Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Những điều cần biết về ảnh RAW

Những điều cần biết về ảnh RAW

(sưu tầm)
Những điều cần biết về ảnh RAW
Những điều cần biết về ảnh RAW
Rất nhiều bạn thắc mắc cái file Raw của DSLR để làm gì, và gấp đôi số người ấy chỉ chụp Jpg. Nói chung bọn tư bản thường không làm cái gì vô ích cả, trong thời đại kỹ thuật số nếu không có chút khái niệm gì về file RAW và Photoshop (PS) coi như bạn đã đánh mất một nửa công dụng của cái máy ảnh to oạch mà bạn kỳ cọp để dành tiền mua rồi đó.

Bài này dành cho ai:



Bất kỳ định dạng nào cũng có đối tượng của nó, ảnh RAW được sinh ra để dành cho những tay máy có kiến thức và chấp nhận, ít nhất là phần cơ bản, về Camera Raw (CR) và PS hoặc các phần mềm chỉnh sửa ảnh hậu kỳ khác. Vì thế bài này sẽ không dành cho bạn nếu bạn thuộc những thành phần sau:
- Gà mờ PS, đã là phận gà thì nên an phận với chế độ có sẵn của máy.
- Chủ nghĩa tự nhiên, cái chủ nghĩa bài trừ PS này rất là buồn cười và hãm tài, tuy nhiên tui không có ý định viết về nó, ít nhất trong bài này. Cho nên nếu bạn anti-PS, bạn nên chụp PnS cho nó gọn, máy phim cho nó soang trọn hoặc dùng chế độ có sẵn cho nó lành mạnh.
- Chụp vãi đạn tiểu liên. Tuy dung lượng thẻ nhớ và sức mạnh của các máy tính đang tiến vùn vụt một cách chóng mặt, nhưng nếu bạn chụp ảnh với tốc độ 10 ảnh/phút thì cũng nên tạm biệt với file RAW vì hai lý do. Một là thẻ nhớ của bạn rất dễ cháy, hai là sau khi về mở đống ảnh RAW cả ngàn tấm ra bạn sẽ rất dễ …ngán và dội hàng.
- Kinh nghiệm lâu năm. Tất cả những ai chụp ảnh có kinh nghiệm và giỏi đều biết nên dùng Raw trong trường hợp nào và JPG trong trường hợp nào.
- Chụp chơi cho vui. Chụp chơi thì ta cứ cái nào tiện nhất ta dùng, RAW bất tiện hơn JPG ở khâu hậu kỳ, công nghệ máy ảnh số hiện tại cũng thừa đủ để bạn chơi với JPG nếu set-up máy chuẩn và đo sáng ngon.

Vì sao lại Raw:

- Tui sẽ không lôi mấy cái thông số kỹ thuật như độ sâu màu hay dải thu sáng hay chi tiết vùng tối và vùng kín vào bài này vì nó tràn lan trên net rồi. Tui chỉ khuyến cáo là Raw cho sức mạnh về hậu kỳ, cứu sáng và khử nhiễu mạnh gấp ba lần JPG. Tuy nhiên RAW chỉ thực sự hữu dụng cho những file ảnh lớn trên 1000px chiều ngang hoặc những ảnh cần rửa ra để xem, vì nhỏ hơn thì những chi tiết này sẽ rất khó nhận biết.

- Raw cho phép bạn nghịch ngợm, thử hàng, soi hàng, sờ mó… em nó, nói chung là chán chê mê mãi sau đó vẫn có khả năng trở về trinh nguyên như ngày mới thu vào máy bằng 1 cái click, đỡ phải lưu ba bốn file hay một file PS to cả trăm Mb trong máy.

- Raw là chân thực, ít nhất trong kỹ nguyên số. Raw là những gì máy ảnh của bạn thu vào khi bấm máy và trả lại cho bạn, không hề mó tay vào sờ soạng hay tiện tay dớt luôn file ảnh trước khi xuất ra như JPG.

- Thích nghịch PS, về một mặt nào đó nhiều bạn nghĩ rằng chỉnh được ảnh JPG mới là trình cao, mới là kiến thức rộng, mới chứng tỏ được mình trong điều kiện thiếu thốn. Rất là hãm tài, chọn lựa nguyên liệu tốt là chuyện kinh điển, tại sao phải tự hạn chế mình? Có tiền cứ xài, tỷ phú cứ mua máy bay riêng, có lãi cứ viết báo cáo thuế, sao phải xoắn, các cụ nhà ta đã nói thế rồi.




Raw làm được gì?



Bit màu: Một khái niệm chuyển màu rất quen thuộc của ngành in. Raw cho bạn 12-16 bit màu trong khi JPG giới hạn bạn ở 8 bit. Để tìm hiểu về sự quan trọng của bit màu bạn cần nhiều hơn một bài viết khái niệm như thế này, Tuy nhiên hiểu đơn giản thì cứ to hơn là chắc chắn khỏe hơn.


Tuy công nghệ in ấn cho nhu cầu thông dụng hiện tại cũng chỉ giới hạn ở 8bit, nhưng sức mạnh của thằng to hơn (14-16) nằm ở quá trình tinh chỉnh (chi tiết, độ sâu màu, sáng tối, chuyển vùng…) chứ không nằm ở khâu xuất ra cuối cùng. Nói nôm na là cái sự “ sung sướng thỏa mãn” nó nằm ở khoảng thời gian xxx chứ không phải lúc bắn nhau.


Cứu ảnh đo sáng sai: Raw cho bạn khả năng cứu ảnh bị thiếu/dư sáng đến 3 stop ánh sáng (+/-3EV). Tất nhiên đây chỉ là trường hợp buộc phải có ảnh mà không có điều kiện chụp, chứ ảnh mà cháy toét hay tối mò thì thôi đi chụp lại cho nó nhanh thay vì ngồi lọ mọ chỉnh sửa lại. Mà chụp ảnh kiểu gì dư/thiếu tới 3 stop thì nên đi học cách đo sáng lại trước khi ngồi nghiên cứu về Raw.


Tất nhiên ở đời chả ai nói trước được cái gì, vì thế ta cứ chụp Raw cho nó lành phòng trường hợp đo sáng sai. Máy có DR càng cao thì khả năng cứu sáng càng mạnh.


Cân bằng trắng (WB): Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, không phải tự dưng mà bọn tư bản nó chế ra card hay filter chuyên dùng mắc vãi tè để cân bằng trắng cho đúng. Raw cung cấp khả năng tùy biến WB cực mạnh và phân tách lớp màu cũng rất tốt. JPG có khuynh hướng thay đổi tất cả màu (ám màu) nếu bạn chỉnh WB lại, còn Raw cho phép bạn thay đổi từng vùng màu riêng biệt tùy theo nhiệt độ màu. Đo WB sai là trường hợp cực kỳ hay gặp với các bác đang chụp outdoor đùng cái chạy vào quán café đèn hơi mờ mờ chụp indoor mà quên set-up lại trong máy.


Điều chỉnh độ nét: Raw cho phép bạn thay đổi độ nét của ảnh theo hai chiều tăng giảm mà không ảnh hưởng tới vùng focus, chứ không phải như thằng JPG cục súc chỉ cho phép tăng lên còn giảm đi thì lại bắt ta dùng blur và mask trong PS.


Điều chỉnh nhiễu: Nhiễu hay còn gọi là noise vốn là một khái niệm liên quan mật thiết tới độ “soang trọn”. Cách đây mấy năm thì độ soang này là ảnh phải trắng tinh không có tý nhiễu nào ở iso cao, còn bây giờ thì thời đại thay đổi, ảnh số phải có noise cho nó giống hạt phim (grain). Nói chung là thời đại có thay đổi thế nào thì chỉnh noise bằng Raw vẫn mạnh hơn add/remove noise trên JPG nhiều lần.


Điều chỉnh lens: Méo hình, viền tím, và biến dạng là một vấn đề lớn của tiêu cự ống kính. Tuy sức mạnh của PS đã phần nào vượt trội trong hậu kỳ nhưng tui vẫn thích chỉnh trực tiếp trong CR hơn vì nó nhẹ nhàng hơn và dễ bề quay lại từ đầu hơn.




Xài Raw như thế nào?



Nói chung hiện tại thì thằng Adobe là vua của thế giới đồ họa, định dạng DNG của nó cũng là định dạng chắc chắn sẽ phổ biến và chung nhất trong tương lai. Tuy nhiên những ông như Nikon, Canon hay Sony vẫn đang cố gắng bám víu vào những định dạng Raw của riêng họ để giữ “bản sắc” như .NEF (Nikon), .CR2 (Canon), .SRF (Sony). Có hai cách để tinh chỉnh những định dạng này trong lúc chờ Adobe thanh toán hết tất cả các ông nhõi kia.


- Cài Camera Raw bản mới nhất. Thằng nào máy nào nào cũng chơi được tuốt nhưng vẫn phụ thuộc vào phiên bản của PS bạn đang xài.


