- Muốn cho thân hình và
khuôn mặt to đầy trong khuôn hơn thì chụp cả khuôn hình.
Khi chụp thể ảnh chân
dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối một ít trở lên (tức là gần hết
toàn bộ chiều dài đùi của nhân vật),
nhưng đôi khi tuỳ theo ý
thích của đối tượng kết hợp với nhà nhiếp ảnh, còn có thể chụp cắt ngang giữa
đùi hoặc cao hơn (tới ngang hông là cùng nếu rút ngắn từ bụng trở lên sẽ thành
thể bán thân).
Thể ảnh này chỉ thích
hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư thế duyên dáng
hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn; còn đối với nhân vật gầy yếu hom
hem thân hình mất cân dối, phụ nữ có mang, đàn ông bụng phệ, cả với người mặc
quần áo lôi thôi dúm dó đều không thể áp dụng thể chụp này.
Chụp 2/3 người hầu hết
lấy thế đứng cho dễ thể hiện, thế ngồi và nằm chỉ áp dụng cho loại
chân dung động kết hợp với bối cảnh mà không thể cho đứng dậy được, còn rất hãn
hữu dùng đến.
Cần lựa chọn thế đứng
cho thích hợp với từng đối tượng, ví dụ như người có bộ ngực nở nang, cặp
mông tròn trĩnh, mặt bầu bĩnh, quần áo thật gọn có nếp là đẹp nên để đứng
nghiêng; nếu không đạt yêu cầu như vậy tất phải để đứng hướng bề mặt
thân hình vào ống kính, ở thế đứng quan trọng nhất là đôi tay, phải căn cứ
vào phong thái đối tượng để bố cục mới thích hợp, không nên máy móc tuỳ tiện,
ai cũng chống tay lên háng hoặc khoanh tay trước ngực, hoặc cho đối tượng cầm
những vật ngược cảnh, cứng đờ...
Nếu nhân vật thấp lùn hoặc
cao quá khổ, có thể áp dụng thế máy chụp ngước lên, chúc xuống để tạo rạ
tầm vóc theo ý muốn.
Những trường hợp có bối
cảnh thêm người hay phong cảnh, không nên cho đối tượng nhô lên nền trời quá
cao vì ảnh sẽ gây cho người xem cảm giác như nhân vật vươn lên khỏi, thoát
ly cuộc sống hoặc quá đề cao nhân vật.
Dùng bóng đổ in vào
phông cũng có khi gây được hiệu quả nghệ thuật với đối tượng nào thích hợp. Nên
nhớ rằng bóng đổ nằm trên mặt đất không thể dùng cho thể chân dung 2/3 này.
6.3.Thế toàn thân
Chân dung toàn thân là
thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con người bằng cách cho nhân vật
bộc lộ tình cảnh từ vẻ mặt kết hợp với tư thế động tác của thân hình
và các chân tay, nhiều khi lại liên kết với đặc điểm của hình thái, vị trí đối
tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm và ý nghĩa nội dung bức ảnh.
Thể ảnh này thường để
chụp các lãnh tụ, nhân vật điển hình, đặc biệt hoặc chân dung lưu niệm có kết
hợp thêm cảnh vật có ý nghĩa, ở thể này phần nhiều người ta cho đối tượng đứng
và ngồi hơn là tư thế nằm.
Khi chụp không nên nóng
vội và cũng không nên sửa tư thế quá nhiều, cần để đối tượng thật
thoải mái theo phong cách thường ngày, sau đó nhận xét lựa chọn góc độ chụp kết
hợp hướng dẫn cho đối tượng chỉnh đốn lại, và khi thấy ổn định đạt yêu cầu là
kịp thời bấm máy.
Tuỳ theo vẻ mặt, dáng
người, tâm trạng và thói quen của đối tượng mà cho hướng mặt theo góc độ thích
hợp, tránh gò ép lấy được.
Việc khó nhất khi thể
hiện là làm sao cho chân tay đối tượng biểu lộ được tình cảm ra động tác tư thế mà
vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Cho nên, trước khi bố trí chụp cần hiểu rõ thế thích
hợp sẵn, để nhanh chóng chỉnh đốn, lựa kiểu cách cho họ và phải chủ động nếu
không điều khiển được con người thì nên dùng thủ pháp kỹ thuật cho ống kính thu
hình kịp thời đúng lúc mới dễ đạt hiệu quả tốt.
Chụp chính diện tối ky
để đối tượng ngồi trên ghế đẩu hoặc ngồi nghiêm chỉnh mà lưng không có cái
tựa (ra ảnh sẽ giống như người ngồi xổm).
Ảnh chân dung dĩ nhiên
là phải lấy việc mô tả bộ mặt là chính, nhưng nếu ở thế này mà cứ loay hoay
về cách lựa kiểu mặt, sẽ lãng quên mất việc chỉnh lại tư thế chân
tay cho đối tượng, để rồi, chỉ cần một chi tiết nhỏ vế động tác ngây ngô
ngờ nghệch của đối tượng sẽ làm phí cả vẻ mặt rất đẹp đã lựa chọn. Để khắc phục
nhược điểm này, trước hết là ta sửa tư thế, bố cục cho tay chân đối tượng
thật tự nhiên ăn khớp với nhau xong rồi hãy tập trung vào khuôn mặt, và khi sắp
bấm máy cần kiểm tra lại toàn bộ cho thật đầy đủ mới không xảy ra hiện tượng
đáng tiếc. Đối với các cụ già, dù ngồi hay đứng đều rất dễ đờ đẫn cả tay chân,
nên đã có không ít các ''ảnh để thờ'' các cụ thường xoè đủ 10 ngón
tay bày hàng ra phía trước trông như.tượng gỡ, hoặc ngược lại, lộ rõ vẻ gò bó
cứng đơ theo tư thế được hướng dẫn, còn đối với thanh niên, nếu
ta không giải thích cho họ rõ tư thế lố bịch phản mỹ thuật, tất khó
tránh khỏi tình trạng nghịch ngợm cứ nằng nặc đòi chụp theo ''thế tự
nhiên'' một cách không thích hợp với khả năng thu hình của ống kính, sẽ hỏng
kiểu ảnh như chơi, chẳng hạn như tay chắp ra sau lưng mà cứ đòi chụp
chính diện ắt ra ảnh sẽ thành cô hay cậu thương binh, hay cái vẻ ngồi ''bẻ
què" tưởng là duyên dáng, nhưng đã vô tình bắt ống kính cắt cụt cả 2 chân.
Trường hợp kết hợp người
với cảnh nên chọn chỗ cảnh nào ít rậm rạp để bức ảnh sáng sủa nổi bật người.
Chỉ nên lựa lấy một phạm vi đặc biệt đủ khả năng tiêu biểu cho địa điểm, chớ vì
cảnh sắc hữu tình mà tham lấy quá nhiều cảnh dễ thành ảnh phong cảnh, mất ý
nghĩa tả người của ảnh chân dung; và, có một điều cần đề cao cảnh giác ở
trường hợp này là ''những màu sắc và hình tượng mắt ta nhận thấy đẹp, rất có
thể chỉ là những mớ hỗn độn trắng đen khi ra ảnh kia đấy''.
7. Về bộ mặt
Phần trọng yếu trong
cách thể hiện con người của ảnh chân dung là bộ mặt. Tả con người mà hình ảnh
không nhận rõ mặt mũi nhân vật là ai thì còn gì là tác dụng của ảnh chân dung
nữa.
Chụp chân dung không
những để mô tả mà còn có mục đích ca ngợi vẻ đẹp của con người để khích lệ, cải
tạo và bảo vệ sự sống, cho nên ảnh vừa phải giống như thực vừa tôn thêm
giá trị của vẻ đẹp nhân vật mời đạt tính chân thực và tiêu chuẩn tạo hình nghệ
thuật.
Phương ngôn ta có câu:
''Trông mặt mà bắt hình dong'', vì mặt là nơi tập trung nhất trong thái độ,
tình cảm, vẻ mặt là tiêu biểu cho việc thể hiện tâm trạng con người. Muốn xác nhận
rõ vẻ mặt người trong ảnh, không những đường nét cơ bản phải thật chính
xác, mà đến cả các chi tiết nhỏ của từng bộ phận trong khuôn mặt cũng phải nổi
bật bằng kiểu cách thích hợp với phong thái và nội tâm nhân vật. Do đó người
chụp ảnh chân dung nghệ thuật cần có trách nhiệm nghiên cứu nắm vững các điều
cần thiết về cách nhận xét và thủ pháp tạo hình bố cục bộ mặt đối tượng để
diễn tả được chính xác đầy đủ bản chất của vẻ mặt từng người.
ảnh chỉ có khả năng thu
hình theo bề mặt đối diện trực tiếp của đối tượng, không thể hấp thụ toàn
thể một cách tinh tế như thị giác, con người lại muôn hình muôn vẻ,
chẳng ai giống ai, ở khuôn mặt mỗi người lại có những nét đặc trưng riêng của
thể chất và cá tính; nên khi chụp phải biết chọn bề nào, điểm nào đại
diện, tiêu biểu nhất, khiến người xem ảnh dễ căn cứ vào đó để hình dung đúng
khuôn mặt thực, đồng thời còn phải hướng ống kính vào đường nét đều đặn, có mầu
sắc hài hòa nhất và kết hợp với thủ pháp tạo hình bố cục khôn khéo cho nổi bật
cho thuận mắt để thu gọn lấy các chi tiết điển hình đặc biệt trên nét mặt của
nhân vật mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Phương pháp nhận định
các đặc điểm thuận lợi hay bất lợi cho việc thu hình ở khuôn khổ vẻ mặt đối
tượng, cũng không khác gì cách phân biệt xấu hay đẹp của bộ mặt theo sự nhìn
ngắm thông thường.
Khi bắt gặp một bộ mặt,
trước hết người ta thường khái quát xem khuôn khổ của nó tròn, vuông, trái xoan
hay ngắn ngủi, dài ngoẵng hay bầu bĩnh, gân guốc hay hom hem... kế đó là
bự đánh giá về sắc diện xem thuộc loại hồng hào, xám ngắt, xanh bủng,
trắng trẻo hay xam đen, bánh mật; rồi mới tập trung ngắm nghía kỹ càng từ đường
nét, chi tiết và vẻ biểu lộ tình cảm của các bộ phận trọng yếu như đôi
mắt, cái mũi, cái miệng, gò má, mái tóc... ở đôi mắt nổi bật lên là vành mi
nặng nề hay nhẹ nhõm; đuôi con mắt hẹp, rộng xếch hay ngang, xuôi; lông
mày rậm, thưa, dữ tợn hay thanh tú, ngang bằng hay ngược ngạo; toàn thể con mắt
thuộc loại trố, sâu, ti hí, lá dăm hay một mí, bồ câu và căn cứ vào đó nhận ra
vẻ biểu lộ tính nết tâm trạng của con người như: hiền từ, chân thực, sắc sảo,
hung hãn, sâu xa, nồng cháy hay hời hợt, nông cạn.
Những quầng mắt sâu hay
nông, sức tương phản về sắc độ và diện tích giữa lòng đen với lòng trắng,
độ dài ngắn của hai hàng lông mi có thể chứng minh giúp ta kết luận những nhận
xét của ta. ở cái mũi là sống mũi
cao, thấp, dọc dừa hay lõ, tẹt; lỗ mũi rộng hay hin, mũi quằm diều hâu hay hếch
lên như mũi ngựa hí... ở cái miệng, hai vành môi là tiêu biểu của sức gợi
cảm tuỳ theo nó vào loại dày mỏng hay cong cớn, hai mép rộng, hẹp, gọn hay thô,
hàm răng đều, hay khểnh,
vẩu; khi cười chúm chím, toe toét hay méo xệch...
Rồi đến gò má cao hay
thấp, gày hóp hay núng nính, vành tai có gì khác thường, cái cổ có gì đặc biệt
v.v... và v.v...
Những mảng lồi lõm,
đường nét uốn éo nhỏ to, cao thấp, đầy đặn, mảnh dẻ, nặng nề hay nhẹ nhõm,
hoắm sâu của các bộ phận chủ yếu trên khuôn mặt, sẽ cho ta mức độ tiếp nhận ánh
sáng, bóng tối của nó và khả năng nhiễm hình sẽ ra sao của phim âm, nhờ đó mới
quyết định ra kiểu cách tư thế thích hợp và tạo cách chiếu sáng cho
nổi bật theo mục đích cần mô tả.
7.1.Kiểu cách chân dung
Kiểu cách của bức ảnh
chân dung là dáng dấp cảnh vật hoặc con người, được sắp xếp, trình bày theo
hình thái mỹ thay hiệu quả hấp dẫn mỹ cảm trong người xem.
Kiểu cách trong ảnh chân
đung nghệ thuật chính là cách hình tượng khái quát, diễn tả vẻ đẹp con người
bằng thủ pháp tái thể hiện các điệu bộ về hình dáng, tư thế và
vẻ mặt theo thói quen của nhân vật vào hình ảnh, nhờ sự cảm nhận từ thực tế được
gạn lọc, cô đúc một cách tế nhị sáng tạo của tác giả.
Chụp ảnh chân đung có
sáng tạo được nhiều kiểu cách lạ mắt mới không làm người xem nhàm chán cũng nhờ
kiểu cách mà khắc phục được các hiện tượng không bình thường do tật xấu trên
khuôn mặt tạo ra. Nhưng, muốn diễn tả con người theo hình thái mỹ thuật nào
cũng cần phải phù hợp với phong cách, vẻ mặt đối tượng và ý đồ miêu tả mới đạt
được chất lượng nghệ thuật.
Ví như mái tóc, cần
uốn, chải, để đài, tết, cặp như thế nào cho thích hợp với từng khuôn
mặt và dáng người, mời thuận mắt, tăng thêm vẻ đẹp, biểu lộ đúng bản chất theo
như thành ngữ Việt Nam: ''Cái tóc là vóc con người''.
Bố cục kiểu cách cho một
bức ảnh chẳng khác nào cách trình bày một bài văn bài thơ để vừa có tác
dụng đẹp mắt vừa tượng trưng được tình tiết của nội dung, người ta có thể dùng
các lối chữ: đứng, ngả, viết hoa, viết thường, chân phương hay bay bướm... Tuy
vậy, dù ảnh chân dung có được điển tả thành thiên hình vạn trạng theo tài hoa
nghệ thuật đến bậc nào chăng nữa, vẫn phải dựa theo tư thế và bộ mặt
thực của đối tượng mới đủ tiêu chuẩn về giá trị nghệ thuật, mới có tác
dụng tái hiện hiện thực.
Những kiểu cách thông
dụng mà cũng là cơ bản nhất của ảnh chân dung thường được thể hiện như sau:
7.1.1.Kiểu chân phương
Còn gọi là kiểu chụp
chính diện, chụp thẳng, vì đối tượng hướng bộ mặt và thân hình trực diện với
ống kính máy ảnh.
Để đối tượng ngồi hay
đứng theo tư thế thật tự nhiên thoải mái, mặt vừa tầm thăng bằng ngay
ngắn (không ngửa hoặc cúi hay đổ nghiêng), mắt nhìn thẳng vào trục ống kính hai
tai đều thấy rõ ràng cân đối với nhau. Tóm lại là nhân vật ở tư thế thật
chỉnh tề ngay ngắn, nhưng vẻ mặt thì tuỳ, có thể là nghiêm chỉnh, vui tươi
hớn hở, cười, hoặc căm thù dữ tợn... mà không làm ảnh hưởng đến thế cân
bằng ngay ngắn là được. Cần chú ý trong khi xếp kiểu, chỉnh đốn tư thế đừng
để đối tượng bị gò bó, ảnh sẽ cứng đờ mất linh hoạt.
Kiểu này khi dùng cho
ảnh hộ chiếu thì dùng cỡ phim 4 x 6cm, cho mặt to vừa phải không cười, không
được đeo kính râm hoặc ngậm thuốc lá.
Kiều chân phương rất
thích hợp khi chụp chung nhiều người có tính chất lưu niệm.
7.1.2.Kiểu nghiêng 3/4
Điển hình của kiểu ảnh
này 1à hoại chứng minh thư, cỡ phim 4 x 6cm hoặc 3 x 4cm. Vì ảnh thể hiện rõ
tới 3/4 khuôn mặt (hơi nghiêng) nên gọi là kiểu nghiêng 3/4.
Để đối tượng ở tư thế hơi
nghiêng so với trục ống kính. Mặt quay về bên trái sao cho khuôn ngắm máy
ảnh nhìn thấy rõ 3/4 khuôn mặt là được. Mắt nhìn theo hướng mặt, tai phải lộ rõ
còn tai trái vừa khuất hết. ảnh này cho chứng minh
thư thường lấy mặt to hơn ảnh thường một chút (tuỳ theo quy định của
công an địa phương, thông thường chiều cao của khuôn mặt tính từ cằm đến
chân tóc, tức là điểm hết trán, là 2cm), cũng phải giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh,
không được đeo kính râm và ngậm thuốc lá. Nếu đối tượng là viễn hay cận thị có
thể đeo kính trắng để chụp.
7.1.3.Kiểu bán diện
ở kiếu ảnh này chủ yếu
là khuôn mặt, còn tư thế của thân hình đối tượng thì tuỳ có th ể
ngồi, đứng, thẳng, nghiêng hoặc quay lưng lại ống kính.
Mặt đối tượng qay
nghiêng hẳn một góc 90o, từ máy ảnh nhìn ra chỉ còn thấy nửa con mắt của một
bên mắt, đường viền từ trán, sống mũi, đến nửa miệng nửa cằm như một vạch
chia đôi dọc khuôn mặt thành hai phần thật đều nhau (do đó gọi là bán diện: 1/2
bộ mặt - profine).
Tuỳ theo từng trường hợp
chụ thể và tư thế mà cho ngước mắt nhìn lên hoặc nhìn ngang tầm mắt
theo hướng mặt. Có thể ngửa hay cúi mặt vừa phải.
Cần chú ý là kiểu này
chỉ thích hợp với khuôn mặt bầu bĩnh, có vẻ đẹp ở thế nhìn nghiêng như mũi
dọc dừa, có bộ tóc đẹp, lông mi dài, cong. Đối với những người mặt gãy, gày
còm, gò má cao, mắt sâu hoặc lồi, cằm quá dài hoặc quá ngắn, mũi quá tẹt, răng
vẩu, móm hoặc ở mặt có những tật xấu nhìn nghiêng lổ rất rõ, đều tối kỵ kiểu
bán diện này.
Với kiểu ảnh bán diện
này, người ta thường dùng cách chiếu sáng hắt hình bóng in vào mặt phông để tạo
thành thể hình với bóng kiểu nghệ thuật.
Chân dung bán diện là
loại ảnh nhiều tính nghệ thuật, nên kết hợp các cách chiếu sáng nghệ thuật như sáng
ven, sáng ngược cho nổi bóng dáng khuôn mặt.
8.Điểm chụp thuận lợi
với đối tượng không bình thường
Với các đối tượng có
khuôn mặt và thân hình không bình thường như các tật hay dấu vết, các bộ
phận của cơ thể không cân đối lộ rõ, không thể áp dụng kiểu cách tuỳ tiện
như người lành lặn được mà phải tìm mọi biện pháp để cắt xén, che giấu
những đặc điểm xấu bằng cách bố cục chiếu sáng hoặc bối cảnh thật thích hợp để
bức chân dung đạt yêu cầu thẩm mỹ.
Điểm chụp thuận lợi là
đặc điểm ưa nhìn nhất, thích hợp nhất cho việc diễn tả ảnh chân dung mà nhà
nhiếp ảnh phát hiện thấy ở vẻ mặt và thân hình đối tượng, đã hình dung rằng nếu
chĩa thẳng ống kính vào đó mà bấm máy chắc chắn sẽ được kiểu ảnh thuận mắt.
Với đối tượng không bình
thường thì điểm chụp thuận lợi lại có tác dụng che giấu được các phần không đẹp
mắt lộ rõ ra ở bộ mặt hay thân hình đối tượng.
Một số đặc điểm và cách
lợi dụng điểm chụp thuận lợi để tạo cho ảnh chân dung đẹp mắt, che giấu được
các dấu vết, tật bệnh xấu của đối tượng dẫn giải ở mục này, sẽ là những phương
hướng cơ bản để các bạn phát huy tài hoa sáng tạo.
Với người mặt gầy, má hóp,
gò má cao:
Không nên để đèn chiếu
từ độ cao như với người bình thường, cần hạ thấp đèn hoặc lợi dụng góc chiếu
sáng thấp cho các bóng tối ở các vùng lõm giảm bớt đi bao nhiêu càng tốt. Dùng
loại sáng dịu và động viên đối tượng cười cho béo ra.
Nếu không khắc phục được
bằng cách chiếu sáng, có thể dùng biện pháp thoa phấn vào các phần lõm cho ánh
đèn dịu đi và chỉ nên xếp kiểu chân phương (chụp chính diện), tối kỵ kiểu
nghiêng 3/4.
Với người mắt sâu, mặt gẫy
Cần hạ thấp đèn chính
hơn bình thường, chiếu sáng dịu và hơi thẳng mặt (hơi chếch một chút) để tránh
ra ảnh mắt thành hai hõm đen như đeo kính râm. Để ống kính đi ngang tầm
mắt mà chụp. Tối kỵ kiểu bán diện, không nên chụp kiểu nghiêng 3/4.
Với người mặt có tật
Tuỳ theo trường hợp cụ
thể để xếp kiểu nghiêng hoặc lựa góc độ chếch để chụp. Nếu chụp đối tượng ở thế tĩnh
cần hướng dẫn cách nhìn để ra ảnh không thấy nhược điểm (ví dụ lác bên trái thì
cho liếc sang phải, chột mắt cho nghiêng lấp đi và kết hợp nhìn theo hướng mặt,
mắt ti hý không nên nhìn xuống, mắt ốc nhồi tránh để nhìn ngước lên...). Nếu
đối tượng ở thế động, dùng những động tác bên ngoài để đánh lừa theo ý
muốn.
Với người miệng có tật
Nếu miệng lệch thì cho
quay mặt nghiêng ở thế nào không nhìn rõ lệch.
Nếu cười méo miệng thì
giữ vẻ nghiêm chỉnh, ngược lại cười sẽ làm miệng hết méo thì cố động viên cho
cười.
Rămg đen, răng sún,
thưa, khấp khểnh hoặc khi cười làm mặt nhăn nhúm không tươi thì chớ nên cho
cười.
Răng vẩu, cười bị hở lợi
nhiều, miệng quá rộng, môi quá mỏng, chỉ nên cho cười chúm chím (hoặc chộp lấy
thời cơ vừa thoạt vẻ tươi hay lúc nụ cười vừa chớm hết). Người răng
vổ mà giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh mím môi lại sẽ như ngậm cái gì đầy mồm, còn
xấu hơn là hơi cười, với đối tượng này tối kỵ kiểu bán diện hoặc kiểu
nghiêng.
Môi dày nên động viên
cười cho mỏng bớt.
Môi sứt thì xếp kiểu
nghiêng 3/4 hay bán diện để che lấp chỗ sứt hoặc che tay làm điệu xấu hổ, cầm
hoa ngửi v.v...
Với người tai vểnh, cụp,
sứt
Tránh chụp chính diện,
tìm cách xếp quay nghiêng cho khuất đi.
Với người cằm lẹm, nhọn,
dài, ngắn
Với loại cằm lẹm, nhọn,
dài, ngắn không nên chụp nghiêng hoặc bán diện, xếp kiểu hơi nghiêng đổ lao về phía
trước, mặt hơi ngửa lên một chút cho cằm tròn. Tránh chụp chúc máy từ trên
xuống và không nên cho cúi mặt vì sẽ làm cằm dài nhọn thêm ra trong ảnh.
Nếu quai hàm to, bạnh,
không nên chụp thẳng chính diện, xếp quay nghiêng hoặc chụp chếch sao đủ che
lấp nhược điểm này đi.
Với người cổ dài, cổ ngẳng
Xếp kiểu ngồi cúi lao về phía
trước, mặt hơi ngửa lên, xốc cao cổ áo hoặc quàng khăn cho ngắn bớt cổ.
Với người cổ ngắn, so vai,
rụt cổ
Xếp kiểu ngồi vươn lên,
quay nghiêng mặt hơi cúi, mặc áo sơ mi cổ bẻ, không nên quàng khăn.
Với người mũi tẹt, mặt bẹt
và mỏng
Không nên chụp nghiêng
và ngửa mặt nhìn lên hoặc ưỡn ngửa đổ về phía sau.
Với người đeo huy hiệu,
huân chương
Không để đeo thấp quá
chụp sẽ phải dài thân làm ảnh mất cân đối nên hướng dẫn cho đối tượng đeo cao
hơn bình thường một chút.
Khi chiếu đèn nếu thấy
loá sáng do phản chiếu thì nên cho huy hiệu hay huân chương hơi ngả xuống sẽ
hết phản xạ.
Với người đeo kính trắng
Đối với người viễn hay
cận thị cần đeo kính trắng khi chụp, muốn chiếu đèn không bị loé sáng nên chiếu
cao hơn bình thường, mặt hơi cúi.
Với người mũi hếch, vành
mũi to
Không nên xếp kiểu bán
diện hay chính diện, với kiểu nghiêng 3/4 khi chụp nên chúc máy cho bớt đi.
Với thiếu nữ cặp tóc
Nên nới cặp xuống thấp
hoặc bỏ xoã cho hai bên tóc bè ra một tí, tránh để cặp gọn quá trông như con
trai.
Ngả đầu về phía nào
nên để tóc buông về phía ấy, nên để tóc ở phía sau. Trường hợp có bộ tóc
dài đẹp, nên cho tết thành đuôi sam từ hai vai hay một vai xuống phía trước
nhưng tránh để che lấp ngực hoặc mất một phần cánh tay làm gầy đi. Ngày nay có
nhiều kiểu tóc tiên tiến, rất đẹp. Người chụp biết nhìn ra sẽ có được bức chân
dung đẹp.
Mí mắt trùng
Yêu cầu đối tượng nhìn
lên, thêm đốm sáng trong mắt (catch light).
Cám ơn bạn, tôi cũng rất
vui vì những tài liệu tôi được học và tham khảo (mặc dù tôi biết nó đã có từ
khá lâu rồi) giúp ích được cho các bạn. Đây là sân chơi cho những người yêu
nhiếp ảnh và quan điểm của tôi là những gì nhỏ bé tôi biết và những tài liệu có
ích. Tôi sẽ cung cấp đầy đủ cho diễn đàn, với hy vọng nhưng thành viên ww.photo.com.vn nói riêng, những người yêu nhiếp ảnh nói chung
có thêm chút ít kiến thức để tham khảo.
9.Góc độ chụp
Ngoài việc áp dụng kiểu
cách và điểm chụp thuận lợi còn cần chú ý đến góc độ chụp để tránh mọi sự biến
dạng hình ảnh do nhược điểm của thấu kính gây nên, mặt khác góc độ chụp còn có
tác dụng khắc phục được một số nhược điểm mất cân đối của nhân vật, biết lợi
dụng thích hợp sẽ rất thuận tiện, nhất là khi chụp chân dung động.
Vị trí của máy chụp đặt
cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến mức chính xác của hình ảnh, chẳng khác nào
thị giác, khi nhìn ta có thói quen là nhìn ngang tầm mắt, do đó góc độ nhìn
thẳng là một thế tự nhiên bình thường nhất. Nhưng khi đứng từ dưới
thấp ngước nhìn lên (thị giác lướt theo bề dọc) ta lại cảm thấy vật ta
nhìn có vẻ to cao, ngược lại ở trên cao nhìn xuống thấp ta lại thấy vật lùn bé
lại (nhất là nhìn thẳng từ đỉnh đầu xuống - nhìn đối đỉnh). Do đó thế máy
khi chụp cao hay thấp quá tỉ lệ người sẽ sai lệch hình ảnh, nhất là chụp ở cự
ly gần.
Với góc độ chụp chân
dung, nếu để máy cao quá sẽ tạo ra nhiều vùng tối ở khuôn mặt làm ngắn chùm mặt
lại, để máy thấp quá thì phải chụp hất lên làm lộ rõ cả hai lỗ mũi trông rất
thô và mặt có thể dài ra, cằm to hẳn lên.