- Cài phần mềm cho sẵn của hãng khi mua máy. Sau khi chỉnh chán chê rồi có thể xuất ra JPG hay Tiff qua PS chỉnh tiếp.


Nguồn tin: banhmitrung.com

Hướng dẫn mua máy ảnh DSLR

Hướng dẫn mua máy ảnh DSLR

(sưu tầm)
Hướng dẫn mua máy ảnh DSLR
Hướng dẫn mua máy ảnh DSLR
Nếu không phải là dân chuyên nghiệp, bạn có thể tìm mua máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời (DSLR) với giá dưới 1.000 USD. Nhưng làm thế nào để chọn đúng máy? Sau đây là vài hướng dẫn.
Đối với những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp,ống kính rời DSLR (digital single lens reflex) là thiết bị cần thiết phải có. Loại máy ảnh này có hiệu năng nhanh hơn, kiểm soát được nhiều thiết lập hơn và có chất lượng hình ảnh tốt hơn so với ngay cả các loại máy ảnh ngắm - chụp PnS (point-and-shoot) hàng đầu. Điều quan trọng hơn là bạn có thể thay đổi ống kính của máy ảnh DSLR.
Nhờ những cải tiến gần đây, máy ảnh DSLR đang ngày càng được các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư ưa chuộng. Các máy ảnh DSLR hiện nay có các chế độ chụp định trước, giao diện thân thiện, chế độ hướng dẫn hữu ích và có thiết kế gọn nhẹ hơn.
Bạn có thể tìm mua máy ảnh DSLR với giá dưới 1.000 USD (~21 triệu đồng). Nhưng đó vẫn là một khoản đầu tư đáng kể. Làm thế nào để chọn đúng máy? Sau đây là vài hướng dẫn mua máy ảnh DSLR nếu bạn đang tìm mua vào dịp nghỉ lễ năm nay.

Tìm hiểu những điều cơ bản

Sau đây là vài điểm chủ yếu phải xem xét trước khi chọn mua máy ảnh DSLR:

Số điểm ảnh:

Số điểm ảnh megapixel (hay còn gọi là độ phân giải) cao chưa chắc đã cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Tuy nhiên, nó cho phép bạn linh hoạt hơn khi cắt cúp hay phóng to hình. Ngày nay, hầu hết máy ảnh số đều có số điểm ảnh ít nhất là 10-megapixel, nhiều hơn mức cần thiết đối với hầu hết các nhà chụp ảnh. Ảnh chụp ở độ phân giải 5-megapixel là đủ để in ra ảnh kích thước 8x10-inch rõ nét. Ảnh chụp 8-megapixel có thể in ra ảnh 11x14-inch rõ nét.
Một tập tin 10-megapixel có thể in ra ảnh 13x19-inch chấp nhận được dù có thể bị mất vài chi tiết. Ảnh chụp bằng máy ảnh 13-megapixel in ra đẹp với cỡ 13x19-inch. Nhiều máy ảnh DSLR ngày nay có độ phân giải cao hơn 13-megapixel - tốt hơn để phóng to và cắt cúp hình ảnh của bạn. Nên nhớ rằng số megapixel càng cao, dung lượng tập tin càng lớn, làm chiếm chỗ trên thẻ nhớ của máy ảnh và đĩa cứng máy tính của bạn.
Kích cỡ bộ cảm biến: Máy ảnh có bộ cảm biến lớn hơn và ống kính tốt hơn thường chụp được ảnh tốt hơn, không tính đến số điểm ảnh. Bộ cảm biến lớn hơn sẽ chụp được hình ảnh đẹp hơn, cũng giống trường hợp ống kính có chất lượng cao hơn; đây là lý do tại sao máy ảnh DSLR chụp được ảnh tuyệt vời đến thế. Nếu bạn không thể có dịp chụp thử máy trước khi quyết định có mua hay không, hãy nhớ kiểm tra đặc tả của máy để biết kích cỡ bộ cảm biến, và so sánh nó với một máy ảnh khác mà bạn cũng đang dự tính mua.


Ống kính là một thành phần rất quan trọng cho máy ảnh DSLR.

Hợp nhu cầu:

Máy ảnh DSLR thường có giá từ 500 USD (~10,5 triệu đồng) đến hơn 1.000 USD (~21 triệu đồng). Nếu bạn mới sử dụng máy ảnh DSLR, hãy tìm mua các dòng máy dưới tầm giá 1.000 USD. Loại này có chế độ chụp định sẵn mà bạn có thể dùng, trong khi vẫn có thể tìm hiểu cách sử dụng các thiết lập thủ công mà hình ảnh bạn chụp không bị giảm chất lượng. Và nếu sau này bạn vẫn quyết định nâng cấp lên một máy ảnh đắt tiền hơn, bạn có thể mua máy có cùng kiểu ống kính và phụ kiện.

Chỉ mua thân máy:

Nhiều máy ảnh DSLR có thể được bán chỉ có thân máy và bạn cần phải mua thêm ống kính thích hợp để chụp ảnh. Các loại khác (nhất là các mẫu cấp thấp) cũng thường được bán với một ống kính đa năng chất lượng tương đối đi kèm. Các ống kính loại này thường có độ mở nhỏ, có nghĩa là khó chụp được ảnh hành động sắc nét trong điều kiện thiếu sáng mà không dùng đèn flash. Nếu bạn dự định chụp ảnh trong nhà, có lẽ bạn sẽ phải mua một ống kính có độ mở lớn hơn.

Lựa chọn ống kính:

Nếu bạn muốn sử dụng nhiều ống kính để chụp trong các điều kiện khác nhau (như ống kính zoom để chụp xa, ống kính macro để chụp cận cảnh, hay ống kính có hiệu ứng mắt cá fish-eye), hãy xét chọn một ống kính cho máy ảnh DSLR trước khi mua máy. Nếu ống kính theo máy không hữu ích gì nhiều với bạn, bạn hãy mua thân máy rời và đầu tư riêng cho ống kính mà bạn thật sự cần.

Tính năng cần lưu ý

Khi đã giải quyết xong các điều cơ bản như số điểm ảnh và kích cỡ bộ cảm biến cần thiết, bạn nên giới hạn tìm kiếm trong số máy ảnh có thể chọn mua. Bạn nên quyết định tùy theo vài tính năng và hiệu năng kể sau.

Tính năng chống rung:

Ngay cả khi bạn cho là mình có tay chụp rất vững, ảnh của bạn chụp ra cũng có thể bị nhòe - nhất là trong trường hợp chụp trong nhà, thiếu sáng mà bạn không muốn dùng đèn flash (như trong nhà thờ hay viện bảo tàng). Trong các tình huống này, cửa trập phải mở lâu hơn để tạo độ phơi sáng tốt. Cửa trập càng mở lâu, hình ảnh của bạn càng dễ bị ảnh hưởng do máy ảnh bị rung hay chủ thể chuyển động.
Để giải quyết các vấn đề này, nhiều hãng sản xuất máy ảnh và ống kính dùng công nghệ chống rung, hay còn gọi là ổn định hình ảnh (image stabilization). Nhưng các phương pháp chống rung đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó.
  • Chống rung quang học: Được sử dụng trong các dòng máy ảnh nhỏ gọn và máy ảnh ống kính rời DSLR, tính năng chống rung quang học là phương pháp chống rung thông dụng nhất. Phương pháp này dùng con quay hồi chuyển trong máy ảnh hay trong ống kính của máy để phát hiện độ rung của máy, và sau đó ổn định đường đi của hình ảnh khi hình ảnh được truyền đến bộ cảm biến của máy ảnh. Trong các máy ảnh DSLR, con quay hồi chuyển thường được lắp đặt trong ống kính.
  • Chống rung cảm biến: Công nghệ này hoạt động tương tự như chống rung quang học: Với công nghệ chống rung cảm biến, các con quay hồi chuyển được đặt trong thân máy chứ không phải ở trong ống kính, sẽ phát hiện độ rung máy và sau đó làm chuyển động bộ cảm biến hình ảnh để làm mất tác dụng độ rung. Dù công nghệ này có áp dụng trên vài loại máy ảnh ngắm chụp, ổn định cảm biến được sử dụng nhiều hơn trong các máy ảnh SLR.
  • Chống rung kỹ thuật số: Khác với chống rung quang học và cảm biến, theo đó hình ảnh được chỉnh trong lúc chụp, phương pháp chống rung kỹ thuật số giúp làm hình ảnh rõ hơn bằng cách chỉ thay đổi các thiết lập của máy ảnh hay bằng cách sửa đổi hình ảnh sau khi chụp. Có nhiều phương pháp chống rung kỹ thuật số. Phương pháp hữu ích nhất là Intelligent ISO. Được dùng chủ yếu trong máy ảnh ngắm chụp, tính năng Intelligent ISO tự động tăng thiết lập độ nhạy sáng ISO khi bộ cảm biến hình ảnh phát hiện một vật đang di chuyển. Kết quả là máy ảnh sẽ có thể dùng một tốc độ trập nhanh hơn để chụp ảnh, như vậy sẽ làm ngưng được chuyển động của chủ thể và giảm thiểu được độ nhòe. Tuy nhiên, độ nhạy sáng cao có thể làm hình ảnh bị hạt.

Ống ngắm:

Máy ảnh có 3 kiểu ống ngắm cơ bản: Ống ngắm quang (OVF - Optical viewfinder), ống ngắm điện tử (EVF - electronic viewfinder) và màn hình LCD   ngắm trực tiếp. Hai kiểu đầu tiên là kiểu ống ngắm bằng mắt, trong khi kiểu thứ 3 cho phép bạn xem trước cảnh chụp trên màn hình LCD của máy. Hầu hết các máy ảnh DSLR đều có thêm màn hình LCD ngoài ống ngắm bằng mắt. Khi đánh giá máy ảnh, bạn nhớ xem ống ngắm có sáng hay không, bạn có thể thấy từ phía này sang phía kia, và độ nét của màn hình ống ngắm điều có trong rõ hay không.
  • Màn hình LCD ngắm trực tiếp (Live View): Xem hình ảnh trực tiếp trên màn hình LCD xoay được là một tính năng tuyệt vời cho người dùng mới làm quen máy ảnh DSLR, hay chụp từ vị trí dưới thấp hay trong các trường hợp khác mà bạn không thể ngắm qua ống ngắm. Nếu màn hình LCD không điều chỉnh được, màn hình Live View vẫn giúp bạn chụp ảnh khi đặt máy trên chân đế một cách thoải mái hơn. Không may là màn hình LCD có thể bị phản chiếu và chói nắng, khó xem trong môi trường sáng chói. Ngoài ra, trên hầu hết máy ảnh, khi chụp ở chế độ Live View, bạn phải mở gương máy SLR lên. Điều đó có nghĩa là máy ảnh mất tính năng chỉnh tự động. Để tính tiêu cự, máy phải phân tích hình ảnh máy đang thấy (mẫu máy A55 của Sony giải quyết vấn đề này với một loại gương mờ). Quá trình này lâu hơn chỉnh tự động bình thường, nên khi chụp với Live View bạn cần phải ước lượng các vấn đề tiêu cự và điều chỉnh kỹ thuật chụp của bạn cho thích hợp
  • Ống ngắm quang: Ống ngắm quang trên các máy ảnh DLSR cho thấy đúng những gì ống kính thấy được, nhưng thường hơi bị xén ở phần xung quanh. Nhiều nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thích dùng ống ngắm quang vì chúng có đầy đủ dải động của mắt người, và không bị thời gian trễ. Mặc dù đôi khi có vẻ như bạn đang nhìn qua một đường hầm. Ống ngắm quang trên các máy ảnh trên 1.000 USD có chất lượng tốt hơn
  • Ống ngắm điện tử: Được dùng trên nhiều loại máy ảnh ống kính rời nhỏ gọn. Loại ống ngắm này ít choán chỗ trong máy ảnh có thân nhỏ hơn và nhẹ hơn. Đó là những hồi tiếp video được chiếu lên nên có thể có độ phân giải thấp. Chúng cũng không cho bạn thấy đầy đủ dải động của cảnh chụp, làm bạn khó quyết định sáng tạo về cách bạn muốn trình bày bức ảnh. Chúng cũng bị thời gian trễ có thể làm cản trở các nhà nhiếp ảnh thể thao. Những gì loại ống ngắm này có thể làm là cung cấp thêm thông tin và cho thấy trước hình ảnh sẽ chụp được ra sao với thiết lập khẩu độ, tốc độ trập và ISO của bạn.

Đèn flash:

Khi mua máy ảnh DSLR, bạn phải biết máy có flash loại gì và bạn có thể kiểm soát thiết lập flash đến mức độ nào. Vài loại máy ảnh DSLR có tích hợp sẵn một flash nhỏ, các loại khác có giá để gắn flash rời vào máy, và có vài loại máy có cả 2. Nếu máy ảnh có giá gắn mà không có flash, hãy kiểm tra xem có flash gắn ngoài trong bộ phụ kiện hay bạn phải mua flash riêng.


Giá gắn flash rời.
Flash tích hợp sẵn rất tiện dụng, nhưng chất lượng không cao bằng flash gắn ngoài. Nếu bạn dự tính mua máy ảnh DSLR để chụp bình thường hay nếu bạn phải đi du lịch gọn nhẹ, bạn nên dùng flash tích hợp sẵn. Nếu bạn là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp muốn cải thiện chất lượng ảnh chụp có flash của bạn – và không quan tâm đến trọng lượng của máy – hãy tham khảo ý kiến những người chuyên nghiệp và chọn mua máy có giá gắn flash rời. Bạn có thể gắn flash rời để chiếu sáng rộng hơn và xa hơn so với flash tích hợp, và có ánh sáng ổn định hơn. Loại flash này cũng có thể nâng đầu flash lên trên ống kính, giúp giảm tình trạng mắt đỏ. (Không nên sử dụng chế độ chống mắt đỏ của máy ảnh trong trường hợp này vì chế độ này dùng khó chịu hơn là hữu ích.) Vài loại flash rời có đầu xoay được cho phép bạn chiếu ánh sáng dội lên trần để tạo ánh sáng khuếch tán tự nhiên. Ngoài ra, flash gắn ngoài không làm hao pin máy ảnh vì chúng dùng nguồn pin riêng.

Bạn nhớ kiểm tra xem máy ảnh bạn dự định mua có cho phép truy xuất nhanh chóng các chế độ flash khác nhau không, gồm chế độ Mở (chế độ này bắt flash phải chớp ngay cả khi máy ảnh phát hiện đủ sáng – chế độ này dùng để chiếu sáng phông nền), chế độ Tắt (để ngăn không cho flash chớp ngay cả trong trường hợp thiếu sáng), và chế độ Đồng bộ chậm Slow-Sync (còn được gọi là chế độ chụp đêm). Chế độ Đồng bộ chậm đặc biệt hữu ích vì nó báo cho máy ảnh sử dụng tốc độ trập thấp cùng với flash, nhờ đó chi tiết hậu cảnh sẽ không bị mất đi. Nếu chế độ này không thấy có trong các thiết lập flash, bạn hãy xem trong các chế độ được lập trình sẵn của máy. Vài loại máy ảnh cũng có thêm tính năng khóa phơi sáng flash FE Lock (Flash Exposure Lock) tiện dụng. Tính năng này dùng để báo cho máy ảnh biết hướng nào là quan trọng nhất của cảnh chụp và sau đó cung cấp đủ flash để chiếu sáng hướng đó.
Lấy nét tự động: Khi mua máy ảnh, bạn sẽ có nhiều thông tin về các hệ thống lấy nét tự động khác nhau. Điều này có nghĩa là chúng có thể phát hiện chủ thể trong nhiều phần của khung ảnh hơn. Điểm đánh giá càng cao càng tốt, nhưng tốc độ của cơ chế lấy nét tự động cũng quan trọng không kém. Nhưng các máy ảnh DSLR không có độ trễ cửa trập như nhiều camera ngắm chụp. Ngoài ra, khi lấy nét trên máy ảnh DSLR, bạn cần phải nhấn nút cửa trập nửa chừng và có thể mất nhiều thời gian trên nhiều loại máy ảnh. Nếu bạn đã có kinh nghiệm sử dụng máy ảnh DSLR trước khi mua máy, hãy kiểm tra tốc độ lấy nét tự động.
Lấy nét tự động liên tục là một tính năng tiện dụng khi bạn chụp ảnh các chủ thể đang di chuyển. Vài loại máy ảnh DSLR hiện nay cũng có tính năng lấy nét liên tục khi quay video. Đây là một tính năng tuyệt vời, nhưng nếu bạn quay video mà không dùng micro gắn ngoài, video của bạn có thể ghi được âm thanh từ ống kính đang chỉnh nét.
Kích thước máy: Máy ảnh DSLR thường có kích thước lớn hơn và nặng hơn máy ảnh ngắm chụp, nên quan trọng là máy cầm có thoải mái không. Một máy ảnh cầm thoải mái trong tay của người này, nhưng có thể là quá lớn hay quá nhỏ đối với người khác. Nếu bạn quan tâm về kích thước và trọng lượng, bạn nên mua máy ảnh nhỏ gọn có ống kính thay đổi được, loại này có thân máy nhỏ bằng loại máy ảnh ngắm chụp.
Tự động lau bụi: Nếu bạn phải thường thay đổi ống kính, hãy tìm mua máy ảnh DSLR có bộ phận làm sạch cảm biến trong. Bộ phận này giúp giữ sạch bộ cảm biến hình ảnh, và chống bụi. Nếu bạn thường dùng máy ảnh trong điều kiện ngoài trời khắc nghiệt, bạn sẽ cần phải làm sạch máy ảnh bằng cách thủ công.