Chụp ảnh bán thân (kiểu
chứng minh thư) ống kính nên đặt ngang tầm mắt đối tượng. Đối với người
mũi hếch cho máy cao lên một chút, còn người cổ ngắn ta hạ bớt máy một chút.
Chụp già nửa hay cả
người (kiểu 2/3 và toàn thân) nên để ống kính ở ngang tầm cổ hoặc ngực đối
tượng.
Trường hợp chụp chân
dung động, người gắn liền với hoạt động của họ (như loại ảnh người tốt
việc tốt chẳng hạn) cần theo sát cách hoạt động và tư thế động tác
của đối tượng, do đó góc độ cũng phải bị thay đổi cho phù hợp với ý đồ chụp. Khi
đó máy đặt ở đâu, cao hay thấp là tuỳ thuộc vào hướng hoạt động và hướng chiếu
sáng của đối tượng.
Khuôn mặt của nhân vật
nên để chính diện, 3/4 hay bán diện cần phải dùng khuôn ngắm của máy để ngắm
lựa chọn cho thích hợp tránh những đường gãy khúc làm cho đường viền của khuôn
mặt thành góc cạnh, lồi lõm. Cố gắng phát hiện các nét đặc biệt về hình
thái và các chi tiết giúp cho việc diễn tả nội tâm.
Những quy tắc về góc
độ kể trên là cơ sở để có phương hướng sáng tạo trong áp dụng thực tế,
không nhất thiết rập khuôn máy móc, dự theo phương pháp thích ứng để biên
chế ra chắc chắn sẽ không phạm sai lầm về cách sử dụng góc độ chụp.
10.Cự ly chụp
Cự ly chụp là khoảng
cách giữa ống kính và đối tượng khi chụp. Cự ly chụp giữa bộ phận gần nhất và
bộ phận xa nhất của nhân vật đối với ốgn kính đều có ảnh hưởng đến sự cân đối
thăng bằng của hình ảnh. Nếu tay hay chân nào của đối tượng quá gần ống kính, ở
ảnh sẽ to ra, mà ở xa thì bé lại. Ngay cùng trong khuôn mặt, nếu khi chụp đối
tượng vươn cằm về ống kính thì ỏ ảnh cằm sẽ phình ra như bị sưng,
trán sẽ ngắn lại. Đó là đặc tính của thấu kính.
Nói chung, trừ trường
hợp đặc tả cần thiết, không nên để máy vào gần đối tượng quá vì 2 lý do:
- Đối tượng sẽ mất tự
nhiên, dễ lúng túng, mất cả vẻ chân thật ở nét mặt.
- Chụp quá gần dẽ méo
hình và ảnh do sự sai lệch của đặc tính viễn cận. Những phần sát ống kính như:
mũi, cằm, sẽ to lên rất nhiều so với các bộ phận khác, nhất là 2 bàn tay, nhiều
khi to đến nỗi trông rất chướng mắt.
Nhưng cũng không cứng
nhắc cứ phải đặt máy ở xa. Có những kiểu đặc tả ảnh trông rất hấp dẫn. Cái khó
là làm thế nào giải quyết được 2 nhược điểm kể trên để người trong ảnh
không bị thấu kính làm biến dạng và khi chụp không làm đối tượng mất tự nhiên
là được.
Thực tế đưa ống
kính vào gần đối tượng hình ảnh sẽ càng rõ nét, sinh động, nổi bất được đầy đủ
chi tiết, dễ gây cảm xúc cho người xem ảnh (như ghé nhìn sát tận mặt).
Trường hợp này dùng ống kính có tiêu cự dài sẽ giải quyết được 2 nhược điểm
trên tuy hình ảnh có kém đen trắng và không được mọng lắm.
11.Bố cục và bối cảnh
Bố cục trong ảnh chân
dung là cách sắp xếp lựa chọn các động tác tư thế của nhân vật cho ăn
khớp với kiểu cách đã lựa được.
Cần chú ý nhiều đến
đường nét của khuôn mặt, thân hình, hai tay hai chân, làm sao cho toàn bộ bức
ảnh cân đối nhịp nhàng, tuỳ theo thể chất của đối tượng mà thể hiện mềm mại dịu
dàng hay khoẻ mạnh chắc nịch.
Trường hợp trong kiểu
ảnh có từ 2 đối tượng trở lên, lại đang ở thể động thì bố cục sẽ khó khăn phức
tạp, được người này dễ hỏng người kia.
Điều cơ bản cần nắm
vững là làm thế nào để các nhân vật gắn bó mật thiết với nhau nếu kh«ng
toàn vẹn về hình thức về mặt thể hiện tình cảm, tâm trạng để tránh
rời rạc không gắn bó với nhau một mối.
Đối với thể chân dung
tĩnh mà chụp nhiều người chung một kiểu, tránh để các đối tượng tự do lộn xộn
thành tản mạn, nhất là trong đó lại có những đôi những tốp có cảm tình riêng
thích đứng ngồi sát cạnh nhau, chú ý sắc độ cảu màu da và quần áo kể cả đến độ
cao thấp và vẻ mặt từng người, không thì rất dễ xảy ra hiện tượng mất cân xứng
cho kiểu ảnh .
Bối cảnh không nên quá
rườm rà, cầu kỳ và quá lộ liễu. Cần tạo ra bối cảnh đồng màu, dịu, mờ nhạt.
Những bối cảnh nổi bật rõ đen trắng đơn thuần đều không áp dụng vào ảnh câhn
dung. Nếu bối cảnh là màu trắng có độ sáng lớn chiếu vào sẽ là mặt đối tượng bị
đen, trái lại bối cảnh đen đậm sẽ làm cho tóc và áo quần màu sẫm lẫn với bối
cảnh và tấm ảnh sẽ có sắc độ quá đen trắng.
Đặc biệt chú ý là cảnh
phải hợp với người, chẳng hạn chụp người nông dân thì phải lấy cảnh nông thôn
hay các vật có liên quan đến họ mà phụ hoạ. Chụp công nhân lại phải lấy cảnh
nhà máy, công trường, thành thị để bối cảnh phố hay công viên mới phù hợp, ở vị
trí của đối tượng và cả hướng ống kính thu hình, không nên để trên đầu hoặc
phía sau, dưới đất có những đồ vật linh tinh như dây phơi quần áo, cột
đèn, cây cối...
12. Tĩnh và động
Từ khi con người phát
minh ra nhiếp ảnh, khó có loại hình nghệ thuật nào miêu tả về chân dung
con người sát thực như nhiếp ảnh. Và đề tài chân dung nghệ thuật về con
người luôn được các nghệ sỹ nhiếp ảnh chú ý nhiều nhất. Rất đơn giản vì đối
tượng chính của VHNT (trong đó có nhiếp ảnh) là con người. Nhưng mục đích của
ảnh chân dung nghệ thuật là con đường dẫn tới cảm xúc, ứớc mơ, vui sướng hay
đau khổ cũng như nỗi lo âu của con người được hiện hữu trên tấm hình, vượt
ra ngoài cái hiện thực thông thường ta vốn nhìn thấy hàng ngày. Người chụp ảnh
chân dung nghệ thuật là người đi tìm hơi thở của cuộc sống con người. Nhưng để
đạt được một bức ảnh chân dung nghệ thuật,
người nghệ sĩ phải biết tìm những nét điển hình của nhân vật ở trên khuôn mặt
như đôi mắt, cái miệng hay cử chỉ của đôi tay. Van Gốc víet : "mục
đích của tôi không phải là vẽ mmột cánh tay tay mà là vẽ một động tác...".
Công việc chính của người chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm đường
nét điển hình, cá tính và khái quát nó lên hình tượng nghệ thuật, có thể là đặc
tả hay trừu tượng, nhờ công cụ chiếc máy ảnh bằng cách dàn dựng hay "chộp"
lấy hình tượng điển hình đó.
Chụp ảnh chân dung nghệ
thuật, người chụp có thể thực hiện theo hai phương pháp chủ động dàn dựng chủ
quan hay "chộp". Ảnh chân dung nghệ thuật cũng thường chia làm hai
lĩnh vực: tĩnh và động.
1. Ảnh chân dung tĩnh là
đối tượng được chụp trong hoàn cảnh không hoạt động. Thường có sự dàn dựng hay
can thiệp trực tiếp của người nghệ sỹ trong đó cũng có cả những khoảnh khắc, cú
"chộp" của người chụp. Lối chụp ảnh này thường được cắt hình 2/3 hay
gần như đặc tả, cận cảnh. Cách chụp này nhiều NSNA của ta rất thành công
cho dù sự ngăn cách giữa người chụp và người được chụp là chiếc máy ảnh và cũng
vì có sự ngăn cách của chiéc máy ảnh mà thiếu cái nhìn tinh tế về cách
chọn những nét điển hình của ảnh chân dung mà nhiều nhà nhiếp ảnh hao sức, tón
phim về loại ảnh này. Tóm lại người NSNA chụp ảnh chân dung nghệ thuật đf
tĩnh hay động đều phải khám phá cho
được nét điển hình của chân dung con người.
2. Ảnh chân dung động là
đối tượng được chụp ở vào trạng thái ghi hình trực tiếp đang hoạt động, làm
việc cũng như sinh hoạt (vídụ: một người thợ đang vận hành máy, một người
nông dân đang lao động... ). Loại ảnh chân dung động thường được bắt hình kiểu
phóng sự ảnh báo chí về con người. Thể loại ảnh này cần sự kết hợp hài hoà
giữa sắc thái con người và gắn liền với công việc, cử chỉ, động tác, cắt hình
có thể là bán thân hay cả người và cũng có thể cả nhóm người. Ngày nay máy móc
đã đơn giản hoá các thao tác kỹ thuật ghi hình như về ánh sáng, chỉnh
nét tự động giúp cho người NS, chú tâm vào những cú chộp xuất thần. Nhưng xem
ra lối mòn của ảnh chân dung nghệ thuật vẫn khá phổ biến. Con đường đi tìm tính
điển hình của ảnh chân dung nghệ thuật nằm trong cái nhìn và sự cảm nhận của
mỗi chúng ta. Ảnh chân dung động sẽ rất hiệu quả khi nhà nhiếp ảnh biết dừng
lại ở một nụ cười hay một cử chỉ yêu, ghét, hờn dỗi rõ ràng nhất, đó là giây
phút điển hình nghệ thuật của ảnh chân dung.
13. Ảnh khỏa thân
Trong lịch sử của loài
người từ thủa hoang sơ, hình ảnh cơ thể con người đã là một yếu tố
luôn gắn bó mật thiết với sinh hoạt cộng đồng.
Ngày nay ta có thể dễ
dàng tìm thấy những tranh vẽ rất thô sơ hay hình nổi trên đồ gốm cổ đại
các cảnh khoả thân. Khi hội hoạ tiến thêm một bước dài, giúp cho khả năng ban
đầu là ghi chép rồi tiến tới thể hiện cuộc sống một cách sinh động hơn, ta lại
càng có thêm nhiều tư liệu chính xác về xã hội loài người trong từng giai
đoạn lịch sử mà điều luôn nhận thấy là sự quan tâm tới bí mật của cơ thể
con người cùng với việc thần thánh hoá nó. Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo, nhà
Thờ là nơi tôn nghiêm nhất, tối kỵ nhất với những gì "trần tục", thế nhưng
ta lại có thể tìm thấy ở nơi đây các tranh vẽ mang mầu sắc tôn giáo với các
thiên thần khoả thân. Hội hoạ châu Âu những thế kỷ XVII, XVIII đã làm nở
rộ những tài năng, để lại cho hậu thế những tuyệt tác không gì sánh nổi,
trong đó một phần lớn các tác phẩm tập trung vào đề tài minh hoạ các huyền
thoại. Tại đây, một lần nữa ta lại bắt gặp những hình ảnh khoả thân đầy quyến
rũ.
Châu Á cũng không phải
là ngoại lệ, nếu như bạn biết rằng người Ấn-độ rất nổi tiếng với bộ sách
Kamasutra và người Nhật lừng danh với các tranh in "phòng the" mà kỹ
thuật thể hiện của chúng đã đạt tới một độ tinh tế khó sánh nổi. Việc phân
biệt đâu là tác phẩm nghệ thuật không hẳn dễ dàng. Xã hội Việt nam khắt khe hơn
rất nhiều trong việc nhìn nhận cơ thể con người như là một "báu
vật". Nhưng điều này không hề làm cản trở những tưởng tưởng vô cùng
táo bạo trong nghệ thuật từ thời Nguyễn Du làm ta say mê "Gót sen thoăn
thoắt" của nàng Kiều đến thủa nữ sĩ Xuân Hương làm thế gian điên đảo
với những vần thơ lửng lơ đầy ẩn ý. Trong lĩnh vực nghệ thuật hình
ảnh thì các tác phẩm tranh Đông
Hồ là một minh họa tuyệt vời. Ai bảo các cụ thời trước không..."khỏa
thân"? Hãy xem bức tranh "Hứng dừa" dưới đây:
Người con gái vén váy
làm giỏ hứng dừa để lộ đôi chân đầy quyến rũ.
Hay "cả gan" hơn là bức "Đánh ghen":
Hay "cả gan" hơn là bức "Đánh ghen":
Có lẽ đây là một trong
các tác phẩm truyền thống hiếm hoi mà người phụ nữ được thể hiện khỏa thân như thế.
Như vậy hình ảnh
khỏa thân đã, và luôn là một đề tài hấp dẫn và tế nhị trong nhiều bộ
môn nghệ thuật của nhân loại. Trong đó có Nhiếp ảnh nghệ thuật. Ngày nay chúng
ta khó có thể hình dung lại được chính xác cú sốc do kỹ thuật nhiếp ảnh gây nên
khi nó mới ra đời tại châu Âu. Thời ấy người ta đã quá kinh ngạc trước khả năng
ghi lại một cách trọn vẹn và chính xác như thật của phim ảnh. Tuy nhiên
nhiếp ảnh đã không được giới nghệ sĩ chào đón ngay như một công cụ của
sáng tạo. Lĩnh vực ảnh khỏa thân đáng tiếc lại được bắt đầu với "chợ
đen" của ảnh "khiêu dâm" - "Pornographie" dành cho các
nhà quý tộc lắm tiền. Nói như Alain Fleischer thì các ảnh
"Porno" này đã nghiễm nhiên tạo ra một loại "giá trị hình
ảnh" tồn tại song song với "giá trị tiền tệ". Vậy thì ảnh khỏa
thân nghệ thuật "Photo de Nu artistique" được bắt đầu từ bao giờ? Câu
trả lời rất khó có thể chính xác nhưng ta có thể chắc chắn rằng cùng với việc
Nhiếp ảnh tự
khẳng định chỗ đứng của
mình trong sáng tạo thì "Nu Artistque" cũng đồng thời được thừa nhận.
Các tài liệu lưu trữ cho thấy người chụp tấm ảnh khỏa thân đầu tiên trong lịch
sử nhiếp ảnh thế giới là cặp đồng tác giả Eugène Duriu và Eugène
Delacroix, vào khoảng năm 1853.
Ta không biết danh tính
của người mẫu, và cũng không thật sự quan tâm đến nó, điều gây ấn tượng mạnh
nhất là dáng ngồi quay lưng với tất cả những cảm xúc về tò mò, khêu
gợi, ngây thơ, trong trẻo...mà tất cả những cảm xúc này đã đạt tới một độ cân
bằng đáng khâm phục. Tuy nhiên Eugène Duriu và Eugène Delacroix đã không chụp
người mẫu như một tấm ảnh khỏa thân nghệ thuật mà mục đích của nó dành cho
các tranh vẽ của Eugène Delacroix. Trong một loạt các tấm ảnh thể loại này ta
có thể tìm thấy người mẫu nam và nữ với các tư thế, bố cục mang đậm dấu ấn
của hội họa.
Nhiếp ảnh khỏa thân nghệ
thuật của thế giới đã và luôn phải chịu đựng tất cả những định kiến, những
hà khắc về quan niệm đạo đức, các đòi hỏi khắt khe của nghệ thuật...để có
thể được chấp nhận như một sáng tạo nghệ thuật. Điều này không phải là
mới, nếu như ta quay ngược dòng lịch sử của hội họa thì cũng sẽ gặp
những bức tranh đầy "tai tiếng" mà ngày nay chúng được coi như những
kiệt tác của nhân loại. Ở Việt nam chắc nhiều bạn biết tới danh họa người Tây
ban nha Francisco Goya với tác phẩm "Maja Denuda" - Cô gái khỏa thân,
mà ông đã lấy người tình của mình làm mẫu.
Sự xuất hiện của kiệt
tác này đã gây một cú sốc mạnh thời ấy khi mà định kiến trong sáng tác hội họa
đã không thể chấp nhận một tư thế bố cục táo bạo đến nhường ấy. Thế nhưng
cái đẹp thật sự cuối cùng đã thắng, tài năng của Goya đã được khẳng định khi ta
có thể cảm thấy trong bức tranh, vượt lên trên hết tất cả mọi đường nét quyến
rũ của thân thể, là sự tinh khiết và trong trắng.
Vào lúc khởi điểm của
mình, ảnh khỏa thân nghệ thuật đã lấy hội họa làm một tiêu chuẩn cho hình thức
thể hiện cũng như tư duy sáng tạo. Để có thể được công chúng
thừa nhận thì một tấm ảnh "Nu" cần thỏa mãn nhiều điều kiện khác nhau
hay nói một cách khác nó phải thuộc về thể loại "nu académique".
Nếu như hình ảnh không thỏa mãn các "tiêu chuẩn" đó thì nó
sẽ bị xếp vào loại "rẻ tiền". Như thế ta có thể thấy ngay rằng sự phát triển của ảnh
khỏa thân nghệ thuật phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hóa
cảm nhận của người xem
ảnh cũng đóng một vai trò quan trọng khi ranh giới giữa ảnh "nghệ
thuật" và ảnh "khiêu dâm" hay tách biệt hơn nữa là ảnh
"gợi cảm" - "photo érotique" là rất mong manh, đôi khi rất
nhòe.
Sẽ rất thú vị và bổ ích
nếu ta có thể biết được quá trình vận động và phát triển của thể loại ảnh nghệ
thuật đầy khó khăn này trên thế giới.
Tên tuổi lớn đầu tiên
phải kể đến là Man RAY, không những ông chỉ là cha đẻ của rất nhiều tư duy
sáng tạo, kỹ thuật thể hiện mà các tác phẩm "Nu" của Man Ray đã thật
sự đạt tới một đỉnh cao trong nghệ thuật.
Một tấm hình khác, mang
tính sự kiện bên cạnh sự quyến rũ của nó, là tác phẩm "Corset
Mainbocher" của Horst P. Horst vào năm 1939.
Ta cần biết rằng vào
những thập niên đầu thế kỷ XX này các bác sĩ đã khẳng định tác hại đến sức
khỏe của loại áo bó mà phụ nữ vẫn hay dùng. Coco Chanel là một trong những
người đầu tiên phản đối kịch liệt kiểu trang phục rất khó chịu ấy. Một tấm ảnh
khỏa thân "Nu de dos" nhưng dưới một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.
Nhà cách mạng của ảnh
khỏa thân nghệ thuật chính là Helmut NEWTON (ta cũng có thể kể đến Jean-Loup
SIEFF với phong cách hoàn toàn khác biệt) mà cách thể hiện của ông đã gây một
tiếng vang không kém gì bức tranh "Maja Denuda" của F.Goya. Cũng một
góc nhìn trực diện, cũng một cảm xúc trực tiếp, người xem cảm nhận tấm ảnh bẳng
tất cả các giác quan của mình được chuyển tải bởi cái nhìn.
Hai tấm ảnh khổ lớn đặt
cạnh nhau, cũng vẫn những người phụ nữ ấy, một bên với trang phục và một bên
hoàn toàn khỏa thân. Người xem hoàn toàn bị chế ngự bởi nhiều cảm xúc khác
nhau mà ấn tượng mạnh nhất là cảm thấy những đường nét tuyệt vời ấy đang tiến
thẳng lại chỗ mình.
Helmut NEWTON được xếp
vào loại nhiếp ảnh gia "khiêu khích" thế nhưng người thật sự gây
sóng gió trong thập niên 80 của thế kỷ XX lại là Robert Mapplethorpe. Chùm
tác phẩm quan trọng nhất của ông là về các nhà vô địch thể thao nữ, thể
hiện hình ảnh người phụ nữ hiện đại, ý thức được rất rõ về thân thể mình.
Đến đây chúng ta hoàn
toàn có thể tự tin mà khẳng định rằng ảnh khỏa thân nghệ thuật là một loại hình
sáng tạo quan trọng của nhiếp ảnh hay nói rộng hơn là một hình thức thể hiện của
nghệ thuật nhân bản. Ảnh
khỏa thân nghệ thuật hoàn toàn có thể tồn tại và tìm thấy chỗ đứng của nó trong
xã hội Việt nam bằng cách tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội truyền thống và
phát huy được tính ẩn dụ của nghệ thuật phương Đông. Mặc dù vào thời điểm hiện tại các nghệ sĩ nhiếp ảnh tại Việt nam
vẫn phải làm việc trong "kín đáo" và "yên lặng"
để chờ thời cơ nhưng điều ấy không có nghĩa là ảnh "Nu" không
thể phát triển. Trước khi lên tiếng "kêu ca" các điều kiện xã hội hay
"hành chính" thì từng nghệ sĩ cần biết được khả năng sáng tạo của
chính mình, cần biết vượt lên trên những sáo mòn trong tư duy, những định kiến
cho dù của cả một thế hệ...để có thể tự khẳng định mình bằng phong cách
nghệ thuật của riêng mình và trả lại cho ảnh "Nu" giá trị
"Artistique" thật sự của nó. Bên cạnh đó các cơ quan văn hóa hay
các ban ngành có liên quan cũng hoàn toàn có thể tìm hiểu một cách nghiêm túc
thể loại ảnh nghệ thuật này, có một cái nhìn thoáng hơn, rộng hơn để tạo điều
kiện cho các nghệ sĩ tự do sáng tác.
Ranh giới duy nhất giữa
ảnh "nghệ thuật" và "khiêu dâm" theo Alain FLEISHER là:
"Càng có nhiều nghệ thuật thì sẽ ít tính khiêm dâm"
("Plus il a d'art
et moins il y a de pornographie")
Tài liệu tham khảo:
- Photo Icons, tác giả
Hans-Michael Koetzle, NXB Taschen, 2005
- La Pornographie, tác
giả Alain FLEISHER, NXB La Musardine, 2005
“Chuyện xưa kể rằng: Ở
một vương quốc nọ có một tên cướp khét tiếng giết người không gớm tay, vào một
đêm thu hắn lẻn vào hoàng cung với ý định giết công chúa để cướp nữ trang và
viên ngọc quý mà nàng thường mang trên người. Trong ánh sáng mờ ảo chan hoà
cùng bóng tối của căn phòng, hắn đã rút gươm ra và nhẹ nhàng tiến đến bên
giường của công chúa…, khi thanh gươm đã vung lên và sẵn sàng cắm phập xuống
tim của nàng, thì ngay lúc đó áng mây vừa tan nhường chỗ cho ánh trăng toả nhẹ xuống hoàng
cung, qua ánh sáng lung linh huyền ảo của trăng non, hắn thấy trước mắt mình là
một thân thể nõn nà kiều diễm của công chúa đang khỏa thân và say sưa trong
giấc điệp; dưới làn da trắng hồng của đôi bờ bồng đảo là trái tim đang đập nhẹ
theo từng nhịp thở trinh nguyên… Lần đầu tiên trong cuộc đời ngang dọc, tên
cướp đã sững sờ đứng lặng yên trước vẻ đẹp thánh thiện của Tạo hóa, hắn đã run
tay không thể đâm gươm xuống ngực nàng và đành phải âm thầm rút lui vào bóng
đêm…
Cái Đẹp mong manh, nhỏ
nhoi còn sót lại trong phần NGƯỜI của tên cướp đã cảm hoá được và chiến thắng
cái Ác cố hữu trong phần CON của hắn. Đó là triết lý muôn đời của nghệ thuật,
của lẽ sống, qua câu chuyện mang đậm tính huyền thoại trên…”
Từ thời kỳ Phục Hưng,
trong những nhà thờ công giáo đã xuất hiện nhiều bức họa khỏa thân ca ngợi vẻ
đẹp thánh thiện của con người.
Nhiếp ảnh ra đời sau hội
họa, nhưng trong quá trình hình thành và phát triển bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật
trên thế giới (hơn 150 năm), ảnh khỏa thân cũng đã có mặt ngay từ
những ngày đầu và song song phát triển với những thể loại khác cho đến nay.
Bằng khát vọng luôn vươn tới vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu và cả vẻ đẹp của
thân thể, các nhà nhiếp ảnh đã đi tìm cho mình những cảm hứng nghệ thuật về đề tài
này để đạt tới những tác phẩm nghệ thuật đích thực, ca ngợi vẻ đẹp cả tâm hồn
và hình thể người phụ nữ (lẫn nam giới).
Đó là những tác phẩm
nghệ thuật đầy tính nhân bản, tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống mà thân thể con
người là một hiện thân tuyệt vời.
Ngày nay trên nhiều tạp
chí quốc tế đầy dẫy những ảnh trần truồng thô tục, khiêu dâm, trên
internet cũng tràn lan; gần đây lại liên tiếp nổi cộm lên những scandal “ảnh
nghệ thuật” của những ca sĩ, diễn viên, người mẫu…, làm cho không khí trong
lành của nhiếp ảnh nghệ thuật chân chính ít nhiều bị ô nhiễm.
Ai cũng biết có một ranh
giới vô hình giữa hai loại ảnh khỏa thân: “Naked” là trần trụi, dung tục, phơi
bày ra một cách tự nhiên (không bao hàm nghĩa nghệ thuật). “Nude” cũng là thoát
y, nhưng phải qua xử lý của người nghệ sĩ bằng kỹ thuật ánh sáng, góc độ, sắc
độ, bố cục, đường nét.v.v. kể từ khi bấm máy cho đến khi tráng phim, rọi ảnh
xong. Nói tóm lại là phải làm như thế nào đó để bức ảnh toát lên được
vẻ đẹp thánh thiện,
trong sáng mà Tạo hóa đã ban tặng cho con người, nhất là người phụ nữ.
Ở Việt Nam ta không có
một trường lớp nhiếp ảnh nào đưa bộ môn khỏa thân vào chương trình giảng dạy để
trang bị những kiến thức cơ bản cho các học viên như trong các trường Mỹ
Thuật. Các nhà quản lý văn hoá nghệ thuật cũng còn khá nhiều quan niệm lập lờ,
không khuyến khích cũng không phản đối, nói đúng hơn là có xu hướng chấp nhận
sự tồn tại một cách thụ động và vẫn đang ở trong giai đoạn thăm dò (?). Chính
điều đó đã làm cho giới cầm máy trở nên lúng túng, hoang mang khi tìm đến chân
giá trị của nhiếp ảnh nghệ thuật.
Trong khi nhu cầu lưu
giữ cái đẹp trong tác phẩm nhiếp ảnh ngày càng cao mà quan niệm chính thống
chưa rõ ràng, thông suốt, nên những nhà nhiếp ảnh vẫn cứ âm thầm sáng tác ảnh
khỏa thân với một tâm trạng lén lút, vụng trộm như làm chuyện gì mờ ám,
tội lỗi. Cả người chụp lẫn người mẫu đều mang nặng một cảm giác tâm lý không
thoải mái khi sáng tạo nghệ thuật, cơ hồ như đang phản bội với chính
mình, với gia đình và xã hội. Nhưng thực ra họ chỉ là những người mải mê đi tìm
và tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của Tạo hoá rồi mang cái Đẹp ấy dâng tặng cho
Đời (dù Đời có khi chưa hiểu hết họ).
Nghệ thuật là vô cùng,
cái Đẹp là chân lý, cần phải được nhìn nhận và lưu giữ; thế nhưng nghệ
thuật không phải là một phép toán để đi tìm giới hạn của những đường cong,
chính vì thế nên khó có một văn bản cụ thể phân định rạch ròi cái giới hạn
vô hình đó để định hướng và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của mọi người, phục vụ
tốt hơn nhu cầu văn hoá phong phú, đa dạng của quần chúng. Cũng chính vì thế nên
có nhiều tay lợi dụng tấm rèm thuật ngữ “ảnh nghệ thuật” để làm trò xấu xa,
nhưng không phải vì vậy mà chúng ta đồng hoá hai nghĩa “nude” và “naked” được.