Định dạng tập tin:

 Máy ảnh DSLR hỗ trợ các định dạng tập tin thô (RAW), đó là những tập tin chưa được xử lý. Tập tin RAW linh hoạt nhất để hiệu chỉnh khi bạn mở ảnh chụp trong phần mềm  biên tập hình ảnh. Tuy nhiên, nếu máy ảnh là loại mới sản xuất, có thể bạn phải chờ có phần mềm biên tập của các hãng thứ ba, như Adobe và Apple, để hỗ trợ dịnh dạng RAW của máy. Máy ảnh DSLR cũng hỗ trợ định dạng JPEG mà tất cả các trình biên tập hình ảnh đều có thể đọc, bất kể ảnh được chụp bằng kiểu máy nào. JPEG nén dữ liệu thành tập tin thô có kích thước tập tin nhỏ hơn để không chiếm nhiều dung lượng lưu trữ, nhưng thường không cho chất lượng hình ảnh tốt.

Chế độ chụp liên tục:

 Nếu bạn chụp ảnh các sự kiện thể thao, trẻ em hay các chủ thể đang chuyển động nhanh, chế độ chụp liên tục sẽ cho ra hình ảnh khác biệt thấy rõ. Chế độ này cho phép bạn giữ nút cửa trập để chụp nhiều ảnh liên tục rất nhanh. Số ảnh bạn có thể chụp mỗi lần tùy thuộc hệ thống điện tử của máy ảnh. Và trong vài trường hợp, điều này còn tùy thuộc vào loại thẻ nhớ bạn sử dụng. Bạn có thể sẽ cần loại thẻ nhớ có tốc độ cao để tận dụng tốc độ chụp nhanh nhất của máy ảnh. Hãy nhớ xem xét đến yếu tố này khi quyết định mua máy. Để đạt hiệu quả, chế độ chụp liên tục phải bắt được hình ảnh ít nhất 3 fps (khung mỗi giây) hay nhanh hơn với độ phân giải cao nhất của máy.

Phát hiện khuôn mặt:

Khi mở chế độ chụp liên tục, máy ảnh của bạn sẽ xác định vị trí các người trong ảnh chụp, điều chỉnh tiêu cự và độ phơi sáng cho các khuôn mặt đó. Dù việc này nghe có vẻ như là quảng cáo giả tạo, nhưng tính năng này hoạt động rất tốt và giúp bạn có cơ hội chụp ảnh đẹp trong các tiệc cưới hay sum họp gia đình. Thường thì tùy chọn này nằm trong trình đơn lấy nét tự động AF (autofocusing) của máy ảnh. Tính năng phát hiện khuôn mặt đặc biệt tiện dụng để chụp các ảnh đơn giản, khi bạn phải thao tác nhanh và do đó ảnh dễ bị chỉnh nét không đúng. Tính năng này cũng tiện lợi khi chụp có flash. Khi mở tính năng phát hiện khuôn mặt, flash sẽ không chiếu sáng cả phòng mà chỉ chiếu sáng vào người trong tầm chụp, giúp giảm hiệu ứng "nổ hạt nhân" (nuclear blast).

Quay video:

Nhiều máy ảnh DSLR ngày nay đều có tính năng quay video, thường ở độ phân giải HD hay thậm chí là Full HD. Nếu bạn đã từng sử dụng máy quay video chuyên dụng, giờ đây bạn có thể sẽ cảm thấy hài lòng khi dùng máy ảnh DSLR với chất lượng quay video khá tốt. Và vì bạn có thể tận dụng nhiều ống kính, kể cả ống kính mắt cá (chụp ảnh lồi), bạn có thể đạt được các hiệu ứng video thú vị với máy ảnh DSLR. Nên nhớ là video cần nhiều dung lượng lưu trữ, nên bạn hãy có kế hoạch thích hợp.


Thẻ nhớ SDHC Class 6.

Lưu trữ:

 Nếu bạn đã có sẵn card lưu trữ mà bạn muốn dùng với máy ảnh mới của bạn, hãy kiểm tra xem nó có tương thích với máy mới mua hay không. Hầu hết máy ảnh bán trên thị trường ngày nay đều dùng card có định dạng SD (Secure Digital) hay SDHC (Secure Digital High Capacity). Card SDHC có giá đắt hơn, có dung lượng lưu trữ lên đến 32 GB, nhưng không tương thích với khe SD chuẩn. Cũng có một loại card định dạng mới là SDXC (Secure Digital Extended Capacity) hỗ trợ dung lượng lưu trữ lên đến 2TB; loại card này đắt tiền hơn nhiều và không tương thích với khe card chuẩn SD/SDHC.

Ngoài dung lượng, cũng cần phải xét đến vấn đề tốc độ của thiết bị lưu trữ. Card SD và SDHC có liệt kê xếp loại giải mã (Decoding Class) về tốc độ ghi dữ liệu cho mỗi loại card. Số loại giải mã càng cao, tốc độ ghi càng nhanh. Nếu bạn dự tính quay video hay sử dụng chế độ chụp liên tục tốc độ cao, hãy tìm mua card ít nhất là loại Class 4 hay Class 6. Loại card có tốc độ cao nhất hiện nay là Class 10 với tốc độ ghi cam kết 10MB/s.
Trên thị trường hiện cũng có bán các loại định dạng khác. Vài loại máy ảnh hỗ trợ card MicroSD hay MicroSDHC, một phiên bản nhỏ hơn của định dạng card SD/SDHC nhưng không tương thích với khe SD cỡ lớn. Các loại máy ảnh Sony trước đây thường dùng thẻ nhớ MemoryStick (MS), và các loại máy ảnh Olympus đời cũ dùng định dạng card XD (eXtreme Digital).
Ngày nay, các loại máy ảnh mới của cả hai hãng Sony và Olympus đều có hỗ trợ card SD/SDHC. Ngoài ra, nhiều máy ảnh DSLR cao cấp có khe cho card CF (CompactFlash) kích thước lớn hơn. Khi mua thiết bị lưu trữ cho máy ảnh, bạn nên xem xét tất cả các tùy chọn này, nhưng dễ hơn hết là bạn nên mua card SD/SDHC chuẩn để có thể sử dụng với các loại máy ảnh.

Thời gian sử dụng pin:

 Máy ảnh thường sử dụng các loại pin sau đây: AA, alkaline hay NiMH sạc lại được; CRV3 dung lượng cao dùng một lần; hay pin sạc riêng của hãng. Vài loại máy ảnh kỹ thuật số dùng pin cạn kiệt rất nhanh – nhất là pin alkaline – gây tốn kém và bực mình. Thời gian sử dụng pin và giá cả không liên quan gì đến nhau; vài loại pin rẻ tiền lại có thời gian sử dụng lâu, trong khi ngược lại thì vài loại đắt tiền lại cạn pin nhanh. Dù gì đi nữa, tốt hơn là bạn nên mua pin dự phòng.

Trình đơn:

Khi đánh giá máy ảnh, bạn nên xem xét có thể tiếp cận các thiết lập thông dụng như điều chỉnh độ phân giải, chế độ chụp nhanh, flash và độ phơi sáng dễ dàng không. Và bạn có dễ dàng xem lại các ảnh vừa chụp hay không. Nếu có quá nhiều nút, bạn sẽ phí thời gian để tìm hiểu mỗi nút dùng để làm gì. Nếu có quá nhiều trình đơn, bạn sẽ mất thời gian tìm hiểu chúng.

Máy ảnh nhỏ gọn ống kính rời:

Loại máy ảnh này, hay còn gọi là CILC (Compact interchangeable lens camera), là loại sản phẩm mới nằm giữa máy ảnh DSLR và máy ảnh ngắm chụp cao cấp. Thiết kế của máy ảnh loại này không có gương lật như của DSLR và chuyển bộ cảm biến gần hơn về phía sau của ống kính. Không có gương lật sẽ làm thân máy nhỏ hơn, trong khi bộ cảm biến được chuyển gần ống kính hơn giúp thiết kế ống kính nhỏ hơn.


Máy ảnh ống kính rời nhỏ gọn NEX C3 của Sony.


Như vậy, máy ảnh CILC và ống kính có thể được làm nhỏ hơn nhiều so với máy ảnh DSLR truyền thống, trong khi vẫn có chất lượng hình ảnh của máy DSLR và linh hoạt sử dụng thêm ống kính. Tuy nhiên, loại máy này không có ống ngắm quang. Thay vào đó, vài máy ảnh loại này có ống ngắm điện tử, trong khi các máy khác (nhất là máy loại nhỏ hơn) không có cả ống ngắm điện tử và bạn phải tùy thuộc hoàn toàn vào màn hình LCD để ngắm.

Lời kết

Với tất cả các yếu tố kể trên để xem xét, khó có thể đề nghị loại máy nào là tốt nhất cho mọi người. Hầu hết đều phải tùy theo nhu cầu, thương hiệu, kích thước, kiểu chụp, sở thích cá nhân và quan trọng hơn hết là túi tiền của bạn.

Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR

Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR

(sưu tầm)
Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR
Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR
Một khi bạn đã bớt ăn bớt tiêu, dành dụm và bỏ ra một số tiền không nhỏ, để sắm cho mình một DSLR rồi thì không nên nôn nóng cố gắng để trở thành tay bấm máy chuyên nghiệp, với những bức ảnh mà ai xem cũng phải xuýt xoa, mà trước hết cần đọc và cần biết về bảo quản, vận hành, vệ sinh máy...Sau đây là bài viết được tổng hợp từ kinh nghiệm của bản thân và những người đã từng sử dụng máy truyền lại. Có những điều tưởng chừng là đơn giản nhưng phải trút hầu bao nhiều đấy.

1. Nếu mới sắm sửa một dSLR:

thì trước khi đưa ra đi ứng dụng nên tìm hiểu kỹ những thông số, ý nghĩa của những thông số, thuật ngữ về máy ảnh, đọc kỹ hướng dẫn và những khuyến cáo của nhà sản xuất.

2. Vấn đề vệ sinh:

Khi lau chùi sensor (cảm biến), lens (thấu kính-ống kính=ok) phải cẩn thận và bình tĩnh, không nên nóng giận. Không nên thấy máy có tí bụi mà vội vàng lau chùi bằng những vật dụng không đúng chức năng dùng để lau chùi (tối kỵ việc lau chùi bằng tăm bông ngoáy tai). Luôn nhẹ nhàng trong mọi tình huống lau chùi. Bây giờ một số máy đã có chức năng tự động làm sạch bụi cho sensor (nhưng không có nghĩa là không bảo vệ máy trước bụi). Khi muốn làm sạch tự động bằng máy phải chú ý là pin phải đầy vì quá trình làm sạch senser rất tiêu tốn năng lượng. 
Vệ sinh máy ảnh không khó và đây là công việc nên làm thường xuyên. Một trong những bộ phận hay bị bám bụi là ống kính, trước khi lau ống kính, giữ máy ảnh quay xuống dưới, nhẹ nhàng thổi sạch bụi và các chất bẩn bằng dụng cụ thổi hơi bằng tay. Kế tiếp lau sạch ống kính bằng vải mềm và khô hoặc giấy chuyên dùng để lau ống kính. 
Nếu cần có thể lau sạch ống kính với vài giọt nước lau kính, nhỏ vài giọt nước lau kính lên giấy lau kính chứ không nhỏ trực tiếp lên ống kính. 
Nên sắm cho lens một filter (kính lọc), vừa bảo vệ lens không trầy sước, vừa chống bụi tuyệt hảo. Filter có tí bụi nào thì hà hơi thổi ngạt lau chùi ngay.

3. Vấn đề thời tiết:

Tránh ánh sáng mạnh. Cấm chiếu thẳng vào mặt trời (trừ lúc bình minh, hoàng hôn), bóng đèn cao áp, đèn laser ở sân khấu để chụp. Khi chụp ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt như khí trời ẩm ướt, gió bụi nhiều không nên tháo thay ống kính. 
-Thời tiết nóng, lạnh hay mưa đều có thể ảnh hưởng đến việc chụp bằng máy ảnh số. Trong trường hợp này cần phải có những thiết bị để bảo vệ máy ảnh trong những điều kiện thời tiết khác nhau. 
-Giữ các bộ phận trong túi đựng chuyên dùng, bao đựng chống nước sẽ giúp bảo vệ tốt máy ảnh. Trong túi lọc nên có các túi hút ẩm. 
Nếu thời tiết quá lạnh hãy tìm cách giữ ấm cho máy ảnh, nếu quá nóng thì không nên để máy ảnh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 
-Không nên chụp hình liên tục thời gian dài bằng máy số và phơi máy dưới ánh nắng trong ngày hè nóng ngoài trời!
-Khi chụp đêm khuya trời thường có sương nên không khí ẩm ướt do đó không nên tháo len ra khỏi body. Ngoài ra cần mang theo 1 bị nylon phòng khi mưa bất tử hay gió đưa cát bụi bay vào.
Thay lens trên giường trong phòng ngủ là 1 điều không khuyến khích, vì bụi khá nhiều, từ mùng mền chiếu gối.
Chú ý: Khi mang máy từ phòng lạnh ra ngoài trời , máy dễ bị ẩm. Bởi nhiệt độ trong phòng điều hòa (phòng lạnh) thường thấp hơn nhiều so với ngoài trời, khi máy bị thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm ngưng tụ nước trên bề mặt kính, bên trong, bên ngoài máy. Vì thế nên để nhiệt độ thay đổi từ từ máy sẽ không sao. Ở Việt Nam mình khí hậu nóng ẩm, vào mùa này có nhiều bác đi du lịch ở các vùng biển, khi ở trong khách sạn có máy lạnh, vì thế khi mang máy ảnh đựng trong túi đựng ra ngoài trời thì không nên tháo vội máy ra khỏi túi mà cứ để túi nóng dần lên làm nhiệt độ bên trong tăng dần là được. Kinh nghiệm này là em đúc rút từ hôm đi Bãi Lữ resort.

4- Khi tháo lắp:

Khi thay lens, tháo & lắp thẻ nhớ,pin nhớ phải tắt máy trước.
-Khi gắn lenses, filters thì nên chỉnh sang chế độ Manual Focus (chế độ lấy nét bằng tay-MF) trước rồi hãy gắn lens vào.
- Để lens gá vào body, nhẹ tay xoay xoay cho tới khi nào khớp thì thôi, chứ đừng để vào rồi trợn mắt nghiến răng mà xoay là chết chắc. Trên thân của lenses có 1 cái chấm màu đỏ hoặc ở canon là màu trắng vàtrên body cũng có 1 cái chấm màu đỏ, để cho 2 chấm đó vào nhau rồi xoay là được.
Ngược lại khi tháo lens ra khỏi body thì lập tức dùng nắp đậy để đậy senser.
Khi lắp vào tháo máy vào tripod cũng phải đúng loại, phải thao tác nhẹ nhàng tránh làm trờn ren, hoặc để máy lỏng lẻo không đạt được những bức ảnh như ý lại còn có nguy cơ rơi máy.
-Khi tháo lắp thẻ nhớ cần chú ý chiều của thẻ, ở mặt trong của nắp thẻ thẻ có hình ghi rõ chiều khuyết của thẻ vì vậy chỉ cần đặt thẻ đúng như chiều đã hướng dẫn để lắp vào. Với những thẻ đi mượn cần kiểm tra trước xem dung lượng trong thẻ, bởi vì khi lắp vào máy sẽ không xóa được những dữ liệu không thuộc dạng file ảnh vì trên đó không có hệ điều hành, phải diệt virus trước, và nếu có ảnh cũ đã lưu được chụp từ máy khác dòng thì nên copy ra vì khả năng bị mất ảnh khi lắp thẻ sang máy dòng khác.
- Không nên gắn các đèn flash của máy đời củ lên các máy đời mới, hoặc máy không cùng dòng. Cần tìm hiểu kỷ loại flash cũ đó có dùng cho máy được không.

5. Những vấn đề khi kết nối với PC, TV

a-Không nên cắm máy trực tiếp vào TV hoặc PC để xem hình hoặc lưu ảnh vào ổ cứng (mặc dù là có cable) mà nên dùng qua thẻ, vì:
5a.1. Desktop: Bộ nguồn không an toàn
- Dùng tụ và điện trở để cản điện 220v - chắc gì những linh kiện trên không bị thủng bất ngờ.
- Nếu ngắt điện đột ngột, tụ sẽ phóng trả 1 điện thế bằng với lúc nó nạp = 220v.
- Nguồn 220V có chắc luôn ổn định?
5a.2. Laptop: Tương đối an toàn hơn, cố gắng ngắt nguồn 220V (không charge) khi direct connect.
b. Thẻ nhớ luôn rẻ hơn main board (bo mạch chính) của máy. Việc mua và thay thẻ nhớ dễ dàng hơn rất nhiều và vấn đề kinh tế nữa.
c. Những PC không được nối đất thì hầu hết bị nhiễm điện, nguồn điện này có thể gây hư hỏng tới vi mạch của máy vì vậy tốt nhất là dùng đầu đọc thẻ cho an toàn.

6- Mang vác vận chuyển:

Không mang vác vận chuyển máy khi đang gắn trên tripod (chân máy) vì tripod có thể không đủ ổn định để giữ máy gây ra các hiện tượng rơi, va đập không đáng có.
-Khi đi xa bằng các phương tiện giao thông như ô tô, tàu hỏa thì không được để máy trong cốp xe, thùng xe tránh những va đập và chấn động ảnh hưởng tới máy.
-Không đựng máy trong cốp xe máy vì cốp xe máy có thể bị nóng gây hư hỏng senser.
- Không nên vừa đeo máy trên cổ, trên bụng vừa uống nước đề phòng nước rỏ xuống máy. Khi vừa vận động mạnh có nhiều mồ hôi cũng không nên cầm máy, máy dễ bị mồ hơi rớt vào. Khi phải mang vác máy trong những cuộc leo trèo, nên nới ngắn dây túi đeo máy để máy ôm sát vào người mình, tránh những va đập không đáng có.
- Để xa tầm tay của trẻ em, tránh những quăng quật dẫn đến thương tật cho máy.

7. Cấm để máy trong tủ quá lâu

- Các mạch điện tử có hoạt động mới ít bị hư hỏng, pin có xài có nạp...
- Hao mòn vô hình (không dùng cũng rớt giá) lãng phí vốn đầu tư.
- Hình giảm chất lượng (do tay nghề, mắt nghề, sản phẩm sụt giảm )
-Nếu không dùng máy trong khoảng thời gian (3,4 ngày hoặc lâu hơn ) thì nên tháo pin ra khỏi máy để tránh bị chạm điện hay pin hư chảy nước là hư máy.
-Khi đã sử dụng máy một thời gian, nên kiểm tra thời lượng dùng pin của máy, máy móc ẩm mốc có thể là nguyên nhân dẫn đến hao tốn pin nhanh chóng thay vì việc đổ lỗi cho pin hỏng và đi thay thế pin mới, nên kiểm tra lại máy và pin một cách cẩn thận.
- Không cất máy trong những nơi ẩm thấp, có các loại hóa chất, nơi có nhiệt độ cao…tất cả những nơi trên đều nhanh chóng làm hư hỏng máy.

8. Khi sạc đầy pin xong: không nên lắp pin đó vào máy ngay vì có thể gây hỏng bộ cấp nguồn của Dcam.

Giải thích: Pin Lithium vừa sạc xong có thể phóng một dòng lớn hơn chuẩn, nếu lắp ngay vào thiết bị có thể làm hỏng vi mạch trong máy. Bản chất là pin không tạo ra dòng điện lớn hơn mà điện áp trên pin lúc sạc xong khá cao, chẳng hạn pin 6,4V có thể lên 8,0-8,8V. Với điện áp này thì thiết bị có thể bị hỏng.
Pin mới sạc xong cũng nóng lắm bỏ liền vào body thì chính cái nhiệt này có thể làm hỏng các bộ phận li ti của body.
Giải pháp: để pin nghỉ khoảng 5' - 10" sau khi nạp rồi mới lắp vào máy.
-Không được sử dụng pin không đúng chủng loại, pin chế cho máy.
Khuyến cáo của nhà sản xuất: Một số các chức năng có thể bị ảnh hưởng nếu nguồn pin trên máy bị yếu. Pin khi đã bị hư hỏng và không dùng phải nhớ bỏ vào thùng rác, để xa tầm tay trẻ em.

9. Ánh sáng flash của dSLR rất mạnh:

khi chụp ảnh cho trẻ em phải chú ý tắt flash hoặc không được chiếu thẳng vào mắt trẻ nhỏ, khoảng cách tổi thiểu đối với trẻ em phải từ 1.5m trở lên và với người lớn là 1m trở lên, khi chụp chân dung thì có thể chụp chéo, nghiêng để tránh trường hợp ánh sáng flash trực diện với mắt. Nếu muốn chụp cận cảnh hơn thì nên sử dụng tính năng zoom thay vì đặt ống kính gần so với người chụp. Các ông bố bà mẹ trẻ nên chú ý điều này nếu không muốn làm hại đôi mắt của những em bé.
-Khuyến cáo của nhà sản xuất: 
+ Không chớp flash vào người đang điều khiển phương tiện giao thông vì có thể gây tai nạn. 
+ Không sử dụng flash trong khu vực có các chất dễ cháy nổ/
+ Không được sử dụng máy ở gần bếp ga.

10. Hiểu các thông báo lỗi.

Thường thì khi máy không hoạt động được bình thường bởi các sự cố thì nó sẽ hiện thông báo trên màn hình LCD bởi có số của lỗi.
Error message and Solution: Lỗi của máy báo trên LCD và biện pháp khắc phục:
No01: Communications between the camera and lens is faulty. Clean the lens contacts
( Lỗi này nói đến lens và máy không đồng bộ, cần kiểm tra lại lens xem có bị hư hỏng không, có điều gì cần chú ý không, cần tháo ra và lau chùi lại, nhưng nếu cảm thấy không ổn không được cố tình bật máy để sử dụng)
No02: Card cannot be accessed. Reinsert/change card or format card with camera
(Lỗi này nói đến thẻ nhớ của bạn có vấn đề, bạn nên tháo ra lắp lại và khởi động lại để kiểm tra 1 lần nữa, hoặc bạn lắp thẻ không đúng kích thước, hoặc thẻ bị lỗi, bị virus, thẻ chưa được định dạng, cần cắm thẻ vào PC và thực hiện các thao tác định dạng (format) lại thẻ nhớ. 
No04: Cannot save images because card is full. Replace card
(Máy ảnh không lưu được ảnh bởi bộ nhớ bị đầy, điều này thì tùy từng lúc mỗi người ứng biến thôi, xóa bớt những ảnh không cần thiết, định dạng lại size (kích cỡ) ảnh cho phù hợp tránh tình trạng thẻ nhớ dung lượng thấp phải lưu ảnh định dạng cao, làm hạn chế số lượng ảnh)
No05: The built-in flash could not be raised. Turn the camera off and on again…
Và một số các lỗi sau máy đều có 1 câu thông báo là “Turn the camera off and on again” thì chúng ta chỉ cần tắt máy và bật lại là được. Nếu vẫn có những lỗi tương tự như vậy thì cần xem lại xem đã thiết lập cái gì bất hợp lý.

11. Kinh nghiệm xương máu:

+ Không nên chĩa ống kính vào những người không thích bị chụp ảnh, cần thiết là phải chụp trộm thôi. Khi chụp trộm bị phát hiện phải bỏ chạy thật nhanh.
+ Nếu nhỡ tay chụp ảnh cho những người đẹp mà không như ý, vô tình tạo ra những bức ảnh xấu thì nên xóa ngay, không nên để vì sẽ mất uy tín và đôi khi bị những cô nương xinh đẹp xử lý cả bạn và đồ nghề 
+ Tiếng động của đèn flash hay tiếng động của máy có thể làm bạn bị lộ khi cố tình chụp những khoảnh khắc. (chụp trộm, chụp động vật) vì vậy cần tắt hết các loại tiếng động đó đi.
+Tối ngủ không được ôm máy ngủ, sẽ ảnh hưởng tới sensor, trầy xước LCD. Lỡ ngủ say còn đè bẹp máy, không thì cũng bị vợ đập cho tan nát vì... ko chịu ôm vợ mà ngủ. 
+ Không được tỏ ra yêu quý máy hơn vợ hoặc người yêu không thì có ngày máy bị ám hại lúc nào không hay, trừ khi luôn dùng máy để chụp ảnh đẹp cho vợ con và người yêu.
+ Không nên cho những người chưa từng dùng dSLR mượn, kể cả bố vợ, em vợ…bởi vì những người không chuyên về máy có thể làm hỏng máy trong tích tắc, ví dụ như để thời gian phơi sáng vài giây trước ánh sáng mặt trời là đi toi ngay sensor, hoặc điều xấu nhất là bạn bị lộ những ảnh không muốn cho người khác thấy.
Nếu có cho mượn thì phải in cái bài này ra cho người mượn đọc và phải hướng dẫn qua những bước cơ bản nhất khi làm quen với máy. 
+ Không chụp ảnh khi đã quá chén, lúc này thì người mình đứng không vững huống hồ là máy phải không các bác, nguy cơ là máy ảnh rơi, va đập, ảnh nhòe nhoẹt...
+Không nên vừa hút thuốc lá vừa chụp ảnh, vì nếu ngậm ở miệng 

Nguồn tin: giangcoi307

Các lý do nên và không nên mua máy ảnh DSLR

Các lý do nên và không nên mua máy ảnh DSLR

(sưu tầm)
Các lý do nên và không nên mua máy ảnh DSLR
Các lý do nên và không nên mua máy ảnh DSLR
Bạn phân vân có nên mua DSLR không? Bài này giúp bạn thấy ưu nhược điểm của nó

A/ 10 lý do nên mua máy ảnh DSLR

1. Tự do sáng tạo: 


Máy ảnh DSLR có rất nhiều chế độ chụp cho phép người dùng có thể chủ động cài đặt tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO…. Do đó, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo những bức ảnh với nhiều phong cách khác nhau như chụp chân dung làm mờ hậu cảnh, chụp phơi sáng, chụp thể thao tốc độ cao…

2. Cảm biến ảnh cỡ lớn: 


Không như các máy ảnh compact sử dụng cảm biến nhỏ , máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh lớn hơn rất nhiều lần. Ngay cả những máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến APS-C cũng đã lớn hơn những cảm biến cỡ 1/2.5" của máy ảnh compact.