Thiết nghĩ, đã đến lúc
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần phải chủ động phối hợp với Vụ Mỹ Thuật – Bộ
Văn hóa Thông tin và các cơ quan ban nghành chức năng khác để có những văn bản
quy định phù hợp với truyền thống dân tộc, bên cạnh việc dung nạp quan niệm
thẩm mỹ của thế giới một cách hài hòa, hợp lý, không tránh né, không cực
đoan; đồng thời cũng để có cái nhìn về nhiếp ảnh nghệ thuật một cách cởi
mở và công bằng hơn so với những bộ môn nghệ thuật khác như hội họa, điêu
khắc, điện ảnh, văn học…
V-2, ÁNH SÁNG TRONG ẢNH CHÂN DUNG
Tấm ảnh này được chụp vào một buổi chiều nhiều mây. Ánh sáng trong nhưng không đủ mạnh, với S400 thì mình đã chủ động đặt ISO ở 200 để tăng tốc độ chụp đề phòng bị rung tay. Ảnh có độ nét sâu khá đều do mình chụp macro ở vị trí ống kính góc rộng.
Theo em học lỏm được thì ở ảnh B&W bên cạnh hình khối, đường nét, yếu tố xám-gray là rất quan trọng. Có người thích tương phản cao trong ảnh đen trắng thường giảm tông xám của bức ảnh và nhấn mạnh sự khác biệt giữa đen và trắng. Làm chúng có độ tương phản cao chủ yếu do việc sử dụng nguồn ánh sáng mạnh. Bên cạnh đó thì nhiều người lại khóai chụp ảnh đen trắng có độ tương phản thấp. Ảnh đen trắng có độ tương phản thấp thường nhấn mạnh tông màu xám hơn là việc tập trung vào sự tương phản. Tuy vậy trong ảnh đen trắng có độ tương phản thấp người chụp nên có điểm nhấn sẫm để tạo điểm nhấn cho bức ảnh.
Mình lược dịch bài này với tiêu đề "Studio Lighting
Techniques" của tác giả Chuck McKern để giới thiệu sơ
qua khái niệm về ánh sáng trong ảnh chân
dung. Tuy tiêu đề nói về ánh sáng trong studio nhưng vẫn có thể sử dụng được
khi dùng ánh sáng tự nhiên. Trong ảnh chân dung ánh sáng có thể được sử dụng
khéo léo để nhấn mạnh hoặc xóa bớt những điểm khác nhau trên khuôn mặt nhân vật.
Sử dụng đèn trong studio, ánh sáng tự nhiên, tấm phản quang, vv. sẽ dễ dàng hơn
sử dụng flash
vì bạn sẽ nhìn thấy hiệu quả trước khi chụp.
Có 4 kiểu ánh sáng:
- Kiểu 1 gọi là "Broad Lighting" tức là
nguồn sáng chính đặt ở vị trí chiếu sáng phía của mặt của
nhân vật gần với camera hơn. Kiểu chiếu sáng này dùng để làm
cho người có khuôn mặt gầy trông béo hơn, giảm nét cá tính trên gương
mặt.
- Kiểu thứ 2 gọi là "Short Lighting" khi
nguồn sáng rọi vào phía bên kia của mặt, ngược với kiểu Broad. Kiểu này thường
được sử dụng khi nhân vật có khuôn mặt trái xoan trung bình. Ánh sáng kiểu này
nhấn mạnh các đường cong, nét gồ ghề trên khuôn mặt. Các đường
nét do bóng đổ có thể được điều chỉnh tăng giảm bằng cách sử dụng thêm đèn fill
light có cường độ yếu hơn. Kiểu chiếu sáng hẹp này có thể
dùng để người mặt béo trông gầy hơn.
- Kiểu thứ 3 là "Butterfly Lighting" dùng
đèn chính đặt phía trước nhân vật và ở trên cao rọi xuống, chỉnh độ cao sao cho
tạo nên bóng của mũi đổ xuống phía dưới thẳng hàng với mũi. Cách này phù hợp với
người có khuôn mặt trái xoan thông thường, rất phù hợp với phụ nữ vì nó thường
tạo nên vẻ kiêu sang nhưng lại không hợp với đàn ông vì nó làm 2 tai trông có vẻ
to hơn.
- Kiểu thứ 4 là kiểu "Rembrandt
Lighting", tạo ra những bức chân dung giống tranh Rembrandt bằng cách kết hợp short lighting và butterfly
lighting. Đèn chính đặt cao và rọi vào phía mặt không quay về máy ảnh. Kỹ thuật này tạo
một hình tam giác sáng trên gò má gần camera. HÌnh tam giác sáng cần điều chỉnh sao cho ở ngay dưới
mắt và không lan xuống dưới mũi.
Đèn chính nên đặt ở vị trí tạo một góc 45 độ so với
đường thằng nối giữa máy ảnh với nhân vật và ở vị trí cao hơn
nhân vật một chút.
Cách tốt nhất để chỉnh độ cao đèn là nhìn vào bóng
của đèn trong mắt nhân vật (catchlights).
Bóng của đèn nên ở vị trí giữa 11h với 1h trên hình tròn của mắt nhân vật.
Nếu không có bóng của đèn thì mắt trông rất vô hồn.
Thông thường người ta dùng thêm 1 đèn phụ (fill light) ở phía bên kia của máy ảnh. Đèn phụ phải yếu hơn đèn chính nhiều nếu không sẽ bị mất hiệu quả của đèn chính. Công dụng của đèn phụ là làm mềm bóng đổ do đèn chính tạo ra.
Đèn phụ cũng được sử dụng để kiểm sóat độ tương phản. Tăng độ sáng đèn phụ làm giảm độ tương phản của ảnh và ngược lại. Đèn phụ sẽ thêm vào mắt nhân vật bóng của đèn ở vị trí thấp hơn bóng của đèn chính. Bóng của đèn phụ trong mắt nhân vật có hại cho ảnh vì nó tạo cảm giác nhân vật có một ánh nhìn vô hướng. Vì thế sau khi chụp xong thì phải dùng photoshop xóa cái bóng của đèn phụ đi.
Nếu không có bóng của đèn thì mắt trông rất vô hồn.
Thông thường người ta dùng thêm 1 đèn phụ (fill light) ở phía bên kia của máy ảnh. Đèn phụ phải yếu hơn đèn chính nhiều nếu không sẽ bị mất hiệu quả của đèn chính. Công dụng của đèn phụ là làm mềm bóng đổ do đèn chính tạo ra.
Đèn phụ cũng được sử dụng để kiểm sóat độ tương phản. Tăng độ sáng đèn phụ làm giảm độ tương phản của ảnh và ngược lại. Đèn phụ sẽ thêm vào mắt nhân vật bóng của đèn ở vị trí thấp hơn bóng của đèn chính. Bóng của đèn phụ trong mắt nhân vật có hại cho ảnh vì nó tạo cảm giác nhân vật có một ánh nhìn vô hướng. Vì thế sau khi chụp xong thì phải dùng photoshop xóa cái bóng của đèn phụ đi.
Ngoài ra phó nháy sẽ còn dùng các tấm phản quang và
ô để điều chỉnh thêm độ mềm của bóng, và kết quả hiệu chỉnh sẽ thấy như tấm hình này.
Ngoài ra người ta còn dùng thêm đèn chiếu sáng phông và đèn chiếu sáng tóc, ví dụ như trong ảnh dưới đây:
Nguyên bản tiếng Anh của bài này ở đia chỉ http://www.vividlight.com/articles/1615.htm các bạn có thể tìm đọc.
Ngoài ra người ta còn dùng thêm đèn chiếu sáng phông và đèn chiếu sáng tóc, ví dụ như trong ảnh dưới đây:
Nguyên bản tiếng Anh của bài này ở đia chỉ http://www.vividlight.com/articles/1615.htm các bạn có thể tìm đọc.
Như NTL đã nói về nghệ thuật chụp ảnh chân
dung trong Ảnh chân dung
- Portrait thì một tấm ảnh
đẹp là kết quả chung của những hiểu biết về kỹ thuật và sự giao cảm
giữa nhân vật với người cầm máy. Như thế để có được một tấm ảnh
chân dung đẹp thì ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi phương
tiện trước khi
bấm máy. Hôm nay NTL muốn trao đổi với bạn về thể loại ảnh chân dung
ngoài trời và những điều cần chú ý.
Đa số những người chụp ảnh "amateur" sử dụng
loại máy ảnh 24x36 để chụp ảnh chân dung, có thể là SLR hoặc dSLR. Trong lĩnh vực
đặc biệt tinh tế này ít có chố cho những loại máy kiểu "Point & Shoot" (mặc
dù đôi khi có những tấm ảnh chân dung nổi tiếng được tạo nên từ loại
máy này). Như thế phương tiện đo sáng của bạn sẽ là
thiết bị đo sáng gắn sẵn trong máy và loại ống kính zoom tiêu chuẩn kiểu
28-80mm cũng sẽ là thông dụng. May mắn thay ở vị trí tele 80mm, mà các ông kính
loại này thường cho ảnh không thật sắc nét, bạn lại có trong tay một chiếc ống kính hoàn toàn phù
hợp để chụp ảnh chân dung đấy nhé. Tất nhiên chiếc ống kính lý tưởng nhất
dùng cho ảnh chân dung ngoài trời vẫn là một chiếc 85mm f/1,8 hay tương
đương
như
thế. Ưu thế của loại ống kính này là
cho phép ta khống chế dễ dàng độ nét sâu của trường ảnh (D.O.F) đồng thời nó có một độ sắc nét vô cùng đáng nể với
độ phóng đại đủ mạnh để thu được cái thần của nhân vật. Ở khẩu độ ống kính mở rộng
tối đa f/1,8 thì việc chỉnh nét đòi hỏi chính xác cao nhưng
bù lại thì phông
nền sẽ có độ lu mờ rất đẹp.
Để có thể giữ nguyên được ánh sáng không gian xung
quanh thì việc sử dụng các tấm phản xạ (mầu trắng hay ánh bạc) để xoá đi bóng đổ
là cần thiết. Các tấm phản xạ này tạo ánh sáng dịu hơn
ánh sáng của đèn flash
đồng thời cân bằng ánh sáng của tiền cảnh với ánh sáng phông
nền rất tốt. Giống như các nguồn sáng khác, các tấm phản
xạ này cho một ánh sáng rất dịu khi nó ở gần chủ thể. Ta cũng có thể đạt được kết quả tương
tự khi dùng
thiết bị làm tán xạ các tia nắng trực tiếp của mặt trời. Lợi thế của loại thiết bị tán xạ này là nó cho
một ánh sáng với nhiệt độ mầu cao hơn ngay cả với ánh sáng cuối ngày.
Bên cạnh đó bạn không thể thiếu một chiếc đèn flash dùng để làm
"fill-in" trong trường hợp ánh sáng ngược chiều quá mạnh. Ánh sáng của
đèn cần phải được thể hiện một cách kín đáo nhất mà vẫn đảm bảo xoá được các
bóng tối không cần thiết. Bạn có thể dùng các "đầu phản xạ" - Bounce Card - hay
"kiểu đầu tán xạ" - Diffusion Dome. Nếu như
ánh sáng của đèn là quá
rõ trên ảnh thì bạn hoàn toàn có thể hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn -1/3Ev
cho đến -1/2Ev. Trong trường hợp ánh sáng "lạnh" thì bạn nên dùng
thêm một tấm kính lọc mầu vàng nâu để làm giảm đi ánh sáng tông màu xanh của
đèn.
Photo by David Fung.
Photo by David Fung.
Thể loại ảnh này có khá nhiều cách thể hiện khác nhau
như : chụp không dùng đèn flash, dùng đèn flash nghiệp dư,
chiếu sáng kiểu « studio ». Nếu như
bạn vẫn là người
ưa thích dùng phim cho thể loại ảnh nghệ thuật này
thì từ rất lâu kỹ thuật phim âm bản cũng như dương bản đã đạt tới một độ nhạy
cao cho phép chụp ảnh trong nhà khong dùng đèn flash mà vẫn đảm bảo chất lượng.
NTL xin đơn cử ở đây hai « lão làng » nhưng chắc chắn khả năng của
chúng vẫn luôn là « thanh xuân » : phim dương bản Fuji Provia 400F, phim
âm bản Fuji Superia X-Tra 800. Chúng được nghiên cứu để tương
thích cao nhất với kiểu
ánh sáng trong nhà như ánh sáng đèn « halogène » và ánh sáng đèn vàng đồng thời có khả năng hiệu chỉnh
mầu sắc rất tốt.
Còn nếu như
bạn là người sử
dụng kỹ thuật số thì chắc chắn một chiếc dSLR với ống kính nhạy
sáng là cần thiết. Các loại dCam, Bcam có kỹ thuật chống rung khi chụp ở tốc độ chậm
cũng hoàn toàn có thể sử dụng nhưng chúng bị rất nhiều hạn chế về khả năng thao tác cũng
như chất lượng ảnh. Và cho dù bạn chọn phim hay kỹ thuật số thì trong điều kiện ánh sáng yếu như
thế bạn cần đến một chiếc ống kính nhạy sáng cho phép mở khẩu độ ống kính lớn (giữa f/1,4 và
f/2,8 ) để có thể đạt được một tốc độ chụp cầm tay khả dĩ. Tất nhiên khi bạn mở
rộng khẩu độ ống kính thì việc lựa chọn điểm canh nét là quan trọng, bạn có thể
đạt được điều này bằng các kinh nghiệm thực hành. Kỹ thuật số chiếm ưu
thế ở đây vì nó cho phép bạn thử nghiệm và quan sát ngay kết quả sau đó.
Dùng đèn flash nghiệp dư
gắn trên máy sẽ
tạo nên một ánh sáng trực tiếp và rất gắt, không đẹp cho thể loại ảnh chân dung
trong nhà.
Bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc làm
tán xạ ánh sáng hay dùng ánh sáng phản xạ trên một bề mặt có mầu trắng như
trần hay tường
nhà (lý tưởng hơn nếu bạn có một chiếc « Bounce Card » - tạm dịch
là tấm phản xạ gắn trên đầu của đèn flash).
Kiểu ánh sáng này rất dịu và sẽ hợp lý hơn
nữa nếu như
bạn có thể
thay đổi vị trí của đèn flash gắn trên máy bằng một dây nối TTL hay một chiếc « nhại » - Slave- không
dây và chủ động lựa chọn hướng chiếc sáng cần thiết. (Kỹ thuật : Với những
bạn nào đang sử dụng dSLR Nikon D70 thì bản thân chiếc đèn flash gắn sẵn trên
máy đã có thể làm chức năng kích hoạt một chiếc SB-800 hay SB-600 từ
xa, không dùng dây dẫn) Có một điều quan trọng cần lưu
ý là khi nguồn sáng càng
lớn thì ánh sáng càng dịu, như thế bạn hãy cố gắng đặt chiếc đèn flash càng gần đối
tượng càng tốt và cho đèn phả sáng vào một chiếc ô mầu trắng chẳng hạn.
Nếu bạn muốn có ánh sáng ấm thì có thể dùng một chiếc ô phản xạ có mầu nhũ
vàng. Một chiếc kính lọc mầu vàng nâu cho đèn flash để giảm bớt độ « lạnh » của ánh
sáng ở 6 500 K (nhiệt độ mầu, tính bằng độ Kenvin) cũng rất hữu ích.
Loại đèn flash chuyên nghiệp dùng trong Studio
không hề cho ánh sang « lạnh » vì chúng đã được căn chỉnh ở 5 000 K. Những chiếc đèn này có cường độ
sáng rất mạnh và rất tiện dụng khi ta dùng kết hợp với ô phản xạ kích
thước lớn hay một chiếc « hộp chiếu sáng » - « une boîte à lumière ». Vẫn cùng chung một nguyên lý như
NTL đã nói đến ở trên đây là bạn đặt nguồn sáng càng gần chủ thể càng tốt.
Với loại đèn « torche » có nguồn sáng định hướng
thì bạn nên khép sâu khẩu độ ống kính ở f/16 (khẩu độ sâu nhất mà không làm tán
xạ hình ảnh - hiện tượng « diffraction ») Khả năng hiệu chỉnh hiện tượng tán xạ
hình ảnh của các ống kính « macro » đặc biệt có hiệu quả khi chụp với đèn flash
ở f/11 – f/16.
Vậy thì chúng ta sẽ bố trí các nguồn sáng như
thế nào?
Rất đơn giản, nó không hề phức tạp như
bạn vẫn hình
dung. Tùy theo số lượng nguồn sáng mà bạn có nhiều cách để chiếu sáng. Nếu như
bạn chỉ có một
chiếc đèn flash duy nhất thì ta sẽ dùng cách chiếu sáng cạnh, mà cụ thể là
đặt flash về phía bên trái 45° so với chủ thể, và xử lý phần bóng đổ phía bên phải
bằng một tấm phản xạ ánh kim. (Mẹo nhỏ : bạn có thể vò nát tấm giấy nhôm vẫn
dùng để gói thức ăn trong nhà bếp rồi căng nó lên một tấm bìa cứng để dùng thay tấm
phản xạ chuyên nghiệp đắt tiền đấy) Dĩ nhiên là phần bóng đổ vẫn còn nhìn thấy
rõ nhưng nó không còn « tối đen » nữa khi ta đặt tấm phản xạ gần chủ thể. Nếu như
bạn có thêm một
chiếc đèn flash thứ 2 để đặt ở phía sau chủ thể nhằm tạo ánh sáng viền cho mái tóc thì hiệu quả
sẽ rất bất ngờ đấy. (Kỹ thuật : bạn nên tăng cường độ ánh sáng của đèn này lên
+0,5Ev cho đến +1Ev và để ý xem hiệu quả của nó có quá mạnh trên bờ vai không nhé. Với
các bạn đang dùng SB-800 thì có thể kiểm tra hiệu quả chiếu sáng và bóng đổ trước
khi chụp bằng nút bấm trên lưng đèn) Tuy nhiên nếu chủ thể có một mái tóc
sáng mầu kiểu châu Âu thì bạn cần hiệu chỉnh đèn –Ev đấy nhé. Nếu như
bạn có thêm
chiếc đèn flash thứ 3 thì hãy thay thế tấm phản xạ bằng chiếc đèn này và hiệu chỉnh
cường độ sáng của nó giảm đi từ -1/3Ev đến -2/3Ev. Trong kiểu bố
trí đèn flash này bạn có thể dùng tấm phản xạ đặt ở phía dưới của khuôn mặt để
xử lý phần bóng đổ của hai đèn flash cạnh.
Dĩ nhiên những điều mà chúng ta vừa trao đổi
trên đây chỉ là một bước căn bản mà thôi. Bạn nên thử nghiệm và tìm ra những vị
trí mới của từng đèn flash, không nên ngần ngại thử các kiểu chiếu sáng độc đáo. Chẳng hạn
như bạn hãy thử phả đèn flash vào một chiếc ô đặt ở vị trí cao hơn
chủ thể, 45° về phía trước chẳng hạn.
Hay bạn thử dùng những chiếc tấm phản xạ mầu đen khi ánh sáng trong Studio rất
dịu, nó sẽ làm làm mạnh hơn các bóng đổ, một phương
pháp hiệu quả làm tạo
khối cho khuôn mặt với ánh sáng tản.
V-3, CHỤP ẢNH PHONG CẢNH
Nói đến nhiếp ảnh thì nhất định ta
không thể bỏ qua một mảng đề tài lớn và vô cùng hấp dẫn, đó là chụp ảnh phong cảnh
và tự nhiên. Với con người thì thiên nhiên là một điều không thể thiếu vì đơn
giản cuộc sống
luôn gắn liền với nó và như thế tình yêu thiên nhiên là hoàn toàn tự nhiên trong mỗi
chúng ta. Ở giữa những đô thị ồn ào và ô nhiễm, một ngày nào đó thong thả về quê hay đi ra khỏi thành
phố chừng hơn 10 km bỗng nhiên ta như thấy mình lạc vào một thế giới khác, trong trẻo và
tốt lành. Trở về với thiên nhiên là trở về với cội rễ của chính
lòng mình. Một vài lời phi lộ làm cảm hứng cho một điềm đam mê trong nhiếp ảnh thiên nhiên. Nào
chúng ta hãy cùng nhau lên đường.
Các phương tiện cần thiết để chụp ảnh phong cảnh
Đây là một trong những câu hỏi căn bản trước khi bắt
đầu thực hành nhiếp ảnh bởi vì mỗi một loại phương tiện cụ thể có tác dụng tối
đa trong một lĩnh vực nhất định. NTL sẽ cùng bạn tìm hiểu những loại thiết bị nào là cần thiết cho chụp ảnh phong cảnh
nhé.
Chọn loại máy ảnh nào?
- Máy ảnh cơ chụp phim SLR là một sự lựa
chọn lý tưởng vì chúng nhỏ và nhẹ đồng thời các chức năng được hoàn thiện một
cách hoàn hảo. Vào thời điểm này thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chiếc Canon EOS 30v.
- Máy ảnh kỹ thuật số dòng dSLR có tính năng động
cao, cho phép bạn biết ngay được kết quả chụp ảnh nhưng chúng lại bị giới hạn về kích thước của
"sensor" dẫn theo những hạn chế về tiêu cự của ống kính góc
rộng. Ở đây NTL chỉ muốn đề cập tới các loại máy dSLR dành cho các bạn chụp ảnh
nghiệp dư mà thôi (dòng máy Pro như
Canon 1Ds có sensor bằng kích thước
phim nhưng giá thành rất cao)
Thêm nữa các ống kính góc rộng như
chiếc 12-24 DX của Nikon giá cũng khá đắt. Hiện tại thì sự lựa chọn hay nhất
là chiếc Nikon D70 (giá khoảng 1200$ cho thân máy và zoom 18-70DX) nếu bạn đã có các ống kính
của Canon thì nên đợi một chút để mua chiếc Canon 3000D với giá cho
thân máy khoảng 600$ vào tháng 9-2004. Chiếc Canon 300D hiện hành sẽ
không còn là hấp dẫn nữa khi chiếc 3000D ra đời với nhiều tính năng được thừa hưởng
của Canon 10D.
- Các máy ảnh số dòng dCam và BCam cũng có thể đáp ứng
những đòi hỏi căn bản của thể loại ảnh phong cảnh nhưng
chúng thường bị giới
hạn ở ống kính 28 mm là tối đa và khẩu độ mở của ống kính cũng thường chỉ nằm
xung quanh f/8.
Bạn có thể xem các Test về máy ảnh ở Camera Test - Tư vấn máy ảnh
Chọn loại ống kính nào?
Với thể loại ảnh phong cảnh thì ống kính góc siêu rộng
là thích hợp nhất. Giới hạn cuối cùng của ống kính dùng cho ảnh phong cảnh là 24
mm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tới hiện tượng méo hình ở viền ảnh do đặc trưng
cấu tạo quang
học của loại ống kính này.
Khi sử dụng bạn nên luôn lưu
ý giữ gìn ống
kính sạch sẽ vì chỉ cần một vết bẩn nhỏ sẽ tạo ra hiện tượng nhoè sáng và làm hỏng
bức ảnh của bạn. Sử dụng loa che nắng 100% trong mọi hoàn cảnh là lời khuyên của
NTL.
Bạn cũng không cần thiết phải đầu tư
nhiều tiền cho một chiếc ống kính nhạy sáng có khẩu độ mở lớn như
f/2,8 chẳng hạn lý do
đơn giản vì bạn sẽ thường xuyên sử dụng các khẩu độ giữa
f/16 và f/22 với máy SLR và f/11 với máy dSLR (bạn nên tránh dùng các khẩu độ ống
kính khép nhỏ hơn f/11 vì sẽ bị hiện tượng tán xạ của hình ảnh)
NTL xin đơn cử hai chiếc ống kính dùng cho ảnh
phong cảnh: loại zoom 17-35mm cho phép mở rộng tầm chụp ảnh và loại 70-300 mm cho
các chi tiết ở xa.
Điều cuối cùng là bạn nên sử dụng chiếc nút kiểm tra độ sâu của
trường ảnh trước khi bấm máy nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại ống kính được test ở LENS
Chọn loại chân máy ảnh nào?
Với khẩu độ mở của ống kính thường xuyên khép sâu
thì việc sử dụng chân máy ảnh trong chụp ảnh phong cảnh là cần thiết để tránh rung máy khi
chụp với tốc độ chậm. Tuy nhiên để có thể tiếp cận với các phong cảnh
thiên nhiên tuyệt vời thì bạn cũng sẽ phải vượt qua những chặng đường đi bộ
đáng kể đấy nhé và như thế thì trọng lượng của thiết bị là rất quan trọng.
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại chân máy ảnh được
làm bằng vật liệu tổng hợp các-bon cho độ cứng cần thiết và trọng lượng nhẹ. Bạn
có thể tham khảo nhãn hiệu nổi tiếng Manrotto nhé. Đầu tư
cho một chiếc chân máy ảnh tốt không
bao giờ phí phạm vì bạn sẽ sử dụng nó cả đời mình một cách hoàn toàn hài lòng.
Chọn loại túi đựng máy ảnh nào?
Câu trả lời ngay lập tức là bạn nên dùng loại ba-lô
đựng máy ảnh chuyên dụng vì chúng giúp bạn dễ dàng di chuyển và giải phóng đôi
tay bạn cho các thao tác chụp ảnh. Nhãn hiệu uy tín trên thị trường là Lowepro.
BẠn có thể tham khảo các hướng dẫn tại đây.
Chọn loại phim nào?
Nếu bạn chụp bằng máy ảnh cơ
SLR thì phim dương
bản như
Fuji Velvia sẽ cho một chất
lượng ảnh siêu mịn và độ bão hoà mầu sắc rất cao mà phim âm bản không thể nào
sánh được.
Nếu bạn sử dụng dSLR thì nên chuẩn bị tối thiểu một
chiếc các 512Mo và các thiết bị lưu trữ ảnh như
chiếc Archos 20Go. Nếu bạn dự tính đi chụp ảnh dài ngày trong rừng núi thì việc trang bị một
chiếc máy tính xách tay là vô cùng cần thiết, không những nó cho
phép bạn kiểm tra chính xác thành quả công việc của mình mà nó còn là một thiết bị lưu
trữ ảnh tuyệt vời!
Sử dụng các loại kính lọc nào?
- Đầu tiên là chiếc kính lọc "Circular
Polariser Filter", nó là một thiết bị không thể thiếu với thể loại ảnh phong
cảnh. Bạn có thể xem thêm ở đây.
- Nếu bạn chụp với phim đen trắng thì chiếc kính lọc Đỏ sẽ làm cho
mầu xanh thật sự đen trong khi đó kính lọc mầu Vàng sẽ làm sắc trời xanh sâu hơn
rất nhiều.
- Chiếc kính lọc làm tăng tông
mầu ấm cho ảnh như gam số 81 cũng rât hữu ích trong những ngày thời tiết xấu.
- Kính lọc "Graduated ND" rất hữu dụng
khi bầu trời quá sáng so với mặt đất hay bạn có thể làm cho hình ảnh của bầu trời
sâu hơn rất nhiều.
Phong cảnh thung lũng Interlaken, Thuỵ sĩ.
Phong cảnh thung lũng Interlaken, Thuỵ sĩ.
Máy ảnh Canon S400.
Bây giờ chúng mình sẽ đi vào từng vấn đề mang tính kỹ thuật căn bản
một của thể loại ảnh đầy hấp dẫn cũng như khó khăn
này. NTL cũng muốn nói
với các bạn rằng trong chuyên mục này chúng mình chỉ đề cập tới cách chụp ảnh
phong cảnh hoàn toàn nghiệp dư, như bạn, như
mình, mà không hề đòi hỏi những thao tác chuyên sâu nhé. Điều qtrọng là bạn có được
những cảm xúc tuyệt vời khi bấm máy và mình cũng có thể chia sẻ điều ấy cùng với bạn.
Có lẽ bạn sẽ hỏi mình là trong thể loại ảnh phong cảnh
nào thì những yếu tố nào là quan trọng, cần đặc biệt quan tâm? Nếu nói đơn
thuần về kỹ thuật thì nó chính là
Ánh sáng, độ nét sâu của trường ảnh, độ bão hoà mầu sắc. Còn nếu nói về hình thức thể hiện thì
nó lại nằm trong mấy điểm chính sau:
- Bố cục Đường nét, Điểm nhấn
- Chất liệu
- Mầu sắc
Trước hết để có thể chụp được những
tấm ảnh phong cảnh đẹp thì bạn cần có óc quan sát và một trí tưởng tưởng phong
phú bởi vì đôi khi những cảnh đơn giản nhất xung quanh ta lại
hoàn toàn có thể trở thành một tấm ảnh đẹp nếu tìm được một góc nhìn mới
lạ. Vậy thì trước khi ngắm qua khuôn hình của máy ảnh bạn hãy để một vài phút
quan sát kỹ lưỡng cảnh vật để hiểu rằng mình muốn thể hiện điều gì? Chú ý hướng tới của
ánh sáng tự nhiên, các bề mặt phản xạ và thử tìm một chi tiết nào đó hấp dẫn. Bước tiếp theo sẽ là nhìn lại những
gì bạn vừa quan sát qua khuôn ngắm của máy ảnh.
1. Bố cục
Trong thể loại ảnh phong cảnh thì bố cục mang tính
quyết định quan trọng tới giá trị của tấm ảnh do đó bạn cần dành thêm thời
gian cho công việc này. Điều mà đa phần các bạn mới chụp ảnh hay mắc phải là
các bố cục thiếu cân đối, rườm rà và đường chân trời hay bị lệch.
Một vài giấy trước khi bấm máy bạn thử kiểm tra lại
xem xung quanh khuôn hình của mình có những tiểu tiết thừa nào không nhé? Nếu có thì chỉ việc xoay
máy ảnh đi để có được một tấm ảnh đẹp.
Ở đây ta lại nói về nguyên tắc bố cục 1/3 có nguồn gốc từ các hoạ
sĩ vẽ tranh:
Trong hình trên đây bạn có thể tiếp tục chia đôi các khoảng cách ra thêm một lần nữa để đạt được các điểm nhấn phụ.
Photo By LucPappens.
Trong hình trên đây bạn có thể tiếp tục chia đôi các khoảng cách ra thêm một lần nữa để đạt được các điểm nhấn phụ.
Photo By LucPappens.
Về nguyên tắc thì nếu như
bạn có thể đặt
đường chân trời ở 1/3 độ cao của tấm ảnh thì sẽ rất cân đối nhưng
điều này không phải là hoàn toàn bắt buộc. Bố cục của tấm ảnh còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố của phong cảnh tự nhiên nữa. Với các ống kính góc rộng và khi bầu trời
không có gì hấp dẫn thì việc chúc máy xuống đất tìm một chi tiết hấp dẫn cho tiền cảnh lại là hợp lý.
Nếu như bạn để ý và cùng với những
kinh nghiệm thực tế cho thấy thì trong 4 điểm nhấn của bố cục cổ điển thì điểm nhấn dưới
cùng bên phải thường gây một hiệu quả ấn tượng hơn cả.
Photo By Mattana.
Photo By Mattana.
Để tạo sức sống hay sự chuyển động, thu hút cái
nhìn vào một hướng cụ thể thì việc sử dụng các đường nét có sẵn trong thiên
nhiên là vô cùng quan trọng. Nói chung thì một tấm ảnh "động" dễ chụp
hơn một tấm ảnh "tĩnh". Bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây.
Photo By EyalDor Ofer.
Photo By EyalDor Ofer.
Những đường nét chuyển động đã làm cho một tấm ảnh
rất bình thường trở nên hấp dẫn.
Một ví dụ hoàn hảo nữa về bố cục và đường nét
trong ảnh phong cảnh. Tất cả những đường cày uốn cong dẫn ta tới điểm nhấn là
ngôi nhà nổi bật trên nền trời đầy ấn tượng.
Đôi khi bố cục cũng được tạo nên một cách tự nhiên
như một khuôn hình có sẵn, bạn chỉ cần quan sát và...bấm máy mà thôi.
Photo By Molnar.
Photo By Molnar.
Nếu như trong tranh
Thuỷ Mặc ta vẫn
hay nghe nói tới những khái niệm và tính tượng hình của Sơn
và Thuỷ, bản thân
chữ Phong cảnh trong tiếng Trung Quốc được ghép bởi hai chữ Sơn Thuỷ liền với nhau, thì trong ảnh
phong cảnh hai yếu tố này cũng có tầm quan trọng quyết định cho dù chúng được
diễn giải bằng cách này hay cách khác.
Nói về "Chất liệu"
trong ảnh Phong cảnh tức là nói về sự biến đổi, sự khác biệt giữa
các mảng hình trong tấm ảnh về yếu tố cấu thành nên nó. Chẳng hạn như
một dãy núi
đá, một cánh rừng đại ngàn, một cánh đồng mênh manh, một mặt nước phẳng lặng...Mỗi
một chất liệu ấy đều có tiếng nói và cách biểu cảm riêng của mình. Có bao giờ bạn tự hỏi mình tại
sao sự có mặt của "Nước" trong các tấm hình phong cảnh thường mang lại
cảm giác tĩnh tại, nhẹ nhàng trong khi đó những cánh rừng lại có vẻ huyền bí, âm u...? Sự phong
phú về "Chất liệu" trong ảnh phong cảnh là một yếu tố tạo nên những cảm
xúc tự nhiên cho người xem ảnh. Tuy nhiên khi nói về "Chất liệu"
thì ta cũng hay nói về "Mầu sắc" của chúng.
Photo By Devon.
Photo By Devon.
Một tấm ảnh phong cảnh có thể chỉ là một nội dung tả
thực nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là một bức tranh đầy ấn
tượng với những mảng khối mầu siêu hình. Khi ta đặt tất cả những yếu tố thiên nhiên tồn tạo
trong không gian 3 chiều (hay n chiều) ấy lại với nhau trong một mặt phẳng 2 chiều nghĩa là ta đã tước bỏ
đi của chúng những kích thước có thật, sự tồn tại của chúng, bối cảnh và không
gian có thực...để "bắt "lấy những
cảm xúc bất tử, cái gọi là Nhiếp ảnh. Thiên nhiên đã luôn là như
thế trước và sau thời điểm bấm máy của bạn, chỉ có cái nhìn sáng tạo là
đem lại một khuôn hình mới.
Photo By North Wind.
Photo By North Wind.
Sử dụng yếu tố mặt nước như
một chiều khác của hình ảnh là rất
quan trọng trong ảnh phong cảnh. Những bóng đổ, những phản xạ của ánh sáng trên
mặt nước...tất cả hợp thành phong cảnh. Ta hay có cảm giác bầu trời trống rỗng
nhưng điều ấy lại ít được cảm thấy
với mặt nước trong ảnh phong cảnh.
Photo By Anabela.
Photo By Anabela.
Khi nước được kết hợp với ánh sáng và chất
liệu một cách hợp lý thì hiệu quả đôi khi thành công một cách bất ngờ.
Photo By Kenvin V.
Photo By Kenvin V.
Mầu sắc chính là yếu tố quan trọng để làm
nên sự khác biệt về hình khối và đường nét trong ảnh phong cảnh. Sự tương
phản hay kết hợp hài hoà của mầu sắc
cũng đem lại một hiệu quả tâm lý không nhỏ. Xét cho cùng thì ảnh phong cảnh
chính là tổng hoà của mầu sắc trong thiên nhiên. Chỉ một cái nhìn tinh tế về mầu sắc là đủ để cho một
tấm ảnh phong cảnh thành công.
Photo By North Wind.
Photo By North Wind.
Một điểm nữa cần lưu ý với dòng nước chảy trong ảnh
phong cảnh là tốc độ chậm sẽ tạo nên một hiệu quả nghệ thuật rất ấn tượng.
Photo By Aston.
Photo By Aston.
Chúc các bạn thành công!
-------------------------------------
V-4, CHỤP CLOSE UP VÀ ẢNH HOA
Trong tiếng Anh ta vẫn hay gặp thuật
ngữ “Macro Photography » còn trong tiếng Pháp thì là « La
Proxi-photographie » chúng đều có ý nghĩa chung để chỉ thể loại ảnh chụp ở cự ly
rất gần chủ thể mà độ phóng đại bắt đầu từ 1:1 hoặc lớn hơn.
Để cho tiện
chúng mình cùng thống nhất gọi là « Ảnh Macro » nhé.
Vậy thì tại sao lại cần có ảnh Macro ? Cả câu hỏi
và câu trả lời đều rất lý thú. Ta vẫn quan sát và cảm nhận thế giới xung quanh qua đôi mắt
và trí não của của mình một cách hoàn toàn tự nhiên và đôi khi là vô thức. Có
những điều ta nhìn thấy, hay đơn giản là chúng đập vào mắt
ta, và có những điều ta không « thấy » đơn giản bởi nhiều lý do : hạn chế của thị giác, kích thước
của chúng quá nhỏ…hoặc bạn hoàn toàn không quan tâm ( ?) Lần đầu tiên được sở hữu
một chiếc máy ảnh bạn bỗng khám phá ra một khía cạnh mới mẻ của thế giới qua khuôn ngắm nhỏ
xíu mà kỳ ảo. Hình như tất cả bỗng đẹp hơn lên qua lăng kính ấy ? Bạn cũng như mình háo hức tìm cách ghi lại những điều đẹp đẽ ấy - những mảnh
vụn của một thực tế hoàn toàn ảo giác. Thế rồi ta lại càng háo hức muốn biết thực chân của những hình
ảnh ấy - điều gần như là không thể ( ?) Có nhiều cách, bằng trải nghiệm,
bằng nghiên cứu chi tiết, mổ xẻ vấn đề…Ta tự đặt mình vào trong những thế giới mới với những kích
thước đa chiều mới mẻ và mường tượng về những điều bí ẩn chưa
có lời giải đáp.
Một trong những thế giới ấy là MACRO. Nơi mà tất cả đều là nhỏ bé, nơi
mà chiếc máy ảnh của bạn bỗng trở thành một vật thể lạ như
UFO (Unidentified
Flying Object)với những cư dân tí hon của nó. Mình đã sững sờ
(và tin rằng bạn cũng thế) khi lần đầu tiên cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thế giới nhỏ bé ấy. Một chiếc nhị hoa, một chú kiến càng, một chiếc chồi non…và ánh sáng,
ánh sáng diệu kỳ. Càng tiếp xúc thì bạn sẽ lại càng muốn đi gần hơn nữa, thấy rõ hơn
nữa những chi
tiết nhỏ bé ấy cùng với một niềm đam mê không lời.
Có nhiều cách để chụp ảnh MACRO
Việc đầu tiên bạn có thể tham khảo là gõ trên bàn
phím « Google… » với từ khóa « Macro photo… » hoặc ghé lại một tiệm sách đầu phố,
hay lại « Amazon… » Thế giới thông tin rộng mở cho phép bạn tới gần hơn
những chân trời
xa lạ. NTL xin được trình bày ở đây những hiểu biết có hạn của mình về lĩnh vực chụp ảnh đầy
khó khăn và tinh tế này. Không quan trọng là bạn đang có trong tay một chiếc máy chụp phim « Compact
» hay SLR, bạn đang có một chiếc dCam, BCam hay lý tưởng hơn
nữa là SLR…MACRO luôn là có thể trong tầm tay của bạn.
Lợi thế của máy ảnh kỹ thuật số là nó cho phép bạn thử nghiệm…miễn phí (trừ thời
gian và…mồ hôi nhé !) Dưới đây là những phương pháp căn bản để chụp ảnh Macro :
1. Chụp ảnh Macro qua một thấu kính trung gian :
- Dùng kính lúp có độ phóng đại lớn
- Chụp qua kính hiển vi
2. Kết hợp một ống kính thường với kính
"Close-up" lắp thêm: “Lentille de proximité” (Attachement Lens)
3. Đảo ngược ống kính bình thường dùng vòng nối
chuyên dụng “Bague d’inversion” (Reversing Ring)
4. Dùng ống kính chuyên dụng Macro: Ống kính cho
máy SLR và dSLR
5. Kết hợp ống kính với vòng nối làm tăng độ phóng
đại của hình ảnh “Bague allonge auto” (Auto Extension Ring)
6. Dùng khẩu nối làm tăng tiêu cự của ống kính
“Téléconvertisseur” (Teleconverter)
7. Dùng thêm buồng nối mềm “Soufflet” (Bellow) để gắn thân máy và ống
kính.
8. Dùng chức năng chụp ảnh Macro của máy ảnh dCam,
BCam.
Mỗi phương pháp đều có ưu
và nhược điểm của
nó. Nếu bạn chỉ đơn thuần là tò mò muốn biết chi tiết lớn hơn
của một vật
nào đó thì chiếc kính lúp có độ phóng đại lớn là cách đơn giản và ít tốn kém nhất. Dĩ
nhiên là chất lượng hình ảnh không thể cao được rồi. Nếu bạn có điều kiện tiếp xúc với những thiết bị kỹ thuật cao cấp thì
việc sử dụng kính hiển vi để chụp ảnh Macro đã từng là điều bí ẩn mà cả thế giới đi tìm đấy nhé
(Nikon có thiết bị đặc biệt cho phép lắp máy ảnh vào kính hiển vi để chụp ảnh) Thuật
ngữ chuyên môn của nó gọi là «photomicrography», có thể nói rằng nó là một phần
tách ra từ chụp ảnh Macro nhưng lại lớn đến mức trở thành một lĩnh
vực độc lập hoàn toàn mà độ phóng đại có thể lên tới x40.
Tiến thêm một bước nữa, khi bạn sở hữu một chiếc máy ảnh cơ
SLR thì đơn
giản và kinh tế nhất là mua thêm một chiếc kính "Close-up” dung
để chụp ảnh Macro (Cokin có làm loại này: số 103, Close-up 3D hay Hoya với AC
+1 đến +5…). Ưu thế của loại thiết bị này là giá thành rẻ
và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần lắp vào đầu ống kính và thao tác bình thường với AF.
Tuy nhiên chất lượng của thấu kính và các lớp trang phủ có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của ảnh.
Khi bạn đã có một tay nghề khá chắc thì việc chụp ảnh
Macro bằng cách đảo ngược ống kính cũng cho một kết quả rất đẹp. Ưu
thế của nó là chất lượng của ống kính không bị ảnh hưởng bởi chất lượng của
các thiết bị lắp thêm. Mua thêm một chiếc vòng chuyên dụng không
hề đắt nhưng phương pháp này đòi hỏi công phu và kinh nghiệm
vì tất cả các thao tác đều làm bằng tay, kể cả tính toán về ánh sáng.
Cách “đơn giản” mà chất lượng cao nhất
chính là dùng một ống kính chuyên dụng cho thể loại ảnh Macro. Giá thành cho loại
ống kính này thường rất đắt vì chúng được thiết kế đặc biệt riêng cho ảnh
chụp ở cự ly gần và có chất lượng hình ảnh rất cao. Ưu
điểm về tính năng tự động tính
bù sáng theo khoảng cách giữa ống kính và chủ thể sẽ cho phép bạn thoải mái tập
trung hơn vào sang tác. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp loại ống kính macro
này với các thiết bị phụ trợ khác.
Trong hai phương pháp dùng
khẩu nối thì
giá thành của loại vòng nối “Bague allonge auto” rẻ hơn
so với loại khẩu
nối làm tăng tiêu cự của ống kính. Loại “Bague allonge auto” làm tăng độ phóng
đại của hình ảnh trong khi vẫn cho phép bạn thao tác với sự hiệu chỉnh tự động
ánh sáng bằng TTL. Nhưng các chế độ chụp bị hạn chế ở Manuel và Av. Tiêu cự
chỉnh Manual. Khẩu nối “Téléconvertisseur” không những chỉ làm tăng độ dài của
tiêu cự mà đồng thời nó cũng làm tăng độ phóng đại của hình ảnh. Sử dụng loại
khẩu nối này chiếc ống kính của bạn có thể tự động hoàn toàn như
khi được lắp trực
tiếp vào thân máy.
Các máy ảnh dSLR nghiệp dư
hiện tại đều có hệ số ống kính vào
khoảng 1,5 đến 1,6 nghĩa là tiêu cự trên ống kính của bạn sẽ có giá trị thực gấp
x1,5 hay 1,6 lần đấy nhé. Ví dụ như chiếc ống kính 50mm sẽ thành
75mm hay 80mm khi dung với dSLR. Người có lợi nhất chính là bạn!
Thiết bị đặc biệt nhà nghề trong chụp ảnh Macro
chính là chiếc hộp nối mềm có hình đèn xếp gắn giữa ống kính và thân máy ảnh “Soufflet”. Nó cho phép ta đạt tới
độ phóng đại lớn nhất và rất dễ sử dụng. Được thiết kế để sử dụng với nhiều loại ống kính khác nhau
(xuôi chiều cũng như ngược chiều) “Soufflet” cho phép đạt độ phóng đại từ x1 đến x11 tùy theo ống kính
mà bạn sử dụng. “Soufflet” được sử dụng với một chiếc giá đỡ chuyên dụng
“Banc d'approche” cho phép bạn thao tác với độ chính xác cao. Giá thành của loại
thiết bị này rất đắt.
Với kỷ nguyên của kỹ thuật số thì chụp ảnh Macro
đang trở thành một điều rất phổ thông và dễ dàng thao tác với các máy ảnh dCam, BCam.
Bạn chỉ cần đơn giản chọn chế độ chụp ảnh Macro (thường
là có hình biểu tượng một bông hoa), chọn tiêu cự sẽ sử dụng, tin tưởng ở AF và
bấm máy! Bạn có thể tham khảo thêm loạt bài viết về chụp ảnh hoa Macro bằng
máy dCam trong chuyên mục này nhé.
Có khái niệm
căn bản trong ảnh Macro*
1. Độ phóng đại của hình ảnh (« Magnification Ratio
hayォ Rapport de
Reproduction )
Độ phóng đại này xác định tỉ lệ giữa kích thước thật
của vật thể và hình ảnh của nó ghi lại trên phim 24x36mm (hoặc sensor). Nó được
tính bằng khoảng cách giữa mặt phẳng phim và vật thể với tiêu cự của ống kính.
Ví dụ như khi hình ảnh của vật thể trên phim có kích thước bằng kích
thước thật bên ngoài, ta nói độ phóng đại là 1 :1 hay 1x. Nếu hình ảnh lớn gấp đôi vật
thật thì độ phóng đại là 2 :1 hay 2x.
Để có thể có được một độ phóng đại chính xác của vật
thể thì đầu tiên ta phải chọn chỉ số này và sau đó tiến hành canh nét bằng cách
dịch chuyển máy ảnh cho đến khi tìm được điểm nét ưng ý.
2. Hiệu chỉnh kết quả đo sáng (« Exposure
Correction » hay « Correction d’exposition »)
Khi khoảng cách chỉnh nét giảm đi thì nó cũng kéo
theo sự suy giảm của ánh sáng, đây là một định luật trong quang học. Khi bạn chụp
ảnh bình thường thì sự suy giảm ánh sáng này là không đáng kể nhưng
trong chụp ảnh Macro
thì nó lại cần có thêm sự hiệu chỉnh về kết quả đo sáng để bù lại
lượng sáng bị thiếu này. Với hệ thống đo sáng TTL thì việc hiệu chỉnh được làm hoàn toàn
tự động.
3. Độ nét sâu của trường ảnh (« Depth of Field »
hay « Profondeur de champ »)
Khái niệm này ám chỉ vùng ảnh nét ở phía trước và
phía sau của điểm mà bạn canh nét. Trong chụp ảnh Macro thì độ nét sâu đóng một
vai trò đặc biệt quan trọng và nó thay đổi tùy theo độ phóng đại của hình ảnh
và khẩu độ mở của ống kính. Độ phóng đại càng lớn và khẩu độ ống kính càng rộng
thì độ nét sâu của trường ảnh càng bé. Độ phóng đại nhỏ cùng với khẩu độ ống
kính khép sâu sẽ cho D.O.F lớn. Bạn có thể kiểm tra D.O.F bằng một nút bấm nằm ở
phía trước của thân máy ảnh.
4. Đảo ngược ống kính (“Reversed a Lens” hay “Inverser
l’Objectif”)
Khi chụp ảnh thông thường thì chủ thể thường ở xa ống
kính còn phim (hoặc sensor) thì lại ở rất gần. Khi ta tiến lại gần chủ thể thì tương
quan giữa hai
khoảng cách này thay đổi dẫn tới làm giảm chất lượng hình ảnh. Nếu bạn dung một ống kính
không thuộc loại chuyên dụng cho ảnh Macro với độ phóng đại lớn thì bạn có thể
làm tăng khả năng của ống kính bằng cách lắp ngược nó vào than máy ảnh bằng một
vòng nối gọi là “Reversing Ring” hay “Bague d’inversion”.
5. Cự ly chụp ảnh
Ở đây ta đang nói về khoảng cách giữa đầu của
ống kính và vật thể. Khi cự ly chỉnh nét càng gần thì khoảng cách này càng ngắn
lại và như thế ống kính có thể làm cản trở một phần ánh sáng chiếu tới vật thể. Khi bạn
thao tác chụp ảnh quá gần sẽ làm cho các loài vật sống trở nên khích động và
khó chụp hơn. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng một chiếc ống kính có tiêu cự lớn
hơn để có thể chụp từ xa.
6. Độ rung của thân máy ảnh
Khi chụp ảnh Macro thì ngay những rung động nhỏ nhất
cũng sẽ làm ảnh hưởng tới độ sắc nét và làm giảm chất lượng của hình ảnh.
Như thế bạn nên dùng chân máy ảnh
hay một hệ thống cơ khí cho phép giữ bất động máy ảnh đồng thời dùng dây bấm mềm hoặc điều khiển từ xa để có thể đạt
được độ sắc nét cao nhất. Nếu máy ảnh của bạn không thể lắp thêm dây bấm mềm thì bạn nên chụp bằng
chế độ tự động. Trong trường hợp bạn chủ động chụp cầm tay thì nên sử dụng
tốc độ cao nhất có thể.
---------------------------------------
* Tham khảo tài liệu của Nikon
Thiết bị dùng trong chụp ảnh MACRO
Trong bài viết này NTL xin dành riêng
cho kỹ thuật chụp ảnh Macro với máy SLR hay dSLR.
Các thiết bị của Nikon được dùng
để minh họa, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các thiết bị tương
đương
với Canon,
Minolta…
1. Thân máy ảnh (“Body” trong tiếng Anh, “Boîtier” trong
tiếng Pháp)
Đây là bộ phận khá quan trọng nhưng
nó lại không có
tiếng nói quyết định lớn nhất trong chất lượng hình ảnh. Thêm nữa khi chụp ảnh Macro
bạn sẽ chỉnh bằng tay là chủ yếu và tốc độ chụp không có nghĩa lý gì ở đây cả. Tuy
nhiên việc có một chiếc thân máy ảnh với khả năng tương thích với nhiều loại thiết bị chụp ảnh Macro cũng
là điều cần thiết. Bạn nên chọn loại thân máy ảnh có điều khiển từ xa (bằng dây nối
hay tia hồng ngoại) hoặc có thể lắp thêm giây bấm mềm.
2. Ống kính (“Lens” hay “Objectif”)
Trên lý thuyết thì tất cả các loại ống
kính đều “có thể” dùng để chụp ảnh Macro nhưng bạn cũng nên lưu
ý rằng có những ống
kính được thiết kế chuyên cho một thể loại ảnh nhất định như
chiếc 85mm f/1,4D dùng cho ảnh chân dung, lại không cho hình ảnh cực kỳ sắc
nét và chi tiết như chiếc PC Micro-Nikkor 85mm
f/2,8D. Bạn nên ưu tiên những ống kính có khẩu độ mở cố định (zoom hoặc tiêu
cự cố định) vì chúng sẽ cho bạn khả năng thao tác rất lớn trong mọi điều kiện ánh sáng và chất
lượng ảnh cũng cao hơn. Chẳng hạn như một chiếc 50mm f/1,4D dùng để chụp
ảnh Macro sẽ cho kết quả rất đẹp.
Bên cạnh đó thì bạn có một gam ống kính chuyên dụng
cho ảnh Macro của các hãng lớn như Nikon,
Canon, Pentax…đồng thời các
đồ “FOR” của Sigma, Tamron cũng khá chất lượng và giá thành rẻ. Dưới đây là các
ống kính chụp ảnh Macro của Nikon:
Bạn sẽ hỏi minh là tại sao lại dùng những chiếc ống kính đắt tiền này trong khi có thể chụp
ảnh Macro được bằng nhiều phương pháp khác nhau? Câu trả lời chính xác và ngắn gọn nhất
là: chất lượng và tiện nghi. Không những chúng được thiết kế bằng những thấu kính đặc
biết có chất lượng cao mà việc xử lý các lớp trang phủ cũng như
hệ thống “CRC”
(hiệu chỉnh cho ảnh chụp ở cự ly gần) trợ giúp rất hiệu quả cho chất lượng ảnh
chụp. Trong mỗi chiếc ống kính Macro này đều có một bộ xử lý 4-bits được nối với hệ thống xử
lý trung tâm của thân máy ảnh. Như thế tất cả các phép tính phức
tạp của ảnh Macro được hoàn thành trong vòng một vài phần nghìn giây! Bạn chỉ việc tập trung vào khuôn hình và bấm máy.
Bạn cũng có thể thấy trong một số ống kính zoom có
chức năng Macro (như Sigma 28-135mm f/3.8-5.6 Aspherical IF Macro) điều này có nghĩa là bạn
hoàn toàn có thể sử dụng nó để chụp ảnh Macro. Tuy nhiên độ phóng đại của ảnh
không lớn, thường là ở tỉ lệ 1:3 tùy theo ống kính, nhưng
thao tác rất dễ dàng.
3. Kính “Close-up” (“Lentille de proximité”)
Bạn có thể dung từng chiếc rời hay kết hợp chúng với nhau và gắn
ngay lên đầu ống kính giống như một chiếc kính lọc UV bình thường.
Nhờ vào vị trí này mà nó không hề làm ảnh hưởng đến các tính năng tự động của
ống kính như AF, AE. Kính “Close-up” có thể dung với ống kính tiêu
cự cố định, zoom hoặc Tele. Độ phóng đại là cố định với từng loại kính bạn chỉ
việc chỉnh tiêu cự mà thôi. Thông thường thì khi số của kính “Close-up” càng
cao thì bạn có thể chụp ảnh càng gần chủ thể. Chẳng hạn như
gam kính Close-up của Nikon có
các số từ N°0 đến N°6T; trong đó các số 0, 1, 2 dùng cho các tiêu cự tới 55mm còn từ 3T
đến 6T chuyên cho các ống kính tele (chúng được thiết kế bằng thấu kính kép).
4. Vòng nối (“Auto Extension Ring” hay “Bague
Allonge Auto”)
Những chiếc “Ring” này cho phép bạn
tăng khoảng cách giữa ống kính và thân máy ảnh, điều này có nghĩa là làm
tăng độ phóng đại của hình ảnh. Thường có nhiều kích thước của các vòng
nối khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Chúng có thể được dùng riêng rẽ hay kết hợp lại với nhau. Cách
sử dụng những vòng nối này sẽ xác định phương pháp đo
sáng của bạn được
dùng ở khẩu độ ống kính mở cực đại hay ở một chỉ số thực. Trong cả hai trường hợp
này thì kỹ thuật TTL sẽ tự động hiệu chỉnh lượng sáng cho độ dài thêm của vòng
nối.
Bạn sẽ chụp hoàn toàn bằng “Manuel” hoặc Av với
tiêu cự chỉnh bằng tay.
Nikon có các vòng nối sau: PK-11A, PK-12, PK-13,
PN-11.
5. Khẩu nối “Teleconverter” (“Téléconvertisseur”)
Mỗi một khẩu nối này tương
thích với một loại ống
kính nhất định và làm chức năng gắn giữa ống kính và thân máy. Không những nó
cho phép tăng thêm tiêu cự của ống kính mà “Teleconverter còn cho phép bạn thao
tác chụp ảnh “Close-up”. Các chế độ tự động phơi sáng và TTL được giữ nguyên.
Nikon có các khẩu nối sau:
- TC-301: dùng cho ống kính có tiêu cự nhỏ nhất là
300mm hoặc lớn hơn. Đặc biệt dung được cho Micro-Nikkor 200mm f/4 IF.