Cảm biến ảnh cỡ lớn của DSLR cho chất lượng ảnh tốt hơn

Sử dụng cảm biến ảnh kích thước lớn hơn cho phép máy ảnh DSLR mang lại chất lượng ảnh tốt hơn, nhiều chi tiết được ghi lại trên ảnh, có dải tương phản động cao hơn và có thể tạo được độ sâu trường ảnh (DOF),…

3. Ít nhiễu:


Nhiễu (noise) trên máy ảnh số cũng giống như hạt (grain) trên film. Máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh lớn nên có khả năng khử nhiễu tốt hơn.

Khử nhiễu tốt đồng nghĩa với chất lượng ảnh, màu sắc và khả năng lên chi tiết tốt khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng với ISO cao.

4. Nhiều phụ kiện đi kèm: 


Máy ảnh DSLR có khả năng mở rộng rất lớn với việc hoán đổi ống kính, bổ sung filter tạo hiệu ứng, đồ chơi chụp Macro, hay đơn giản chỉ là sử dụng flash ngoài.

Điều này cho phép người dùng có thể thoải mái sáng tạo những bức ảnh với nhiều phong cách khác nhau. Miễn là họ biết cách ứng dụng các phụ kiện đi kèm đó.

5. Không bị trễ khi chụp: 


Điểm nổi bật khác của DSLR so với các máy ảnh compact chính là khi nguời dùng bấm nút chụp thì máy DSLR sẽ nhấc guơng lật và mở màn chập, chụp ảnh ngay lập tức. Còn với máy ảnh compact thì máy sẽ có một khoảng thời gian trễ khi bạn bấm máy.

Chính vì thế, khi chụp bằng các máy Compact, người dùng rất hay đánh mất những khoảnh khắc mà có lẽ phải rất lâu mới xảy ra một lần. Còn với DSLR, nguời dùng có thể hoàn toàn yên tâm về điều này.

6. Khởi động nhanh: 


Hầu hết các máy DSLR hiện nay đều có thể khởi động và bắt đầu chụp ngay lập tức khi người dùng bật máy. Việc khởi động nhanh cho phép người dùng có thể tắt rồi bật máy và chụp ngay lập tức, không sợ bị lỡ mất những khoảng khắc hay và bất ngờ.

7. Chất lượng thiết kế cao: 


Hầu hết tất cả các máy ảnh compact thường được thiết kế vỏ nhựa. Do đó việc sơ suất va đập có thể làm hư hại không chỉ vỏ máy mà có thể cả các thiết bị bên trong. Còn máy ảnh DSLR thì lại được thiết kế chắc chắn hơn với thiết kế vỏ bằng kim loại. Tuy một số máy DSLR dòng phổ thông có thể vẫn sử dụng nhựa để làm vỏ, nhưng nhìn chung vẫn chắc chắn hơn các máy ảnh compact.

8. Kính ngắm quang học: 


Các máy ảnh DSLR đều cho phép người dùng chụp bằng cách ngắm khung hình qua kính ngắm quang học trên nóc máy. Với kính ngắm quang học, người dùng có thể nhìn thấy nhiều chi tiết hơn bằng mắt và không phải lo về việc bóng phản chiếu trên màn LCD khi chụp ngoài trời như các máy ảnh compact. Ngoài ra, ngắm qua kính ngắm quang học cũng làm người dùng có cảm giác chuyên nghiệp hơn.



Kính ngắm quang học tạo cảm giác chuyên nghiệp khi sử dụng

Tuy nhiên, điểm yếu của việc sử dụng kính ngắm quang học là người dùng khó có thể chụp được những góc máy khó vì không thể xác định được máy ảnh đang ngắm vào đâu.

9. Sự cải tiến về thiết kế: 


Điều mà người dùng dễ nhận thấy nhất là máy ảnh compact khá nhỏ gọn, nhưng khi sử dụng trong thời gian dài thì rất dễ gây mỏi, hay chuột rút do các ngón tay phải gập lại.


Máy ảnh compact nhỏ gọn nhưng lại có thể gây khó khăn khi sử dụng do quá nhỏ. Máy ảnh DSLR có kích thước to hơn (đôi khi còn có cả grip) tuy hơi nặng về trọng lượng, nhưng với thiết kế phần gờ bên phải nên khi cầm sẽ giúp các ngón tay của người dùng thoải mái hơn.

Và một quy tắc là, máy ảnh DSLR càng rẻ thì thiết kế càng nhỏ và kém thuận tiện hơn.

10. Giá cả: 


Ngày nay, với rất nhiều mẫu máy ảnh DSLR của các hãng như Canon, Nikon, Sony, Pentax,… và nhiều dòng máy DSLR bình dân cũng như chuyên nghiệp được ra đời nên đã giúp giá thành của các máy DSLR rẻ hơn cách đây 2 năm rất nhiều. Chỉ khoảng từ 500-600 USD, người dùng đã có thể sở hữu một than máy DSLR bình dân cùng ống kính kit.

Điều này cho phép nhiều người dùng có thể tự sắm cho mình một chiếc máy ảnh DSLR để chụp ảnh lưu niệm gia đình hay kể cả để chụp ảnh nghệ thuật.

B/ 10 lý do không nên mua máy ảnh DSLR

Lý do 1: To và nặng.


Nếu bạn đã từng cầm DSLR, bạn sẽ thấy nó rất cồng kềnh so với các dòng máy PnS. Chỉ tính riêng phần thân máy (Body), DSLR đã to gấp 3-4 lần. Chưa kể đến sự có mặt của ống kính (đặc biệt là các loại ống Tele) và hàng loạt phụ kiện đi kèm. Nếu bạn quá cầu toàn, hành trang DSLR của bạn trong mỗi chuyến đi du lịch sẽ kèm cả chân máy, vài ống kính, các thiết bị vệ sinh, đèn Flash, pin phụ… có thể khiến bạn có cảm giác mình chuẩn bị vũ khí ra trận chứ không phải về một miền nắng gió nào đó để thư giãn.


Lý do 2: Tính di động kém.

Nguyên nhân của lý do thứ hai cũng bắt nguồn từ lý do thứ nhất. Sự linh hoạt của bạn khi xách theo DSLR bên mình sẽ kém hơn nhiều so với một chiếc máy PnS. Do DSLR rất đắt tiền nên ngay các loại túi bảo vệ cũng đã là một gánh nặng, chưa kể tới phụ kiện đi kèm sẽ choán hết chỗ cho những vật dụng thiết yếu khác như quần áo, lương thực… Điều này hoàn toàn trái ngược với việc mang theo một chiếc máy PnS nhỏ gọn có thể nhét trong túi quần và lấy ra dùng bất cứ khi nào cần.

Lý do 3: Kém tiện dụng

Những người dùng chỉ cần lưu lại hình ảnh và không quan tâm nhiều tới yếu tố nghệ thuật hay khắt khe tới từng điểm ảnh sẽ thấy PnS là lựa chọn lý tưởng hơn cả. Bạn hẳn không muốn mở túi, lôi một chú khủng long từ trong đó ra, thay ống kính cho phù hợp … chỉ để chụp vài người bạn ở nhà hàng hay một cảnh thú vị gì đó trên đường chứ.

Lý do 4: Khó khăn hơn trong việc “ngắm bắn”:

Trong khi các dòng máy PnS thường có màn hình LiveView to đẹp cho phép người dùng căn chỉnh khung hình trước khi bấm máy một cách dễ dàng thì các dòng DSLR thường dùng ViewFinder và buộc phải có thao tác dòm qua lỗ kính nhỏ. Ngay những thế hệ DSLR hiện đại cho phép sử dụng màn hình để ngắm thì thao tác cũng hết sức phức tạp. Trong khi đó với máy PnS, thậm chí một số mẫu màn hình còn có thể xoay ngang xoay ngửa để tiện cho góc nhìn (ví dụ như khi bạn cần giơ máy lên cao hơn đầu để chụp chẳng hạn). Đây có thể là điểm mấu chốt khiến nhiều người chọn PnS thay vì DSLR.

Lý do 5: Sức mạnh dư thừa

Một trong những điểm mạnh của DSLR là cung cấp cho người dùng những bức hình có độ phân giải cao để tạo ra những bản in đẹp mắt. Tuy nhiên, với đại đa số người bình thường, các bức hình nhỏ chia sẻ trong gia đình thì bộ cảm biến cỡ lớn của DSLR không phát huy được tác dụng. Nhiệm vụ này có thể được máy PnS hoàn thành tốt.

Lý do 6: Thu hút sự chú ý không mong muốn 

Một trong những điều được đánh giá là “khó chịu” nhất ở DSLR là nó luôn gây ra những sự chú ý không cần thiết. Việc rút ra một chiếc máy ảnh thuộc dạng khủng giữa đường phố hoặc chốn đống người (trong các sự kiện hoặc họp hành) rõ ràng sẽ khiến người khác nhìn bạn chằm chằm. Nhiều khi điều này còn khiến bạn trở thành mồi ngon cho những tên trộm láu cá. Có thể nhiều người khoái trở thành điểm tập trung sự chú ý của người xung quanh với DSLR nhưng nhìn chung điều này gây ra nhiều phiền toái hơn là lợi ích.