- TC-201: dùng cho ống kính có tiêu cự bằng hoặc nhỏ
hơn 200mm
- TC-14A: dùng cho ống kính có tiêu cự bằng hoặc nhỏ
hơn 200mm
6. Hộp nối mềm (“Bellow” hay
“Soufflet”)
Ưu điểm của loại thiết bị này là nó có thể
dung được với rất nhiều ống kính khác nhau và đơn giản trong thao tác. Tùy
theo thân máy mà có thể bạn sẽ phải dùng thêm vòng nối “Extension Ring” như
để nối SLR
Nikon F5 hoặc F100 với Bellow PB-6. Khi F5 hay F3 dùng mô-tơ MD-4 thì bạn lại cần
thêm thiết bị PB-6D. Cũng giống như các loại khẩu nối ở trên, bạn
hoàn toàn có thể nối các “Soufflet” với nhau, chẳng hạn như
nối thêm PB-6E
vào PB-6 để làm tăng gấp đôi độ phóng đại. Với một chiếc ống kính 20mm lắp ngược
bạn có thể đạt tới độ phóng đại x24 với hệ thống này! Đi kèm với Soufflet có
khá nhiều các thiết bị phụ trợ như dùng để sao chép phim dương bản, âm bản (PS-6) hay giá
đỡ cho mẫu vật (PB-6M)…cũng như dây bấm mềm (AR-7), giá đỡ chỉnh
tiêu cự “Focusing Stage” (Banc d’approche) PG- 2.
7. Vòng nối ngược (“Reversing Ring” hay “Bague
d’inversion”)
Loại vòng nối ngược BR-2A cho phép bạn lắp ngược một
ống kính có đường kính 52mm vào thân máy ảnh hay một chiếc Soufflet PB-6.
Trong khi đó chiếc BR-5 lại dùng cho ống
kính 62mm nối với BR-2A và lắp vào thân máy.
8. Dây bấm mềm hay điều khiển từ xa. (« Cable
Release, Telecommande » hay “Déclencheur mécanique, Télécommande”)
Chúng có tác dụng làm nhẹ đi các thao tác khi chụp ảnh,
tránh làm rung máy dẫn đến ảnh nét không căng.
9. Đèn Flash
Để đơn giản hóa việc chiếu sáng trong chụp ảnh
Macro thì hầu như các hãng đều có chiếc đèn Flash chuyên dụng
dành cho việc này.
Chẳng hạn như Nikon có chiếc SB-29s. Cấu tạo của nó
gồm hai nguồn sáng nhỏ độc lập ở hai bên nhằm làm giảm bớt bóng đổ một chiều như
khi ta chụp với một
đèn đơn lẻ. Bạn có thể kích hoạt đồng thời cả hai đèn này hay chỉ dùng duy nhất
một đèn. Dĩ nhiên là bạn có thể thay đổi cường độ ánh sáng của đèn.
Bên cạnh đó thì chiếc flash mà bạn vẫn hay sử
dụng hoàn toàn có thể là một nguồn sáng lý tưởng cho ảnh Macro,chẳng hạn chiếc SB- 800 với kỹ thuật
i-TTL. Bạn nên dùng một dây nối TTL để thay đổi vị trí đèn flash trên nóc máy ảnh
cũng như kết hợp nhiều đèn flash cùng một lúc.
Để làm giảm bớt độ gắt của ánh sáng đèn Flash người
ta hay dùng thêm những thiết bị làm tán xạ ánh sáng như
“Diffusion Dome”, “Reflector”…Tuy
nhiên bạn cần phải tính lại cường độ ánh sáng của đèn tùy theo thiết bị.
10. Các tấm phản xạ và thiết bị phụ trợ
Tấm phản xạ gắn trên giá đỡ.
11. Kínhh lọc phân cực (“Circular Polarizer” hay
“Polarisant Circulaire”)
Loại kính này không những chỉ có tác dụng xóa đi những
phản xạ không cần thiết mà nó còn làm tăng độ bão hòa của mầu sắc, rất cần thiết trong ảnh Macro.
12. Khuôn ngắm chuyên dụng
Đây là những thiết bị đặc biệt đòi hỏi những
thân máy ảnh PRO có khả năng thay đổi khuôn ngắm (Viewfinder) như
Nikon F5. NTL xin được giữ
nguyên tên gốc bằng tiếng Anh cho tiện việc tra cứu : DE-3 High-Eyepoint, DW-3 Waist-level
& DW-4 6x Magnifying Finders,
DP-30 High-Eyepoint, DW-30 Waist-level & DW-31
6x Magnifying Finders, DR-4 Right-Angle Finder. Tác dụng của chúng là giúp cho
việc khuôn hình dễ dàng và thoải mái hơn trong mọi tư
thế chụp của ảnh Macro.
13. Chọn máy ảnh (« Tripod » hay «Trépied”)
Tiêu chuẩn đầu tiên là độ chắc chắn (thường đi kèm
với trọng lượng khá nặng) để đảm bảo giữ ổn định thân máy trong quá trình tháo
tác cũng như chụp ảnh. Để tiện dụng cho việc chỉnh nét thì bạn nên dùng thêm một chiếc “Focusing Stage” (Banc
d’approche).
“Focusing Stage” của Manfrotto.
“Focusing Stage” của Manfrotto.
14. Sách tham khảo :
Sách tiếng Anh :
- Nature Photography Close Up: Macro Techniques in
the Field by Paul Harcourt Davies & Peter Parks: $31.60
- The Complete Guide to Close Up & Macro
Photography by Paul Harcourt Davies: $26.36
- Macro and Close-Up Photography Handbook by Stan
Sholik & Ron Eggers: $31.60
- Complete Guide to Close-Up & Macro
Photography by Paul Harcourt Davies: 31,72€
- Closeups in Nature by John Shaw: $15.75
- Macrophotography: Learning from a Master by
Gilles Martin & Ronan Loaec: $27.20
- Close-up Photography by Alan R. Constant: $28.53
- Digital Nature Photography by Jonathan Cox:
$16.97
- Digital Abstract and Macro Photography by Ken
Milburn: $29.99
- 100 Flowers by Harold Feinstein
- Art and Science of Butterfly Photography by
William Folsom
- Flower by Lynn Goldsmith
- Flowers: Portraits of intimacy by Adam Kufeld
- Foliage by Harold Feinstein
- How to Photograph Close-ups in Nature by Nancy
Rotemberg & Michael Lustbader
- How to Photograph Insects & Spiders by Larry
West
- The Metamorphosis of Flowers by Claude Nuridsany
& Marie Perennou
- Hidden Beauty: Microworlds revealed by France
Bourely
- Searchings: Secret Lanscapes of Flowers by
Barbara Bordnick
- The Garden by Freeman Patterson
Sách tiếng Pháp:
- Pratique de la macro photo de Durand.
- La macro photographie de Paul Harcourts Davies.
- La macro photographie de Gilles Martin et Ronan
Loaëc
- La macrophotographie au fil des saisons de Gérard
Blondeau.
- Mieux photographier en gros plan de Michael
Busselle.
Bây giờ NTL xin được trình bày những kinh nghiệm cá
nhân của riêng mình trong việc chụp ảnh macro với máy ảnh dCam. Xin lưu
ý rằngtrong giới
hạn bài viết này NTL mới chỉ dề cập tới các loại máy ảnh kỹ thuật số phổ thông mà
tính năng macro được thêm vào như một chi tiết "vui vẻ" của
máy chứ không đề cập tới các thiết bị Macro nhà nghề. Kể ra với máy ảnh dCam mà chụp macro đẹp thì mới thích
nhỉ?
Bác Nguyễn Việt sử dụng con Canon "sứt
vòi" G2 là vẫn "siêu" hơn con S400 mà
mình dùng làm thử nghiệm đấy
nhé. Đơn giản bởi vì có lẽ đa phần các bạn đang sở hữu những
chiếc dCam mà chúng không cho phép can thiệp vào các chế độ cao hơn
như ưu
tiên tốc độ hay ưu
tiên khẩu độ chụp vậy.
Thế nhưng Macro luôn nằm trong khả năng của bạn.
Vậy thì ưu điểm của các máy dCam trong
chụp macro là gì?
- Giá tiền rẻ mà có chức năng
macro, điều này quan trọng ra phết
- Dễ sử dụng
- Độ nét sâu: cái này có cả hai mặt lợi hại. Với những
người chụp macro nghiệp dư thì việc tính toán độ nét sâu
và bố cục của điểm nét là phức tạp. Độ nét sâu của dCam cho phép bạn chụp ảnh đẹp
mà không sợ bị sai nét. Thế nhưng bên cạnh đó nó lại thể hiện một
nhược điểm cực lớn là không thể làm mờ phông hình dẫn tới việc không làm nổi bật
được chủ thể. Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm mẹo khắc phục được.
Một tấm ảnh macro thường dễ đem lại cho ta ấn tượng
trong cái nhìn thoáng qua ban đầu nhưng để thật sự thành công thì
bạn phải tìm tòi về bố cục để thể hiện chủ thể một cách độc đáo. Vậy chụp macro với dCam
thì nên canh nét vào đâu trên một bông hoa chẳng hạn?
Câu trả lời lại phụ thuộc vào chủ ý của bạn. Chẳng
hạn nếu bạn chụp một bông hoa đang nở và muốn thể hiện các cánh hoa thì việc
canh nét vào chúng là hợp lý, trong trường hợp bạn muốn thể hiện những nhị hoa
thì điểm nét phải đặt vào đây. Nên lưu ý rằng ở cự ly rất gần thì độ
nét sâu có thể thay đổi theo từng mm. Nhưng cho dù bạn đã chỉnh nét chính xác
như thế nào chăng nữa thì việc kiểm tra lại ảnh chụp trên
màn hình máy tính là cần thiết. Màn hình LCD của dCam hay cho ta cảm giác nhầm về độ nét của ảnh. Trong ví
dụ dưới đây hình ảnh trên LCD là hoàn toàn làm bạn hài lòng nhưng
kết quả lại không thật sự như ý muốn.
Ảnh minh hoạ số 1.
Giá trị của độ sâu trường ảnh nằm ở đâu? Như
mình đã nói ở trên thì
ngoài việc làm nổi bật chủ thể độ sâu trường ảnh còn có thể tạo ấn tượng về không gian chiều sâu cho ảnh macro. Bạn
có thể dễ dàng nhận thấy với các máy dCam thì bạn luôn có hai khoảng cách tương
ứng với hai vị
trí của ống kinh Zoom. Bạn sẽ chụp được ở cự ly gần nhất khi ống kính là góc rộng,
bạn sẽ phải chụp ở cự ly xa hơn khi chọn vị trí ống kính
télé. Vậy có gì khác nhau ở đây? Câu trả lời thật đơn
giản: DOF -
Deep Of Field, độ sâu trường ảnh. Xin được lấy một ví dụ của NguoiNongDan từ
topic Những khoảnh
khắc không lời của cảm xúc
Ta nhận thấy rõ nền xanh của cỏ phía sau
hoàn toàn mờ đi nhưng vẫn đủ để ta nhìn thấy những đốm hoa mầu trắng. Chủ
thể hoàn toàn nội bật, một bố cục đơn giản và chính xác trong ảnh
macro. Một trong những mẹo để tạo phông mờ trong ảnh macro với ống kính góc rộng
là chọn hướng chụp với hậu cảnh thật xa!
Khi chụp Macro ở vị trí ống kính góc rộng thì độ
nét rất sâu, điều này lại có lợi khi bạn muốn thể hiện một ảnh hoa có bố cục rộng. Độ
nét sẽ bao phủ gần như toàn bộ khuôn hình, chỉ những chi tiết ở một khoảng cách đủ xa
mới bị mờ đi. Các bạn xem ví dụ dưới đây:
Ảnh minh hoạ số 3
Canon PowerShot S400
Shooting Mode: Manual
Photo Effect Mode: Off
Tv( Shutter Speed ): 1/320
Av( Aperture Value ): 7.1
Metering Mode: Evaluative
Exposure Compensation: -2/3
ISO Speed: 200
Focal Length: 7.4 mm
Image Size: 1600x1200
Image Quality: Superfine
White Balance: Cloudy
AF Mode: Single AF
AF Range Mode: Macro
File Size: 939KB
Tấm ảnh này được chụp vào một buổi chiều nhiều mây. Ánh sáng trong nhưng không đủ mạnh, với S400 thì mình đã chủ động đặt ISO ở 200 để tăng tốc độ chụp đề phòng bị rung tay. Ảnh có độ nét sâu khá đều do mình chụp macro ở vị trí ống kính góc rộng.
Ta sẽ phân tích về ảnh sáng trong phần tiếp theo.
Khi bạn chụp macro ở vị trí ống kính télé thì ta rất
dễ dàng cảm thấy ngay những khó khăn kỹ thuật: thứ nhất là khoảng cánh giữa máy
ảnh và hoa xa hơn, khó canh nét hơn và ống kinh télé cũng kém nhạy
sáng hơn, đòi hỏi tốc độ chụp cao hơn để tránh rung. Nếu có thể thì bạn nên dùng
chân máy ảnh hoặc tìm một điểm tựa thích hợp để có thể chụp ảnh thoái mái hơn.
Lợi thế của chụp ảnh macro ở vị
trí télé là độ sâu của trường ảnh rất nhỏ, bạn có thể làm mờ phông hình như
những ống kính
macro chuyên nghiệp
Ảnh minh hoạ số 4
Canon PowerShot S400
Shooting Mode: Manual
Photo Effect Mode: Off
Tv( Shutter Speed ): 1/500
Av( Aperture Value ): 4.0
Metering Mode: Evaluative
ISO Speed: 200
Focal Length: 15.4 mm
Image Size: 1600x1200
Image Quality: Superfine
White Balance: Cloudy
AF Mode: Single AF
AF Range Mode: Macro
File Size: 888KB
Thử hình dung nếu mình sử dụng vị trí ống
kính góc rộng để chụp macro trong trường hợp này thì các bông hoa ở phía sau
cũng sẽ khá nét dẫn tới việc không làm nổi bật được bong hoa ở tiền cảnh do phông bị rắc rối.
Macro ở vị trí ống kính télé là một giải pháp khá hiệu quả
cho tất cả các máy dCam.
Trong phần tiếp theo này NTL sẽ cùng bạn
tìm hiểu cách đo sáng và cách hiệu chỉnh ánh sáng để có được một bức ảnh macro
đẹp như ý muốn. Tuy nhiên ta cũng chỉ giới hạn trong phạm vi macro cho dCam và kỹ
thuật amateur mà thôi. Chi tiết về đo sáng xin được dành một topic khác sau này.
Đầu tiên là lựa chọn ánh sáng. Bạn chụp macro bằng
ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo? có dùng đèn flash hay không? Bạn chụp hoa
tự nhiên hay hoa cắm và có bố cục? NTL sẽ giới hạn trong lĩnh vực chụp hoa
ngoài trời với ánh sáng tự nhiên vì có lẽ đây là điều bạn hay làm trên đường
đi du lịch.
Ánh sáng nào đẹp nhất để chụp hoa?
Ánh sáng thích hợp nhất để chụp hoa ngoài trời là
ánh sáng tản cho độ tương phản đều và khá dịu. Ánh nắng
chói chang thường hay gây ấn tượng bắt mắt với bạn nhưng
để chụp ảnh
hoa macro thì lại là điều không hay đơn giản vì độ chênh sáng quá lớn, khó xử lý đối với dCam.
Nếu bạn nhất thiết muốn chụp hoa ngoài trời nắng thì có thể che bớt ánh sáng trực tiếp đi bằng một tấm vải mỏng
mầu ghi nhạt, bạn sẽ có hiệu quả khá thú vị đấy. Thời tiết đầy mây lại là lý tưởng
cho chụp ảnh hoa vì bản thân các đám mây này đã là một chiếc kính lọc ánh sáng cho bạn
rồi. Ở Việt nam thì ánh sáng vào lúc cuối buổi chiều rất đẹp, hay là ánh sáng
ngay sau một cơn mưa cũng rất đẹp cho ảnh hoa macro.
Với dCam thì nên chọn chế độ cân bằng trắng nào?
Mình dùng "Daylight" để có thể tái tạo lại
mầu sắc trung thực nhất. Các chế độ tăng cường hiệu quả nghệ thuật thường làm cho
hình ảnh không chính xác với các dCam, bạn không nên dùng.
Chọn chế độ đo sáng nào để chụp
hoa?
Ở cự ly gần như vậy thì mình hay sử dụng
cách đo sáng phức hợp của máy, cách này gần giống với các thiết bị đo sáng cầm tay, hơn
nữa ở cụ ly gần
chủ thể choán gần hết khuôn hình bạn sẽ không sợ lỗi đo sáng quá lớn. Tuy nhiên việc hiệu
chỉnh ánh sáng lại là cần thiết.
Vậy ta nên hiệu chỉnh ánh sáng như
thế nào?
Các máy ảnh dCam thường có xu hướng đo thừa sáng,
điển hình là các máy của Canon, khẩu độ chênh lệch khá nhẹ 1/3Ev nhưng
nhiều khi cũng đủ để làm bạn không hài lòng. Thêm nữa độ phản xạ ánh sáng của
mỗi mầu hoa cũng khác nhau. Nếu ta nói độ phản xạ ánh sáng chuẩn là 18% thì với
các loại hoa mầu trắng và mầu vằng độ phản xạ này lại lớn hơn
nhiều. Do đó cần hiệu chỉnh ánh sáng.
Theo dõi ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu dễ dàng hơn
tác dụng của hiệu
quả chỉnh sáng Ev. Ảnh chụp bằng máy Canon S400, ISO 50, Daylight.
Phân tích:
Trong hình 1, Ev+/-0, ta có thể nhận thấy ngay rằng
ảnh thừa sáng rất nhẹ. Các chi tiết trên cánh hoa và mặt lá
không được thật sự nổi bật.
Trong hình 2, Ev-1/3, độ tương
phản giữa các
cánh hoa tốt hơn, mầu sắc bão hoà đẹp hơn và trên mặt ls ta có thể thấy rõ
các chi tiết của đường gân cũng như chất lục diệp. Phơi
sáng đúng.
Trong hình 3, Ev-2/3, ta có thể thấy ảnh bị thiếu sáng rất nhẹ trên bông
hoa và rõ hơn trên mặt lá.
Hình 4, Ev-1, không cần phải nhìn lâu bạn cũng có
thể đồng ý với NTL rằng ảnh này thiếu sáng không thể chấp nhận
được.
Hình 5, Ev+1/3, ảnh thừa sáng trong mức độ vẫn có
thể chấp nhận được nhưng ảnh mất hẳn chiều sâu do độ tương phản quá yếu, đặc biệt là giữa các tầng
lá.
Hình 6 và 7 thì ảnh hoàn toàn bị thừa sáng, các chi
tiết trong vùng ánh sáng mạnh bị "cháy", độ tương
phản không thể
chấp nhận được.
Hy vọng với ví dụ trên đây các bạn đã có thể hiểu
được phần nào tầm quan trọng của việc hiệu chỉnh ánh sáng trong chụp ảnh hoa macro.
Kỹ thuật số cho phép ta thấy ngay hiệu quả công việc và bạn có thể tự rút ra
cho mình những kinh nghiệm bổ ích nhất mà không một trang web hay một quyển sách
nào có thể dạy bạn được.
Macro Lighting System
Bạn muốn chụp macro bằng đèn flash?
Chiếc đèn gắn sẵn trên máy không giúp gì được bạn trong
trường hợp này vì với cự ly quá gần nó sẽ làm "cháy" ảnh của bạn. Tuy
nhiên bạn có thể mua thêm đèn flash chuyên dùng cho macro như
chiếc Cool Light của Nikon dùng cho các máy dCam. Với các máy dCam có thể gắn
thêm đèn flash bên ngoài thì bạn đừng bao giờ dùng flash trực tiếp mà nên phả đèn vào một
tấm phản xạ. Kỹ thuật chụp macro bằng flash NTL sẽ nói trong một bài khác kỹ lưỡng
hơn.
Bạn muốn dùng ánh sáng nhân tạo?
Không cần thiết phải mua các thiết bị chuyên dụng đắt tiền. Bạn hãy thử mẹo nhỏ
này nhé: dùng một chiếc hộp nhựa mỏng mầu trắng (như kiểu hộp đựng thức ăn), đặt
mẫu vật cần chụp vào trong đó, phần nền bạn có thể lót giấy mầu
bên ngoài tuỳ theo ý thích. Trên đỉnh hộp nhựa bạn chỉ việc dùng chiếc đèn bàn học để gần lại
và như thế bạn đxa có một thứ ánh sáng tản tuyệt vời để chụp
macro.
Cảm ơn tác giả Karol Hawn đã cho chúng
ta một mẹo lý thú. Nhiếp ảnh đôi khi có những ý tưởng trùng nhau một cách thú vị.
Cùng một chủ đề bạn có vô số cách để thể
hiện chúng. Chụp một bông hoa bạn có thể hướng tới một mục đích cụ thể như
làm post card, ảnh minh hoạ,
ảnh tư liệu hay đơn giản chỉ là để làm một cái phông cho màn hình máy
tính chẳng hạn. Để đạt được mục đích của mình bạn có các phương
tiện sau để thể
hiện:
- Bố cục
- Ánh sáng
Như NTL đã nói ở trên là ánh sáng tản đều đặn rất thích hợp cho
việc chụp ảnh hoa macro. Vấn đề ở chỗ là ngoài tự nhiên ánh sáng không có nhiều chiều khác nhau để tôn vẻ đẹp
của bông hoa lên cũng như để làm giảm những bóng đổ quá mạnh không cần thiết. Vậy liệu có giải pháp
nào không? Có đấy, rất nhiều nữa là khác nhưng NTL xin giúp bạn một mẹo
vô cùng thực tế và đễ làm. Đó là dùng thêm những tấm phản xạ ánh sáng tự tạo dùng
trong khi du lịch. Trong bếp của bạn hẳn có nhiều thứ để gói thức ăn? Bạn
hãy lấy cho mình một ít giấy nhôm nhé, vò nát nó đi một cách nhẹ nhàng và đều đặn rồi cuộn lại xếp vào trong túi máy ảnh,
bạn đã có một thứ đồ nghề rất "PRO" rồi đấy
Khi bạn muốn chụp ảnh hoa ngoài trời và muốn có
thêm nguồn sáng thứ hai thì bạn chỉ việc lấy tấm giấy nhôm này ra, bọc nó ra
ngoài một tấm bìa cứng hay một quyển tạp chí chẳng hạn và lựa chiều ánh sáng để dùng nó như
một nguồn sáng
tự nhiên thứ 2. NTL xin đảm bảo rằng những tấm ảnh hoa của bạn sẽ khác. Thử xem
nhé và post ảnh lên cho mọi người cùng thưởng thức.
Chụp ảnh hoa bạn không nên chụp trong điều kiện ánh sáng chiếu thẳng trực diện vào
bông hoa vì như thế sẽ không đẹp. Thế còn ánh sáng ngược chiều? A, câu hỏi này rất thú
vị! Sử sụng ánh sáng ngược chiều là con dao hai lưỡi. Nếu bạn muốn lấy dáng hình
của chủ thể thì loại ánh sáng này sẽ giúp bạn rất nhiều, bạn chỉ cần bớt đi từ
-1Ev đến -2Ev là hiệuq ủa sẽ như ý muốn. Còn để thể hiện bông
hoa đẹp thì nó lại là trở ngại cho bạn đấy trừ khi ánh sáng này thật nhẹ và bạn
tìm được một góc bấm máy thích hợp. Trong ví dụ dưới đây ảnh hoa được chụp bằng
ánh sáng ngược cuối giờ chiều, trong trẻo và nhẹ nhàng. Bạn có thể thấy rõ hiệu
quả thẩm mỹ được tạo nên do ánh sáng viền. Trong từng trường hợp
cụ thể bạn hãy thử "bracketing" thêm và bớt ánh sáng nhé để tìm ra giải
pháp tối ưu cho tấm ảnh của mình.
Shooting Mode: Manual
Photo Effect Mode:Off
Tv( Shutter Speed ): 1/250
Av( Aperture Value ): 2.8
Metering Mode: Evaluative
Exposure Compensation: -1/3
ISO Speed: 200
Focal Length: 7.4 mm
Image Size: 1600x1200
Image Quality: Superfine
White Balance: Cloudy
AF Mode: Single AF
AF Range Mode: Macro
File Size: 962KB
Một ví dụ khác về ảnh hoa với ánh sáng ngược
chiều của bạn Nguyễn Việt chụp với thông số: Tv 1/60 Av 4.0 Focal Length
21.0mm.
Ấn tượng đẹp trong tấm ảnh này là ánh sáng ngược
hay đúng hơn là ánh sáng chếch làm rực lên mầu trắng của những cánh hoa và làm "trong"
mầu lá xanh. Trong trường hợp này nếu bạn có thể canh sáng đơn
giản bằng
"spot" vào bông hoa để làm tăng độ tương phản cho toàn ảnh thì ấn tượng
sẽ hay hơn nhiều lắm.
--------------------------------
V-5, CHỤP ẢNH BÁO CHÍ
Như hứa đã lâu trong mục
"Những bưc ảnh sống mãi với thời gian", hôm nay tôi sẽ đăng các tài liệu về Ảnh báo chí, vì không đủ
thời gian để biên tập lại nên chủ yếu là copy và dán theo sự
xắp xếp của cá nhân. Hy vọng sẽ được trao đổi nhiều với các thành viên về chủ đề này.
Các tài liệu tham khảo:
1. Nghề làm báo
2. Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và
nghịch lý
3. Các thể loại báo chí
4. Phóng sự báo chí hiện đại
5. Ảnh báo chí
6. Nghệ thuật thông tin
...
Các tài liệu sẽ được bổ xung tên tác giả, nhà xuất
bản sau nếu bạn nào muốn quan tâm
Trong các thể loại ảnh như ảnh thời trang, ảnh tư
liệu, ảnh quảng
cáo, ảnh mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất. Nhiều tấm ảnh báo trí ngày xưa
nay đều được nằm trong những tuyển tập Ảnh nghệ thuật của thời đại 1. Khái niệm
về ảnh báo chí:
Không kể các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt
Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh
duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì,
ở đâu, ra sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn
-nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thông tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự
ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường thuật lại một sự kiện hay một chủ
đề mang tính thời sự. Khái niệm về tin ảnh là một khái niệm
tương đồng giữa báo chí Việt Nam và báo chí quốc tế nhưng
chính khái niệm phóng sự ảnh
lại có nhiều điểm dị biệt. Những hình thức mà chúng ta thường gọi chung là
"phóng sự ảnh" lại được báo chí quốc tế phân định thành bốn nhóm
khác nhau:
1.1. PHOTO STORY: Phóng cách phóng sự ảnh lâu đời
nhất và đơn giản nhất, đặc trưng bằng một loại ảnh thuật lại
một sự việc với một chủ đề cụ thể. Ví dụ: đời sống người dân chài, ô nhiễm môi trường ở khu chung
cư mới, ...). Mặc dù sự việc được tường thuật bằng hình ảnh, một bài viết ngắn tổng quát và những
chú thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh. Cái này chúng ta tạm gọi là PHÓNG SỰ ẢNH.
1.2. PHOTO PORTFOLIO: Thuật ngữ này hiện nay được
các nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh sử dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ hoặc
nhiều loạt ảnh khác nhau. Ở phương Tây, photo
porfolio chính là cách tự giới thiệu
tốt nhất của một nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh khi đi xin việc làm. Trong nghề báo, thuật ngữ này cũng
được dùng để chỉ một tập hợp ảnh báo chí nhưng không nhất thiết phải có một chủ đề duy nhất và cụ thể . Ví
dụ: một bộ photo porfolio gồm 10 bức ảnh về “Thành Phố Hồ Chí Minh
hôm nay” hay “Hà Nội đón xuân”,… Chúng ta tạm gọi là Ảnh Bộ.
1.3. PHOTO FEATURE: Thuật ngữ này được hãng thông tấn
Asscociated Press (AP) cùng nhiều hãng tin khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất
hay một tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh không mang tính chất thời sự hay tin
tức. Đó là một hay nhiều bức ảnh không có thời gian tính và thường dùng để minh họa nhẹ nhàng
cho các chuyên mục đặc biệt. Ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC. Ảnh chuyên mục – dù
là ảnh đơn hay ảnh bộ - cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, thú vật,
thời trang trẻ em, những sự kiện khôi hài … nhưng phải đem lại cho độc giả điều gì đó mới lạ về thế giới chung quanh. Mọi nhật
báo ngày nay đều cần cả những ảnh thời sự nóng bỏng lẫn những ảnh đời thường để cho
trang báo có nội dung mở và bớt nặng nề.
1.4. PHOTO ESSAY: Đây là hình thức ảnh báo chí được
hình thành và phát triển từ những năm 1920, chủ yếu ở Đức và Pháp. Photo Essay
có thể đề cập đến một chủ đề nghiêm túc (chẳng hạn như các vấn đề xã hội, kinh tế, môi sinh, …) nhưng
cũng có thể tập trung
vào cuộc sống và công việc của những nhân vật nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, chính
trị, hay cũng có thể tập trung vào các chủ đề như mỹ thuật, sân khấu,
văn học, kiến trúc, lịch sử,…. Trong các thể loại ảnh báo chí, phóng sự và bút ký
là hai thể loại tương đương nhưng
phóng sự mang
đậm chất thông tấn, còn bút ký in rõ dấu ấn văn chương.
Photo Essay cũng giống
như một bài bút ký, tác giả có thể bộc lộ những cảm xúc riêng tư
và những phản ứng
chủ quan từ tâm hồn mình. Nhiều photo essay nổi tiếng ngày nay được xem như
những tác phẩm
của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta tạm gọi photo essay là bằng từ Ký Sự Ảnh.
Báo chí nói chung có thể xếp thành 4 loại:
- Báo viết
- Báo nói
- Báo hình (báo chí truyền hình)
- Báo điện tử
và ảnh báo chí từ trước đến nay gắn với báo viết là nhiều, chúng ta chắc ai mà
trong tuần, trong ngày mà chả đọc một vài tờ báo. Lúc thì về Thể thao, Mua bán, An
ninh, Thời báo kính tế... Giả sử những hình ảnh Văn Quyến trong trại giam hay thầy
Hồ không có mặt trong các trang viết trên các báo, chắc sẽ
giảm sự quan tâm và hấp dẫn người đọc khi xem bài đó ở các báo. Chúng ta có thể
không nhớ hết nội dung của bài báo mà chúng ta quan tâm, nhưng
hình ảnh "đặc
trưng" sẽ còn đọng mãi.
Ảnh báo chí (ABC) được coi như
câu chuyện bằng hình ảnh,
máy ảnh là cây bút là phương tiên ghi nhận một khoảnh khắc trong
thời gian, cái phút giây điển hình khi hình ảnh đúc kết một câu chuyện. Mà
chúng ta đã "tranh luận" khá nhiều - cái mà ông Henri
Cartier- Bresson gọi là "Khoảnh khắc quyết định".
Câu chuyện ở đây rất đa dạng, có thể là một bức ảnh
thời sự vừa nóng vừa thổi , ở những nơi chiến tranh ác liệt, một pha
tranh bóng gay cấn, một phóng sự về Tây tạng huyền bí gian nan và cũng gần
hao mất con Nikon D200 như IMIM , cái bắt tay lịch sử của Thủ tướng
Phan Văn Khải với Tổng thổng Mỹ G.Bush trên đất Mỹ , hay đơn
giản là cuộc họp
của thường vụ huyện Simacai chỉ đạo cho chuyến đi vừa qua của chúng
ta, cũng có thể là một bức chân dung của con người trong một sự kiện nào đó...
Tất cả đều là ảnh báo chí, bởi dù lớn hay nhỏ dù nó là "đỉnh cao" hay
"đỉnh thấp", nhưng những khoảnh khắc ấy là
thành phần mật thiết của lịch sử, gìn giữ những khoảnh khắc cho tương
lai.
2. Đạo đức nghề nghiệp của phóng viên ảnh:
Vậy khái niệm cơ bản về ABC chúng ta đã có. Túm
lại là:
Tường thuật bằng hình ảnh
Tóm khoảnh khắc điển hình
Cái "khoảnh khắc quyết định"
Đó là Ảnh báo chí.
Làm điều gì nếu muốn thành công cũng phải
có sự đam mê, chụp ABC cũng không ngoại lệ. Những nó khác các nhà nhiếp ảnh ở chỗ:
Trước khi người phóng viên ảnh (PVA) chụp ảnh, anh
ta phải là một nhà báo, rồi sau đó mới là một nhà nhiếp ảnh.
Vậy thì trước hết đạo đức của người làm
báo, PVA phải tuân thủ. Người ta vẫn còn tranh cãi là đạo đức nghề nghiệp nhà báo có trước hay
có sau nghề báo . Người ta cũng nói rằng Xêda là người đầu tiên có ý tưởng đàm đạo
với bè bạn, những vấn đề cấp thiết bằng thư từ, khi mà sự bận rộn không cho phép gặp nhau trực tiếp. Đó là sự giao tiếp linh hoạt, không qua
trung gian, còn khi đọc báo. Nhà báo đã là trung gian để đưa những thông tin đến người đọc, chính vì vậy
mà đòi hỏi "đạo đức" luôn được đề cao ở những Nhà báo.
Vấn đề này xin không bàn thêm,
quay lại với PVA, ngoài đạo đức nghề nghiệp phải tuân thủ.
Anh ta còn phải tuân thủ những quy tắc riêng của từng hãng thông tấn, từng tờ
báo về hình ảnh. Các chi tiết có thể khác nhau những nguyên tắc chung vẫn phải
là:
- Những bức ảnh luôn luôn thuật lại sự thật.
- Những bức ảnh không bao giờ được phép thay đổi
hay chế tác theo bất kỳ cách nào.
- Ngoài ra, một số hãng còn quy định chỉ cho phép tẩy
các vết xước, bụi, crop... Các biện pháp chỉnh sửa hình ảnh, "gây cảm
giác" khác nhau cho người xem trước và sau khi chỉnh sửa đều không được phép.
3. Phóng viên ảnh anh là ai?
Cũng giống như khái niệm ăn ảnh và không ăn ảnh
trong chụp chân dung. Chỉ có khác ở đây là khái niệm dành cho người chụp chứ không
phải dành cho người "bị" chụp . Có nghĩa đúng ra phải là "ăn
phóng viên ảnh" và ngược lại .
Điều đó cũng có nghĩa là không phải ai cũng hợp với
nghề này, một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp toàn chụp ảnh nghệ thuật nhưng
chưa
chắc đã chụp
giỏi được ABC, bởi giá trị thông tin đòi hỏi của ABC khác với ảnh nghệ thuật. Vậy
điều gì đã được coi là tố chất của "Phóng viên viết bằng máy ảnh" ?
3.1. Nhạy cảm và thông cảm:
Tri thức có thể học, kỹ năng có thể rèn nhưng
sự nhạy cảm,
năng khiếu "phát hiện" nhưng điều mà nhiều người không thấy và tìm
cách thểhiện quả hình ảnh độc đáo, thích hợp thì lại không phải ai cũng có và
cũng giỏi được.
Và cũng không phải "đối tượng phản ánh"
nào ai đã giỏi là giỏi tuốt, phóng viên ảnh chúng ta thường biết ở Việt nam là thời sự
và thể thao... PVA phải nhạy cảm và thông cảm vì anh ta sẽ gặp nhiều tình huống khác nhau,
nhiều tình huống bất ngờ, có thể bạn sẽ chụp những gì đau buồn xảy đến với "chủ đề" như
tai nạn, chiến tranh, thảm hoạ tự
nhiên, bênh tật... Bạn không thể chăm chăm chụp ảnh với khuân mặt lạnh tanh vô
cảm hay trang phục, đầu tóc "đầu gấu" mất thiện cảm cho được, mà phải
có thời gian thiết lập quan hệ và sự tin cậy. Michel DuCille phóng viên Washington Post
cho rằng bất kỳ lối tiếp cận nào của phóng viên ảnh cũng phải "đối xử trân trọng với chủ đề và vứt bỏ mọi định kiến có sẵn. Phải có khả
năng lường trước được bản chất con người và biết có mặt đúng nơi
đúng lúc".
3.2. Dũng cảm, kiên nhẫn và không ngại gian khó:
Nếu không chúng ta là sao có nhưng
ảnh trong những
khúc cua nguy hiểm trong đua xe, những tình huống gay cấn, cảm động trong chiến tranh, những vụ hoả hoạn,
những tình huống giải cứu con tin nghẹt thở, nhưng bức cận cảnh với bệnh nhân
HIV, giao lưu và làm quen với những con nghiện, những vụ thảm hoạ thiên
nhiên chưa từng có... và không thể kể hết những tình huống nguy
hiểm.
Nhiều bức ảnh giá trị nó nằm trước hay sau sự kiện,
chínhvì vậy kiễn nhẫn chờ đợi hay chịu khó quan sát cũng là điều kiện để không bỏ lỡ nhưng
khoảnh khắc
không có lần 2.
Ví như nhà báo Eric
Draper đang làm nhiệm vụ ở
Macedonia, chụp ảnh dân tị nạn Anbani ở cuộc chiến Kosovo, anh cố nán lại
thật lâu trong lúc bị cảnh sát đuổi và đó cũng là thời điểm anh chụp được bức
Người bố khóc trên đầu đứa con sau cửa kính ôtô chở người tỵ nạn. Nói như
Schiappa "Cảnh sát ra lệnh
cho anh phải dời vị trí đó, bạn tuân theo, nhưng hãy dời đến vị trí khác và tiếp tục chụp đến khi nào họ đuổi bạn lần
nữa"" .
Và để kết thúc phần này tôi xin
nhắc lại đại ý câu nói nổi tiếng của một phóng viên nổi tiếng, Ông có nói rằng:
"Nếu bức ảnh của bạn chưa đẹp thì có nghĩa là bạn
chưa đến gần". Và ông đã hy sinh trong chiến tranh khi tiếp cận gần "mục
tiêu" hơn, tên của ông là CAPA.
3.3. Tư duy và óc hiếu kỳ:
Tư duy ở đây được hiểu là tư
duy hình ảnh, nó sẽ được
hỗ trợ nếu định trước những chủ đề cụ thể và có cơ
sở vững chắc.
Nó đòi hỏi vốn kiến thức và tầm hiểu biết nhất định. Như bức ảnh nổi tiếng chụp tên đọc tài Pol Pot
của David Longstreath năm 1998. Tác giả bức ảnh cho rằng: "Đây là tên độc
tài cuối cùng của thế kỷ 20. Tôi không thể nói không trước cơ hội này và không thực hiện
được thì tôi không quay lui." Bạn phải có tầm nhìn lịch sử để hiểu được tầm
quan trọng của sự kiện này.
Nhưng phải nói một thực tế không chỉ riêng ở Việt
nam (Việt nam thì hiển nhiên rồi? ) mà ở tầm quốc tế là hướng tư
duy của PVA bị ảnh
hưởng bởi các cuộc thi ảnh báo chí và những cuốn sách giới thiệu các bức ảnh nổi
tiếng. Nó đã làm cho nhiều người cầm máy dễ dàng đi theo con đường mà những
người khác đã vạch ra cho mình...
Còn óc hiếu kỳ hiển nhiên luôn nằm
trong đầu mỗi PVA, anh không thể vô tư "bỏ quên đời" như
một nhà thơ
trong những lúc
"bay bổng" được. Thật sai lầm nếu tiếp cận những cảnh tượng mới
PVA lại tự hỏi mình "Chuyện này có gì mà hấp dẫn vậy?". Chính óc hiếu kỳ luôn luôn thôi thúc
mỗi PVA theo đuổi thông tin.
4. Chụp ảnh báo chí có cần phong cách riêng?
Trước khi đi tiếp phần này tôi muốn để mở
thành cho mỗi thành viên tự cho ý kiến của mình. Bởi sau đó mỗi
người sẽ cảm nhận nhiều điều mà tôi cho là sẽ hay Ca sĩ, hoạ sĩ và cả những nhà nhiếp ảnh chụp ảnh Nghệ thuật...
nhiều người nổi tiếng nhờ xây dựng cho mình một phong cách riêng.
Còn trong chụp ảnh báo chí thì sao: Có cần không?
Và nếu có thì nó có ảnh hưởng đến nghề nghiệp không...?
5. Ảnh báo chí Việt Nam: Mặt bằng chung có thấp
Ảnh báo chí VN gần đây thấy rõ sự chuyển biến về chất lượng, nhưng
nhìn chung những
bức ảnh xuất sắc quá ít trên mặt bằng chung còn yếu. Ảnh báo chí VN luôn thất
bại trong Cuộc thi ảnh báo chí thế giới World Press Photo
hàng năm.
Nghệ sĩ chụp ảnh báo chí
Nhìn vào danh sách những tác giả VN ghi cuối cuốn
sách ảnh (Year Book) hàng năm của cuộc thi WPP mới thấy một sự lạ: Đến gần 90%
người dự thi là nghệ sĩ nhiếp ảnh, trong khi các tác
giả nước ngoài đều là phóng viên ảnh từ các hãng thông tấn, các tờ báo, tạp chí lớn trên
thế giới.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh ở ta thì thường
tham dự các cuộc thi salon của FIAP (Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế) và quen với việc can thiệp,
xử lý vào ảnh. Vì tính chất FIAP là nghiệp dư, là chơi
nên càng thi thố thủ pháp,
càng dụng công sáng tạo thì có khi bức ảnh càng được đánh giá cao. Trong khi với
các phóng viên ảnh, việc thể hiện quan điểm cá nhân còn gây tranh cãi.
Hal Buell - nguyên Trưởng ban ảnh của Hãng Thông tấn
AP (Mỹ) - từng nói: "Nhà báo không phải và không nên trở thành nghệ sĩ bởi
vì nghệ sĩ thường có quan điểm hay ít ra cũng cần có quan điểm. Còn nhà báo chỉ
tường thuật lại những gì đã xảy ra".
Phóng viên ảnh thì sao?
Nếu nói ở ta không có sự kiện tầm cỡ để phóng viên
tác nghiệp là sai! Phóng viên VN cũng không thiếu sự nhiệt tình trong nghề, nhưng
kỹ năng tác
nghiệp còn những hạn chế, chế độ bảo hiểm vào vùng nguy hiểm chưa có và nhuận ảnh thường chưa
xứng đáng.
Nhiều phóng viên ảnh trong toà soạn vẫn mặc cảm so với
phóng viên viết, hầu hết các báo chưa có biên tập ảnh riêng, và khả năng chọn ảnh của biên tập hay
bất đồng với phóng viên. Một thực tế khác là nhiều phóng viên ảnh không
chú ý đúng mức đến phần ghi chú cho ảnh, nên chú thích không đầy đủ...
Dạng phóng sự ảnh, ký sự ảnh đúng tính chất của nó-
rất ít phóng viên ảnh VN làm tốt- mà hầu hết chỉ là những ảnh đơn
lẻ ghép lại mà
thiếu một móc xích kết nối chặt chẽ. Đó là chưa kể một số phóng viên ảnh vẫn
quen dàn dựng, sắp đặt vì thiếu tính kiên nhẫn hoặc chậm chân.
Về điểm này, Richard Voger- phóng viên một hãng thông
tấn quốc tế tại VN - nói: "Tôi đã đi cùng và nhiều lần chứng kiến các phóng viên Châu Á
dàn dựng hiện trường. Điều đó là không thể. Nếu bạn đến muộn bạn phải chấp nhận
thất bại".
Sự nhầm lẫn về ảnh báo chí
Không ít người cho rằng: ảnh báo chí không cần tính
nghệ thuật, quan trọng nhất là khoảnh khắc diễn ra sự kiện nóng và phóng viên ảnh
bất chấp hiểm nguy ghi lại sự kiện đó thì làm sao còn có điều kiện chú ý tới tính mỹ
thuật trong ảnh. Điều đó chỉ đúng một phần.
Tất nhiên, không phải ai cũng làm được như
nhà nhiếp ảnh lừng danh James Natchwey (Mỹ) với những bức ảnh vừa có chất sống
động của sự kiện, vừa giàu chất tạo hình.
Thực tế các tác phẩm đoạt giải
WPP 2005 vừa qua là minh chứng rõ nét về sự kết hợp nhuần nhuyễn báo
chí và nghệ thuật, tiêu biểu ở các thể loại ảnh thể thao, nghệ thuật...
Chúng ta hay nhắc đến "đào tạo"-
khâu đầu vào để chỉ ra nguyên nhân chính của sự thua kém trong ảnh báo chí ở ta.
Nhưng thực tế là còn nhiều nguyên nhân khác như
đã nêu trên. Vì thế việc phóng viên Việt Thanh (Báo VN News) đoạt 1 trong 8 giải nhất ảnh
báo chí do hai tờ báo Asia News Network và China Daily (Châu Á) tổ chức là một
tin vui, nhưng cũng vì thế mà có người vội tung hô
quá mức về một sự "đối trọng" với World Press Photo là
chuyện buồn cười. Ngộ nhận về mình cũng là một điểm rất nên tránh.
Bình luận
Nhân tiện ta bàn luôn về "Ảnh báo chí"
nhỉ
Chả là NTL có được khá nhiều dịp tham gia cùng và chứng
kiến anh em phóng viên của TTXVN tác nghiệp. Đã gọi là "Thông tấn
xã" thì chắc chắn là chuyên về tin tức rồi thế nhưng
lúc xem lại ảnh của
anh em đang trên báo mới thấy là người nhà mình thiếu được đào tạo nghiệp vụ
thật. Có mấy vấn đề nổi cộm:
1. Nội dung:
Ảnh phóng sự rất cần nội dung và khả năng chuyển tải
thông tin. Ảnh phóng sự của TTXVN còn rất yếu về khoản này, nó gần với ảnh
"ghi chép" hơn là "báo chí". Có lẽ một trong những nguyên
nhân chính là thiếu đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm. Để ý thì thấy ngay là phóng
viên nhà mình đi "cover" hội nghị thường chỉ đơn
giản xin
"Press release", copy bài phát biểu...mà không thật sự tìm hiểu nội dung
của nó. Chính vì thế mà họ thiếu khả năng tổng quát để "phóng sự" lại sự kiện bằng ảnh. Ảnh
chụp rất nhiều đến mức không cần thiết.
2. Kỹ thuật thể hiện:
Đa phần anh em phóng viên nhà mình bị hạn chế bởi phương
tiện kỹ thuật.
Chụp ảnh phóng sự bằng dCam và BCam là phổ biến. Thêm vào đó là khả
năng thao tác kỹ thuật vẫn còn hạn hẹp nên gặp rất nhiều trường hợp phóng viên nhà
mình đứng xa hơn 10m và chụp ảnh với flash của BCam! Đấy là chưa
nói tới cách thức
thao tác khi chụp ảnh, di chuyển...để tránh trở thành vật cản không cần thiết cho hội nghị và truyền hình.
Nói tới ảnh báo chí không có nghĩa là đặt yếu tố "nghệ thuật"
sang một bên. Ảnh báo chí nhất thiết phải đẹp về kỹ thuật và mang sức mạnh
của nội dung. Giá trị thời sự là quan trọng nhất với ảnh báo chí. Tiếp theo đó là hiệu quả của
ảnh báo chí đem lại trong xã hội thông tin. Xét về một khía cạnh nào đó ảnh
báo chí gần với những ảnh nghệ thuật của khoảnh khắc. Tuy nhiên trong ảnh báo
chí người ta không "xét nét" một cách quá đáng về "ý tưởng sáng tạo"
mà quan tâm nhiều về kỹ năng thể hiện.
Một vài suy nghĩ cá nhân trao đổi cùng các bạn. Rất
mong nhận được ý kiến phản hồi.
--------------------------------------
VI, XỬ LÝ ẢNH
VI-1, HIỂU THÊM VỀ CÁC THÔNG SỐ CỦA ẢNH
Một chủ đề rất thú vị mà mình đã định
viết từ lâu nhưng cứ bị phân vân về thứ tự các bài viết giữa các chuyên mục mà
thôi Hôm nay nhân tiện có câu hỏi của các bác bên topic "Chụp ảnh Hoa v・Close up" nên mình nghĩ rằng thời điểm đã tới Bạn
sử dụng bất kỳ một chiếc máy ảnh kỹ thuật số nào thì mọi thông tin về chụp ảnh đều được ghi kèm cùng với ảnh:
những thông số cơ bản đến những thông số chi tiết mà bạn có thể xem trong tập tin EXIF ( http://www.exif.org/ ). Ta hãy khoan đi sâu hơn
vào chi tiết vì việc đầu tiên là cần hiểu những thông số hiển thị trên màn hình
LCD của máy ảnh nói gì đã. Ở đây NTL muốn lưu ý các bạn một điều là trong thế hệ máy dCam cấp độ nghiệp
dư đơn giản nhất thì trên màn hình LCD của máy bạn không có
khả năng đọc một số thông tin chi tiết về hình ảnh. Thế nhưng
bạn hoàn toàn
có thể đọc được các thông số này bằng các phần mềm đi kèm theo máy tính.
Chẳng hạn trong trường hợp con Canon G2 của bác Nguyễn Việt sẽ là "Canon
FileViewer Utility", chỉ cần bạn chọn một tấm ảnh bất kỳ thì ở cột thông
tin bên tay phải sẽ hiện đầy đủ các thông số. Hiện tại thì phần mềm ACDsee 6x là một trong
những tiện ích khá hoàn hảo cho các bạn chụp
ảnh bằng kỹ thuật số và có nhu cầu chỉnh sửa ảnh đơn
giản để gửi qua
internet. ACDsee 6x có thể đọc cả thông tin EXIF. Nếu bạn không muốn dùng phần
mềm này thì đã có một phần mềm khác hoàn toàn
"free" để đọc thông tin EXIF:
http://www.takenet.or.jp/~ryuuji/minisoft/exifread/english/
Đó là một vài ví dụ để bạn tham khảo. Ở Việt Nam hiện
tại thì chỉ mất 8 000 đồng là bạn đã có
thể sở hữu phiên bản mới nhất của Photoshop rồi. Với những bạn không thật
chuyên về đồ hoạ hay hình ảnh thì mình thấy dùng Photoshop Element đơn
giản, dễ hiểu
hơn mà kết quả vẫn đẹp như thường. Lợi thế của PS Element là nó rất nhẹ, không tốn nhiều bộ nhớ của máy tính.
Bây giờ ta sẽ đi vào phân tích các thông số mà máy ảnh
hiện thị trên màn hình LCD nhé. Xin được lấy lại hình ảnh minh hoạ của bạn Nguyễn
Việt:
Với mỗi loại máy ảnh khác nhau thì thông số hiển thị cũng có đôi phần khác nhau nhưng về căn bản là có thể hiểu và đoán được. Chẳng hạn như trong hiển thị ở trên ta đọc được các thông tin sau:
Với mỗi loại máy ảnh khác nhau thì thông số hiển thị cũng có đôi phần khác nhau nhưng về căn bản là có thể hiểu và đoán được. Chẳng hạn như trong hiển thị ở trên ta đọc được các thông tin sau:
-
Độ nhạy ISO:
200
-
Chế độ chụp: tự động P
(Program). Máy ảnh tự động hoàn toàn (hình chiếc máy ảnh và mũi tên)
-
Tốc độ chụp:
1/50
-
Khẩu độ ống
kính: f/4
-
Hiệu chỉnh
ánh sáng (hình vuông với ký hiệu dấu + và -): 0
-
Cân bằng trắng:
chọn thời tiết có mây mù (hình đám mây)
-
Chế độ đo sáng: phức hợp
-
Chế độ chụp: Macro (với hình
bông hoa)
-
Chất lượng ảnh:
SuperFin (chữ S)
-
Kích thước ảnh:
cỡ lớn nhất (chữ L)
-
Trên cùng bên
phải là tên của hồ sơ lưu ảnh trên thẻ nhớ và tên ảnh...
Phần "rắc rối" nhất của hiển thị này có lẽ
là độ thị phía bên tay phải. Thế nhưng nó lại hoàn toàn dễ hiểu.
Trong "Histograms" là thông số hình hoạ về chất lượng của ảnh cũng
như những vấn đề mà bạn cần quan tâm. Bạn hãy xem nguyên tắc sau đây:
- Nếu bạn thấy đồ thị có những đỉnh cao dồn về phía bên tay phải thì có
nghĩa là tấm ảnh của bạn thiếu tông mầu sáng.
- Nếu bạn thấy những đỉnh cao này dồn về phía bên tay trái thì có
nghĩa là tấm ảnh của bạn thiếu tông màu đậm.
- Nếu đồ thị của bạn có hình răng lược thì điều này có nghĩa là hoặc
hình ảnh đã bị sửa chữa hoặc thông tin kỹ thuật số bị thiếu, không đủ cho ảnh chất
lượng.
- Nếu bạn thấy đồ thì có hình một "quả đồi"
nhỏ, tập trung vào giữa và có một khoảng cách nhỏ so với hai đầu của trục X thì
NTL xin được chúc mừng bạn: tấm ảnh của bạn được phơi
sáng chính xác.
Trên đây chỉ là những thông tin căn bản, điều quan trọng nhất là bạn
phải tự chụp thử nghiệm và tự phân tích lấy hình ảnh của mình rồi rút ra kết luận.
Sau tất cả những gì mà chúng ta đã trao đổi thì có
thể đi đến một kết luận rằng:
- Bạn có thể quên đi tính năng hiệu chỉnh "ánh
sáng/độ tương phản" của PS khi muốn làm "retouche" ảnh.
Cách làm này sẽ chỉ cho một hình ảnh xấu mà thôi.
- Để hiệu chỉnh ảnh về ánh sáng, độ tương
phản hay nói
chung là các "niveaux" hay "levels" của ảnh thì bạn nên
dùng chức năng trong "Image/Réglage/Niveaux" (rất tiếc là mình chưa
cài PS bản tiếng Anh)
Tuy nhiên việc hiệu chỉnh "Levels" còn phụ
thuộc vào mục đích sử dụng của bạn: gửi ảnh lên web hay để làm ấn bản? Như
bạn đã có thể thấy
trong giao diện hiệu chỉnh "Levels" của PS có 5 hình tam giác nhỏ. Ma
thuật của PS nằm cả trong đấy. Chỉ bằng việc xê dịch những giá trị này bạn sẽ
làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh của mình. Để có thể dễ hiểu hơn
thì bạn hãy hình
dung dải băng dưới cùng giống như là sự lựa chọn các loại giấy ảnh khác nhau
trong kỹ thuật phim cổ điển. Không có bài giảng nào trên Web hay trong các sách
dạy về nhiếp ảnh có thể nói chính xác về cách hiệu chỉnh này vì mỗi
hình ảnh một khác. Chính bạn và chỉ có bạn là người duy nhất biết mình muốn gì? Bạn hãy
thử nhé và kinh nghiệm thực hành cá nhân sẽ đem lại cho bạn những điều bất ngờ không nhỏ.
(Bạn có thể tham khảo thêm ở trang web khás thú vị
này nhé: http://www.luminous-landscape.com/tutorials/understandingseries/
understanding-histograms.shtml )
----------------------------------------
VI-2, RAW vs JPEG
Có thể bạn đã từng sử dụng ít nhiều hoặc tham khảo trong
sách báo và internet về cấu trúc ảnh thật đặc biệt này nhưng để đi đến một kết luận nên sử dụng loại cấu trúc ảnh nào thì lại không đơn
giản. Không giống
như với JPEG và TIFF là hai cấu trúc ảnh được tiêu chuẩn hoá bằng chuẩn ISO
trên thế giới, ảnh RAW lại có cấu trúc tuỳ thuộc theo nhà sản xuất như
Canon, Nikon, Olympus...(với Canon là Raw, với Nikon là Nef, Olympus lại Raw...)
Vậy thế nào là RAW? Trong định
nghĩa tiếng Anh đơn thuần của Encarta 2004 thì Raw nghĩa là "not
changed or interpreted: in an original state and not yet subjected to
correction or analysis" mà ta có thể hiểu theo tiếng Việt trong lĩnh vực
nhiếp ảnh là loại cấu trúc ảnh nguyên gốc, chưa
qua chỉnh sửa bất kỳ
thông số nào. Vẫn có vẻ khó hiểu nhỉ? Bạn hãy hình dung như
thế này nhé:
Ánh sáng đi tới "sensor" của máy ảnh
-> Mạch cảm quang điện tử này chuyển hoá ánh sáng thành các tín hiệu điện tử
-> Sau đó có hai nhánh rẽ chính về cấu trúc ảnh:
(1) -> Tín hiệu được ghi lại nguyên vẹn trong cấu
trúc ảnh RAW.
(2) -> Tín hiệu đi qua hệ thống xử lý hình ảnh của
máy ảnh rồi được lưu trữ dưới dạng JPEG hoặc TIFF. Đây là loại cấu trúc ảnh
đã qua xử lý.
Với mỗi một loại cấu trúc ảnh ta có những thuận lợi
và những bất tiện trong sử dụng khác nhau. NTL sẽ cùng bạn tìm hiểu dưới đây
nhé.
Nếu bạn vẫn quen với khái niệm phim âm bản và phim dương bản thì trong kỹ thuật số ta có thể chuyển chúng sang tương
đương
với cấu trúc ảnh
RAW và JPEG. Khi thao tác chụp ảnh với máy dSLR mình thường đặt
ở cấu trúc ảnh JPEG L và Fine (cấu trúc ảnh ít bị biến dạng nhất) Sự tiện lợi
của Jpeg là nó cho phép ta khai thác ngay lập tức tấm ảnh sau khi chụp (in ấn,
gửi qua internet, trình bày bằng máy chiếu...) Chính vì lợi thế nài của nó mà hầu hết các máy dSLR đều có chức năng chụp ảnh
kép: cho ra cùng lúc ảnh RAW+JPEG. Điều này cho thấy hai cấu
trúc ảnh này không hề phủ nhận nhau mà chúng cùng tồn tại song song với những mục đích và tiện
dụng khác nhau.
Nói đơn thuần về kỹ thuật thì ảnh RAW được
ghi lại với cấu trúc 12 bits cho từng mầu (thậm chí có thể lên tới 14 bits) điều này giúp cho bạn có thể
ghi lại chính xác và chi tiết các vùng ánh sáng khác nhau cũng như
trong bóng tối. Với RAW
ta có thể hiệu chỉnh kết quả phơi sáng, độ tương phản, cân bằng mầu, tăng độ sắc nét của hình ảnh...mà
không hề làm thay đổi chất lượng ảnh bạn đầu. Làm việc với ảnh RAW cũng giống
như khi bạn thao tác in ảnh từ phim âm bản trong buồng tối,
tất cả đều là có thể (hoặc gần như thế) trong giới hạn của chất
lượng ảnh gốc ban đầu.
Cấu trúc ảnh Jpeg thường chỉ có 8 bits/mầu. Tuy
nhiên ta cũng có thể hiệu chỉnh ảnh Jpeg như đối với ảnh RAW, sự khác
biệt nằm ở chỗ mỗi lần ta hiệu chỉnh một thông số thì chất lượng ảnh cũng bị
suy giảm đi một chút, như thế ta sẽ nhanh chóng gặp phải giới hạn của những khả
năng này. Điều đó giống như ta vẫn gặp phải với một tấm ảnh chụp bằng phim dương
bản đo sáng
sai. Như vậy để có thể đạt được chất lượng ảnh Jpeg cao nhất với khả năng của máy
thì kết quả phơi sáng và mầu sắc phải được thực hiện hoàn hảo ngay từ đầu.
Không hẳn là dễ thực hiện trong thực tế. Với ảnh Jpeg còn lại một
giải pháp an toàn là chụp ảnh với kỹ thuật "Bracketing" nhưng
việc hiệu chỉnh
ảnh chụp vẫn có chung giới hạn.
Thế nhưng ảnh RAW không phải là
không có những bất tiện của nó. Đầu tiên là sự chậm trễ đến...não lòng của các dCam
hay BCam sử dụng cấu trúc ảnh này (các dSLR có tốc độ làm việc với RAW khá
nhanh, tuy nhiên cũng cần có loại Card Ultra II nữa!) Tiếp theo đó là thời gian
cho việc chuyển giao ảnh giữa máy ảnh (hay đầu đọc card) với máy tính, ngay cả
khi bạn dùng giao diện USB 2.0. NTL cảm thấy đáng tiếc khi kỹ thuật số chưa
sử dụng phổ biến cổng giao diện
"i-link" với tốc độ chuyển giao thông tin lớn hơn
gấp nhiều lần. Chưa
hết, nếu bạn không có một chiếc máy tính đủ mạnh (P IV
2,5 - 3 Ghz hoặc Centrino 1,7Ghz, Tối thiểu RAM 512 Mo hoặc lý tưởng là 1Mo, và
một chiếc "video card" đủ nhanh...) thì việc chỉnh sửa các ảnh có cấu
trúc RAW sẽ là một kỷ niệm...không bao giờ quên!
Quay lại với chuyện card dùng trong nhiếp ảnh, theo kinh nghiệm của
riêng cá nhân mình thì NTL khuyên bạn nên sắm môt chiếc card kiểu Scandisk
Ultra II hay Extreme, hoặc Lexar x40, x80. Với trọng lượng lớn hơn
nhiều lần ảnh Jpeg thì ảnh RAW sẽ đòi hỏi thời gian ghi ảnh lên card cũng
lâu hơn. Tất nhiên là các máy dSLR hiện hành đều dùng kỹ thuật bộ nhớ đệm
để lưu ảnh khi chụp liên thanh nhưng số lượng ảnh RAW chụp liên
thanh thường rất ít. Hy vọng là trong tương lại các ảnh RAW sẽ có trọng
lượng nhẹ hơn hiện tại.
Với ảnh RAW bạn bắt buộc phải qua các thao tác
"phòng tối kỹ thuật số" để chuyển nó sang cấu trúc có thể khai thác
được. Hiện tại thì hầu hết các nhà chế tạo đều đã cho ra các phần mềm chuyên dụng của mình để xử lý ảnh RAW. Canon dùng
File Viewer, Nikon dùng Nikon Capture...Bên cạnh đó thì Photoshop CS đã có
"plug-in" cho phép mở và chỉnh sửa ảnh RAW dù rằng các chức năng
trong cửa sổ giao diện này còn khá nghèo nàn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy bạn sẽ sử dụng
cả hai loại phần mềm này theo trật tự kiểu N.C + PS CS.
Để xử lý ảnh Raw bằng phần mềm chuyên dụng bạn phải tính
thời gian từ 3-5 phút cho mỗi ảnh tuỳ theo chất lượng ảnh gốc ban đầu.
Bạn cũng không nên quên căn chỉnh màn hình lại cho
mầu sắc chuẩn trước khi tiến hành hiệu chỉnh ảnh nhé.
Trong lĩnh vực hiệu chỉnh ảnh này thì các cấu trúc
Tiff và Jpeg có lợi thế hơn hẳn vì ta có thể dùng "script" để xử lý ảnh theo lô. Thế nhưng
lợi thế này lại không có được khả
năng vi chỉnh đến từng chi tiết của cấu trúc RAW tuỳ theo các lỗi tự động của máy hay đo sáng chưa
đúng. Với ảnh RAW
thì các bước hiệu chỉnh được tiến hành đồng bộ một lần trước khi bạn chọn
"save as..." còn với ảnh Jpeg và Tiff thì các bước này lại phải tuân
theo trình tự: Levels, độ tương phản, mầu sắc và cuối cùng
là độ sắc nét. Nhưng có một điểm chung cho cả hai cấu trúc này đó là bạn sẽ
hiệu chỉnh chúng khi bạn thật sự có khả năng về kỹ thuật hay nghề nghiệp của bạn cần như
vậy. Nếu không thì NTL khuyên bạn
nên đặt các chế độ ngay trên máy ảnh của mình để có được các tấm ảnh Jpeg
"raw" chất lượng cao mà không cần hiệu chỉnh thêm.
Cuối cùng là câu hỏi về lưu
trữ ảnh đã chụp
bằng kỹ thuật số. Bạn sẽ chỉ giữ ảnh RAW hay cả ảnh JPEG đã chỉnh sửa? NTL xin
trả lời là cả hai! Lý do rất đơn giản: với ảnh RAW thì hàng
chục năm sau này bạn có thể phóng lại một tấm ảnh với những thông số kỹ thuật
khác biệt mà chất lượng không hề thay đổi. Ảnh Jpeg có tiêu chuẩn quốc tế nên việc sử dụng nó chắc
chắn sẽ dễ dàng hơn RAW (trừ khi Raw cũng sẽ có một ISO quốc tế) Với kích cớ ảnh lớn như
thế thì việc lưu trữ ảnh lên DVD-R hay ổ cứng lưu
động có dung
lượng lớn là cần thiết.
Sau tất cả những vấn đề kỹ thuật và thực hành dường
như rắc rối ấy thì một lời khuyên bổ ích và thực tế sẽ là cần thiết. Bạn dùng RAW hay JPEG
trong những tình huống nào?
1. Cấu trúc ảnh RAW:
- Chụp ảnh nghệ thuật
- Ảnh kỹ thuật
- Ảnh trong điều kiện thời tiết không thuận lợi hay những
tính huống đặc biêt khác.
- Ảnh có nhu cầu phóng to
2. Cấu trúc ảnh JPEG:
- Chụp ảnh lưu niệm, du lịch...
- Ảnh phục vụ cho công việc hàng ngày
- Ảnh dùng cho các mục đích trên internet.
Tất nhiên là bạn có thể thêm vào hay thay đổi danh
sách trên đây tuỳ theo nhu cầu thực tế và hoàn cảnh cụ thể của
bạn. NTL sẽ rất vui được trao đổi các kinh nghiệm thực tế với bạn để mở rộng hơn
nữa khả năng
hiểu biết và ứng dụng kỹ thuật số trong nhiếp ảnh của mình.
----------------------------------------
VI-3, KỸ THUẬT CHUYỂN ẢNH MÀU SANG ĐEN TRẮNG
Kỷ nguyên của kỹ thuật số đã mở ra cho chúng ta những
chân trời mới và những khả năng dường như vô tận trong mọi lĩnh vực mà nhiếp ảnh chỉ là một phần nhỏ.
Nếu như bạn vẫn hay nghe nói về ảnh đen trắng với một chút gì đó "huyền bí" và rất
"nghệ thuật", một lĩnh vực dường như chỉ dành riêng cho giới
"nhiếp ảnh PRO" thì bây giờ với kỹ thuật số bạn hoàn toàn có thể thoải
mái chụp bằng ảnh mầu rồi sau đó chuyển chúng sang ảnh đen trắng. Nghe có vẻ kỹ
thuật nhỉ? Nhưng điều này loại hoàn toàn
không hề phức tạp. Chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
Để có một bức ảnh đen trắng bạn có nhiều sự lựa chọn:
1. Chụp ảnh bằng phim đen trắng B&W hay dùng chế độ chụp ảnh B&W của
máy ảnh số.
2. Đề nghị Labo in ảnh cho bạn
(từ phim âm bản, dương bản mầu hay ảnh kỹ thuật số mầu) thành ảnh đen trắng.
3. Sử dụng một phần mềm chuyên dụng để chuyển ảnh
mầu sang thành ảnh đen trắng (trong giới hạn bài viết này NTL sẽ dùng Photoshop
CS, PS CS, như một phần mềm tiêu chuẩn)
Chính giải pháp thứ 3 này là điều mà chúng ta cùng quan tâm.
Điều đầu tiên là bạn cần có phần mềm PS CS (mua tại cửa hàng
Hồng Hải, phố Tạ Quang Bửu, khu Bách Khoa, HN) và căn chỉnh mầu cho màn chỉnh
chuẩn bằng "Adobe Gamma" mà NTL đã nói đến cũng trong chuyên mục
này( Adobe Gamma
Recommended Settings). Việc làm
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó giúp bạn nhìn thấy chính xác mầu sắc
trên màn hình máy tính, gần với mầu sắc trên màn hình ở Labo nhất, và sẽ không
làm bạn ngỡ ngàng khi thấy chất lượng in ảnh ở Labo không giống như
bạn vẫn nhìn
thấy...ở nhà!
Có rất nhiều phương
pháp để chuyển từ ảnh
mầu sang ảnh đen trắng B&W với PS CS. NTL có thể tóm tắt quá trình này
thành 2 bước:
1. Chuyển từ ảnh mầu sang ảnh B&W bằng PS CS
hay bằng một "plug-in" chuyên dụng cho PS CS...
2. Hiệu chỉnh lại ảnh B&W với các tính năng sửa
ảnh của PS CS.
-------------------------------------------
Trong bài viết này NTL xin được đi sâu
vào phần thứ nhất. Các phương pháp
"convert" - chuyển ảnh mầu sang ảnh đen trắng cho những kết quả khác nhau mà không
phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Mỗi phương pháp có một xuất phát điểm khác nhau
và cho một khả năng hiệu chỉnh ảnh B&W sau này cũng khác nhau. Vậy thì vấn
đề nằm ở đâu?
Nếu như bạn vẫn hay dùng phương
pháp đơn
giản nhất của
PS CS là "Grayscale" để chuyển ảnh mầu RVB (hay CMYK) sang B&W
thì chắc chắn không ít lần bạn đã tự hỏi rằng tại sao kết quả hình ảnh lại
"phẳng" (thiếu chiều sâu) đến như vậy? Câu trả lời nằm ngay trong tính chất của mầu sắc. Chắc bạn cũng đã
biết rằng mỗi một mầu sắc thể hiện sự khác nhau qua "Hue" (hay
Color), "Saturation" độ bão
hoà mầu và "Density" hay "lightness/darkness"
- sáng/tối. Khi mỗi một yếu tố này thay đổi hay sự thay đổi của nó kết hợp với những yếu tố khác, sẽ tạo ra những
khác biệt của hình ảnh. Điều này lý giải tại sao sau khi chuyển sang ảnh
B&W bằng chức năng "Grayscale" thì bạn bị mất đi nhiều tông màu có độ chuyển gần
giống nhau. Giải thích: nếu hai mầu chỉ khác biệt nhau về màu sắc còn có độ bão
hoà mầu và "density" như nhau thì
chúng sẽ giống hệt
nhau trong B&W; nếu hai mầu khác biệt nhau bằng "saturation" và giống nhau ở
"hue" và "density" thì trong B&W chúng cũng sẽ bị lẫn với
nhau. Như thế tính chất duy nhất của mầu sắc còn có thể phân biệt
được sau khi đã
hoán đổi sang B&W là "density". Nhưng
chỉ có các cấp
độ "degree of density" khác nhau là có thể phân biệt được sau khi
hoán đổi mà thôi.
Trước khi bước vào so sánh các phương
pháp cụ thể thì NTL
muốn thống nhất với bạn rằng không có một phương pháp chuyển đổi mầu sang B&W
nào được coi là tốt nhất cho từng hình ảnh. Chính bạn sẽ là người phải tìm tòi,
thử nghiệm và có được một giải pháp thích hợp nhất cho mục đích thể hiện của
mình trong tấm ảnh.
Và dưới đây là các phương
pháp chuyển căn bản. Ảnh
mẫu chụp bằng dSLR Nikon D70 + zoom 18-70DX.
Phương pháp này
có cách làm đơn
giản, cho một kết quả không tồi quá, với
những người mới làm quen với PS CS nhưng nó nhanh chóng làm thất vọng những
ai quen thuộc với PS CS. Sau khi chuyển đổi bạn sẽ có rất ít khả năng làm việc
tiếp với ảnh B&W.
Phương pháp #2: Desaturation
(Image/Adjustments/Desaturate) hoặc
(Image/Adjustments/Hue/Saturation) và đặt giá trị "Saturation = -100.
Phương pháp này
tiện dụng nhưng
PS CS có xu hướng chuyển tất
cả các tông màu xuống "Midtone" - cấp độ trung bình và cũng không có
khả năng hiệu chỉnh sau khi chuyển B&W.
Phương pháp #3:
dùng Gradient Map
(Layer/New Adjustment Layer/Gradient Map) rồi chọn
"Gray" ỏ (Image/Adjustments/Gradient Map) rồi chọn "Gradient used
for Grayscale Mapping"
Phương pháp này
cho kết quả tốt hơn hẳn hai phương pháp vừa nói đến ở trên vì nó giữ nguyên
các tông mầu (có thể hiệu chỉnh tiếp sau này) mà chuyển sang
B&W bằng cách áp dụng các "layers" như
"Hue" và "Saturation".
Phương pháp #4: dùng Red, Green hoặc Blue Channel
Trong "Channels palette" ở phía bên phải
màn hình, bạn có thể bấm vào từng kênh mầu R, G, B (giả sử như
ta đang làm việc với ảnh RGB)
để bật hay tắt chúng đi và sẽ có ảnh B&W. Mỗi một kênh mầu cho một tông màu
xám "grayscale" khác nhau. Bạn có thể lựa chọn kênh mầu này bằng cách
“copy” rồi “paste” nó vào trong một “file” mới rồi áp dụng “Split Channels” để
giữ lại một kênh mầu duy nhất.
Kinh nghiệm cho thấy phần lớn các ảnh có kết quả đẹp ở kênh mầu
"Red" và "Green". Kênh màu "Blue" thường bị nhiễu
"noise" hơn hay "cứng" hơn. Bên cạnh đó thì kênh màu Đỏ
cho hiệu quả giống như ta ta chụp phim B&W với kính lọc mầu đỏ - một phương
pháp được ưa
chuộng khi muốn
tạo hiệu quả mạnh trong ảnh B&W.
Phương pháp #5:
dùng Lightness Channel
trong Lab Mode
(Image/Mode/Lab Color) rồi sau đó trong
"Channels palette" ở phía bên phải màn hình bạn chỉ bật duy nhất kênh
"Lightness" hoặc làm "copy" và paste" nó vào trong một
"file" mới rồi thực hiện “Split Channel”. Phương
pháp nay cho phép bạn sử dụng
các giá trị "density" có giá trị duy nhất cho hình ảnh hiện tại.
Phương pháp #6: Channel Mixer
(Image/Adjustments/Channel mixer) sau đó bạn chọn
"Monochrome"
Đây là phương pháp hiệu quả nhất, nó cho bạn một
hình ảnh "trung thực" nhất so với ảnh mầu gốc đồng thời nó cũng cho
ta khả năng vi chỉnh từng kênh mầu R, G, B.
Nguyên tắc căn bản: cho dù bạn muốn hiệu chỉnh từng
kênh mầu R, G, B như thế nào đi chăng nữa thì tổng của cả 3 chỉ số này phải
bằng 100%.
Dù bạn đã sử dụng phương
pháp nào đi chăng nữa thì sau
khi chuyển ảnh mầu sang B&W bạn vẫn cần phải hiệu chỉnh thêm
"Density" và "Contrast".
Để có thể đạt được hình ảnh B&W đúng như bạn thấy trên màn hình thì trước khi tiến hành "convert" ảnh mầu bạn cần
khai báo "Profile" cho ảnh: (Image/Mode/Assign Profile) và chọn
“Don’t Color Manage This Document"
Chuyển sang ảnh B&W bằng PS CS
Để tiếp theo bài viết trên đây, NTL xin được
giới thiệu thêm một phương pháp chuyển từ ảnh mầu sang ảnh đen trắng với PS CS do tạp
chí RP #156 giới thiệu. Theo RP thì đây là một
trong những phương pháp tối ưu (PS CS là
vô hạn) để có thể
hiệu chỉnh các tông mầu
xám một cách tinh tế nhất từ ảnh mầu. Đồng thời
nó cũng đơn giản và có thể dùng script để thao tác theo ý muốn.
Bước 1: Tạo layer “Hue/Saturation” 1
Layer/New Adjustment Layer/Hue-Saturation
Trong Layer 1 này bạn hiệu chỉnh "Hue"
theo ý muốn, các thông số chỉ là tạm thời vì ta có thể hiệu chỉnh thêm sau này.
Bước 2: Tạo layer “Hue/Saturation” 2
Layer/New Adjustment Layer/Hue-Saturation
Ta tạo thêm một Layer “Hue/Saturation” thứ 2 và
trong layer này bạn gạt con chỏ của “Saturation” về tận cùng bên trái về vị trí 0, ảnh sẽ chuyển
sang các tông mầu xám nhưng nó vẫn luôn là RGB.
Bước 3: Ta có 2 layer hiện thời nhưng
chỉ có hiệu quả
của layer trên cùng là thấy được, muốn cho cả 2 layer cùng có hiệu lực bạn hãy chọn
trong hộp “ad hoc” phía dưới bảng Layer và chọn “Color”.
Bước 4: Bằng cách bấm kép vào biểu tượng của Layer 1 bạn
có thể hiệu chỉnh lại các thông số “Hue” theo ý muốn bằng cách nhìn trực tiếp hiệu quả trên màn hình.
Ưu điểm của cách hiệu chỉnh này là bạn có thể đạt được
các tong xám theo ý muốn mà không hề làm thay đổi ánh sáng
chung của ảnh.
Bước 5: Hiệu chỉnh hình ảnh. Thường là chỉnh “Contrast” và
“Levels”. Để có mầu đen thật sự sâu bạn có thể gạt con chỏ bên trái của thang «
Levels » sang phía bên phải khoảng +2 chẳng hạn.
Bước 6 : Làm « phẳng » hình ảnh bằng « Option » trong bảng
Layer, chọn “Flatten Image”.
Dĩ nhiên là trước thao tác này bạn có thể hiệu chỉnh
thêm hình ảnh tại các vùng nhỏ riêng biệt để có được hiệu quả thật sự theo ý muốn.
Dưới đây là kết quả:
Chúc các bạn thành công!
---------------------------------------
VI-4, KỸ THUẬT XỬ LÝ ẢNH ĐEN TRẮNG TRONG BUỒNG TỐI
Trong thời gian qua xem ảnh của các bạn ở trên diễn
đàn mình có 1 nhận xét là cac bạn hầu như chưa
ai chú ý đến cách xử lý 1 bức ảnh đen trắng như thế nào sao cho hoàn chỉnh
và hợp máet. Mọi người mới chỉ chú ý đến Sắc độ đậm nhạt, độ tương
phản của nhân vật
chính trong ảnh mà bỏ qua hết các thứ ở xung quanh nó.
Tôi xin đuợc giới thiệu với mọi ngưòi
1 số phương
pháp xử lý ảnh đen
trắng theo phương pháp truyền thống ( làm thủ công )
để qua đó mọi người có thể dùng Photoshop xử lý cho những bức ảnh của mình được
hoàn chỉnh hơn.
Đây là tài liệu tôi trích ra trong quyển " Kỹ
thuật phóng ảnh Đen Trắng " của 1 nhóm tác giả người Đức. Đây là quyển
sách học kỹ thuật phóng ảnh ĐT của tôi.
Trong tài liệu này mỗi ảnh gồm có 3 phần:
Ảnh 1 : là ảnh nguyên bản, chưa
có diều chỉnh.
Ảnh 2 : Là phần các vùng sáng tối trong ảnh cần diều chỉnh ( + làm tăng thêm
độ đậm của vùng chọn ) ( - làm giảm đi độ đậm của vùng chọn ).
Thời gian lộ sáng ảnh đen trắng được tính bằng
giây. ( Giống như thời gian lộ sáng của phim )
Ví dụ như : Thời gian lộ sáng của bức ảnh
đầu tiên là 9 giây được chia làm 3 lần, mỗi lần lộ sáng là 3 giây với kính lọc
có độ tương phản là 4. ( Độ tương phản này chỉ dùng trong
phóng ảnh đên trắng theo phuơng pháp thủ công. Nó dao đông từ 00
đến 5. Tuỳ theo từng ảnh.
Và thời gian lộ sáng của ảnh cũng vậy. Mỗi một ảnh
đều có 1 đáp số riêng. Không cái nào giống cái nào. Ví dụ như
bức ảnh này là
9 giây. Sau khi lộ sáng cơ bản, người ta mới bắt đầu
phân tích ảnh xem cần điều chỉnh những vùng nào trong ảnh. Làm cho nó sáng lên hoạc làm cho nó đậm
hơn.
- Nếu muốn làm cho nó đậm hơn
thì sau khi lộ sáng cơ
bản người ta lộ
sáng tiếp vùng cần làm đậm lên( thêm thời gian lộ sáng ) bằng phương
pháp che chắn. Dùng tay
hoặc bìa cứng. Chỉ lộ sáng những vùng ảnh cần điều chỉnh, còn những chỗ
khác thì che lại không cho lộ sáng tiếp.
- Nếu muốn làm cho vùng được chọn sáng ra thì trong thời
gian lộ sáng cơ bản ta đã phải xử lý rồi. Có nghĩa la trong thời gian lộ sáng đầu tiên đồng
thời với việc giấy ảnh đang bắt sáng ta phải dùng miếng bìa cứng cắt theo hình
vùng ta cần che để che vào những vùng càm làm sáng ra. Khi đó vùng dược chọn sẽ
sáng hơn so với không che chắn ( Giấy ảnh bắt được ánh sáng ít
hơn ).
Sau khi xử lý cách vùng sáng tối trong ảnh hoàn chỉnh
thì điều cuối cùng cẩn làm là lộ sáng thêm 4 góc của ảnh đậm hơn
một chút để
khi xem ảnh mát người xem không bị chạy ra khỏi ngoài ảnh thông qua các vùng
sang ở 4 góc ảnh.
Đây là kỹ thuật phóng ảnh truyền thống mình muốn các bạn
tham khảo để qua đó có thể áp dụng các chức năng công cụ của Photoshop để diều chỉnh các bức ảnh Đên
trắng ( số ) của mình.
Tôi cũng đã dung PS làm thử 1 vài lần như
vậy và thấy hiệu
quả của nó cũng tương đối tốt.
Điều quan trọng nhất tôi muốn nói với các bạn êaf các
bạn phải phân tích ra được trong 1 bức ảnh nhũng vùng nào càn làm sáng lên va nhũng
vùng nào cần làm đậm đi.
Tôi có đưa len 1 số ảnh mẫu để các bạn tham
khảo.
Bạn hãy làm thử và xin chúc bạn thành công.
Theo em học lỏm được thì ở ảnh B&W bên cạnh hình khối, đường nét, yếu tố xám-gray là rất quan trọng. Có người thích tương phản cao trong ảnh đen trắng thường giảm tông xám của bức ảnh và nhấn mạnh sự khác biệt giữa đen và trắng. Làm chúng có độ tương phản cao chủ yếu do việc sử dụng nguồn ánh sáng mạnh. Bên cạnh đó thì nhiều người lại khóai chụp ảnh đen trắng có độ tương phản thấp. Ảnh đen trắng có độ tương phản thấp thường nhấn mạnh tông màu xám hơn là việc tập trung vào sự tương phản. Tuy vậy trong ảnh đen trắng có độ tương phản thấp người chụp nên có điểm nhấn sẫm để tạo điểm nhấn cho bức ảnh.
--------------------------------------------
VI-5, TỐI ƯU ẢNH TRƯỚC KHI UP LÊN SITE
Tôi muốn được trao đổi một chút về việc tối ưu
ảnh với các bạn.
Để bức ảnh vẫn có được chất lượng xem tốt, nhưng kích thước của file lại nhỏ một
cách hợp lý, ta nên sử dụng lệnh " Save for web " trong menu file cuả
Photshop
Các bước thực hiện như
sau :
1- Xử lí bức ảnh một cách thông thường dể có được
chất lượng như mong muốn , Dùng lệnh Save As để lưu
giữ hoặc in ảnh...
2- thực hiện tối ưu
bước 1 : Chọn Lệnh Image size trong menu Image( hình minh họa
1)
bước 2 : Khai báo lại kích thước của ảnh trong tùy chọn
pixel dimesons thông thường kích thước các trang web được thiết kế theo nguyên tắc % của
màn hình hoặc theo kích thước tương ứng với màn hình
.Nên nếu ảnh của bạn có kích thước
( theo đơn vị Pixel ) quá lớn khi gửi lên trang, người xem sẽ không nhìn thấy toàn
bộ hình ảnh cuả bạn. Muốn xem hết người ta phải cuộn màn hình theo 2 chiều ngang và thẳng đứng. Vì
vậy tuỳ theo ảnh đứng hoặc ngang ta chỉ cần chọn kích thước theo chiều ngang ví dụ ảnh đứng chọn
Width : 450 px hoặc 680px với ảnh ngang.( hình minh họa 2 ) cuộn màn hình theo
2 chiều ngang và thẳng đứng. Vì vậy tuỳ theo ảnh đứng hoặc ngang ta chỉ cần
chọn kích thước theo chiều ngang ví dụ ảnh đứng chọn Width : 450 px hoặc 680px với ảnh ngang.(
hình minh họa 2 )
bước 3: chọn lệnh "save for Web" me nu File (
hình minh họa 3,4 ) sau đó tiếp tục chọn mode ảnh thường là mode jpg. và chọn mức
độ tối ưu : Low, Medium, high, Very high, maximum. bạn có thể thấy ngay kích
thước file đã được tối ưu đồng thòi nhìn thấy chất lượng bức ảnh đó. Bạn có thể kiểm tra chất lượng
bức ảnh ngay trên trình duyệt bằng cách bấm vào biểu tượng của trình duyệt ở
phía đáy của bức ảnh tối ưu ( chế độ nhìn 2 up) (hình minh
họa5). Trong trường hợp không nhìn thấy bt trình duyệt , hãy bấm vào nút mũi tên
bên cạnh và chọn biểu tượng cuả trình duyệt trong progam. Có thể lựa chọn lại
các chế độ tối ưu ảnh để bức ảnh dã có chất lượng nhin tốt nhất và kích thước file nhỏ nhất.
kết thúc là lệnh save.
Để khỏi mất exif, nên dùng lệnh save as.... hơn
là lệnh save for
web.
Kích thước tốt nhất để đưa
lên gallery là 800x600
Còn đưa lên forum tốt nhất là 640x480.
--------------------------------------------------------
VI-6, LÀM BORDER ẢNH BẰNG PHOTOSHOP VÀ VẤN ĐỀ GIỮ
EXIF
Muốn giữ EXIF khi dùng PS thì phải thao tác trên
file gốc thôi. Muốn an toàn nếu nghịch PS có sai sót thì các Bác nên sao lưu
file đó trước khi
Edit.
bvh2228 wrote:
Nếu không muốn mất bác nên dùng PS để làm frame. Cái
này bác nào biết chỉ giúp, em
cũng chưa biết làm
Cách làm Border cơ bản nhất
1. Vào PS mở file ảnh cần làm border.
Chọn độ mở rộng và chọn màu cho Border (khoanh
vàng)
Thế là cơ bản đã có Border.
3. Muốn thêm một chút viền nhỏ nữa thì chọn công cụ
Select như hình dưới (VD đã chọn Canvas size... rộng và cao thêm 1
inch màu Bo đen )
sẽ như thế này
sẽ như thế này
4. Vào menu Edit/Strock... Điền các thông số: độ dày của
viền, màu sắc viền, vị trí viền so với vùng lựa chọn
PS: việc lựa chọn vùng để làm viền ở Bước 3, có cách này sẽ
làm chính xác hơn:
-----------------------------------
VI-7, KHẮC PHỤC OUT NÉT
Ngày đẹp trời nào đó , bạn lang thang với máy ảnh số
"offline " ngòai phố . Chợt bắt gặp một chủ đề hay hay và vội vàng đưa
máy lên chụp . Thế nhưng
, do vội vã bạn
không kịp canh nét cho kỹ và tác phẫm của bạn bị "out ,out "nét . Bỏ
thì tiếc , giữ lại thì cũng tiếc và càng trách mình hơn
vì sao hỏng chịu lấy
nét cho kỹ . Cũng may là còn anh chàng photoshop . Nhưng
xài cái gì đây trong PS để cứu lấy tác
phẫm của mình ? Tăng Contrast lên ư ? E rằng không đặng . Tăng
Unsharp Mark luôn . Thì cũng có thể nhưng hình lại không đạt cho lắm .
Thôi thì bạn hãy làm thử theo tui vậy :
1. Chuyển đổi chế độ hình RGB qua Lab
Color .
2. Vào palette Channels , chọn lớp Lightness . Khi
đó hình ảnh sẽ chuyển qua trắng đen . Bạn đừng lo .
3. Chọn filter unsharp mask . Chỉnh các thông số
cho đến khi nhìn thấy rỏ hơn hình gốc
4. Sau đó chỉ chuyển hình trở lại qua chế độ RGB .
Cái hay của thủ thuật này là khi bạn chỉnh Unsharp
mark , sẽ không làm nổi bật các chi tiết trong hình hoặc nổi các
quầng mầu . Và mời bạn cứ thử xem .
-------------------------------------------------
VI-8, CỨU ẢNH BỊ XÓA TRÊN THẺ NHỚ
Với thời đại của kỹ thuật số thì bên cạnh những tiện
nghi không thể nào phủ nhận, thậm chí bản thân chúng ta còn vô tình lệ thuộc
vào chúng nữa, thì lại có những vấn đề mới phát sinh mà ta cần
có kinh nghiệm và phương pháp để xử lý. NTL muốn đề cập ở đây điều mà chắc không ít bạn đã gặp phải: xoá nhầm ảnh trong
thẻ nhớ! Không có gì quá là đặc biệt cả, trong thời của máy ảnh chụp phim ta vẫn
gặp không ít các bác phó nháy Pro bị tai nạn mất ảnh do
mở nhầm lưng máy ảnh hay đem tráng một cuộn phim còn mới nguyên... Với phim, như thế là chấm hết nhưng
với một chiếc thẻ nhớ thì ta hoàn
toàn có thể phục hồi lại những tấm ảnh đã mất.
Trước khi đi vào chi tiết cụ thể NTL xin được liệt
kê một số tai nạn khá phổ biến với người dùng máy ảnh kỹ thuật số:
- Xoá nhầm ảnh (thường do thao tác xoá ảnh cũ quá
nhanh)
- Làm "format" thẻ nhớ nhưng
không kiểm tra lại nội
dung ảnh đã có trong thẻ
- Rút thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh trong quá trình máy
đang thao tác ghi ảnh lên thẻ nhớ
- Lỗi do đầu đọc thẻ nhớ và đường truyền USB...
Như thế giải pháp cho bạn để
tránh những trường hợp dở khóc dở cười này là:
- Ưu tiên dùng các loại thẻ nhớ có thương
hiệu uy tín,
tránh dùng các loại "no-name"
- Trong trường hợp bạn vừa tiến hành thao tác xoá toàn
bộ thẻ nhớ và phát hiện ra là mình làm nhầm thì nên tắt ngay máy ảnh, rút thẻ nhớ
ra khỏi máy ngay lập tức.
- Sau khi chuyển ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính bạn
nên xem qua một lượt các ảnh này trước khi xoá toàn bộ thẻ nhớ
- Bạn nên xoá thẻ nhớ đều đặn để tránh tình trạng
bị phân mảng thông tin gây khó khăn cho việc tìm kiếm sau này. Tốt nhất là
nên làm "format" sau khi đã chuyển ảnh vào máy tính.
- Bạn nên chú ý tới thời gian ghi ảnh lên thẻ nhớ.
Quan sát cẩn trọng tín hiệu đèn nhấp nháy và chú ý tới cả năng lượng của pin nữa
- Trong trường hợp thẻ nhớ bị hỏng do tác động cơ
học thì bạn
hoàn toàn có thể lấy lại các hình ảnh của mình thông qua một dịch vụ chuyên
nghiệp.
Sau đây là những phần mềm được nhiều người biết đến và sử dụng để phục hồi ảnh:
1. Smart Recovery (miễn phí)
Bạn có thể tải xuống từ đây: www.pcinspector.de
2. Lexar Image Rescue 2 (35€)
Phần mềm này được tặng kềm theo một thẻ nhớ 512Mo
Pro
3. Rescue Pro (Sandisk) (35€)
Phần mềm này được tặng kềm theo một thẻ nhớ 512Mo
Pro
4. Xzeos Media Recover
Báo giá 35€. Site: www.mediarecover.fr
5. Flash File Recovery (40€)
Phần mềm này chỉ bán trên mạng.
Site: www.panterasoft.som
6. Ontrack EasyRecovery (230€)
Đây là phần mềm được thiết kế để tìm và khôi phục dữ
liệu trên ổ cứng của máy tính và sau đó nó được phát triển cho các loại thiết bị nhớ bên ngoài.
--------------------------------
VI-9, IN ẢNH TẠI LABS
Mình nghĩ rằng đây là câu hỏi khá phổ thông của tất
cả những ai đang sử dụng máy ảnh kỹ thuật số. Trong khi mà kỹ thuật in ảnh ngày
càng hoàn thiện và phát triển hơn thì câu hỏi này đôi khi lại rất
khó trả lời. Tại sao ở Labo này ảnh rửa đẹp mà chỗ khác lại không đẹp?
Và giá cả đôi khi chênh lệch khá nhiều. Không cần phải là
"đại lý" của các Labo mới nhận ra sự khác biệt về chất lượng và giá cả. Nếu như ở HN giá cho một tấm ảnh
10x15 là 3000 đồng thì trong thành phố HCM giá này lại chỉ có 2000 đồng! Ở HN nếu bạn rửa ảnh với số lượng
nhiều thì thường dễ dàng mặc cả xuống còn 2800 đồng/ảnh (tối đa là 2600 đồng/ảnh)
còn trong TP HCM sẽ vào khoảng 1800 đồng/ảnh (có nơi
nhận làm 1500 đồng/ảnh).
Khái niệm MiniLab đã trở thành quen thuộc với người
Việt nam từ hơn 10 năm nay nhưng ít ai thật sự biết hệ thống máy in ảnh phức
tạp này hoạt động như thế nào? Có 2 loại máy MiniLab khác nhau:
1. MiniLab kỹ thuật "analogique" kiểu cổ
điển
2. MiniLab kỹ thuật số
Nếu như MiniLab
"analogique" in ảnh đúng theo phương pháp truyền thống nhất nghĩa là rọi
sáng qua phim lên giấy ảnh thì MiniLab kỹ thuật số lại làm "scan"
ngay cả với các phim âm bản, xử lý tự động bằng máy tính rồi in ra.
Để in ảnh trên giấy các MiniLab kỹ thuật số sử dụng
một loại máy in chuyên dụng siêu tốc có thể thao tác in từ 70-200m/giờ. Như
thế để đảm bảo độ chính xác cao của lượng phơi
sáng người ta phải sử
dụng đến một nguồn sáng tia la-de siêu tốc mà hệ thống kỹ thuật của nó bao gồm
rất nhiều tấm gương siêu nhỏ. Vì thời gian để in một tấm ảnh là rất ngắn nên
các nhà sản xuất cũng đã đưa ra một loại giấy ảnh đặc biệt,
vẫn dựa trên cấu tạo của giấy ảnh truyền thống, có khả năng nhạy
sáng cao, chuyển tông màu tinh tế để đáp ứng với kỹ thuật
la-de.
Đa phần ở Việt nam hiện tại người ta vẫn sử dụng giấy
ảnh loại bình thường để in ảnh kỹ thuật số do đó chất lượng ảnh không thật sự cao.
Nếu bạn mang cuộn phim âm bản của mình đến một dLab thì nên nhớ rằng
những tấm hình bạn nhận được 1h sau đó không hề được "nhìn" thấy
giấy ảnh. Đơn giản bởi vì cuộn phim âm bản của bạn đã được làm
"scan" bằng một máy chuyên dụng. Ví dụ như
loại máy Agfa
dScan 20 có thể "scan" 20 000 ảnh/giờ ở độ phân giải 2048x3072
(16bit); Sau đó thông tin về hình ảnh của bạn sẽ được xử lý bằng máy tính về mầu sắc, độ tương
phản...và cả hiệu
chỉnh những lỗi phơi sáng nữa. Ở đây ta nhận ra sự khác biệt lớn giữa hai thế hệ MiniLab. Nếu như
loại MiniLab cổ
điển chỉ có thể hiệu chỉnh toàn phần một tấm hình thì DLab lại có thể chỉnh sửa
theo vùng và loại bỏ những phần ánh sáng sai. Như thế người được lợi nhất
chính là bạn!
Và bây giờ sẽ là sự khéo léo của bạn, mỗi khi vào một
Labo để rửa ảnh, sẽ giúp bạn biết mình đang giao phó những kỷ niệm quý giá của mình
cho ai? Dưới đây là danh sách các dMiniLab xếp hạng từ chất lượng cao
xuống thấp, nhưng dĩ nhiên chúng đều là những MiniLab tốt cả.
1. Agfa d-lab.2
2. Fuji Frontier 340
3. Kis DKS 1500
4. KOdak 29 DLS
5. Konica R1 Super
6. Noritsu QSS-2901
------------------------------
VII, MẸO VẶT VÀ HỎI ĐÁP
VII-1, KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Không phải lúc nào trên những chặng đường bất chợt
bạn dều có người quen đi cùng để…chụp ảnh cho nhau. Và cũng không phải lúc nào
bạn chụp ảnh cảnh đẹp nhưng chụp người với cảnh cũng đẹp. Vấn đề là đơn
giản so với những
người nhiều kinh nghiệm nhưng lại là khó khăn với những bạn ít chụp ảnh. Không ít
lần bạn đã kêu than vì nhân vật trong ảnh sai nét, bị tối mặt…hay khi thể hiện
rõ ràng nhân vật thì cảnh lại tối thui hoặc…trắng xóa! Làm thế nào bây giờ ? Không có
gì khó cả, NTL xin được tìm hiểu và giải quyết vấn đề cùng bạn và vẫn chỉ với
chiếc dCam.
1. Điều quan
trọng đầu tiên là quan sát ánh sáng
Kỹ thuật nhiếp ảnh có những giới hạn của
nó và không phải lúc nào bạn cũng có thể đạt được đầy đủ các chi tiết trong bóng tối và vùng ánh
sáng cao. Chính vì thế nên khi đứng trước một cảnh đẹp, một công trình nổi tiếng…bạn muốn có hình kỷ niệm
với chúng thì việc quan sát hướng chiếu sáng là rất quan trọng.
Bạn nên tránh chụp những cảnh ngược sáng hay đơn giản hơn
là người được chụp
đứng trong vùng bóng râm còn phông nền lại sáng rực rỡ. Khi mặt
trời ở ngay sau lưng nhân vật hay ở chếch 45° phái sau thì bạn
khó có thể chụp ảnh đẹp với dCam. Giải pháp : thay đổi góc nhìn, đổi vị trí của
nhân vật hay chụp cận cảnh theo kiểu chân dung và dùng thêm flash « Fill-in »
(đồng nghĩa với việc phong cảnh sẽ bị hẹp lại). Bạn cũng nên tránh ánh sáng thẳng
trên đỉnh đầu vì nó sẽ làm tối các hốc mắt.
Chụp ảnh người với phong cảnh thì nên tránh đội mũ
lưỡi trai vì nó sẽ làm mặt bị tối. Hướng sáng đẹp là chếch 45° theo nhiều ngang và chiều thẳng đứng về phía trước mặt. NTL
thích thứ ánh sáng dịu hắt lên từ mặt sân hay một bức tường nào đó gần với nhân
vật. Như thế nếu bạn đi du lịch vào một ngày trời râm mát thì lại
chính là điều kiện lý tưởng để chụp được nhiều ảnh đẹp đấy.
2. Điều quan
trọng thứ hai là đo sáng
Máy dCam có những hạn chế không thể vượt qua của
nó (không thể thao tác theo ý muốn, tầm đèn flash yếu…) nhưng
lại rất «
thông minh » trong việc ghi lại các chi tiết trong vùng ánh sáng yếu. Như
thế nguyên tắc đo sáng chung của dCam là ưu tiên các
vùng ánh sáng cao. Nếu ta gọi vùng ánh sáng
kém nhất là « Tối », ánh sáng đủ cho nhân vật là « Trung bình », vùng có ánh
sáng cao hơn là « Sáng » và điểm sáng nhất là « Cực sáng » thì với máy ảnh
dCam bạn nên đo sáng vào vùng « Sáng ». Để có thể ghi lại được chi tiết phong cảnh cũng như
nhân vật thì ánh
sáng phải cân bằng giữa chủ thể và phông, hay độ chênh lệch không vượt quá 2 khẩu
độ ống kính với ảnh
mầu. Làm sao để biết được điều ấy ? rất đơn
giản : bạn chỉ
việc chọn chế độ chụp ở Av hay Tv (đa phần các máy dCam hiện hành đều cho phép làm việc này),
chẳng hạn ta chọn Av và đặt khẩu độ ở f/5,6, rồi tiến hành đo sáng trên khuôn
mặt của nhân vật bằng chế độ « Spot » (chẳng hạn kết quả đạt được là 1/125 với
ISO 100) sau đó đo sáng vào một vài chi tiết quan trọng ở phông (chẳng
hạn kết quả đạt được là 1/250 ở ISO 100, 1/500…). Dựa trên những thông số này
bạn có thể biết được là mình có cần dùng thêm flash hay hiệu chỉnh kết quả đo sáng hay không ?
Nguyên tắc căn bản của việc Hiệu chỉnh kết quả đo sáng (Exposure
Compensation) như sau :
- Khi người sáng hơn phông thì –Ev
- Khi người tối hơn phông thì
+Ev
Nếu máy ảnh của bạn không cho phép thao tác như
NTL đã trình bày ở trên thì bạn
hoàn toàn có thể chụp hai kiểu ảnh : một với đo sáng vào nhân vật và một với đo
sáng vào phông rồi so sánh kết quả trên màn hình LCD. Lợi thế của máy ảnh số là ở chỗ
này.
Nếu bạn thấy đồ thị « Histograms » dồn về bên trái thì có nghĩa là
ảnh của bạn bị tối, đồ thị dồn về tận cùng bên phải nghĩa
là ảnh của bạn bị thừa sáng. Một hình ảnh có ánh sáng đúng sẽ có đồ thị hình một
quả đồi nhỏ ở chính giữa, có một chút khoảng cách với hai đầu của trục X.
Đồ thị này cang cao theo trục Y thì có nghĩa là tấm
ảnh của bạn càng có nhiều chi tiết.
3. Điều quan
trọng thứ ba là độ nét sâu
Lẽ dĩ nhiên là bạn muốn có một tấm ảnh nét cả nhân
vật và phong cảnh. Điều này rất dễ thực hiện khi chụp với dCam vì các máy này có độ nét sâu rất
lớn (do tiêu cự của ống kính rất ngắn) Thông thường bạn sẽ canh nét vào nhân vật,
lý tưởng nhất là chọn điểm canh nét trên khuôn mặt, chỗ nằm giữa hai mắt (nếu cự ly chụp đủ gần để
quan sát) như thế để đạt được độ nét sâu từ nhân vật cho tới tận vô cùng
bạn phải chọn khẩu độ ống kính nhỏ nhất, với máy dCam là f/8. Tuy nhiên trong
đa số các trường hợp khi khoảng cách giữa người chụp và nhân vật đủ xa thì chỉ
với f/5,6 bạn đã có thể làm được điều này rồi. Thế nhưng
máy dCam lại khóa luôn
cả điểm canh nét lẫn kết quả đo sáng đồng thời cùng một lúc và bạn lại muốn chọn một kết quả đo sáng trên một
vùng ánh sáng khác. Làm thế nào đây ? Cũng rất dơn
giản, với dCam
bạn vẫn có thể sử dụng khả năng của « Hyper-focal » tức là chọn một điểm canh
nét (không nằm trên nhân vật) mà từ đó đạt được độ nét sâu lớn nhất. Thực nghiệm
với máy dCam cho thấy bạn hoàn toàn có thể chọn điểm canh nét vào 1/3 chiều sâu của ảnh với khẩu độ
ống kính tối thiểu là f/5,6. Sau khi chụp bạn nên dùng chức năng zoom của màn
hình LCD để kiểm tra xem nhân vật có nét hay không ?
4. Điều thứ
tư là
đèn Flash "Fill-in"
Tất cả các đèn flash gắn sẵn trên máy dCam cho chỉ
số GN rất nhỏ. Cự ly chụp hiệu quả ở vị trí ống kính rộng nhất thường ở 3,5m và
ở vị trí ống kính tele là 2,5m. Khi bạn khép sâu khẩu độ ống kính để lấy độ nét
sâu thì cự ly chụp của đèn sẽ bị giảm đi rất nhiều. Chẳng hạn với GN 11
thì ở f/8 bạn sẽ chụp được ở khoảng cách 11/8 = 1,375m mà thôi. Hiệu quả của
flash là xóa đi các bóng đổ xấu hoặc cân bằng nhân vật với ánh sáng ở phông. Với
dCam thì phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất là đo
sáng vào một điểm trên mặt đất của phông rồi dùng flash để chiếu sang cho người. NTL hay
dùng ISO 50 với flash “fill-in” và trong trường hợp phông quá sáng thì bạn có
thể -1 Ev hoặc -2 Ev. Vào những lúc trời sẩm tối thì bạn nên dùng thêm chân máy
để chụp flash với tốc độ chậm. Chế độ này được biểu hiện bằng
hình người với ngôi sao trên máy của bạn. Với những bạn nào có nhiều kinh nghiệm hơn
thì có thể chọn tốc độ
ở chế độ Tv. Bạn cần lưu ý là ngay cả khi flash đã
lóe lên rồi thì vẫn cần tiếp tục giữ nguyên vị trí để tránh hiện tượng bóng
nhòe. Phương pháp này cho phép bạn tái tạo lại sinh động
không khí ban đêm và bầu trời sẽ rất xanh đồng thời người đủ sáng. Chụp flash
buổi tối bạn có thể chọn ISO 200.
5. Một vài điều
cần lưu ý
:
- Bạn nên bỏ chế độ Auto ISO vì ở chế độ này máy ảnh sẽ tự đặt
độ nhạy ISO theo hoàn cảnh và bạn sẽ không điều khiển được máy theo ý
muốn.
- Bạn nên bỏ chế độ tự động chọn điểm
canh nét vì máy ảnh sẽ không canh nét đúng như ý bạn.
- Bạn nên bỏ chế độ Auto Flash nhưng
cần luôn quan
sát các thông số về tốc độ, nếu tốc độ thấp hơn 1/60 giây thì bạn nên dùng chân máy hay flash.
- Bạn nên bỏ chế độ Auto WB vì máy ảnh sẽ
đưa tất cả các mầu về giá trị trung bình, không thật đẹp.Như thế thì tùy theo diều kiện ánh sang thực tế mà bạn chọn WB.
Bạn đang sở hữu một chiếc dCam hay BCam…điều ấy không quá quan trọng
tới chất lượng của ảnh, kỹ thuật tự động chỉ giải quyết được một phần nào các
đòi hỏi của bạn mà thôi, cho dù bạn không hay chụp ảnh nhưng
dăm phút tư
duy trước khi bấm
máy sẽ làm cho mọi người trầm trồ với những tấm ảnh du lịch của bạn đấy.
Chúc có nhiều ảnh đẹp!
VII-2, TẠO HIỆU ỨNG SAO CHO ĐÈN ĐÊM MÀ KHÔNG CẦN
KÍNH LỌC
Với khẩu độ từ f8 trở lên khi chụp cảnh có đèn đêm,
ánh đèn đã bắt đầu có hình ngôi sao léo sáng.
Tất nhiên hiệu ứng còn phụ thuộc vào tốc độ bạn chọn
Sau khi thử mẹo thứ nhất chúng ta có thể đi đến mấy kết luận sau:
- Cần phải có chân máy.
- Chụp Iso càng thấp càng tốt.
- Giá trị Khẩu độ càng lớn (f lớn) cánh sao càng
dài.
- Thờ gian chụp càng lâu cánh sao càng dài
VII-3, HIỆU ỨNG ZOOM
Đây là hiệu ứng chỉ có thể chụp bởi ống kính đa
tiêu cự hay ống kính zoom. Ống kính một tiêu cự thì khóc thét rồi
Ta có thể để máy ở tốc độ chậm và thay đổi tiêu cự
trong lúc màn trập đang mở, sẽ tạo ra những vệt mờ ở tâm bức hình toả ra.
Hiệu quả này thêm thú vị nếu kết hợp với lia máy.
Các bạn hãy thử và đăng ảnh cũng như
kết luận của mình vào đây nhé, tôi sẽ kết luận chung lại khi
chúng ta đi tiếp mẹo số 3.
Có phải thế này không bác Lekima??
Cách này trong PS cũng có kỹ xảo làm. Nhưng đây là em
thử theo cách của
bác, chụp cái góc làm việc tồi tàn của em.
VII-4, MẸO ĐO SÁNG THAY THẾ
Đa phần các máy đều có hệ thống đo sáng bên
trong máy ảnh giúp chúng ta chọn lựa tốc độ và khẩu độ phù hợp cho film lộ sáng
đúng.
Hệ thống này là đo ánh sáng phản chiếu (reflected light - đo
xuôi) từ chủ đề "hắt" vào máy ảnh, gắn kính lọc nó sẽ điều chỉnh theo.
Nhiều hãng sản xuất vật liệu nhiếp ảnh sản xuất một loại
bìa để hộ trợ đo sáng gọi là bìa xám (gray card). Tấm bìa có hai mặt, một mặt màu
trắng phản chiếu 90% ánh sáng, mặt màu xám trung bình giữa trắng và đen phản chiếu 18% ánh sáng rọi vào.
Vì lòng bàn tay ta, với màu da trung bình phản chiếu 18% ánh sáng như
một mặt của tấm
bìa xám nên có thể dùng để đo thay thế.
Lưu ý:
- Vì lượng sáng phản chiếu căn cứ theo ánh sáng trực
tiếp (incident light), nên tay cũng phải đặt song song với chủ đề hay mặt phẳng được chụp ảnh.
Đảm bảo lòng bàn tay nhận cùng lượng sáng như chủ đề.
- Với da trắng ta mở lớn thêm một khẩu độ, với da
đen ta đóng nhỏ bớt một khẩu độ. Điều đó cũng có nghĩa là ta
có thể dùng một chiếc khăn trắng (tôi dùng cái khăn lau ông kính), để đo thay thế cho cho bất kỳ vật trắng
nào ở xa mà ta muốn giữ nguyên màu trắng khi in ảnh. Có bác nào chụp tượng phật
chẳng hạn.
Hay cởi bỏ cái áo đen khỏi người , ta có thể đo
thay thế cho những vùng tối xẫm cần lấy.
Hay chúng ta có thể đo bụi cây ở gần để lấy màu
xanh cho những cây ở xa.
Việc đo này sẽ cụ thể theo hướng dẫn của tùng loại
máy ảnh. Và cũng lưu ý là phải luôn đảm bảo vật đo thay thế ở cùng nguồn sáng, cùng
góc độ với vật thể được ghi hình.
VII-5, BỒI ĐÈN TRONG CHỤP TỐC ĐỘ CHẬM
Tôi chỉ xin giới thiệu sơ
bộ để chúng ta
có thể sử dụng và vận dụng. Đó là khi chụp ở tốc độ chậm trong bóng tối, chúng
ta có thể chiếu sáng nhiều lần để tạo hiệu quả ảnh khác biệt. Ví dụ: khi chụp người đang múa, ta
chụp chậm và nháy đèn 3 lần. Trong điều kiện ánh sáng tối sẽ xuất
hiện người múa ở 3 tư thế khác nhau. Ngày trước chúng tôi còn bịt thêm cái
giấy che bồng tối (màu đỏ) hoặc giấy làm đèn ông sao trước đèn... nó cung sẽ
làm cho màu mặt, cơ thể của đối tương chụp ở mỗi động tác là khác nhau. Hiệu quả này khá
thú vị các bạn hãy thử nhé.
Cùng cần nói thêm là trong chụp kiến trúc, nội thất thì việc
bồi đèn để chiếu sáng những vùng tối cũng hay sử dụng.
Tặng các bác cái hình minh họa strobe flash.
Tặng các bác cái hình minh họa strobe flash.
Canon 20D
Sigma EF 500DG Super Flash
Mode Tv: 1sec
Flash seq: 3Hz
Power : ¼
VII-6, KÍNH LỌC MÀU CHO ĐÈN VÀ ỐNG KÍNH
Bạn đã bao giờ nghĩ đến và bao giờ sử dụng chưa,
nếu chưa thì hãy nên làm. Đại ý là chúng ta gắn kính lọc mầu vào ống kính, một
kính lọc màu khác vào đèn. Tốt nhất là đèn xoay hoặc đèn trong studio để cho
ánh sáng không "hắt" thẳng vào chủ thể.
Màu của hai kính đó thường là hai màu bổ túc cho
nhau như cam - tím, xanh - vàng, đỏ - xanh lá cây....
Nào chờ các bác thử nhé!
-------------------------------------
(còn tiếp - Phần 3)
Nguyễn Hoàng Ấn: NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3
(còn tiếp - Phần 3)
Tham khảo thêm :
Nguyễn Hoàng Ấn: NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2Nguyễn Hoàng Ấn: NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3