Lý do 7: Phức tạp hơn trong thao tác

Nếu bạn chưa từng đụng tới DSLR, dòng máy này có thể sẽ là thảm họa. Nó có nhiều nút, nhiều tính năng khiến cho những người dùng mới bắt đầu cảm thấy chóng mặt. Trong khi đó, các dòng PnS lại được thiết kế thân thiện hơn ngay từ khi nằm trên bàn giấy để xứng với cái tên ngắm – chụp (Point and shoot).

Lý do 8: Một trong những thú chơi tốn kém nhất

Thế mạnh của DSLR là nó cho phép người dùng tùy biến vô vàn phụ kiện tùy theo nhu cầu sử dụng như mua thêm ống kính, đèn Flash, kính lọc, ống mở rộng… Thực tế cho thấy nhiều tay chơi khi đã dấn thân vào thế giới DSLR thường tốn kém hơn nhiều so với khoản dự tính ban đầu. Khoản chi phí cho phụ kiện luôn lớn hơn rất nhiều lần so với thân máy. Luôn luôn có một số món hấp dẫn mà bạn muốn bổ sung thêm cho bộ đồ nghề của mình. Trong khi đó, với các dòng máy PnS, tùy chọn khá ít ỏi và điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn nhiều.

Lý do 9: Thêm căng thẳng

Đầu tư vào DSLR sẽ có thể ngốn của bạn hàng chục triệu đồng, và khi vác cả cục tiền này ra đường dưới dạng chiếc máy ảnh sẽ tạo ra một sức ép tâm lý tương đối đối với mọi chủ nhân. Những nguy cơ va đập, trộm cắp, thời tiết… luôn khiến bạn phải cảnh giác và cẩn thận ở mọi nơi mọi lúc. Điều này rõ ràng mệt mỏi hơn nhiều so với việc tung tẩy khi nhét máy PnS trong túi. Thậm chí kể cả khi chiếc PnS bị mất, bạn vẫn có thể mua lại chiếc nữa mà giá của cả hai chưa bằng nửa chiếc DSLR (tùy thuộc dòng máy).

Lý do 10: Làm ví tiền mỏng đi

Mặc dù các dòng máy DSLR đang ngày càng trở nên rẻ hơn với những mẫu hệ “Entry Level” như Canon EOS 1000D hay Nikon D3000 nhưng thực tế người dùng vẫn có thể sắm cho mình một chiếc PnS với giá rẻ hơn rất nhiều. Nhìn chung, nếu bạn không cần tới những ưu thế của DSLR thì việc sắm một chiếc máy PnS giá rẻ sẽ tiết kiệm được khối tiền đấy !. Chúc bạn may mắn.
Tác giả bài viết: 

6 tùy chỉnh máy ảnh số cho người mới chơi

6 tùy chỉnh máy ảnh số cho người mới chơi

(sưu tầm)
6  tùy chỉnh máy ảnh số cho người mới chơi
6 tùy chỉnh máy ảnh số cho người mới chơi
Nếu là người mới chơi chơi nhiếp ảnh và sắm một chiếc máy ảnh số DSLR, bạn nên tham khảo bản hướng dẫn sử dụng khá chi tiết kèm theo máy để nắm được các thông số

Bước 1: Chọn chất lượng ảnh cao nhất


Tùy chỉnh cho máy ảnh

Chọn được định dạng ảnh, ISO và mức độ cân bằng trắng phù hợp sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi trên hành trình sáng tạo nghệ thuật với máy ảnh số.
Với định dạng ảnh, thay vì chọn ảnh JPEG, bạn hãy sử dụng chuẩn RAW. Định dạng này có thể khiến bạn mất thêm ít nhiều dung lượng lưu trữ so với dạng nén JPEG nhưng RAW sẽ giúp có thêm nhiều tùy chỉnh khi xử lý hậu kỳ, đồng thời cho chất lượng ảnh tốt hơn.
Bạn cũng không phải lo lắng sẽ mất thời gian tùy chỉnh định dạng RAW vì hiện nay không thiếu các phần mềm giúp bạn tự động chuyển đổi sang định dạng mong muốn.
Với thông số ISO, bạn hãy chỉnh độ nhạy sáng càng thấp càng tốt, vào khoảng 100-400. Hầu hết các camera số ghi hình ở mức ISO cao đều dễ sinh độ nhiễu lớn trên ảnh. Để tùy chỉnh cân trắng hợp lý, bạn có thể để chế độ tự động. Tất nhiên, bạn cũng nên bắt đầu tìm hiểu các mức nhất định như Cloudy hay Tungsten để làm chủ máy.

Bước 2: Chọn chế độ phơi sáng phù hợp



Máy DSLR hỗ trợ hàng loạt chế độ phơi sáng, từ tùy chọn hoàn toàn tự động như một chiếc máy ngắm và chụp tới các chế độ tùy chỉnh hoàn toàn bằng tay. Trong số các chế độ này, bạn hãy quan tâm tới Aperture Priority và Shutter Priority, vốn giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để sáng tạo hơn.
Chế độ ưu tiên Aperture Priotiry giúp bạn có thể chọn độ mở thích hợp, nhờ đó có thể chọn được tiêu điểm ảnh ưng ý. Camera sẽ tự động chọn được tốc độ cửa chập phù hợp để có được mức phơi sáng tốt nhất.
Trong khi đó, chế độ Shutter Priority sẽ giúp bạn chọn được tốc độ cửa chập phù hợp, tùy vào cảnh, đối tượng muốn chụp, máy sẽ tự động điều chỉnh độ mở tương ứng.

Bước 3: Tùy chỉnh chế độ đo sáng



Các tùy chỉnh đo sáng tùy thuộc vào từng máy và thương hiệu, nhưng có 3 mức cơ bản nhất trên các máy DSLR đó là Multi-zone (hay Evaluative trên dòng Canon, Matrix với máy Nikon), Centre-weighted và Spot.
Chế độ Multi-zone sẽ chia hình ảnh thành nhiều vùng khác nhau và đọc toàn bộ cảnh để đặt mức phơi sáng phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, mức phơi sáng tự động của chế độ này tương đối chính xác.
Chế độ Centre-weighted sẽ đọc ảnh nhưng tập trung chủ yếu vào trung tâm của khung hình (60-70%). Đây là tùy chọn sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chân dung như ý.
Chế độ Spot cho phép bạn đọc những vùng ảnh chi tiết, do đó sẽ có được thông số chính xác nhất, mặc dù người chụp sẽ phải thao tác cẩn trọng. Khi chụp hình với chế độ tự động phơi sáng như Aperture Priority, chế độ đo sáng Spot thường được sử dụng kết hợp với việc khóa mức phơi sáng của máy bằng nút AEL, nhờ đó bạn có thể thay khung hình mà không làm ảnh hưởng tới mức độ phơi sáng.

Bước 4: Chọn độ mở và tốc độ cửa chập



Độ mở và tốc độ cửa chập là hai thông số rất quan trọng trên máy. Kết hợp hai mức tùy chỉnh này không chỉ ảnh hưởng tới lượng ánh sáng sẽ đi vào thấu kính để phơi sáng ảnh mà còn quyết định tới hình dáng của ảnh.
Độ mở quyết định tới độ sâu trường ảnh. Nếu bạn muốn độ sâu trường ảnh thấp nhằm làm nổi bật đối tượng và để cảnh nền nhòe, hãy chọn độ mở rộng như f2/8. Ngược lại, nếu chọn đối tượng ảnh là cảnh nền, hãy tùy chỉnh độ mở hẹp, chẳng hạn f/22.
Tốc độ cửa chập quyết định đối tượng ảnh di chuyển mờ hay rõ. Tốc độ chậm sẽ làm ảnh mờ hơn và ngược lại.

Bước 5: Đặt chế độ AF và Drive



Để đảm bảo độ sắc nét của ảnh, máy DSLR cung cấp hàng loạt chế độ tiêu điểm ảnh khác nhau. Hai mức tùy chọn chính là chụp đơn (single- shot) để chụp đối tượng, cảnh tĩnh và chế độ servo để chụp đối tượng di chuyển.
Chế độ Drive giúp bạn có thêm khá nhiều tùy chọn khác như chọn một ảnh (single shooting), chế độ chọn chụp liên tiếp (continous shooting), chụp hẹn giờ và chụp macro cận cảnh.

Bước 6: Chụp thử!


Đây là lúc bạn có thể tiến hành chụp thử nghiệm. Lưu ý, bạn phải sử dụng màn hình LCD một cách hợp lý. Bạn cũng nên bắt đầu thường xuyên kiểm tra mức độ phơi sáng của ảnh để hình thành thói quen bằng cách nhấn nút Display hoặc Info.
Một biểu đồ trên màn hình sẽ cho biết chất lượng tấm ảnh bạn vừa thực hiện. Nếu chưa hài lòng, bạn có thể tiến hành điều chỉnh để có được kết quả tốt hơn.

Tác giả bài viết: