Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3

NHIP ẢNH SỐ TOÀN TẬP
(sưu tầm)

Mục lục:

NHIP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 1
I, Overture

II, Máy ảnh số và nhiếp ảnh số
II-1.        Chọn máy ảnh
II-2.        Có những gì trong một dCam?
II-3.        Thẻ nhớ: không còn bí ẩn
II-4.        Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ
II-5.        Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography
II-6.        Kính lọc

III, Kỹ thuật chụp ảnh
III-1.      Kỹ thuật căn bản
III-2.      Nguyên tắc chụp ảnh
III-3.      Độ nét sâu của trường ảnh
III-4.      Tốc độ chụp ảnh
III-5.      Các chế độ đo sáng
III-6.      Các hiệu chỉnh khác

IV, Ngôn ngữ nhiếp ảnh
IV-1.     Less is more
IV-2.     Tương phản trong Nhiếp ảnh
IV-3.     Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
IV-4.     Bố cục ảnh
IV-5.     Yếu tố phụ trong bố cục
IV-6.     Đường nét trong bố cục
IV-7.     Bố cục và sáng tạo
IV-8.     Các yếu tố hình họa của hình ảnh
IV-9.     Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
-----------------------------------------------
NHIP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2

V, Các thể loại nhiếp ảnh thông dụng
V-1.       Chụp ảnh chân dung
V-2.       Ánh sáng trong ảnh chân dung
V-3.       Chụp ảnh phong cảnh
V-4.       Chụp close up và ảnh hoa
V-5.       Chụp ảnh báo chí

VI, Xử lý ảnh
VI-1.     Hiểu thêm v các thông số của ảnh
VI-2.     RAW vs JPEG
VI-3.     Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng
VI-4.     Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối
VI-5.     Tối ưảnh trước khi up lên site
VI-6.     Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đ giữ exif
VI-7.     Khắc phục Out nét
VI-8.     Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ
VI-9.     In ảnh tại Labs

VII, Mẹo vặt và hỏi đáp
VII-1.        Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu
VII-2.        Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc
VII-3.        Hiệu ứng zoom
VII-4.        Mẹo đo sáng thay thế
VII-5.        Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm
VII-6.        Kính lọc màu cho đèn và ống kính:

-----------------------------------------------
NHIP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3

VIII, Kinh nghiệm xem ảnh
VIII-1.     Nghệ thuật xem ảnh
VIII-2.     Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-)
VIII-3.     Bù trừ sáng (EV)
VIII-4.     Kinh nghiệm đo sáng
VIII-5.     Đặt tên cho ảnh
VIII-6.     Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối
VIII-7.     Tone màu?
VIII-8.     Chế độ chụp
VIII-9.     Lấy nét - chế độ màu
VIII-10.  AEB

IX, Kinh nghiệm chụp ảnh
IX-1.     Chụp cảnh hoàng hôn
IX-2.     Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm
IX-3.     Chụp ảnh lưu niệm
IX-4.     Chụp ảnh khi trời mưa
IX-5.     Chụp ảnh khi trời gió
IX-6.     a đêm và những tia chớp
IX-7.     Chụp ảnh trong sương mù
IX-8.     Chụp ảnh khi tuyết rơi
IX-9.     Chụp ảnh biển
IX-10.  Chụp ảnh chân dung
IX-11.  Chụp pháo hoa
IX-12.  Chụp ảnh nội thất
IX-13.  Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn

X, Nhiếp ảnh - Lý luận phê bình
X-1.       So sánh Canon và Nikon
X-2.       Noise – vỡ hạt ảnh
X-3.       Xử lý bụi bám trên sensor
X-4.       Khẩu độ sáng
X-5.       Nghệ thuật và sự dung tục
X-6.       Hệ số nhân tiêu cự
X-7.       Ảnh đen trắng trong thời đại số
X-8.       Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh?

XI, Thông tin v sách
---------------------------------



NHIP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3

VIII, KINH NGHIỆM XEM ẢNH

VIII-1, NGHỆ THUẬT XEM ẢNH
Nghệ thuật nhiếp ảnh đã có mặt và đi vào đời sống,tâm hồn của những nhười yêu nghệ thuật trên toàn thế giới cũng như trên đất nước Việt Nam từ rất lâu.
Tuy vậy,ngày nay vẫn còn rất nhiều người chưa thật hiểu thấu đáo về nghệ thuật nhiếp ảnh.
Ngoài những kĩ thuật với máy móc,những sáng tạo xuất phát từ tâm hồn nghệ sĩ và con mắt nhậy cảm với cái đẹp của những nghệ sĩ nhiếp ảnh còn phải kể đến nghệ thuật xem ảnh,nó cũng là một "GU" thưởng thức nghệ thuật mà mỗi người mỗi khác  nhau,nhưng có những nguyên tắc chung mà ai cũng phải tuân theo.
Chắc bạn sẽ nghĩ rằng xem ảnh thì có gì mà không biết cách : cầm ảnh vào tay rồi đánh mắt nhìn chứ gì?
Nhưng thật ra không chỉ đơn giản thế đâu :ảnh cũng giống như những vật ta luôn va chạm hàng ngày (nhìn đâu chẳng thấy ảnh:báo chí,sách vở,trên máy tính,....); tuy tiếp xúc nhiều nhưng chúng ta vẫn chưa biết sử dụng chính xác.
Kể cả những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay những nhà phê bình nghệ thuật (chứ chưa nói đến những người nghiệp dư) đều xem ảnh chưa đúng phương pháp.
Về cấu tạo thì máy ảnh là một con mắt lớn : kích thước của ảnh in trên kính mờ phụ thuộc vào khoảng cách giữa vật kính và vặt cần chụp.Máy ảnh thu được hình phối cảnh của đồ vật lên tấm phim giống như hình ảnh mà "một con mắt" của chúng ta đặt ở vật kính nhìn thấy.
Do đó,khi ta muốn nhìn tấm ảnh với những ấn tượng về thị giác hoàn toàn giống với nguyên vật thì chúng ta phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

1. Nhìn ảnh chỉ bằng "một con mắt"
Khi chúng ta nhìn ảnh bằng cả hai con mắt thì những tia sáng phát ra từ vật sẽ đi tới thuỷ tinh thể của cả hai mắt và cho một loạt tia ló tới điểm vàng nằm trên võng mạc.Những tia ló này được xuất phát từ những điểm cách xa nhau (khoảng cách giữa hai mắt) nên cho ta một bức tranh hoàn toàn phẳng,chứ không còn là hình ảnh có chiều sâu như bản chất của nó nữa.
Ở đây mình sẽ không đi sâu giải thích kĩ hơn vì khái niệm này liên quan tới nhiều vấn đề phức tạp của quang học và về đặc điểm sinh lí đặc biệt của đôi mắt.

2. Phải đặt mắt trước ảnh một khoảng thích hợp
Khi người nghệ sỹ ngắm chừng và bầm máy,trước mắt anh ta là phối cảnh chính xác của bức ảnh thực hoàn toàn.Nhưng khi chúng ta khi xem ảnh ở một khoảng cách không chính xác thì toàn bộ phối cảnh (Gồm cả những hiệu ứng đặc biệt mà người nghệ sĩ muốn thể hiện) sẽ bị thay đổi hoàn toàn.
**Vậy cần xem ảnh với khoảng cách chính xác là bao nhiêu?
Muốn có được một ấn tượng về phối cảnh hoàn toàn giống với những gì người nghệ sỹ nhiếp ảnh đã ngắm chừng khi bấm máy,để thưởng thức những sáng tạo về bố cục và phối cảnh mà người nghệ sỹ muốn thể hiện thì ta phải nhìn ảnh dười một góc trông bằng đúng góc trông mà vật kính của máy ảnh đã "nhìn" hình trên kính mờ của buồng tối (Hay chính là góc trông mà vật kính "nhìn" vật được chụp).
Như vậy hình của vật nhỏ hơn kích thứớc tự nhiên bao nhiêu lần thì phải đặt tấm ảnh cách mắt một khoảng nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến vật kính của máy ảnh bấy nhiêu lần (Sử dụng định lý về tam giác đồng dạng ấy mà).Hay nói cách khác,cần phải đặt ảnh cách mắt một khoảng xấp xỉ bằng tiêu cự của vật kính (hai giá trị này càng gần nhau càng tốt).
Trên đây là một số nguyên tắc đơn giản nhất của nghệ thuật xem ảnh, bài viết của mình có tham khảo cuốn "Fun Physics" của tác giả người Nga IA.I.Perenman.

VIII-2, TĂNG GIẢM BÙ TRỪ SÁNG (EV+/-)
Nguyên tắc của việc hiệu chỉnh Ev sau khi đã có kết quả đo sáng tự động của máy ảnh là:
- Nếu coi giá trị đo sáng "chuẩn" là "Ev-C" thì: Ev-C +2 1/2 Ev=trắng tinh; Ev-C - 2 1/2 Ev = tối đen. Tối đen -2 1/2 Ev // Ev-C // +2 1/2 Ev Trắng tinh
- Nếu ta có một chủ thể xác định trước một phông thì hiệu chỉnh Ev được làm theo nguyên tắc: nếu phông sáng hơn chủ thể thì +Ev; nếu phông tối hơn chủ thể thì -Ev
Bạn cũng nên biết rằng không tồn tại một giá trị đo sáng "chính xác" trong sáng tạo. Hiệu quả ánh sáng phụ thuộc duy nhất và ý đồ sáng tạo của bạn mà thôi. Hiệu chỉnh Ev có để lại "ảnh hưởng" trên ảnh, cụ thể là: +Ev sẽ làm giảm chi tiết trong các vùng ánh sáng cao, -Ev làm giảm chi tiết trong các vùng ánh sáng thấp.
Bạn nên quan sát toàn cảnh trước khi quyết định tấm ảnh mình sẽ tối hay sáng nhé.

VIII-3, BÙ TRỪ SÁNG (EV)
Chế độ bù sáng không quá phức tạp nhưng lại có hiệu quả bất ngờ.
Mỗi một máy ảnh, từ máy bình dân tới SLR hay DSLR đều có khả năng đo sáng. Có nhiều tình huống như đo sáng điểm hoặc đo ma trận.
Nếu đo ma trận, máy sẽ đo nhiều điểm và cho giá trị trung bình. Trong điều kiện thông thường, cách đo này sẽ là đúng
Tuy nhiên nếu bạn chụp các đối tượng có độ tương phản cao như chụp dòng sông dưới ánh nắng, chụp kim loại, chụp bãi biển,… bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy rằng hình ảnh cho ra không như ý muốn. Do độ chênh lệch sáng tối cao, máy tính toán sẽ không chính xác. Thông thường chủ thể bị tối với bức ảnh có nền sáng và chủ thể bị quá sáng với bức ảnh có nền tối. Trường hợp này sẽ phải sử dụng chế độ bù sáng EV để có ảnh với ánh sáng đúng hơn.
Các bác nào có kinh nghiệm xin chi giáo thêm để được học hỏi.
Để có một bức ảnh rõ ràng với đủ các tông màu, có exposure đúng, nghĩa là phải có đủ lượng ánh sáng được thu vào phim hay image sensor. Điều này phụ thuộc vào độ nhạy sáng ISO và 2 yếu tố: tốc độ sập điều khiển khoảng thời gian mà ánh sáng chạy qua ống kính và kích cỡ cuả độ mở ống kính cho phép mức độ sáng. Bạn có thể điều khiển điều này một cách tự động hay bằng tay bằng cách chỉnh các thông số tương ứng.
Đo sáng:
Ngày nay gần như máy ảnh nào cũng có thiết bị đo sáng được thiết kế sẵn bên trong. Quay ống kính về phía đối tượng cần chụp và thiết bị đo sáng sẽ tự động tính toán mức độ sáng. Bạn có thể chấp nhận thiết lập cuả máy và chụp.
Nhiều ng thích ảnh cuả họ hơi tối một chút (vd: Sicily198x) nhiều ng khác thì lại thích ảnh sáng rõ ràng để có thể nhìn rõ vật chụp và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên về nguyên tắc, ánh sáng tốt là ảnh làm sao mà mắt nhìn tuyết trắng, cỏ xanh hay một con báo đen với đầy đủ chi tiết. Nếu tuyết mà màu xám, cỏ nhợt nhạt hay con báo đen thành con báo xám thì coi như bạn đã đo sáng sai.
Midtone:
Các thiết bị đo sáng cuả máy ảnh đã được lập trình sẵn để cho ra ánh sáng đúng cuả vùng midtone: là vùng mà ko quá sáng hay quá tối.
Màu xám cuả tảng đá, vùng tối cuả tấm bêtông ví dụ thường là midtone. Một khuôn mặt rám nắng, cỏ xanh ... có thể coi gần như là midtone (tất nhiên là tương đối thôi tuỳ trường hợp). Rất nhiều trường hợp, bạn chụp cảnh mà bao gồm cả vùng sáng và vùng tối, vd như khi bạn chụp đồng cỏ xanh, ng mặc quần áo màu sắc và bầu trời hơi sáng một chút thì những cảnh như vậy sẽ được máy đo sáng tương đối chính xác. Tuy nhiên có những trường hợp mà đo sáng cuả máy ko cho ra một bức ảnh tốt. Ví dụ khi vật chụp chỉ toàn trắng hay đen:
Khi nào mà bạn định chụp tấm hình chủ yếu vật chỉ trắng hay đen hay một vùng rất lớn rất sáng hay rất tối, hầu hết hệ thống đo sáng cuả máy ảnh sẽ cho ra kết quả ko như ý. Nếu bạn chụp ẩu một cái ô tô màu đen, nó có thể sẽ bị xám, một thằng ng tuyết cũng có thể bị xám.
Hay khi bạn chụp phong cảnh mà bầu trời rất sáng thì vùng nước ở dưới sẽ có thể bị tối vì đo sáng cuả máy cố gắng lấy ánh sáng trung bình theo midtone đã được lâp trình sẵn. Trong những trường hợp như vậy, bạn ko nên dựa vào đo sáng cuả máy để có độ phơi sáng đúng cho tấm ảnh.
Cách đo sáng trong trường hợp như vậy:
Tìm cái gì thay thế: Cách này đơn giản là bạn chĩ máy vào vùng midtone để đo sáng thay vì chĩa máy vào thằng ng tuyết chẳng hạn và đo sáng từ đó. Hay nếu bầu trời quá sáng thì bạn đo sáng vào phần còn lại. Tất nhiên đấy chỉ là cách mà bạn đã cho rằng phần còn lại là vùng midtone, cách chính xác hơn mà anh Amateur đã nói từ xưa là dùng bàn tay hoặc gray card. Dùng graycard để gần vật định chụp, cho máy đọc ánh sáng từ đó, ghi nhớ giá trị Fstop và shutter speed, rồi chụp dự trên 2 giá trị đó.
Lúc chĩa máy vào cái gray card, nhấn nút AE lock, máy sẽ chọn và khoá các giá trị đo được từ cái graycard, nếu ko biết AE lock ở đâu hãy xem lại manual cuả máy ...
Trong trường hợp bạn ko có cả graycard (lẫn bàn tay ) hay bạn cũng chẳng biết đâu là vùng sáng vừ midtone thì theo tôi cách tốt nhất là bạn tăng sáng cho vật sáng để giữ cho chúng nó sáng và giảm sáng cho vật tối để cho chúng nó tối ( tức là dùng chức năng bù sáng:
Exposure compensation hay tăng giảm Fstop hay shutter speed một cách tương ứng)
Bộ đo sáng trong máy:
Thiết bị đo sáng đo ánh sáng phản chiếu từ vật định chụp tuy nhiên thiết bị này cũng đọc và đo theo nhiều kiểu khác nhau.
Center weighted: Đo sáng sẽ đọc ánh sáng ở hầu hết khung hình nhưng favor chủ yếu vào phần trung tâm (vd: sẽ bỏ qua bầu trời rất sáng ở góc trên ). Do vậy đo sáng sẽ lấy trung bình ở phần khá rộng nên phơi sáng cuả ảnh cũng tương đối tốt ở nhiều trường hợp chụp ngoài trời.
Spot Meter: Thông thường sẽ có một cái vòng tròn ở giữa trong cái vỉewfinder chỉ ra đó là khu vực mà thiết bị đo sáng sẽ đo. Kiểu đo sáng này thích hợp khi mà bạn muốn đo sáng trong một khu vực nhỏ vd như mặt thằng bé bị ngược sáng hay graycard.
Evaluative ( hay multizone hay matrix ...): Đo sáng đánh giá các mẫu ánh sáng trong khung hình và thiết lập thông số bằng AI (thông minh nhân tạo) Vd: chế độ này sẽ bỏ qua vùng cực sáng ở trong tấm hình và chỉ tính sáng ở phần còn lại. Thông thường, chế độ này cho đo sáng chính xác hơn chế độ centerweighted khi bắn nhanh. Các cameras ngày nay đo rất chính xác và biết tự động bù sáng ở chế độ này.

Bracketing Exposure:
Là gì? Là bắn cùng một cảnh 3 tấm khác nhau với mỗi tấm ảnh một mức độ sáng tối khác nhau. Thiết lập chế độ này, có thể chuyển từ 1/3, 1/2 , 1 stop ... và chỉ việc xạch xạch xạch...
Cuối cùng, có vài thiết bị đo sáng ngoài, bạn có thể mua và xài thử chơi nếu thích. Trên đây là cơ bản về đo sáng mà tôi được biết, mong các bác nào có kinh nghiệm thêm thắt bổ sung phần nâng cao cho mọi ng cùng học hỏi.
Bổ sung 1 chi tiết nhỏ cho bài viết rất chi tiết của Ravine_79.
Chế độ đo sáng Center Weight đo sáng sáng theo trung tâm điểm đo mình chọn rồi lấy thêm ra 1 vùng xung quanh như đã giải thích.
Vùng này đa số có diện tích 9-10% của khung ảnh. Điều này nhiều khi quan trọng vì nếu chủ thể của bạn nhỏ quá mà phần xung quanh sáng quá hay tối quá so với chủ thể thì bạn nên dùng Spot Metering cho chính xác vì sợ rằng 10% khung ảnh cũng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo.
Ghi chú dí dỏm: nếu bạn nào đi chụp hình mà không có tay để đo sáng thì ... cầm tay cô người mẫu mà đo sáng... đảm bảo chính xác.
Thôi, các bác cho tôi giải thích theo cách hiểu của tôi như thế này, các bác xem có OK không nhé.
Bình thường, khi các bác chụp, các bác thường chỉnh độ mở ống kính và để cho máy tự động đưa ra thông số tốc độ. Vậy dựa vào đâu mà máy lại lấy thông số tốc độ? Nó dựa vào cái màu sắc trong khuôn hình mà chúng ta đang ngắm. Trong đa số trường hợp thông thường, máy ảnh chọn đúng tốc độ dẫn đến bức ảnh đẹp đó là trường hợp 1: Máy ảnh đúng.

1. Máy ảnh đúng: Đây là trường hợp khi chúng ta ngắm một phong cảnh đẹp, ánh nắng OK (không quá tối, không quá sáng), các thành phần,c hủ thể trong ảnh (khung ngắm) có độ chênh lệch về độ sáng tối không nhiều thì máy ảnh thường đúng trong trường hợp này. Khi này ta chẳng phải bù trừ gì cả.

2. Trường hợp sáng nhiều hơn tối: Ví dụ cho trường hợp này là bạn chụp một cậu bé đứng trước một bức tường sáng choang, bức tường đó lớn hơn cậu bé đó khá nhiều (về tỷ lệ) vậy trong trường hợp đó máy ảnh tính toán như sau: Khuôn hình là 100%, 85% sáng (bức tường), 15% tối (cậu bé) vậy cần phải đưa ra tốc độ nhanh hơn để ít sáng đi. Kết quả là: Cậu bé bị tối và bức tường thì có vẻ là OK.
Ảnh ta sẽ bị hỏng vì chủ thể cậu bé lại bị tối.
Trong trường hợp này, ta "bắt bài" máy ảnh, biết nó sẽ cho ảnh tối hơn thông thường thì ta tăng sáng lên chút đỉnh (bao nhiêu thì do kinh nghiệm, tôi không phải người có kinh nghiệm) gọi là tăng EV lên +.

3. Tối nhiều hơn sáng: Trường hợp này thì ngược lại trường hợp trên.
Đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi, tôi chỉ biết mỗi vậy, sai đúng thì các bác sửa để tôi rút kinh nghiệm thêm. Thanks!
Nếu OK thì các bác động viên chút cho máu, tôi xin chia sẻ tiếp.
Các bác cứ hình dung thế này nhé. Tăng EV là để ảnh sáng hơn, vậy tại sao ảnh lại sáng hơn? Chả lẽ vẫn thông số đó mà ảnh lại sáng hơn được à, vô lý quá. Vậy thực chất của việc tăng EV là gì?
Ví dụ ta chọn AV mode, khẩu mở f3.5, máy tính ra tốc độ 1/125 -> ảnh tối. Lúc này mà ta mở khẩu ra thì máy lại tính lại tốc độ nên kết quả chả khác gì. Vậy thì làm thế nào để máy tính ra đúng tốc độ mong muốn -> tăng EV lên. Động tác này bảo cho máy biết là nó đang tính sai rồi -> ảnh ra tối -> tính lại tốc độ đi.
Nếu ở TV mode thì máy sẽ tính lại khẩu cho phù hợp, ở đây xảy ra trường hợp này. Ví dụ ta để tốc độ là 1/60 -> máy tính ra khẩu là f1.8 và f1.8 cũng là mở hết cỡ rồi -> giờ ta chỉnh EV lên 2 stop chăng nữa thì ảnh vẫn cứ tối như cũ vì máy không thể nào mở khẩu thêm được nữa.
Trường hợp trên của bác daoducquan sẽ dẫn đến bức tường bị cháy nhưng đổi lại cậu bé lại không bị tối nữa.
Em học mót của bác asahinguyen một vài thứ về ev, đem ra để các bác tham khảo thôi nhé
Exposure Value (Ev)
Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
EV = Av + Tv
Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value :
Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:
Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .
Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.
Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng không phải điều kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong bài nói về film. Còn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film 100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ.
Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:

Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev.....
Copyright asahinguyen @ photo.net- 5/2005
Như vậy giống như bác dauducquan đã nói, trường hợp nền chiếm phần lớn, hay trường hợp nền chênh sáng rất mạnh so với chủ thể, muốn đo sáng đúng chủ thể thì phải tăng giảm Ev, em ít chụp Tv, vì em thuờng xài ống kính có khẩu độ manual, vặn tay ko set được trên máy nên hoặc Av hoặc M. Nếu M thì chịu rồi, còn nếu Av thì khi giữ nguyên khẩu độ, chụp ảnh bị sáng quá( hay tối quá), tăng giảm Ev sẽ thay đổi tốc đọ màn trập==) giúp ảnh ra ánh sáng hợp lý. Tv thế nào em chưa thử Bàn về ánh sáng âm và ánh sáng dương, tiếng Anh gọi là low-key và hi-key, thức là làm ảnh sáng hay tối hơn rất nhiều so với bt, để thể hiện ý đồ riêng của tác giả, có thể dùng M làm điều này, nhưng thường họ sẽ cộng trừ Ev tiện hơn và nhanh hơn.
Ánh sáng là một trong những yếu tố quyết định của một tấm ảnh đẹp. Lấy sáng cho đúng là một công đoạn quyết định. Trong nhiều trường hợp, chúng ta hay ỷ lại vào kỹ thuật đo sáng của máy ảnh và chỉ chăm lo đến bố cục, góc chụp mà thôi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc đo sáng tự động hoàn toàn không thể cho ra được một bức ảnh như ý. Do đó đo sáng bằng tay là một trong những kiến thức quan trọng đối với những ai có mong muốn kiểm soát được chất lượng của bức ảnh.
Mắt người có thể phân biệt được khoảng 15 bậc độ sáng, mỗi bậc tương đượng với một nấc khẩu độ hay tốc độ (VD: 1/4-1/5.6 hay 1/125-1/250). Trong khi đó sensor của máy ảnh số hay phim chỉ có thể phân biệt được một khoảng contrast tối đa là 7-8 bậc mà thôi.
Khoảng contrast ghi nhận được gọi là dynamic range.
VD Máy Canon 350D có thể ghi nhận được từ EV0 đến EV20 (xem bảng số liệu cua Anhhang). Tuy nhiên trong trong số 20 bậc này, một bức ảnh chỉ có thể có thể cho ra chi tiết tốt trong một khoảng contrast tối đa là 8 bậc.
Ansel Adam đưa ra lý thuyết về vùng sáng (Zone system), theo đó độ sáng được chia ra làm 11 vùng, đánh số từ 0-10. Khoảng contrast tối đa mà máy ảnh có thể ghi nhận được chỉ có 7-8 vùng trong số đó mà thôi. Chính người chụp sẽ quyết định sử dụng các vùng đó như thế nào để đạt được yêu cầu sáng tác.
Trong nhiều tình huống cụ thể khi contrast của cảnh vượt quá giới hạn dynamic range của máy (VD chênh lệch 10 độ sáng chẳng hạn) thì có ba khả năng xảy ra:
1. Nếu ta đo sáng vào vùng có độ sáng trung bình thì những vùng quá tối (0,1) sẽ biến thành các mảng đen kịt trong khi đó các vùng quá sáng (9, 10) sẽ hoàn toàn bị cháy trắng và không còn chi tiết.
2. Nếu ta đo sáng vào vùng tương đối tối (vùng 3 chẳng hạn) thì máy ảnh sẽ chỉnh thông số lấy sáng để làm rõ chi tiết vùng này. Kết quả là chúng ta có thể ghi nhận được chi tiết từ vùng rất tối (vùng 0) đến vùng sáng trung bình (vùng 7). Các chi tiết có độ sáng từ vùng 8 trở lên sẽ hoàn toàn bị xóa trắng.
3. Nếu ta đo sáng theo vùng tương đối sáng (VD: vùng 7) thì máy ảnh sẽ tự set các thông số sao cho vùng đó có độ sáng trở thành trung bình (vùng 5). Điều này tương đương với việc máy đã giảm độ sáng thực khoảng 2 stop (2 mức khẩu độ hoạc 1/4 thời gian lấy sáng) để trở thành độ sáng trên phim.
Theo phương án đo sáng 1 (PA thường được dùng nhất) thì chỉ có những chi tiết có độ sáng trung bình là được ghi nhận. Nhưng nhiều khi những chi tiết đắt giá nhất của bức ảnh lại nằm trong vùng hơi sáng hoặc hơi tối, bức ảnh được xem là không đạt yêu cầu.
Theo PA đo sáng 2, chi tiết của vùng hơi sáng bị xóa sạch. Nếu chúng ta muốn lấy thêm chi tiết ở vùng hơi sáng, có thể chỉnh lại các thông số lấy sáng để cân bằng lại. Ví dụ nếu ta giảm 1 EV (giảm một nấc khẩu độ hoặc thời gian). Như vậy chúng ta sẽ ghi nhận bớt đi vùng tối 0 nhưng tăng thêm chi tiết ở vùng 8. Khoảng contrast ghi nhận được là 1-8 thay vì 0-7 như trong trường hợp không bù sáng. Nếu tăng 2 EV thì vùng được ghi nhận trên máy ảnh sẽ là 2-9. Tăng EV được gọii là bù sáng dương, giảm EV là bù sáng âm.
Trường hợp tăng EV khi đo vào vùng sáng cũng được lý giải tương tự nhưng theo hướng ngược lại.
Phương pháp đo sáng bình quân (Evaluative hay matrix) chia toàn bộ đối tượng ra thành nhiều vùng nhỏ, xác định độ sáng của các vùng nhỏ này và lấy trung bình theo một thuật toán định sẵn trong máy.
Như vậy nếu vùng sáng chiếm tỷ lệ cao thì các đối tượng tối sẽ mất hết chi tiết và ngược lại.
Lưu ý rằng độ sáng mà máy ảnh ghi nhận được là cường độ sáng phản xạ lại từ đối tượng. Do đó các đối tương có màu khác nhau trong cùng một điều kiện chiếu sáng sẽ cho ra các thông số chụp khác nhau trong máy. Màu được xem là trung tính là màu xám (127,127,127), ứng với mức độ phản xạ là 18%.
Các đối tương màu trắng như tuyết, mặt nước... có mức độ phản xạ cao hơn nên thường đánh lừa được máy ảnh. Nếu chụp các đối tượng này ảnh thường bị thiếu sáng. Do đó sau khi đo sáng xong, cần tăng thêm 1-2 EV.
Ngược lại các đối tương màu đen lại có độ phản xạ nhỏ nên nếu chụp tự động ảnh có thể bị dư sáng.
Chúng ta có thể làm một thí nghiệm kiểm tra nhỏ như sau:
- chọn ra các tấm bìa có màu sắc khác nhau đặt cạnh nhau trong cùng một điều kiện nguồn sáng.
- Chọn chế độ đo sáng điểm (spot) hay vùng nhỏ (partial) để ghi nhận lại cách mà hệ thống đo sáng cảm nhận trên mỗi màu sắc khác nhau.

Tóm lại: kỹ thuật đo sáng điểm và hiệu chỉnh EV để đạt được độ sáng tốt cho vùng quan trọng nhất của bức ảnh là một kỹ thuật căn bản và quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện contrast của ánh sáng tự nhiên quá cao (chụp ngược sáng...) hay trường hợp đối tượng có màu chủ đạo có độ phản xạ khác với màu xám trung tính.
Lý thuyết đơn giản về lấy sáng cho máy ảnh khuyên ta nên đo sáng:
- hoặc là vào đối tượng quan trọng nhất, chấp nhận hy sinh một phần các mảng còn lại.
- hoặc đo sáng vào vùng 7 (vùng sáng còn phân biệt được chi tiết) sau đó tăng 2 bậc EV để bù lại.
- Hoặc đo sáng vào vùng midtone (vùng 5) và chụp theo các thông số ghi nhận được.
- Hoặc đo sáng vào vùng hơi tối (vùng 3) và giảm 2 bậc EV.
Trong trường hợp cần hy sinh một phần chi tiết thì nên tranh thủ lấy phần sáng. Đối với ảnh số thì một mảng tối có thể cứu vãn được phần nào bằng photoshop; nhưng một mảng sáng đã bị cháy thì vô phương cứu chữa! Nguyên tắc này được gọi là "Expose to the right"
tạm dịch là đo sáng theo vùng sáng.

Một ví dụ điển hình của tôi thấy là: các bác hay thấy đại cao thủ chụp những bức ảnh mặt người rất đẹp nó nội dung như sau:
Ở viền khuôn mặt có ánh sáng nhỏ mỏng và mạnh rất đẹp (các bác ấy gọi là "ven") còn phần còn lại của mặt thì hơi tối 1 chút. Back ground thì đen xì. Thường được giang hồ vote đến hàng trăm điểm. Thực chất bức ảnh đó như sau:
Trên thực tế nếu để chế độ bình thường (kô EV gì hết) thì máy ảnh nhận thức khung hình như sau: Back ground đen, da mặt trung bình và "ven" sáng. Nó lập tức chụp một bức hình là "ven" cháy, da mặt hơi sáng, background mờ mờ đủ rõ một vài chi tiết "không cần thiết".
Kết luận bức này sẽ bị xấu vta muốn background đen x da mặt OK v"ven" khg che.
Để được như ý, ta chỉnh EV xuống âm - thì đương nhiên backgroud mờ mờ kia sẽ thành đen xì (che đi những thứ không cần thiết), da mặt chuẩn và cái "ven" kia sẽ ngon lành. Kết quả là giang hồ nhảy vào vote ầm ầm thôi.


VIII-4, KINH NGHIỆM ĐO SÁNG
Từ khi nhiếp ảnh ra đời cho đến này thì vấn đề đo sáng khi chụp ảnh luôn là một đề tài nóng bỏng và hấp dẫn. Bởi vì nhiếp ảnh là vẽ bằng ánh sáng nên việc xác định đúng lượng sáng cần thiết cho nội dung thể hiện của một tấm ảnh là cực kỳ quan trọng. Sự khác biệt giữa nhiếp ảnh gia Pro và nghiệp dư cũng nằm tại ánh sáng trong ảnh. Kỹ thuật đo sáng đã không ngừng phát triển mà thiết bị chuyên dụng nổi tiếng nhất là các máy đo sáng cầm tay - Exposure Meter. Vào thoảng thập niên 70 của thế kỷ XX thì sự tiến bộ vượt bậc của máy đo sáng lắp sắn trong máy ảnh đã thật sự tạo một bước ngoặt và đưa các thiết bị đo sáng cầm tay trở thành công cụ riêng của Studio. Cùng với thời gian, kinh nghiệm và tiến bộ của khoa học thì các máy ảnh SLR và dSLR gần đây cho kết quả đo sáng chính xác và ổn định. Nhưng chưa bao giờ máy móc có thể thay thế con người 100%. Chính bạn là người duy nhất biết mình cần một lượng sáng bao
nhiêu cho tấm ảnh sẽ chụp. Máy móc giúp bạn biết được các thông số kỹ thuật về ánh sáng nhưng nó không thể nói với bạn chính xác cặp thông số "khẩu độ ống kính/tốc độ chụp ảnh" cần thiết là bao nhiêu? Để có thể đo sáng đúng, hay xác định chính xác, lượng ánh sáng này ta cần biết những nguyên tắc căn bản sau đây:
1. Tập cách phát hiện ánh sáng đẹp: NTL muốn nói ngay với bạn rằng không phải khi trời nắng to thì cũng đồng nghĩa với ánh sáng đẹp. Ánh sáng đẹp thường rất phức tạp, có nhiều độ chuyển, tạo khối tốt...Bạn có thể gặp ánh sáng đẹp khi trời nắng, lúc ngày mưa hay thậm chí trong một buổi chiều đông ảm đạm. Hãy tập thói quen quan sát và phát hiện.

2. Tập cách diễn giải ánh sáng thực địa: với kinh nghiệm của riêng cá nhân mình thì một cảnh với ánh nắng chan hòa lại thường rất khó thể hiện ảnh đẹp và nghệ thuật như ý muốn. Trái lại một ngày trời nhiều mây lại có cơ hội sáng tác tốt. Trước khi bấm máy bạn nên để vài phút tự phân tích hướng sáng, bóng đổ, sự khác biệt của tương phản giữa các vùng...Nhiều khi cùng một cảnh nhưng với ánh sáng khác nhau sẽ cho những kết quả rất khác biệt. Chính điều kiện ánh sáng là yếu tố quyết định bố cục và kỹ thuật của ảnh. Chụp ảnh cũng cần sự kiên nhẫn đợi đến khi có ánh sáng thích hợp.

3. Tập cách ước lượng ánh sáng: đây là một việc làm không dễ, có vẻ như rất Pro, thế nhưng nếu bạn thật sự muốn đạt được thì chỉ cần luyện tập thường xuyên. Đầu tiên bạn hãy lấy ISO 100 làm chuẩn rồi tập tự đưa ra cặp khẩu độ/tốc độ, sau đó dùng máy ảnh xác định lại kết quả này. Khi bạn có khả năng ước lượng đúng ánh sáng thì hoàn toàn có thể xác định chính xác độ chênh sáng giữa các vùng và có giải pháp hợp lý.

4. Cần biết mình muốn thể hiện cái gì. Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Nhật đã nói: cách đơn giản nhất để xác định đúng lượng sáng cần thiết cho tấm ảnh là biết được mình nhìn tấm ảnh đó "sáng" hay "tối". Nếu lấy trị số "0" làm mốc cho kết quả đo sáng của máy thì khi ta tiến tới + 2,5 Ev ảnh sẽ rất sáng, khi tiến tới -2,5 Ev thì ảnh sẽ rât tối. Đây cũng là nguyên tắc căn bản để tiến hành hiệu chỉnh kết quả đo sáng.

5. Cần biết ưu/nhược điểm của thiết bị chụp ảnh mà mình đang sử dụng. Không phải ai cũng biết rằng giữa phim âm bản và dương bản có hai nguyên tắc đo sáng rất khác nhau: phim âm bản cần ưu tiên vùng ánh sáng thấp, phim dương bản cần ưu tiên vùng ánh sáng cao. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết chính xác "Latitude d'exposition" (Exposure Latitude) của từng loại phim. Xin bạn đừng nhầm lẫn khái niệm này với "Gamme Dynamique" (Dynamic Range) nhé. Còn với kỹ thuật số hiện tại thì trừ chiếc máy Fuji S3 ra tất cả các dSLR đều tuân thủ nguyên tắc ưu tiên vùng ánh sáng cao.
Để có thể sử dụng hiệu quả các thiết bị đo sáng thì trước hết cần hiểu hoạt động của chúng. Ta có thể phân ra thành 2 dòng máy đo sáng chính:

1. Exposure Meter, gồm có:
- Light Meter: dùng để đo ánh sáng liên tục
- Flash Meter: dùng để đo ánh sáng đèn flash trong studio
2. TTL Meter: là loại thiết bị gắn sẵn trong máy ảnh SLR, dSLR, MF...
Hai dòng thiết bị này hoạt động trên hai nguyên tắc khắc hẳn nhau. "Exposure Meter" đo ánh sáng chiếu tới chủ thể. Để biết kết quả đo sáng chính xác ta cần đặt Meter gần nhất với chủ thể đồng thời hướng chính xác hình bán cầu mầu trắng của máy về phía ống kính. Góc định hướng này có ảnh hưởng rất quan trọng tới kết quả đo sáng. Thông thường người ta tìm cách sao cho trục của ống kính máy ảnh thẳng hàng với hình bán cầu trắng này. Ưu điểm của Meter cầm tay là nó không chịu ảnh hưởng của mầu sắc hay độ sẫm, nhạt của chủ thể. Nhưng trái lại không phải lúc nào ta cũng có thể tới gần để đo sáng như trong trường hợp ảnh phong cảnh xa. Mẹo để giải quyết trường hợp này là bạn giơ cao Meter hơn đầu và hướng hình bán cầu trắng theo hướng xa máy ảnh nhất. Kết quả đo sáng của Meter chỉ chính xác theo từng vùng và đây là một nhược điểm lớn.
Loại TTL Meter đo ánh sáng phản xạ từ vật thể qua ống kính máy ảnh. Cách đo sáng này chính xác theo phương diện là nó sẽ nhận được ánh sáng từ vật thể có kể đến cả những thay đổi trên quãng đường đi. Nhưng nhược điểm của nó là bị ảnh hưởng mạnh bởi mầu sắc của vật thể cũng như độ sẫm, nhạt của nó. Như thế kết quả đo sáng sẽ không chính xác và ta cần áp dụng thêm hiệu chỉnh kết quả đo sáng (sẽ đề cập tới sau) Trong các máy SLR, dSLR cao cấp thường có 3 kỹ thuật đo sáng điển hình:
- Matrix hay Multizone: đây là kỹ thuật tiên tiến nhất cho phép máy ảnh thao tác đo sáng tại nhiều vùng khác nhau trên ảnh rồi sau đó so sánh với các trường hợp đo sáng được tính toán trước và lưu trong bộ nhớ, tiếp theo máy sẽ cho gia một kết quả hoàn chỉnh nhất. Nến nhớ rằng trước đây TTL Meter chỉ tính giá trị trung bình của toàn ảnh mà thôi.
- Đo sáng trung tâm: ta hay thấy phần dành cho đo sáng có ký hiệu hình tròn, chiếm khoảng 75% khuôn ngắm. Khi thao tác đo sáng thì máy sẽ chỉ tính toán các giá trị được thấy trong phạm vi giới hạn này mà thôi. Đây là phương pháp đo sáng đặc biệt hiệu quả với thể loại ảnh chân dung.
- Đo sáng điểm: tuỳ theo máy mà góc đo sáng "spot" thay đổi trong khoảng từ 1° tới 5°. Đây là phương pháp được các nhiếp ảnh gia Pro ưa chuộng nhất vì nó cho biết chính xác độ tương phản của ảnh và cho một khả năng sáng tạo vô cùng.
Cả hai loại thiết bị đo sáng này đều hoạt động dựa trên chuẩn cổng nghiệp "độ xám trung mình 18%". Hãng Kodak đã chế tạo "Grey Card" phục vụ cho nhu cầu đo sáng "chuẩn" này. Trong phạm vi bài viết này NTL chỉ muốn đề cập tới thao tác đo sáng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên chứ không phải ánh sáng nhân tạo, rất chủ động, trong các studio.
Như đã đề cập tới trong bài viết #1 thì việc phân tích ánh sáng của một khuôn hình đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sáng tạo. Dựa trên nguyên lý "Zone System" ta có thể chia độ tương phản của ảnh theo các cấp độ sau:

1. Tương phản yếu: khi độ chênh sáng giữa vùng sáng nhất/tối nhất nhỏ hơn 4 Ev. Trong trường hợp này thì sự can thiệp của kỹ thuật buồng tối với phim cổ điển sẽ đem lại cho ta độ tương phản cần thiết.
2. Độ tương phản trung bình : khi độ chênh sáng này là 5 Ev. Đây là một trường hợp căn bản và lý tưởng cho các loại ảnh.
3. Độ tương phản cao: khi độ chênh sáng lớn hơn 6 Ev. Với hoàn cảnh này ta sẽ bị mất chi tiết hoặc trong vùng ánh sáng cao, hoặc trong vùng ánh sáng thấp tuỳ theo lựa chọn ưu tiên. Việc xử lý từ thao tác tráng phim cho đến chọn loại giấy phóng ảnh có vai trò quyết định cho chất lượng ảnh.
Với kỹ thuật số ta hoàn toàn có thể áp dụng các nguyên tắc này và tiến hành chỉnh sửa thêm ảnh với các công cụ tin học. Với các cảnh tĩnh thì khi độ chênh sáng quá lớn, giải pháp hoàn hảo nhất là chụp 2 kiểu ảnh riêng biệt rồi ghép lại với nhau. Bạn nên nhớ rằng nếu ảnh gốc đã mất chi tiết thì không một phần mềm nào có thể tái tạo lại được chúng ngoài cách "copy & paste". Một giải pháp nữa có thể áp dụng là dùng thêm kính lọc ND với hệ số lớn.
Bây giờ ta hãy quay lại với kỹ thuật đo sáng dùng "TTL Meter" - loại thiết bị phổ biến nhất. Theo kinh nghiệm của riêng cá nhân mình thì NTL nhận thấy kỹ thuật "Matrix" hoàn toàn đáng tin cậy với điều kiện ánh sáng không trực tiếp, ánh sáng tản hay phản xạ. Khi độ chênh sáng cao thì đo sáng trung tâm là giải pháp linh hoạt nhất đồng thời cho phép ta thao tác rất nhanh. Cuối cùng là kỹ thuật đo sáng điểm "spot" đặc biệt dàng cho sáng tạo, chỉ có kỹ thuật này mới cho bạn biết cực kỳ chính xác lượng ánh sáng cần thiết cho tấm ảnh trong một hoàn cảnh tinh tế về ánh sáng.
Bên cạnh đó ta có thể dùng "Grey card" để đo sáng khi chụp ảnh phong cảnh chẳng hạn. Bạn chỉ cần để Grey Card trong cùng một ánh sáng chiếu chung cho cảnh chụp rồi tiến hành đo sáng trên đó bằng TTL Meter. Giải pháp này tránh được ảnh hưởng của mầu sắc trên chủ thể nhưng bạn cần làm hiệu chỉnh thêm kết quả đo sáng +1/2 Ev đến +1 Ev với các cảnh sáng mầu và -1/2 Ev đến -1 Ev với các cảnh sẫm mầu. Ngược lại, khi bạn đo sáng trực tiếp bằng TTL Meter thì với các ảnh sẫm mầu ta cần thao tác -Ev và +Ev với các cảnh sáng mầu. Lý do rất đơn giản: máy ảnh nhìn tất cả theo độ xám 18% nên nó "cho rằng" các cảnh sáng mầu là "thừa sáng" nên chủ động giảm bớt lượng sáng, ngược lại cho các cảnh sẫm. Nếu ta lấy vị dụ ảnh chụp than đen cần hiệu chỉnh kết quả đo sáng chừng - 2Ev thì một cảnh tuyết trắng có thể cần tới +2 Ev. Thao tác hiệu chỉnh kết quả đo sáng này đặc biệt quan trọng với ảnh macro khi chủ thể mầu
sắc chiếm phần lớn khuôn hình. Với kinh nghiệm thực tế ta có thể thấy rằng mầu vàng cần +1 1/2 Ev; mầu tím sẫm hay đỏ sẫm cần -1 1/2 Ev...
Khi bạn gặp một tình huống ánh sáng quá phức tạp thì thao tác đo sáng trên lòng bàn tay sẽ là một giải pháp hay. Bạn chỉ việc hướng ống kính vào đó là xem kết quả của cặp "khẩu độ/tốc độ" nhưng nên nhớ rằng da tay phản xạ ánh sáng nhiều gấp 2 lần độ xám 18% nên ta cần giảm bớt đi -1 Ev để có kết quả đúng.
Trên đây là những nguyên tắc căn bản nhất mà bạn cần nhớ và thành thạo khi chụp ảnh. Không có một lý thuyết nào hiệu quả hơn kinh nghiệm thực hành, bạn cần tập luyện và tự rút ra bài học cho chính mình.

VIII-5, ĐẶT TÊN CHO ẢNH
Đặt tên cho ảnh tựa như làm khai sinh cho đứa con tinh thần trước khi vào đời giao tiếp với xã hội. Nếu không có ngoại lệ cái tên ấy sẽ vĩnh viễn gắn với ảnh theo quy trình khép kín: cuộc sống - tác giả - tác phẩm - người xem - cuộc sống. Nhâm dịp đầu xuân Bính Tuất, từ những thực tế qua các cuộc thi và triển lãm, xin được tạm tổng kết những lỗi nên tránh khi đặt tên cho ảnh như một tư liệu tham khảo:

1.Tham khảo quá nhiều ý kiến:
Khi đặt tên tác phẩm, có nhà nhiếp ảnh tham vấn người có vị trí cao trong xã hội hoặc trong lĩnh vực bạn đang công tác. Có người còn xem việc đặt tên cho ảnh gắn liền với "cái tôi" nên có thể gây nhiều trắc trở ngầm trong mối quan hệ lâu dài. Để tránh vấp phải chuyện tế nhị , chỉ nên tham khảo ý kiến của những người giỏi chuyên môn thật thân thiết, càng cô đọng càng tốt. Và đừng quên giử kèm một lời cảm ơn chân thành khi ảnh vào giải hay được chọn triển lãm!

2.Sáo rỗng và khoa trương:
Đây là bức ảnh chỉ có lỹ thuật, nội dung bình thường nhưng lại cố áp đặt một triết lý cao siêu. Việc này tựa như sính dùng chữ quá kêu đặt tên cho một sản phẩm chất lượng kém. Tên ảnh khoa trương, sáo rỗng dễ gây phản cảm, đôi khi lại được hiểu là thiếu cẩn trọng!

3.Dài dòng và thiếu trọng tâm:
Một bức ảnh biểu cảm lập tức thu hút ngay sự chú ý của mọi người, nên không nhất thiết phải cần dùng nhiều chữ minh hoạ - ngoại trừ ảnh báo chí cần chú thích hội đủ các thông tin cần thiết - tên ảnh quá dài dễ làm người xem mệt mỏi, ngại đọc bởi hình tượng mới là yếu tố quan trọng. Đặt tên cho ảnh quá dài còn cho thấy tác giả chưa lĩnh hội được tư tưởng chủ đề của hình tượng do chính tay mình chụp!

4.Trùng lắp và thiếu sinh khí:
Dù vô tình hay cố ý, việc lấy nhầm cái tên đã thành danh của một bức ảnh khác đều gây ra sự nhàm chán và làm giảm giá trị của ảnh...
Người xem cảm nhận sự thiếu đầu tư trí tuệ của chủ nhân bức ảnh. Tựa như một thiếu nữ có nhan sắc đệp nhưng vì khi xướng danh thì ai cũng phải ngẩn ngơ tiếc thầm vì tên quá nhạt không xứng với người!

5. Ảnh và tên chỉ là một:
Anh bạn chụp Hội An vào ban đêm rồi đặt tên cho ảnh là: "Đêm phố cổ" !. Chữ "đêm" ở đây là thừa, vì nhìn vào không gian hiện hữu ai cũng đã rõ. Một trong những nguyên tắc đặt tên cho ảnh là không tìm cách diễn giải những gì người xem đã thấy. Cố gắng thoát khỏi nghĩa đen của ảh bằng cách đọc vài tác phẩm văn học hay, vài bài thơ giàu cảm xúc... có thể nhiều ý tưởng mới sẽ đến...

6. Đánh đố người xem:
Đọc xong tên ảnh rồi nhìn vào hình tượng, suy nghĩ mãi chẳng thấy có mối liên hệ gần - xa nào! Kiểu như lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia"... Đừng để rủi ro này xuất hiện bởi sai một ly có thể... đi một dặm.

7. Tối nghĩa và sai chính tả:
Thật đáng tiếc khi điều này xảy ra bởi, bởi tự thân tên ảnh trở thành tấm gương phản ánh phần nào thực chất bản thân. Nếu tự thấy vốn văn học còn kém thì phải cố gắng khắc phục - bởi nhà nhiếp ảnh không chỉ biết chụp giỏi mà còn biết bảo vệ ý kiến trước đồng nghiệp và trước người xem. Mỗi khi đặt bút viết hãy tra cứu từ điển cẩn thận, tránh viết sai ngữ pháp hay lỗi chính tả.
Vậy thế nào là một cái tên ảnh hay? Mười lăm năm đã trôi qua, tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc khi nhớ đến "Mặt trời của mẹ" của tác giả Vũ Khánh - giải nhất cuộc thi ảnh Trẻ em Việt Nam và mối quan tâm của chúng ta (1991). Nhà báo Hoàng Nguyên Kỳ đã khéo mượn ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm để đặt tên cho bức ảnh:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
khơi gợi cho "màu đỏ" biểu cảm nơi hình tượng biết bao mối liên tưởng, kỳ vọng ở tương lai vượt ra ngoài khuôn khổ hạn hẹp của khung giấy. Xét cho cùng, đặt tên cho ảnh cũng chính là quá trình sáng tạo,góp phần cho sự thành công trọn vẹn của tác phẩm./.


VIII-6, BÓNG ĐỔ, BÓNG NGÃ, BÓNG ĐỐI XỨNG, BÓNG KHỐI

1, Bóng đổ (Bóng ngả)
Bóng đổ được hiểu là bóng của một vật thể, nó chính là bóng đen theo hình dáng, kích thước của vật thể được nguồn sáng chính (lưu ý là nguồn sáng chính) hắt ra theo hướng chiếu của nguồn sáng. Trong toán học người ta gọi là "hình chiếu", thông thường chúng ta chỉ học hình chiếu vuông góc (góc chiếu bằng 90 độ) mà thôi. Trong khi đó thực tế lại là một số hoàn toàn không biết trước. Bóng đổ đôi khi cũng được gọi là "Bóng ngả".
Cái hay của "bóng đổ" là hình dáng của chúng phụ thuộc vào bề mặt nơi bóng xuất hiện, để đơn giản tôi tạm gọi là "mặt đổ bóng: MĐB.
MĐB càng phẳng (mặt có thể nằm hoặc đứng (như bức tường)) thì bóng đen càng in rõ lên MĐB, nhưng nếu MĐB ghồ ghề, lồi lõm (sa mạc, bãi cát chính là nơi lý tưởng) thì bóng sẽ thành đường uốn khúc, cong keo theo MĐB. Chúng ta hay lưu ý là MĐB không chỉ cố định mà nó có thể thay đổi như mặt nước lúc gợn sóng, có lúc chúng ta pahỉ cố tình tạo sự gợn sóng này, cảnh sắc trở nên đẹp và có hồn hơn.
Ngoài ra bóng đổ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Cường độ ánh sáng và khoảng cách của nguồn sáng chính: Cường độ càng mạnh, khoảng cách càng gần bóng càng sẫm, càng sắc cạnh nhưng chi tiết càng kém rõ. Tuy nhiên, lúc đó tương phản đen trắng càng cao, cảm giác chói trang càng lớn.
Ngược lại bóng càng mờ nhạt càng cho cảm giác dịu mát.
- Hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng càng nằm ngang (nguồn sáng chính là mặt trời thì đó là thời điểm càng gần mặt trời mọc và lặn), bóng đổ càng dài. Nó sẽ mất khi mà chiếu chủ thể vuông góc với mặt đổ bóng (chiếu đúng đỉnh đầu)
Bóng đổ thường giúp ích cho việc tôn thêm vẻ đẹp, ý nghĩa của chủ thể bằng hình dáng và sự tương phản của nó. Có thể nó cũng chính là đối tượng chụp, để nói lên chủ thể người ta thường gọi là "chủ thể gián tiếp"
Nhiều nhiếp ảnh gia (nhất là phương Tây) rất ưu thích lấy bóng đổ làm chủ đề gián tiếp, nhưng trong thực tế của bất kỳ ai cầm máy, việc loại bỏ bóng đổ cũng không kém phần quan trọng . Các bác nào rình hoa quỳnh nở chắc biết rồi, ngoài nguồn sáng chính chúng ta phải dùng các nguồn sáng phụ chiếu vào bóng để loại bỏ bóng đổ.
Thông thường cách để loại bỏ bóng đổ là :
- Dùng nguồn sáng mạnh chiếu vào bóng để xoá đi.
- Chọn vị trí để đẩy lùi hậu cảnh vào bóng tối
- Hậu cảnh xa chủ thể cũng làm cho bóng đổ không rõ nét

2. Bóng đối xứng
Chính là kết quả của hiện tượng phản xa ánh sáng xảy ra trong thiên nhiên - còn được gọi là bóng chiếu hay bóng nước.
Điều kiện để vật thể có bóng chiếu hoàn toàn đối xứng là: mặt nước phải thật phẳng, thật lặng sóng và phản xạ nhiều ánh sáng . Chỉ có gương soi mới thỏa mản được các điều kiện đó, còn mặt nước, mặt sàn, mặt đường... phản xạ yếu hơn nên chỉ đảm bảo sự đối xứng về hình chứ không phả ảnh đúng sắc độ và độ rõ nét của vật. Bóng chiếu lúc này nhìn chung là kém sáng và kém rõ so với vật thực. Gặp trường hợp mặt nước bị xao động, chu vi của bóng chiếu bị dao động theo sẽ biến thành những đường sóng lượn lăn tăn kéo dài làm hình dạng của bóng chiếu sẽ bi méo mó, phá vỡ quan hệ đối xứng giữa bóng và vật, dẫn đến hậu quả bị xóa đi một phần hay toàn phần.
Khi mặt nước gợn lăn tăn quá nhiều hoặc có sóng to thì không còn làmặt gương phẳng và bóng nước cũng không xuất hiện.
Ở hình 1, khi mặt nước phẳng lặng thì tia sáng phát ra từ A chỉ phản xạ tới mắt chỉ một điểm, và cho thấy một ảnh đôc nhất là A'.
Lúc mặt nước hơi dao động, mỗi gợn sóng như được hợp thành bởi nhiều mặt gương nghiêng cho thấy nhiều ảnh của A cao hơn hay thấp hơn A' và kết thành một chuỗi lung linh theo phương thẳng đứng.
Muốn chụp buổi chiều đối xứng cho đẹp và sinh động, người chụp cần chú ý:
- Vị trí quan sát và đặt máy bao giờ cũng cao hơn mặt nước.
- Điều thú vị là có những chi tiết ta nhìn  thấy ở vật nhưng không thấy ở ảnh, trái lại qua ảnh ta lại thấy những phần khuất của vật soi bóng.
Ở hình 2, chiếc nón úp trên cọc ở giữa ao cho thấy bóng là một chiếc nón ngửa, làm hiện rõ các vành nón, lúc đó nhìn từ trên cao là những chi tiết bị che khuất
Sự sai lệch giữa ảnh và vật càng rõ rệt hơn nếu vị trí quan sát càng cao và càng gần đối tượng. Điểm nhìn cao làm tăng khoảng cách giữa mặt nước và mặt phẳng tầm mắt khiến các hình đối xứng có chiều hướng biến dạng. Điểm nhìn gần làm tăng kích thước góc của vật, nếu gộp cả thêm bóng phía dưới thì kích thướt góc càng lớn.
Sử dụng kính phân cực (Polarize filter) chỉnh giữa trục ngấm với mặt phẳng chứa đối tượng một góc gần bằng 37 độ khủ bớt những ánh phản chiếu khó chịu đồng thời làm màu xanh lam của bầu trời sẫm thêm mà không làm hỏng các màu khác.
Nhìn theo quan điểm tạo hình thì bóng phản chiếu dù ở trạng thái tĩnh hay động đều góp phần làm duyên cho cảnh vật. Bên hồ nước, khung cảnh trong bức ảnh như được nhân đôi, không gian như được cao hơn, rộng thêm và giàu yếu tố biểu cảm hơn. Trên mặt bằng kiến trúc cổ Việt Nam hầu như các ngôi đình, chùa luôn được xây dựng kèm một hồ nước nhỏ có thả bèo, trồng sen chủ yếu tạo thêm bóng thấp thoáng của công trình, vừa làm tăng vẻ bề thế, vừa giàu chất thơ. Trong nhiếp ảnh, những thể loại phong cảnh, kiến trúc... có kèm theo bóng nước đối xứng biểu hiện khá rõ trạng thái không gian và cảm xúc: ở dạng tĩnh ảnh gợi sự êm ả, thanh bình, ở dạng động ảnh khơi gợi sự xao xuyến, buâng khuâng tựa như những làn gió thầm thì đánh thức nơi người thưởng ngoạn lòng yêu quý và ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tác giả: Lê Xuân Thăng
3. Bóng đen (Bóng khối)
Như các bạn đã biết Nguồn chiếu sáng không chỉ tạo ra bóng đổ, hay tạo ra ánh sáng phản chiếu từ chính bề mặt của vật thể và đó được coi là nguồn sáng thứ hai. Ngoài ra chúng ta còn có thể chụp thể loại ảnh "Bóng đen" hay còn được gọi bóng khối hoặc bóng bản thân nữa.
Khi nguồn sáng chính chiếu vào chủ thể nó chia chủ thể thành hai vùng rõ rệt. Vùng hướng về nguồn sáng được gòi là vùng sáng, phần không được chiếu sáng chính là bóng đen hay bóng khối. Điều này dễ hiểu nhất khi quan sát mặt trăng, nhưng khi trăng khuyết chính là chúng ta thấy cả hai vùng: Vùng sáng và bóng đen.
Những bức ảnh này thường chụp chủ thể mà hậu cảnh là bình minh hoặc hoàng hôn.. Đây là kỹ thuật sử dụng ánh sáng ngược (back lighting): Ánh sáng chiếu từ sau lưng chủ đề đến ống kính .
Ánh sáng này cần nhiều kinh nghiệm về khẩu độ và tốc độ, nếu chủ đề là chân dung thì ánh sáng trên mặt rất dịu , tóc có viền sáng , mặt mày không nhăn nhó như lúc được chụp bằng ánh sáng phẳng .


VIII-7, TONE MÀU ?
Loay hoay: bác NTL có thể nói thêm về cách "làm chủ" màu sắc hay tone màu được ko ? có điểm gì tương đồng và khác biệt trong cách "nhìn" màu giữa nhiếp ảnh và hội hoạ ?
(cám ơn bác về bài viết...rất bổ ích )
Câu hỏi của bác loayhoay vô cùng quan trọng, hấp dẫn và...rất xương để có thể trả lời cặn kẽ!
NTL sẽ cố làm sáng tỏ vấn đề bằng những kiến thức ít ỏi của mình, mong được các bạn giúp đỡ thêm nếu có gì thiếu sót.
Như mình đã nói trong bài post trước đó, sự khác biệt căn bản giữa Hội hoạ và Nhiếp ảnh nằm trong chỗ sự sáng tạo của Hội hoạ hoàn toàn tự do và nằm trong ý niệm của hoạ sĩ còn nghệ sĩ nhiếp ảnh chỉ có thể tái tạo lại những gì đã tồn tại theo một cách nhìn nghệ thuật,
bằng các phương tiện kỹ thuật có thể mà thôi. Điều này dẫn đến câu trả lời thứ nhất: Hoạ sĩ có thể làm chủ mầu sắc mà anh ta muốn sáng tạo nên, anh ta có một gu nhất định về mầu sắc và số lượng tông màu không giới hạn. Trong nhiếp ảnh thì mầu sắc đã tồn tại trước khi ta bấm máy. Những gì ta có thể ghi lại trên phim (kiểu cổ điển hay kỹ thuật số) chỉ là những mảnh vụn tách ra từ tổng hoà mầu sắc của tự nhiên mà thôi. Bằng cách này hay cách khác mà mỗi nhiếp ảnh gia có thể tái tạo lại mầu sắc tự nhiên theo cách nhìn của mình. Số lượng màu sắc là vô hạn trong thiên nhiên nhưng nhiếp ảnh không thể trộn chúng lại và tạo thành những gam mầu mới như hội hoạ được.
Thế nhưng bên cạnh đó cách nhìn nhận đánh giá mầu sắc của cả hai bên lại có những điểm chung. Đó là sự sáng tạo trong tâm hồn người nghệ sĩ giúp anh ta có những cái nhìn xuyên qua vật thể, tách lớp mầu sắc để tìm ra những điều mà chúng ta nhất thời chưa nhận ra.
Khi ta nói rằng một tấm ảnh đẹp như một bức tranh thì đó gần như là một lời khen ngợi. Trong trường hợp ngược lại thì giống như một lời chê trách. Hội hoạ là siêu hình và mầu sắc của nó cũng siêu thực trong một chừng mực nào đó. Nhiếp ảnh không thể là siêu thực nhưng mầu sắc của nó cũng có thể đạt tới độ siêu thực trong một số điều kiện nhất định.
Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, khi ánh sáng trắng đi qua các lớp lọc mầu Cyan - Magenta - Yellow với phim cổ điển hay Red - Green - Blue với kỹ thuật số thì mỗi một lớp lọc ấy giữ lại một lượng mầu nhất định của một mầu đơn sắc. Vì các lớp lọc là "trong suốt" nên ta có thể nhìn thấy tất cả các mầu cùng một lúc và tuỳ theo tỉ lệ mầu phân bố tại một điểm nhất định mà ta sẽ có muôn vạn mầu sắc khác nhau. Về nguyên tắc đây là sự trộn mầu mang tính loại bỏ dần của ánh sáng.
Trong hội hoạ cũng tồn tại kiểu phối mầu loại bỏ nhưng lại theo một kiểu khác. Mầu sắc trong hội hoạ chia làm hai thể loại. Loại mầu "đặc" như sơn dầu, acrrylic, sơn nước chỉ có thể hoà trộn với nhau khi còn ướt và thường hay được pha thêm mầu đen hay trắng để tạo cảm giác tối hơn hay sáng hơn. loại mầu "trong suốt" như mầu nước, mực tầu...thì lại có thể hoà trộn với nhau khi uớt, khi đã khô, hoặc là vẽ đè lớp sau lên lớp trước. Những loại mầu này thường được làm sẫm hơn bởi mầu đen và như mầu nước có thể được làm loãng ra bằng nước. Đặc tính của thể loại mầu "trong suốt" là chúng có thể hấp thu một số mầu khác và như thế kết quả mà mắt người có thể nhìn thấy là những mầu không bị hấp thụ.
Không có ranh giới rõ ràng trong sáng tạo nghệ thuật. Người hoạ sĩ "nhìn" mầu bằng cảm xúc và tái tạo lại nó, hay nói đúng hơn là sáng tạo lại cũng bằng cảm xúc của chính mình mmột cách độc đáo. Như thế một ngày trời nắng có thể mang mầu đỏ khát khao...Người nghệ sĩ nhiếp ảnh bấm máy bằng cảm xúc và tâm hồn mình nhưng anh ta chỉ có thể ghi lại những cảm xúc ấy nguyên vẹn trên phim ảnh mà không thể áp đặt ý muôn chủ quan của mình trong sáng tạo.

Như thế thiết tưởng có thể tóm gọn lại bằng mấy từ:

Hội hoạ: tưởng tượng ra mầu sắc.
Nhiếp ảnh: lựa chọn mầu sắc.

Một số từ chuyên ngành
SLR: chữ viết tắt của Single Lens Reflex mà ở Việt nam nó được biết đến với tên gọi phổ thông là "Máy ảnh Cơ" dùng để chụp phim với ống kính có thể thay đổi được.

dCam: thuật ngữ mới được sử dụng gần đây trong các tạp chí nhiếp ảnh nhằm chỉ định loại máy "Digital Compact Camera" sử dụng kỹ thuật số để ghi hình ảnh thay cho phim thông thường. Ta có thể hiểu dCam tương đương với "Compact" của máy chụp phim.

BCam: tên viết tắt của "Bridge Digital Camera" do cấu tạo của ống kính zoom dài có hình dáng giống như một chiếc "cầu" nhỏ vậy. Đây là dòng máy ảnh kỹ thuật số cao cấp hơn dòng dCam nhờ vào cấu tạo của ống kính gần với máy ảnh cơ SLR.

dSLR: tên viết tắt của "Digital Single Lens Reflex" hay còn gọi là "Máy ảnh cơ kỹ thuật số". Dòng máy ảnh này sử dụng những kỹ thuật cơ học tương đương với máy ảnh cơ SLR điểm duy nhất khác biệt là hệ thống xử lý hình ảnh số rất phức tạp thay thế cho phim cổ điển.
Lưu ý :
Hoá ra chữ B là " cái cầu " đấy ! , Bây giờ mấy thằng như Sony T7 hay Casio EX Z750 ( theo định nghĩa là D cam ) nhưng nhấn zoom một cái nó cũng thò ra cái ống kính dài như cái "cầu" cho nên phân biệt kiểu này e không ổn .

Cứ gọi là 3 dòng digital :
1- Cỡ nhỏ( T7 , EZ 40 , 55, 750 ..)
2- Cỡ trung ( Nikon coolpix 5400 , 5800 )
3- Cỡ lớn ( DSLR ) như Canon 20D , Nikon D70S , Fuji S3 Pro


VIII-8, CHẾ ĐỘ CHỤP
1. Sự khác biệt giữa các chế độ chụp M, S, A là gì?
 Em xin trả lời như sau :
- M (Manual) có nghĩa là khi chụp ở chế độ này thì người chụp ảnh tự chọn cả tốc độ màn trập lẫn khẩu độ
- A (Aperture Priority) : Người chụ tự chọn khẩu độ còn máy sẽ chọn tốc độ màn trập
- S (Shutter Priority) : Người chụp chọn tốc độ màn trập còn máy chọn khẩu độ.
Em nói như vậy có đúng không anh. Tuy nhiên chụp ở chế độ nào cho phù hợp nhất là phụ thuộc vào chủ đề và kinh nghiệm của người chụp. Thường thì khi chụp các vật chuyển động thì đặt vào S còn phong cảnh thì đặt vào A ????
Bạn trả lởi hoàn toàn chính xác. Thông thường nếu cầm máy một thời gian thì tôi thấy ít người chụp chế độ S, chủ yếu M và A.
Trích dẫn:
2. Em đã học upload ảnh lên forum bằng cách đăng ký 1 account trên http://s67.photobucket.com và upload 1 vài ảnh em mới chụp. Anh xem rồi comment giúp em nhé. Đây là ảnh bé con nhà em mới chụp ngày hôm qua.
Thông số chụp :
Camera : Nikon D100
Shutter : 1/20
Aperture : F5.6
Exposure : Aperture
Exp. +/- : +0.7
Focal Length : 110mm
ISO : 200
White Bal : Auto
Thằng cu nhà bác trông kháu nhỉ. Tôi thấy bác định sáng vậy là ổn. Có cái má va cổ (và 1 ngón tay cái) bị lốp sáng một chút nhưng cái này là do chiều ánh sáng tạo nên tương phản cao thôi, bác thử tập Photoshop để sửa lại một chút chi tiết này xem sao.
Trích dẫn:
Dưới đây là 1 bức ảnh khác em chụp buổi tối trước đài phun nước

Thông số chụp:
Camera : Nikon D100
Shutter : 1/15
Aperture : F3.6
Exposure : manual
Exp. +/- : +0.0
Focal Length : 24mm
ISO : 200
White Bal : Auto
Cái này tôi thấy định sáng chuẩn, tôi không thấy có gì phải nhận xét cả.


VIII-9, LẤY NÉT, CHẾ ĐỘ MÀU
1. Căn nét tự động (AF) : Em đặt chế độ này để căn nét vào cái tủ bên dưới bức tường và chiếc đèn phía trên thì được nhưng khi căn nét vào chính gữa bức tường thi ống kính cứ chạy đi chạy lại không thể nào mà căn nét được (chú ý : bức tường màu xanh nhạt).
Bác diễn tả thế này hơi chung chung. Vì canh AF nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là điều kiện ánh sáng. Nếu ánh sáng yếu và tương phản thấp thì cái máy nó bị "trượt pa tanh" là thường thôi. Nhiều trường hợp bác vẫn phải buộc canh nét bằng tay vì AF không hoạt động được.

Trích dẫn:
2. Trong AF - area mode : có 2 cách đó là Single Area AF và Center Focus Area. Luc nào thì dùng 1 trong hai cách đó ?
Cái này phải chờ bác NTL thôi, tớ không biết mấy cái này.
Trích dẫn:
3. Mettering : 3D, Center và Spot : Các anh chi cho em biết cách dùng của 3 phương pháp này nhé.
3D là kiểu đo matrix cải tiến. Thông thường nếu không phải trong một số trường hợp đặc biệt (như ngược sáng nghiêm trọng chẳng hạn) thì cách đo matrix của Nikon có tiếng là vô cùng tốt. Theo tớ, ban đầu dùng matrix để cho tiện, cũng để làm quen với máy và dành thời gian tập trung tìm hiểu những cái khác. Sau này khi bạn muốn tìm hiểu sâu thì nghiên cứu dùng spot. Cái center weight nếu đã có spot thì có thể bỏ qua.
Trích dẫn:
4. Color Mode : Mình sẽ đặt ở chế độ nào thì tốt trong 3 modes đó là I sRGB, II AdobeRGB và III sRGB. Hiện tại em dang đặt ở chế độ II AdobeRGB.
Sao cái số 1 và 3 lại giống nhau nhỉ ? Thực ra vấn đề này cũng phức tạp nếu bạn tìm hiểu sâu. Cái này gọi là các không gian màu sắc.
Nói nôm na thì AdobeRGB có nhiều màu hơn Adobe sRGB. Adobe RGB là không gian gần với không gian dùng trong in ấn (máy in ảnh) còn Adobe sRGB là chuẩn của Internet (xem ảnh trên web). Tuy nhiên, sự khác biệt bằng mắt thường không cao lắm đâu, nếu bạn không thực sự yêu cầu cao (kiểu như làm đồ họa) thì thực ra bạn dùng cái nào cũng được. Nếu bạn thực sự quan tâm thì bạn còn phải chú ý khi dùng các phần mềm để chỉnh sửa ảnh cũng như khi in ấn nữa.

2. Trong AF - area mode : có 2 cách đó là Single Area AF và Center Focus Area. Luc nào thì dùng 1 trong hai cách đó ?
Trả lời: trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của Nikon D100 có xếp loại các mode canh nét như sau:
Focus Mode:
- S: Single-servo AF (dùng cho các chủ thể tĩnh nói chung)
- C: Continuousservo AF (dùng cho các chủ thể động)
- M: Manual (dùng trong trường hợp ánh sáng yếu, thiếu độ tương phản để có thể dùng AF)
AF-Area Mode:
- Single-area AF: máy ảnh sẽ canh nét vào điểm AF mà em lựa chọn
- Dynamic-area AF: máy ảnh sẽ chủ động thay đổi điểm AF tuỳ theo chuyển động của chủ thể
Trong phần này em sẽ đọc thấy "Predictive Focus Tracking" đây là kỹ thuật cho phép máy ảnh D100 "đoán trước" được sự chuyển động của chủ thể và bám điểm canh nét vào đó.
Closest Subject Priority (Dynamic Area AF): với chế độ này máy ảnh sẽ hoàn toàn nắm quyền chủ động trọng việc canh nét vào chủ thể gần máy ảnh nhất. Thông thường em nên chọn "Single-area AF" với chế độ này.
Tại trang 68 của sách hướng dẫn, em sẽ tìm thấy một bảng hướng dẫn rất cụ thể "Summary of Autofocus Options".
Như thế câu hỏi của em chưa thật sự "hỏi" vì "Center Focus Area" là thuật ngữ ám chỉ điểm canh nét trung tâm trong số 5 điểm canh nét của D100 mà thôi. Em có thể xem lại "Focus Area Selection" ở trang 64.

3. Mettering : 3D, Center và Spot : Các anh chi cho em biết cách dùng của 3 phương pháp này nhé.
Trả lời: NTL bổ sung thêm ý của bác A.E: đo sáng trung tâm "Center" cho phép lấy kết quả "trung bình" của vùng ảnh nằm trong vòng tròn đo sáng trung tâm tuỳ theo lựa chọn của người chụp. Nó cho kết quả ít "chính xác" hơn "Spot" nhưng cũng đỡ nguy hiểm hơn vì Spot đòi hỏi kinh nghiệm rất cao.

4. Color Mode : Mình sẽ đặt ở chế độ nào thì tốt trong 3 modes đó là I sRGB, II AdobeRGB và III sRGB. Hiện tại em dang đặt ở chế độ II AdobeRGB.
Trả lời: tại trang 60 em có thể tìm thấy các thông tin cần thiết sau:
- I (sRGB) (default): dùng cho thể loại ảnh chân dung được in ra trực tiếp sau khi chụp không qua chỉnh sửa
- II (Adobe RGB): có gam mầu "gamut" rộng nhất, dùng cho ảnh sẽ được chỉnh sửa trước khi in
- III (sRGB): dùng cho ảnh phong cảnh in ra trực tiếp sau khi chụp
Nói chung "sRGB" thường dùng cho ảnh thông dụng, "Adobe RGB" dùng cho ảnh nghệ thuật hay ảnh có đòi hỏi chất lượng cao.
Alter_Ego viết: Sao cái số 1 và 3 lại giống nhau nhỉ ? --> Sự khác nhau của hai sRGB này nằm trong độ tương phản của ảnh: ảnh chân dung có độ tương phản nhẹ, ảnh phong cảnh có độ tương phản cao và mầu sắc rực rỡ hơn

VIII-10, AEB
Mình đang trong thời gian nghiên cứu để biết các tính năng của máy ảnh, có một tính năng mình chưa hiểu lắm và chưa biết sử dụng thế nào mong các bạn giải thích giùm. Đó là tính năng AEB, theo mình hiểu nôm na là mình có thể cài đặt một khoảng đo
sáng để máy ảnh có thể tự động điểu chỉnh độ sáng thích hợp nhất trong khoảng đó, không biết có đúng không ạ?
Mình biết yếu tố đo sáng rất quan trọng trong khi chụp ảnh, không biết tính năng này có giúp nhưng người mới chụp đo sáng tốt hơn không? có nên dùng tính năng này không? và dùng như thế nào ? Các bạn giúp mình nhé... mình đang dùng máy Canon 350D
Chào bạn,
Auto Exposure Bracketing (AEB) chắc là chức năng tự động hiệu chỉnh kết quả đo sáng theo điều kiện thực tế với giới hạn mà bạn có thể thiết định?
Mình không dùng 350D nên không biết rõ lắm, bạn có thể post lại nguyên văn tiếng Anh phần AEB trong Manual không? ( Bạn nào đang dùng 350D trả lời hộ nhé )
Nếu bạn tập đo sáng thì nên loại bỏ các chế độ hỗ trợ tự động vì như thế mới biết chính xác các thao tac cần thiết và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích.
Nếu bạn mới tập chụp ảnh thì có thể dùng các chức năng đo sáng tự động để tập trung vào khuôn hình chẳng hạn.
Thank NTL, mình thấy máy Nikon 8700 có chức năng goi là best shoot thì fải, với chức năng này khi chụp mình giữ nút chụp lâu lâu một chút thì máy tự động chụp vài kiểu liên tục rồi máy tự chọn cho mình 1 kiểu với ánh sáng tốt nhất, vì vậy mình mới tìm hiểu chức năng AEB của Canon xem có giống thế không. Hôm nay mình cũng vừa mò ra là với chức năng AEB mình fải chụp với chế độ continues thì máy chụp liên tục 3 tấm với độ sáng ứng với 3 vạch trên thước đo sáng ( 2 vạch là giới hạn khoảng đo sáng do minh thiết lập, vạch còn lại nằm chính giữa 2 vạch kia, cũng là do mình thiết lập nốt), chứ máy chẳng Auto gi cả. Mình hơi thất vọng về chức năng này, mình pot trang nói về AEB lên bạn xem hộ mình nhé, chẳng nhẽ Canon làm ra một chức năng mà không biết dùng làm gi và vào lúc nào
http://i113.photobucket.com/albums/n226/Tonkin12/IMG_3811.jpg
Dù thế nào đi nữa thì cũng fải làm mấy vại cái đã Trước hết bạn có thể để mấy cái link trong dòng lệnh "image ... /image" để hiển thị ảnh trực tiếp.
Khái niệm bracketing nằm thuộc về thời kỳ chụp phim, nhất là phim dương bản. Về cơ bản thế này : trước một khuôn hình định chụp, bạn chọn một cách định sáng nhưng không chắc chắn lắm với sự lựa chọn của mình mà tự nhủ : " có thể thừa hay thiếu 1 khẩu độ gì đây".
Khi đó cái điều tự nhiên nhất mà bạn sẽ làm là chụp "sandwich" : một bức với định sáng "mốc", một bức thừa sáng (so với "mốc") 1 khẩu độ và cuối cùng là một bức thiếu sáng 1 khẩu độ. Cách chụp "sandwich" này gọi là "bracketing" (+-1 khẩu độ). Nếu bạn chụp bằng máy ký thuật số, với các chủ đề "tĩnh" thì có thời gian kiểm tra lại định sáng ngay thì phương pháp này sẽ có sự tiện ích rất hạn chế

Canon PowerShot S400
Shooting Mode: Manual
Photo Effect Mode: Off
Tv( Shutter Speed ): 1/1600
Av( Aperture Value ): 7.1
Metering Mode: Spot
Exposure Compensation: -2
ISO Speed: 50
Focal Length: 7.4 mm
Image Size: 1600x1200
Image Quality: Superfine
White Balance: Daylight
AF Mode: Single AF
AF Range Mode: Landscape
File Size: 779KB
  





----------------------------------------------------------------------

IX, KINH NGHIỆM CHỤP ẢNH

IX-1, CHỤP CẢNH HOÀNG HÔN
Không phải lúc nào ra phố bạn cũng mang theo chiếc máy ảnh dSLR cồng knh và bất tiện nếu như mục đích của bạn chỉ là một chuyến dạo chơi ngắn. Trong trường hợp như thế này thì một chiếc dCam sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn không bỏ lỡ những cảnh đẹp vô tình bắt gặp.
Ta đã nói khá nhiu v các phương tiện ít nhiu cao cấp và chuyên nghiệp, NTL muốn cùng bạn đi tìm những bức ảnh đẹp chỉ bằng các máy dCam phổ thông loại  Point&Shoot" mà thôi. Chủ đ của ngày hôm nay sẽ là cảnh hoàng hôn trên sông. Có lẽ không ít lần bạn đã tự thắc mắc tại sao cảnh mặt trời lặn đẹp như thế mà khi vào ảnh lại rất...nhạt nhẽo và sáng trưng? Câu trả lời nằm trong cách bạn chọn điểm đo sáng đấy. Không có gì phức tạp cả, NTL xin được cùng bạn xem xét ví dụ dưới đây.

Địa điểm: Pont des Arts, sông Seine ở Paris
Máy ảnh: Canon S400.
Thời gian: khoảng 21h30
Tấm ảnh trên đây được chụp với cách mà có lẽ nhiu bạn vẫn hay áp dụng nghĩa là khuôn hình tự nhiên rồi bấm máy. Điu đầu tiên có thể nhận thấy ngay là con tầu và dòng không được đo sáng khá chính xác nhưng bầu trời lại bị thừa sáng và không có chi tiết. Thông số kỹ thuật:
Tv( Shutter Speed ): 1/60
Av( Aperture Value ): 2.8
Exposure Compensation: 0
White balance: cloudy

Trong tấm ảnh thứ hai này có lẽ điu làm bạn ngạc nhiên nhất là ở bầu trời có ánh sáng rất đẹp và nhiu chi tiết. Vậy chìa khoá của thành công nằm ở đâu? Bạn hãy xem các thông số kỹ thuật dưới đây:
Tv( Shutter Speed ): 1/250
Av( Aperture Value ): 7.1
Exposure Compensation: -1
White balance: cloudy

Bây giờ bạn hãy xem lại trên chiếc máy ảnh của mình nhé, trong chức năng đo sáng "Light Metering Method" hẳn bạn có thể tìm thấy các thuật ngữ sau: "Evaluative/ Center-weighted average/ Spot" tương đương với tiếng Việt là Đo sáng phức hợp/đo sáng Trung tâm/đo sáng Điểm. Có một số máy chỉ áp dụng hai loại kỹ thuật đầu tiên mà không có chế độ "Spot".
Trong tấm ảnh thứ 1, NTL đã áp dụng chế độ đo sáng trung tâm vào con tầu và một phần của toà nhà phía sau. Máy ảnh dCam tính toán chỉ số Ev bằng kết quả của ánh sáng trong một vòng tròn nhỏ giữa trung tâm của khuôn ngắm. Kích thước của vòng tròn này có khác biệt giữa các loại máy dCam. Bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy bầu trời hoàng hôn sáng hơn rất nhiu so với con tầu và dòng sông. Lúc này có một câu hỏi rất quan trọng: bạn muốn thể hiện điu gtrong bức ảnh? Nếu là con tầu thì bạn đã chọn cách đo sáng đúng (NTL sẽ nói đến cách hiệu chỉnh ánh sáng sau nhé). Lời khuyên bổ ích: để tránh bầu trời trắng xoá, không có chi tiết xuất hiện trong ảnh một cách rất vô duyên thì bạn có thể chúc máy ảnh xuống, tìm một yếu tố hấp dẫn làm tin cảnh như một khóm hoa, bụi cây, người đi dạo...như thế tấm ảnh của bạn sẽ rất cân bằng.
Trong tấm ảnh thứ hai chắc bạn cũng đã thấy rõ chủ đ của nó là cảnh hoàng hôn trên sông rồi. Vẫn dùng kỹ thuật đo sáng trung tâm (sẽ là chính xác hơn nếu bạn có khả năng do sáng Spot) nhưng lần này NTL hướng điểm đo sáng vào phía những đám mây xám trên bầu trời xa. Ánh sáng mạnh khiến cho máy ảnh đặt ở ISO 50 tự động khép sâu khâu độ ống kính hay nói đơn giản hơn là mạch cảm quang điện tử tự động nhận ít ánh sáng hơn. Như thế dòng sông và toà nhà sẽ trở nên tối do thiếu sáng. Hiệu quả mà ta đạt được ở đây là đường nét nổi bật của các khối nhà ven sông và độ tương phản mạnh của ánh mặt trời trên mặt nước sông. Một cảm giác hoàng hôn thật sự. Thế nhưng do phương pháp đo sáng trung tâm áp dụng trên một diện vẫn còn rộng nên độ tương phản chưa được như ý muốn hay nói một cách khác là mầu đen chưa thật đen nên NTL đã hiệu chỉnh ánh sáng bằng chế độ "Exposure Compensation" -1Ev như bạn đã thấy trong thông số kỹ thuật. Trong trường hợp này nếu bạn dùng đo sáng điểm Spot thì có thể đo sáng vào một vùng ánh sáng mạnh gần mặt trời (bạn nên tránh nhìn thẳng vào mặt trời dù qua khuôn ngắm của máy ảnh nhé, rất có hại cho mắt) và kết quả sẽ tương đương.
Tv( Shutter Speed ): 1/160
Av( Aperture Value ): 13
Metering Mode: Center-weighted averaging
Exposure Compensation: 0
ISO Speed: 50
Focal Length: 22.2 mm
Tấm ảnh trên đây NTL không dùng kỹ thuật hiệu chỉnh ánh sáng mà chỉ chọn vùng đo sáng mà thôi. Ảnh "mỳ ăn lin đấy"!
Vậy nguyên tắc chung của việc chụp ảnh hoàng hôn bằng máy dCam là:
- Dùng chế độ đo sáng trung tâm (đo sáng điểm là chính xác nhất, nếu có)
- Tránh đo sáng vào vùng ánh sáng thấp (bạn sẽ bị mất chi tiết trong vùng ánh sáng cao như bầu trời chẳng hạn) và ngay cả vùng ánh sáng quá cao (bạn sẽ không còn thấy rõ các chi tiết ở tin cảnh nữa)
- Chọn vùng ánh sáng cao trung bình để đo sáng, hiệu chỉnh thêm từ -1Ev đến -2Ev theo kết quả thử nghiệm.
- Đặt chế độ cân bằng trắng "White Balance" ở "Cloudy" để tăng thêm độ bão hoà mầu sắc cho ảnh. Bạn cũng hoàn toàn có thể dùng chế độ hiệu quả mầu "Vivid"...
Chúc thành công và đợi ảnh chụp của các bạn nhé.

IX-2, CỠ ẢNH, KỸ THUẬT CHỤP ĐÊM

Chiếc Nikon 5700 của bạn cho kích thước ảnh lớn nhất là 2,560 x 1,920 pixels tức là bạn có thể in ảnh ra giấy đẹp ở khổ 25x20cm với độ phân giải 267ppp (đây là độ phân giải cần thiết để có chất lượng ảnh đẹp)
Tất nhiên là bạn có thể phóng ảnh ở cỡ lớn hơn như khổ A3 chẳng hạn (29,7x42cm) và để có thể đạt được kích thước cũng như độ phân giải cần thiết bạn có thể dùng PS CS để đặt lại các thông số này.
"Bạn cũng cần biết thêm là không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi với cỡ ảnh nào thì ta có thể in ảnh ra ở một kích thước nhất định đâu nhé. Kỹ thuật in ấn khá phức tạp đấy. Chẳng hạn như để phục vụ cho mục đích quảng cáo thì các công ty xử lý ảnh làm việc với các hình ảnh khoảng 7000x5000 pixels rồi cung cấp cho khách hàng kết quả chung cuộc trên phim 20x25cm. Từ ảnh gốc người ta tiến hành xử lý tuỳ theo mục đích sử dụng như để in 1/4 trang báo hay làm tám áp-phích cho một bến đỗ xe. Để có thể in hình kín hai trang của một quyển tạp chí thì trọng lượng của một tấm ảnh sẽ là 60 Mo với RVB và 80 Mo với CMJN."*
Quay trở lại với câu hỏi v RAW và JPEG, cho dù bạn sử dụng cấu trúc nào đi chăng nữa thì kích thước tối đa của 5Mpix là giống nhau do đó ảnh có cấu trúc Tiff không thể phóng to hơn ảnh JPEG cùng chụp ở 5Mpix. Điểm duy nhất khác biệt là các chi tiết của ảnh chụp từ RAW rồi đổi sang TIFF hoặc JPEG để in có chất lượng cao hơn mà thôi.

1. Chụp trong nhà bằng máy dCam? Nếu đúng là như thế, cũng như chúng mình giới hạn trong phạm vi của Digital Compact Cam, thì việc lựa chọn ISO cao không phải là một giải pháp thông dụng bởi vì đa phần các thể loại máy dCam này cho chất lượng ảnh rất kém ở 400 ISO, đấy là chưa nói đến 800 ISO hoặc cao hơn. Ví dụ như máy Canon G5. Lẽ dĩ nhiên là bạn hoàn toàn có thể "tông "ảnh bằng các phần mm chuyên dụng nhưng chất lượng không bao giờ được như ý. Giải pháp tốt nhất cho chụp ảnh ban đêm có dùng đèn flash của máy dCam là sử dụng chân máy và chụp ở tốc độ chậm hay chọn chế độ chụp ảnh ban đêm (thường có biểu tượng hình người và một ngôi sao). Đèn flash sẽ mang lại cho bạn những màu sắc đúng của chủ thể còn tốc độ chậm sẽ giúp bạn lấy được toàn cảnh xung quanh.

2. Kích thước ảnh in trong các MiniLab. Nếu mình không nhầm thì bạn sẽ có các khổ ảnh in ra tương đương với tỉ lệ của khổ phim âm bản gốc là 3:2 (36x24 làm tròn). Như thế bên cạnh khổ ảnh 10x15 sẽ là 13x19 (chứ không phải 13x18). Đấy là nói v ảnh in ra từ phim cổ điển, còn phim kỹ thuật số có tỉ lệ ảnh gốc là 4:3 cơ đấy nhé nên khi in ảnh 10x15 (khổ giấy in là cố định rồi) hoặc là trong Labo người ta sẽ làm zoom ảnh của bạn lên cho kín hết khuôn giấy và cắt bỏ đi những chi tiết thừa xung quanh, trong trường hợp không thể cắt bỏ ảnh thì người ta sẽ phải ép chiu cao ảnh xuống 10 cm và như thế chiu rộng của ảnh sẽ nhỏ hơn 15 cm. Đó là lý do tại sao có hai dải băng mầu trẵng ở hai bên ảnh của bạn. Tuy nhiên trong một số máy dCam của Sony có chức năng chụp ảnh ở tỉ lệ 3:2 nhưng điu này có nghĩa là bạn sẽ không dùng hết diện tích phơi sáng của mạch điện tử cảm quang vốn có tỉ lệ 4:3.
Còn v ảnh khổ vuông thì mình thấy hay được áp dụng cho các ảnh phong cảnh biển, kích thước trung bình 15x15 hoặc 20x20 cm...Thể loại này thường chỉ áp dụng cho các ảnh cần thể hiện không gian mà hạn chế v kích thước.
Nguyên tắc căn bản của chụp ảnh ban đêm khá đơn giản: đó chính là sự ổn định của máy ảnh dựa trên chân máy, khuôn hình và đo sáng. Thế nhưng chụp ảnh buổi tối lại đòi hỏi nhiu kinh nghiệm hơn lý thuyết vì ở mỗi một diu kiện ảnh sáng phức hợp khác nhau ta cần có một cách chụp khác nhau.
1. Chọn phim
Có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên là ta sẽ sử dụng loại phim nào? Âm bản? Dương bản hay kỹ thuật số? Với các phim dương bản 50, 100 ISO thì chỉ có loại phim chụp với ánh sáng ban ngày "Daylight" (5 500K)và chúng sẽ làm "nóng" lên đáng kể nhiệt độ mầu của ánh sáng nhân tạo (3 200-3800K). Có những loại phim dương bản "Tungsten" nhưng hạt phim rất lớn. Như thế việc sử dụng phim âm bản, thậm chí tới tận 400, 800 ISO, là hợp lý hơn vì chúng điu hoà tốt các loại ánh sáng. Với kỹ thuật số hiện tại thì chụp ảnh ban đêm không còn là khó khăn nữa vì khả năng cảm nhận mầu, phâ biệt mầu cũng như thể hiện tốt các chi tiết trong bóng tối.
2. Độ nhạy ISO
Thế còn độ nhạy sáng của phim, ta sẽ chọn ISO bao nhiêu là thích hợp?
Câu trả lời rất chính xác và đơn giản: chỉ số ISO được chọn tuỳ thuộc vào những điu kiện ánh sáng lúc bạn chụp ảnh. Với chân máy ảnh thì việc chụp ảnh ban đêm không có vấn đ gì hết với 50, 100 ISO khi thời gian chụp lâu và chân máy ảnh vững. Như thế ta có thể tái tạo lại những chi tiết rất rõ ràng. Bạn nên chụp bằng nhiu khuôn hình khác nhau với kỹ thuật "bracketing" để tránh lỗi đo sáng nhầm do các nguồn sáng đặc biệt xuất hiện trong bố cục ảnh. Nếu như bạn không có dây bấm mm hay điu khiển từ xa thì cách tốt nhất là để máy ở chế độ chụp tự động nhằm tránh những rung động không cần thiết.
3. Tốc độ chụp
Chụp ảnh ban đêm đòi hỏi tốc độ chậm, màn chập mở lâu. Chính vì lý do đó mà độ ổn định của chân máy ảnh là vô cùng cần thiết. Bạn không nên mở hết chiu cao của chân máy vì như thế chân máy sẽ chắc hơn. Lưu ý khi chụp ảnh trong thành phố gần đường giao thông vì có nhiu rung động nn. Chân máy nhất thiết phải có đế cao su để triệt tiêu những rung động này. Tốc độ chậm còn có tác dụng xoá đi những chuyển động không cần thiết. Tuỳ theo tốc độ chuyển động của vật thể cũng như ánh sáng mà chúng có thể bị biến mất hoàn toàn hay một phần trong ảnh. Bạn nên bấm máy trước khi chủ thể đi vào giữa khuôn hình để cho hình ảnh của phông hiện rõ hơn.
4. Đèn flash
Còn chụp ảnh với đèn flash? Nếu như bạn muốn ghi lại một chuyển động của vật thể thì đây là giải pháp tốt. Chụp đèn flash với tốc độ chậm ở ví trí màn chập thứ 2. Ưu điểm của phương pháp này là ánh sáng đèn flash chỉ có tác dụng sau khi vật thể đã chuyển động và được ghi hình. Trong mọi tình huống thì bạn nên hiệu chỉnh ánh sáng -0,3Ev hoặc 0,5Ev để tránh hiện tượng bị thừa sáng.
5. Đo sáng
Chụp ảnh trong đêm thì đo sáng như thế nào? Để thừa sáng hay thiếu sáng? ta chỉ có thể trả lời cho câu hỏi này trong từng trường hợp cụ thể. Chế độ đo sáng phức hợp "Multizone" rất dễ cho ta một thông số sai. Thường là ảnh của bạn hay bị thừa sáng. Thế nhưng hiệu quả thừa sáng trong điu kiện ánh sáng không gian vẫn còn đôi khi lại là một ấn tượng bất ngờ. Bạn có thể chủ động tạo ra loại ánh sáng này bằng cách thêm +1Ev hay +2Ev. Trong một số điu kiện khác, như với các công trình kiến trức được chiếu sáng trong đêm thì việc dùng chế độ đo sáng điểm "spot" để chọn khẩu độ sáng vào vùng sáng nhất lại có một hiệu quả ngược lại với độ tương phản rất cao. Còn khẩu độ sáng khép sâu hay mở rộng lại tuỳ thuộc vào hiệu quả của hình ảnh mà bạn muốn thể hiện (tất nhiên trong điu kiện ánh sáng thực tế cho phép). Chẳng hạn như với f/11 hay f/16 thì thời gian chụp sẽ lâu hơn và ánh đèn của các phương tiện giao thông sẽ để lại các vệt sáng dài, các nguồn sáng nhỏ sẽ có tia sao đẹp tự nhiên hơn dùng kính lọc tia sao.

6. Cấu trúc ảnh kỹ thuật số
Chỉ có một câu trả lời duy nhất, đó là RAW. Lợi thế của RAW là sau khi chụp bạn có thể chỉnh lại cân bằng trắng cũng như tông màu...

7. Địa hình, thời gian chụp
Vấn đ cuối cùng là phương pháp nghiên cứu địa hình và thời gian chụp thích hợp. Thường thì để có thể chụp tốt một địa điểm bạn nên đến đó nhiu lần trước vào những thời điểm khác nhau và ghi chép thật đầy đủ v ánh sáng. Để có được một tấm ảnh chụp đêm với bầu trời xanh thật đẹp thì khoảng thời gian lúc màn đêm vừa mới bắt đầu buông xuống là đẹp nhất. Bạn cần lưu ý đến lỗi thừa sáng, tốt nhất là chụp "bracketing" +1Ev và -1Ev.
Những kỹ thuật phụ trợ hay những cảnh chụp đặc biệt.
- Đài phun nước buổi tối: Với độ tương phản rất cao giữa bụi nước và các chi tiết kiến trúc thì việc +1Ev à cần thiết. Bạn có thể chụp nhièu kiểu khác nhau với hiệu chỉnh ánh sáng từ 0 đến +2Ev.
- Chuyển động của các vì sao: Bạn có thể dễ dàng đạt được hiệu quả này trong những đêm không trăng thật tối. Máy ảnh đặt trên chân máy hướng v cực Bắc của trái đất (hướng sao Bắc cực) mở rộng khẩu độ ống kính f/2,8 hoặc là f/4 tuỳ theo ánh sáng trên nn trời, ISO
100, thời gian chụp với chế độ B trong khoảng từ 10 đến 30 phút.
- Sau khi trời mưa: ánh sáng không gian sẽ được tái hiện lại một cách diệu kỳ chỉ bằng kỹ thuật đo sáng phức hợp Multizone. Với sự tương phản cao thì ảnh đen trằng có một hiệu quả thẩm mỹ rất tốt.
- Chụp chồng hình: đây là kỹ thuật đơn giản nhất và dễ thực hiện. bạn có thể chụp cảnh phông trước vào lức trời còn sáng và sau đó chụp chồng hình chủ thể lên lúc trời tối.
- Kính lọc: chụp ảnh ban đêm bạn có thể dùng thêm kính lọc tia sao "Star" để gây ấn tượng cho các nguồn sáng. Chỉ nê dùng các hình sao từ 4-6 cánh cho hình ảnh đỡ phức tạp. Một loại kính lọc rất có hiệu quả nữa là kính "Soft", nó cao tác dụng giảm bớt ánh sáng mạnh của nguồn sáng cũng như làm giảm độ tương phản.
- Chụp ảnh pháo hoa: Điu căn bản đầu tiên là chọn được một bố cục đẹp với tin cảnh. Ta có thể lấy 100 ISO và f/16 làm thước đo căn bản cho tính toán. Việc khép sâu khẩu độ ống kính giúp tránh được lỗi thừa sáng do nhiu tia pháo hoa di qua cùng một điểm. Nếu tin cảnh quá yếu sáng thì ta có thể dùng thêm ánh sáng phụ trợ của đèn flash với kính lọc mầu.

IX-3, CHỤP ẢNH LƯU NIỆM

Thông thường các bạn mới chụp ảnh hay mắc một số lỗi và lúng túng khi sắp xếp các nhân vật được chụp. Ảnh lưu niệm không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cũng cần đảm bảo tính mỹ quan, mỹ thuật như sắp xếp thứ tự, bố trí mầu sắc, ánh sáng sao cho hài hoà.
+ Cái đầu tiên tôi muốn nói tới đó là không gian bức ảnh. Phần lớn người mới cầm máy hay có tính “tham” nghĩa là khi giơ máy lên thì cái gì cũng muốn lấy vào khung hình, nó làm cho nội dung, chủ đ định chụp bị phân tán, ảnh trở nên rối rắm, nhìn vào nó người xem không hiểu bạn định chụp gì. Do vậy hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa số lượng thông tin đưa vào ảnh. Chắc chắn trong khung hình phải có người mình định chụp và người này sẽ là trung tâm của bức ảnh rồi sau đó muốn tả người này đang đứng ở nơi nào thì hãy chọn thêm 1 hay 2 đặc trưng của cái nơi người đó đang đứng để đưa vào ảnh. Đối với thể loại ảnh lưu niệm này tuỳ thuộc việc bạn để phông đằng sau nét hay nhoè mà chọn độ mở của ống kính, thường hình lưu niệm thì cảnh đằng sau cũng sẽ nét.
+ Hướng chụp hình: Khi chụp hình người đang dứng thì nên chụp hất từ dưới lên, người chụp thì ngồi xuống còn người được chụp thì đứng. Chụp kiểu này, người được chụp dường như trông “cao” lên, do phần chân gần ống kính hơn nên trông như dài thêm ra còn phần trên thì ngắn lại. Lối chụp này rất phù hợp với người Việt chúng ta vì chiu cao trung bình của dân ta hiện giờ vẫn còn thấp. Nếu chụp chân dung cho những người có khuôn mặt vuông hay tròn thì phải lựa máy vì phần mặt phía dưới trông sẽ to ra khiến cho hai bên hàm càng bạnh thêm, nhất là lại chụp chân dung, khuôn mặt lại càng gần máy ảnh hơn, cằm càng to hơn nữa.
+ Chụp góc rộng bị méo hình: Khi chụp bằng ống góc rộng từ 28 trở xuống là hình dễ bị méo, ví dụ chụp một hàng người đứng dàn hàng ngang, nếu người chụp mà cũng đứng cùng tư thế với họ thì đầu của 2 người ở ngoài cùng sẽ bị méo kéo vểnh lên như muốn chọc ra khỏi bức ảnh. Do vậy trong tư thế này hãy hạ thấp máy ảnh xuống tầm ngang thắt lưng hoặc thấp hơn 1 chút.
+ Tránh vật đè đầu: Lưu ý khi chụp tránh để có vật gì đó đè lên đầu của người được chụp khiến cho người đó như đang mang 1 vật nặng trên đầu. Ví dụ chụp người với cảnh thì tránh các thứ như cột điện, thân cây…..đè thẳng vào đầu người, hoặc 1 đường ngang nào đó như mép phía trên nóc nhà chẳng hạn lại chạy cắt qua giữa đầu hay cắt ngang cổ người được chụp….
+ Bố trí mầu sắc: mầu sắc cần hài hoà, tránh bên “nặng”, bên “nhẹ” như có 5 người trong bức ảnh, 2 người áo vàng, đỏ, 2 người mầu trắng và 1 người mầu hơi tối thì nên để người có mầu tối vào giữa ảnh, 2 người mầu trắng và 2 người áo mầu thì chia đu 2 bên tránh để 2 người áo trắng sang 1 bên và 2 người có mầu còn lại sang 1 bên, làm như vậy mầu sắc mất cân đối không hài hoà v mỹ thuật.
+ Thứ tự xếp người đứng trong hình : Khi có nhiu người chụp cùng trong 1 kiểu ảnh thì phải sắp xếp làm sao trông độ cao của mọi người trong ảnh là đu đu như nhau, to nhỏ cũng như nhau. để đạt được điu này thì ta cũng vẫn vận dụng tính chất “ai gần máy hơn trông sẽ cao to hơn”, hãy xếp những người được chụp đó theo hình vòng cung, ai to lớn nhất thì đứng vào giữa, ai thấp nhỏ bé cho ra đứng phía ngoài cùng, vì xếp theo hình vòng cung nên những người ở giữa sẽ xa máy ảnh nhất, ngược lại những người ngoài cùng sẽ gần máy ảnh nhất Do vậy đứng từ phía máy ảnh trông vào thì độ cao và “độ rộng ngang” (béo hay gầy) của mọi người trong hình sẽ là tương đối ngang nhau. Trên thực tế khi chụp ảnh ta sẽ gặp những hoàn cảnh thật éo le, bảo người này đứng đây thì họ không đứng cứ muốn len vào giữa, vì ai cũng quan niệm đứng ở giũa sẽ là nhân vật trung tâm quan trọng nhất nên ai cũng muốn đứng vào giữa chứ không muốn đứng ra rìa, phần lớn những người này lại nhỏ bé nên khi có ảnh rồi họ cứ trách ta là không biết chụp, hình của họ bé tí, họ có biết đâu đó là lỗi của chính họ gây ra.
+ Xử lý bóng đen sau đầu người khi chụp bằng đèn điện tử (flash): Khi chụp ảnh bằng đèn flash gắn trên máy bao giờ cũng để lại những bóng đen sau đầu trông rất xấu. Khắc phục tình trạng này bằng cách dùng thêm 1 đèn flash nữa (đèn nhại) chiếu xiên ở 1 bên vào, hoặc nếu không dùng ngay đèn trên máy đánh vào tấm phản quang nào đó như trần nhà, mảng tường sáng bên cạnh chỗ đứng ……khi chiếu đèn vào các tấm phản quang này thì nhớ mở thêm cửa sáng từ ½ đến 3/2 nữa.
+ Chụp trong phòng rộng như hội nghị: Nếu chụp trong các gian phòng lớn như hội trường….cần tận dụng hết tất cả các nguồn sáng đang có ở nơi đó như mở tất cả các cửa sổ, bật tất cả các đèn chiếu sáng đang có trong phòng đồng thời kết hợp với việc cân bằng ánh sáng giữa đèn flash và ánh sáng hiện có trong phòng…


IX-4, CHỤP ẢNH KHI TRỜI MƯA

Điu này không có nghĩa là bạn sẽ phải chịu trận dưới làn mưa xối xả, ướt như chuột lụt để có được những khoảnh khắc đẹp đâu nhé.
Đơn giản là chúng mình sẽ chụp ảnh từ phía bên trong một khung cửa sổ, từ trong xe taxi hay là dùng ô che mưa nếu...gió không mạnh quá!
http://mk29.image.pbase.com/u38/elamont/upload/25172748.IMG_4898a s.jpg
January 15th, 2004 A portion of the view from my plot on the cubicle farm... Typical day in the rainy Northwest.
Canon EOS 10D
1/500s f/8.0 at 112.0mm iso200
Bạn là người ưa dùng phim cổ điển? Giải pháp đơn giản là lựa chọn các phim có tông màu ấm và tương phản cao như: Fuji Velvia 50, Kodak Elitechrome ExtraColor 100 có khả năng ghi hình tốt những độ tương phản thấp và giảm bớt tông màu lạnh của trời mưa.
Bạn dùng máy ảnh kỹ thuật số (dSLR)? Để làm cho hình ảnh ấm áp hơn thì việc lựa chọn vị trí cân bằng trắng (WB) ở Mây mù là thích hợp. Trong trường hợp máy ảnh của bạn cho phép chỉnh cả độ bão hoà mầu, mầu sắc...thì bạn nên thử hết để tìm ra một cách hiệu quả nhất cho hình ảnh của mình. Nên xem lại hình ảnh bằng màn hình máy tính đã được chỉnh màu chuẩn để có thể biết chính xác kết quả.
Bạn muốn chụp ảnh hạt mưa đang rơi? Ý tưởng độc đáo đấy! Để đạt được hiệu quả mong muốn thì tốc độ chụp phải lớn hơn 1/500. Nếu trời vẫn còn sáng sủa thì ngay cả với thể loại ống kính amateur kém nhạy sáng thị bạn vẫn có thể ghi được hình ảnh đẹp với khẩu độ ống kinh mở rộng và phim có độ nhạy cao.
A cold and rainy day by the fjord..
Taron Auto EE camera (Japan 1960),Taronar 45mm f1,8
exp.1/30 f:4.5 on Agfa APX100 D-76 1+1 scan 2400 DPI
Sự trợ giúp của đèn Flash trong chế độ "fill-in" (cân bằng với ánh sáng của không gian) sẽ tạo nên một hiệu quả thú vị của những hạt mưa ánh lên một lớp sáng dịu dàng. Để tránh hiện tượng những hạt mưa ở vị trí tin cảnh bị thừa sáng bạn nên lùi lại một chút để có một khoảng cách thích hợp với làn mưa. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng các loại đèn flash nhà ngh thì vấn đ này không phải là phức tạp lắm.
Những hạt mưa cũng hoàn toàn có thể được ghi lại bằng tốc độ chậm (1/30)khi đó chúng sẽ đem lại cảm giác liên tục như một dòng nước chảy. Bạn có thể thử chụp cảnh mưa với những tốc độ chậm hơn nữa để có một bức ảnh với một màn nước xối xả đầy ấn tượng.
Cách xử lý này đặc biệt đạt hiệu quả cao khi chụp trong đêm tối với ánh sáng của phông tản ra, loé lên qua những hạt mưa....

IX-5, CHỤP ẢNH KHI TRỜI GIÓ

Người ta thường hay nói "mưa gió" vì hai yếu tố này luôn gắn lin với nhau và cho dù bạn sử dụng một chiếc máy SLR hay dSLR thì các mạch điện tử ở bên trong chúng không h...tương thích với sự...ngấm nước một chút nào hết cả! Trong hoàn cảnh này thì một kính lọc trung tính là cần thiết để bảo v b mặt ống kính của bạn và nên sử dụng một chiếc túi ni-lông bao bọc lấy toàn bộ thiết bị chụp ảnh. Nếu bạn nhất thiệt phải chụp ảnh khi trời mưa thì việc dán thêm một chút băng dính ở phần đầu ống kính với túi ni-lông sẽ hạn chế đáng kể sự thấm nước không cần thiết ấy.

Trời gió to thì mọi vật đu chuyển động: mây, cây cối, những vật nhẹ...Như thế để tái tạo lại ấn tượng này thì tốc độ chậm là giải pháp tuyệt vời nhất. Thêm vào đó gió to sẽ làm cảnh vật chao đảo và làm sai số đáng kêt độ nét, như thế hoá lại hay vì ta sẽ có những tấm ảnh rất...nghệ thuật!
Nếu như ánh sáng tự nhiên quá mạnh khiến cho bạn không thể sử dụng tốc độ chậm thì chỉ cần dùng thêm một kính lọc phân cực (Polariseur) để giảm tốc độ xuống 2 nấc.
Newquay UK
Canon EOS 10D ,Sigma 170-500mm f/5-6.3 RF APO
Nếu bạn muốn chụp ảnh những cơn sóng quay cuồng trong gió lớn thì tốc độ cao 1/500 sẽ giúp bạn bắt được hình ảnh những con sóng đẹp dữ dội. Kinh nghiệm cho thấy cần quan sát kỹ trước hướng gió và hình dáng các con sóng từ xa, so sánh chúng với những con sóng đến trước và nhất thiết cần phải bấm máy một khoảnh khắc trước khi con sóng vỡ tan vào các tảng đá hay bờ biển. Để làm sinh động thêm tấm ảnh của mình bạn nên chọn một vị trí đẹp mà từ đó có thể lấy thêm vào trong cảnh hình các ngôi nhà, hình người hay những vật thể quen thuộc để làm chuẩn so sánh với kích thước của các con sóng.
Còn v việc đo sáng thì bạn hoàn toàn có thể tin cậy giao phó cho máy đo sáng tự động ở chế độ "Multizone" - đo sáng phức hợp, để lấy được đủ các chi tiết. Nếu bạn lại muốn ưu tiên ánh sáng cho một chủ thể cố định thì có thể đo sáng trước vào đó và chịu hy sinh chi tiết trong ngọn sóng bị thừa sáng.

Olympus E-1 ,Zuiko Digital ED 50-200mm f/2,8-3,5
1/200s f/4.5 at 208.0mm iso100
Sau khi chụp ảnh xong thì việc đầu tiên bạn cần làm là sấy khô các túi máy, dùng các loại khăn đa dụng lau chùi thật cẩn thận vỏ máy ảnh sau đó dùng khăn khô bằng vải mm lau sạch các vết bẩn và nước đọng trên máy ảnh.

IX-6, MƯA ĐÊM VÀ NHỮNG TIA CHỚP

Những cơn mưa đêm thẳm sâu và hối hả rơi xuống thành phố rực ánh đèn mầu đó chính là khoảnh khắc sáng tạo của bạn. Hiệu quả nghệ thuật thường rất khả quan. Đôi khi chỉ cần chụp chồng hình những giọt nước mưa đang rơi hay những giọt nước đọng lại trên khung cửa kính lên trên khung cảnh sáng rực của thành phố ban đêm là đã đủ đẹp lắm rồi.
Nikon D1h ,Nikkor 24-80 2.8 AFS
1/20s f/2.8 at 28.0mm Hand Held
Có một điu chú ý là để thành công trong chụp chồng hình thì phải trừ bớt -1 khẩu độ sáng ở cả hai tấm hình để có được kết quả như ý ở tấm ảnh ghép. Khi bấm máy nhớ không để lọt vào trong khuôn ngắm một nguồn sáng quá mạnh, trong trường hợp không thể làm khác thì cần hiệu chỉnh khoảng +0,5 đến +1 khẩu độ sáng.
Trong thành phố ban đêm thì những trang phục màu trắng hay những đám tuyết trắng (nếu có) ở châu Âu sẽ tạo nên những điểm nhấn và hiệu quả bất ngờ đấy. Chụp ảnh trời mưa buổi tối bạn có thể dùng tốc độ cao thậm chí khuôn hình không cần chân máy ảnh. Để đạt được hiệu quả đẹp hơn v ánh sáng thì bạn nên chụp lúc màn đêm mới vừa buông xuống, bầu trời vẫn còn xanh và mầu sắc vẫn còn trong tông màu ấm thì sẽ có một nn ảnh rất tuyệt.
Còn chủ đ chụp ảnh những tia chớp trong đêm lại có một sự hấp dẫn và đòi hỏi nhiu sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng cũng nên lưu ý rằng bộ đồ ngh chụp ảnh của bạn gồm chân máy ảnh (dù là kim loại hay cácbon) đặt trên mặt đất sẽ là một điểm quyến rũ để cho các tia chớp...xả điện đấy nhé. Vậy nên tốt hơn hết bạn nên chụp ảnh từ trong nhà, trong ô-tô...để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Ở đây có một câu hỏi khá phổ biến: vậy thì ta sẽ chọn khẩu độ sáng là bao nhiêu? Kinh nghiệm cho thấy khẩu độ giữa f5,6 và f11 là thích hợp. Vấn đ còn lại chỉ là sự kiên nhẫn và cầu mong cho may mắn giúp mình bắt được tia chớp khi onngs kinh vẫn còn mở. Thời gian chụp trung bình thường ít khi vượt quá 30 giây. Cần lưu ý nn trời gần với thành phố thường khá sáng do đó đẽ bị thừa sáng ở khu vực này. Trong điu kiện này thì sử dụng máy kỹ thuật số có ưu thế là biết ngay kết quả chụp để khắc phục. Sau khi có tia chớp bầu trời bao giờ cũng sáng hơn một cách đặc biệt và bạn có thể tận dụng cơ hội này để chụp thêm vài tấm ảnh phong cảnh ban đêm.

IX-7, CHỤP ẢNH TRONG SƯƠNG MÙ
Leicaflex SL2 MOT and Leica 180mm
Với cấu trúc của hàng tỉ tỉ tinh thể nước lơ lửng trong không khí sương mù là một hiện tượng của thời tiết mà tuỳ thuộc vào vị trí của nguồn sáng nó sẽ trợ giúp làm phân tán ánh sáng hay phản xạ ánh sáng. Trong ánh sáng tự nhiên thì sương mù làm cho cảnh vật trở nên huyn ảo đôi khi siêu thực. Để chụp được một tấm ảnh phong cảnh trong sương mù đẹp, trong trường hợp chủ thể có độ tương phản tối thiểu, bạn có thể hoàn toàn tin cậy vào chức năng đo sáng tự động phức hợp của máy ảnh "Multizone". Cũng vẫn dùng kỹ thuật như thế bạn có thể chờ đợi lúc màn sương đột ngột rẽ ra để lộ một phần của phong cảnh tuyệt đẹp. Có một điểm cần chú ý là việc dùng tiêu cự tự động trong trường hợp này sẽ rât rủi ro vì máy ảnh có thể không thể lấy nét được vào chủ thể do độ tương phản kém của màn sương. Giải pháp chắc chắn nhất là canh nét bằng tay "Manual". Nếu như bạn thấy sương mù chiếm phần lớn khuôn hình thì rất có thể hệ thống đo sáng Multizone sẽ bị nhầm (thường là cho một chỉ số thiếu sáng) bạn nên cẩn trọng tăng thêm một khẩu độ sáng +1.
Nikon Coolpix 5700
1/175s f/8.0 at 8.9mm iso100
Trong trường hợp bạn muốn chụp ảnh ai đó trong màn sương thì nên lưu ý rằng phông sẽ sáng hơn chủ thể. Việc dùng đèn flash ở chế độ "fill-in" là giải pháp hoàn hảo nhất, nhân vật sẽ sáng rõ và nổi bất trên màn sương một cách rất nghệ thuật. Đa phần các máy ảnh hiện hành có thể xử lý rất tốt các cảnh sương mù nhưng tại sao ta không thử làm "Bracketing" * với nhiu chỉ số đo sáng khác nhau xung quanh khẩu độ sáng trung bình để có được phông ảnh sương mù hoặc là sáng sủa, hoặc là tối sẫm cân bằng với tin cảnh. Bạn cũng có thể thử nghiệm thêm với kính lọc mầu hay dùng flash với thiết bị phản xạ, tạo ánh sáng không trực tiếp...Như thế bạn sẽ hài lòng với những sáng tạo của cá nhân mình.
Minolta DiMAGE 7Hi ,28-200

IX-8, CHỤP ẢNH KHI TUYẾT RƠI

A, xứ sở của nàng Bạch tuyết luôn là đ tài cho những câu chuyện cổ tích và chủ đ cho những ai muốn sáng tạo cho riêng mình những tấm ảnh mang hồn cổ tích.
Một hôm bạn mở cửa ra và bỗng nhiên thấy tuyết rơi, cảm giác thật tuyệt vời! Hay lần nào đó nghe đài báo trên Sapa có tuyết thể là cả hội khăn gói lên đường chờ khoảnh khắc kỳ diệu ấy.
Bạn cần phải thật khẩn trương để có thể bắt được những khoảnh khắc đẹp nhất trước khi tuyết tan. Vấn đ của chụp ảnh tuyết thì có lẽ ai cũng đã biết đó là lỗi đo thiếu sáng của máy trong trường hợp cảnh chụp rộng mặc dù hệ thống đo sáng multizone rất hiệu quả trong đa số các trường hợp. Để tránh cho tấm ảnh của bạn không bị quá tối những vùng không có tuyết thì bạn nên hiệu chỉnh ánh sáng thêm +1 tới +1,5 khẩu độ sáng và những đám tuyết của bạn sẽ ánh lên một mầu trắng tinh khôi diệu kỳ.
Nikon D100
1/180s f/7.1 at 34.0mm
Mải mê chụp ảnh nhưng bạn không được quên mang thêm trong hành lý của mình ít pin dự trữ nhé vì thời tiết lạnh sẽ làm giảm tuổi thọ của pin đáng kể đấy. Kinh nghiệm cho thấy là bạn nên đổi pin chụp liên tục thì cả bộ pin sẽ chụp được lâu hơn. Nếu bạn chụp bằng phim cổ điển thì cần lưu ý nhiệt độ thấp sẽ làm cho phim bị cứng lại, rất giòn và sắc nữa. Thế nên bạn cần tua phim lại bằng tốc độ chậm để tránh phim bị gãy hoặc những rủi ro đáng tiếc.
Nikon D100
1/180s f/7.1 at 28.0mm

IX-9, CHỤP ẢNH BIỂN

Biển khơi là một đ tại chụp ảnh tuyệt vời nhưng việc tìm tòi bố cục lại không h đơgiản khi bạn muốn có một tấm ảnh độc đáo. Bạn hãy tạo cho mình thói quen đặt đường chân trời ở 1/3 ảnh phía trên hay phía dưới. Để đường chân trời vào trung tam sẽ làm mất đi hiệu quả không gian và không định được hướng nhìn. Với ống kính góc rộng thì tin cảnh là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó sẽ thu hút điểm nhìn chính. Sự hiện hữu của tin cảnh sẽ tạo thêm chiu sâu của hình ảnh và tạo sự tương quan hợp lý với những chủ thể bị đẩy ra xa do tác dụng của ống kính góc rộng. Thường thì một tin cảnh có mầu sắc phong phú, tương phản với tông màu của biển sẽ cho một kết quả rất khả quan.
Canon PowerShot S400
Tv( Shutter Speed ): 1/1250
Av( Aperture Value ): 7.1
Exposure Compensation: -2/3
File Size: 871KB
Sự tương phản đối lập v kích thước và mầu sắc có một vai trò quan trọng trong việc tái tạo lại không gian bao la của đại dương, nhất là khi bạn in ảnh khổ nhỏ. Một con tầu mầu đỏ nhỏ xíu ngoài khơi xa trên những ngọn sóng, dáng hình của một ngọn đèn hải đăng lẻ loi trên biển, một vài ngư phủ tráng kiện sẽ đem lại tỉ lệ so sánh một cách tự nhiên cho hình ảnh. Những bố cục kiểu như thế này chỉ có thể đạt hết hiệu quả của nó khi phóng ra ảnh khổ 60x80 cm hay lớn hơn mà thôi.
Đại dương và ánh sáng kết hợp với nhau tạo ra những sự đa dạng bất tận của các kiểu ánh sáng thêm vào đó lại là sự thay đổi bất thường của thời tiết luôn làm ta bất ngờ. Do đó sự quen thuộc với thời tiết tại nơi mìng muốn chụp ảnh sẽ giúp bạn đoán trước được phần nào những sự thay đổi ấy.Trên biển ánh sáng có độ tương phản rất cao và hay tạo nên những hiệu quả tuyệt vời trên những cánh buồm. Nhưng tia sáng bất chợt rạch những đám mây cũng là một trong những đ tài yêu thích ở biển. Để có thể tái tạo lại chính xác nhwũng gì bạn nhìn thấy thì cần phải chọn điểm đo sáng vào vùng ánh sáng mạnh.
Việc xử lý đo sáng đúng sẽ mạng lại cho những tấm ảnh của bạn cái thần và vẻ đẹp nghệ thuật. Sự hiệu chỉnh ảnh sáng khá thông dụng là tăng 1 khẩu độ sáng +1Ev với những tấm ảnh chụp thuyn bè có bố cục hẹp để có thể ghi lại mầu trắng thật sự của những cánh buồm.
Ngược lại cho những ảnh chụp toàn cảnh đại dương thì bạn giảm đi -1 Ev hay nhiu hơn nữa đ đạt tới độ tương phản cao của hình dáng những con tàu trên nn sáng. Có rất nhiu cách đo sáng khi chụp ảnh đại dương nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là đo sáng phức hợp Multizone rồi hiệu chỉnh ánh sáng để đạt được kết quả mong muốn. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả lại đẹp đến không ngờ.
Nếu bạn cầu kỳ hơn thì chế độ đo sáng điểm Spot tại những chi tiết quan trọng sẽ giúp bạn làm chủ sự đa dạng của ánh sáng bằng cách hiệu chỉnh Ev hay thay đổi chỉ số Khẩu độ sáng/tốc độ chụp. Bạn cũng có thể đo sáng vào nhiu điểm khác nhau của hình ảnh rồi tính toán khẩu độ thích hợp cho toàn ảnh.
Sau khi đã nói v những nguyên tắc chung nhất của chụp ảnh biển thì bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào những chủ đ chi tiết hay gặp khi ra biển.

Đầu tiên là chụp ảnh những con tàu.
Trên biển những con tàu chuyển động đôi khi rất nhanh và điu này lại không h thuận lợi cho nhiếp ảnh. Chính vì thế mà bạn cần chỉnh nét bằng tay trước vào một điểm trên hướng đi của con tầu, có thể là một con sóng lớn chẳng hạn, rồi quan sát thật kỹ trong khuôn ngắm khi con tầu đi vào vùng nét. Trước đó bạn phải chắc chắn rằng khẩu độ mở của ống kính cho phép độ nét sâu của toàn bộ vật thể. Bằng kinh nghiệm cá nhân bạn có thể dễ dàng giảm độ nét sâu và bấm máy khi phần quan trọng nhất của con tầu đi vào vùng nét.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 250 mm.
Phim Fuji Superia 200 ISO. Scan tại Labo.
Khi thời tiết đẹp thì những cánh buồm trên biển sẽ là một cảnh đẹp lộng lẫy và bạn hoàn toàn có thể sử dụng chế độ tiêu cự tự động liên tục AF-Continu bám theo đối tượng mà điểm ngắm đầu tiên dễ chon lựa nhất khi con tàu nhổ neo. Thế nhưng chế độ AF-C này cũng lại có những nhược điểm đó là khi la mở khẩu độ ống kính lớn, độ nét sâu kém và AF-C lại bắt vào một chi tiết phụ của con tàu nằm ở phía trước chi tiết chính thì những ngư phủ sẽ bị mờ. Chính trong trường hợp này thì khả năng AF đa điểm lại tạo nên ưu thế. Bạn chỉ cần chọn điểm nét bên cạnh của khuôn ngắm để đảm bảo nét cho các chi tiết phụ còn điểm lấy nét trung tâm sẽ căn vào ngư phủ. Nếu như bạn chỉ sử dụng duy nhất tiêu điểm trung tâm của AF thì phải ghi nhớ chỉ số nét vào điểm cần chụp trước khi khuôn lại hình và bấm máy.
Cách chụp này có lợi thế là bạn lựa chọn được chính xác điểm lấy nét trong điu kiện con tàu chuyển động ngang trên biển và khoảng cách với bờ là không đổi. Cần chú ý không để các thiết bị kỹ thuật che khuất mặt ngư phủ cũng như những bóng đổ xấu nhất là khi đường chân trời thấp hơn điểm nhìn.
Canon PowerShot S400
Shooting Mode: Manual
Photo Effect Mode: Off
Tv( Shutter Speed ): 1/1600
Av( Aperture Value ): 13
Metering Mode: Evaluative
Exposure Compensation: -1
ISO Speed: 50
Focal Length: 22.2 mm
Image Size: 1600x1200
Image Quality: Superfine
White Balance: Daylight
AF Mode: Single AF
File Size: 929KB
Xoá thông số màu để tạo ảnh đen trắng bằng Photoshop.
Cảnh biển nhìn từ bờ cát. Không cần phải ở trên tàu thì bạn mới có thể có được nhưng bức ảnh v đại dương tuyệt vời. Ngay từ bãi biển cát trắng ta có thể làm điu đó. Cần phải tìm được một cái nhìn tốt và một ống kính télé đủ mạnh (từ 200-300 mm cho cảnh rộng) và một ống kính góc rộng cho ảnh phong cảnh. Với một ống kính télé bạn có thể ép những ngọn sóng cùng mặt phẳng với những con tàu rồi tất cả lại in lên một nn trời và những hòn đảo xa.

Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 300 mm.
Phim Fuji Superia 200 ISO. Scan tại Labo.
Khuôn hình lại bằng Photoshop.
Cũng với góc nhìn như thế bây giờ bạn thay bằng ống kính góc rộng (17-28 mm) để ghi lại hình dáng thật đẹp của những con sóng tin cảnh và tận cùng của phông là bờ biển duyên dáng uốn cong mình. Bạn có thể để một em bé chạy trên sóng nước tin cảnh, dùng flash "fill-in" và chắc chắn bạn sẽ có một tấm ảnh kỷ niệm tuyệt vời.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 70 mm.
Phim Fuji Superia 200 ISO. Scan tại Labo.
Cần chú ý: để có thể đạt được ánh sáng đẹp như nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì bạn nên chụp thử với khẩu độ sáng -1 Ev nhé, nó sẽ có tác dụng làm tăng ánh sáng ấm của hình ảnh, tăng độ tương phản.

IX-10, CHỤP ẢNH CHÂN DUNG

Bạn có trong tay một chiếc máy ảnh tốt, SLR hay dSLR không quan trọng, và muốn có
được những tấm ảnh đẹp v gia đình, người thân yêu...những tấm hình chân dung mà đôi khi người ta hay nhắc đến bằng những cảm giác ngưỡng mộ nghệ thuật hay bí ẩn nằm phía sau mỗi nụ cười.
Vậy thì thế nào là ảnh chân dung? Câu hỏi dễ trả lời và cũng dễ không trả lời chính xác. Ảnh chân dung không chỉ đơn giản là tấm ảnh chụp một ai đó. Bạn có thể quan tâm đặc biệt tới dáng vẻ, trang phục, hay những chi tiết đặc biệt nào đó của nhân vật và thể hiện chúng rất đẹp thế nhưng đó lại không phải là những yếu tố cấu thành một tấm ảnh chân dung.
Ảnh chân dung, đó chính là sự lột tả thành công một phần hay toàn bộ tính cách của nhân vật thông qua kỹ thuật nhiếp ảnh.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 300 mm.
Phim Fuji Superia 200 ISO. Scan tại Labo.

Ta có thể chia ảnh chân dung ra làm nhiu thể loại khác nhau:
1. Ảnh chân dung có sự sắp đặt hay nói theo kiểu nhà ngh là có "pose"
2. Ảnh chân dung tự nhiên chụp khi nhân vật đang hoạt động "real time"
Ngoài ra thì ảnh chân dung có thể được chụp ở trong hay ngoài Studio với một số bố cục, chọn lựa khung cảnh tự nhiên nhằm làm nổi bật hơn tính cách của nhân vật.
Trong nhiếp ảnh chân dung bạn chắc hẳn đẽ nghe nói tới nhiu lần cái "Hồn" của một tấm ảnh. Cái hồn ở đây nằm trong chính nhân vật và nó chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc xuất thần không định trước đòi hỏi trực giác của nhà nhiếp ảnh bấm máy đúng lúc. Bài học mà ta chỉ có thể đạt được bằng một tâm hồn nhạy cảm vả kinh nghiệm thực tế mà thôi.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 200 mm.
Phim Fuji Superia 200 ISO. Scan Epson 1650.
Để đạt được kết quả đó bạn cần có một sự tò mò, năng khiếu quan sát và một cảm ứng tình cảm nhanh nhạy. Trước khi bấm máy bạn cần học cách quan sát nhân vật, tính cách và những cách biểu hiện tình cảm của họ. Rồi từ những quan sát này bạn sẽ hình dung ra cách mà mính sẽ tái tạo lại nhân vật trong ảnh. Người chụp ảnh chân dung giỏi là người có khả năng làm việc và suy nghĩ trực tiếp bằng hình ảnh mà không cần ghi chép.
Sự khác biệt trong nhiếp ảnh đó chính là cách mà người cầm máy nhìn nhận và đánh giá cùng một sự vật. Có rất nhiu cách cùng để đi tới một mục đích, bạn cần để ý tưởng của mình rộng mở, ý thức được việc mình đang làm cùng với sự cẩn trọng tối đa.
Zoom Nikkor 70-300 ED, chụp tại 150 mm.
Phim Fuji Superia 200 ISO. Scan tại Labo.
Sau khi đã nắm bắt được cái thần của nhân vật thì bây giờ mới là lúc bạn đi vào bố cục của góc nhìn, chiu ánh sáng, độ sâu của trường ảnh hay ấn tượng của phông nn. Không có giới hạn v trong việc sử dụng màu sắc hay đen trắng. Những nguyên tắc v bố cục chỉ là tương đối. Sự sáng tạo nằm trong tay bạn. Hãy cùng sáng tạo nhé!
Cá nhân mình ưa chụp ảnh chân dung bằng zoom từ xa, hay nói đúng hơn là có một đam mê muốn tái tạo lại cái hồn của cuộc sống qua từng khuôn mặt, qua từng tính cách. Như các bạn đã thấy, phần lớn các ảnh mà mình post lên đây đu được chụp bằng AF Zoom-Nikkor 70-300mm f/4-5.6D ED, một loại rất amateur. Thế nhưng trong nhiếp ảnh sự khác biệt lại nằm trong khả năng quan sát và cảm nhận của bạn tuy nhiên không thể bỏ qua điu kiện kỹ thuật tốt sẽ cho phép bạn dễ dàng thao tác hơn trong mọi hoàn cảnh.

Nói v lý thuyết có lẽ hơi khó hình dung. Mình sẽ cố thử đi sâu các vào tình huống cụ thể mà mình đã "chộp" được những tấm ảnh này nhé.
Mình thích gọi tấm ảnh này với tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Ông già và Biển cả". Lần lang thang đến thành phố Chania ở trên đảo Crete, men theo bờ biển Egée (một phần của Địa Trung Hải) trong cái nắng mùa hè chói chang và những cơn gió không ngớt mình đã vô tình bắt gặp hình ảnh này vào một buổi chiu. Cảm xúc đến trực tiếp. Mình dừng lại và chụp liên tục gần như ở tất cả các tiêu cự để không bỏ lỡ một cách khuôn hình nào cả. Chụp theo cảm xúc và kỹ thuật chỉ còn là bản năng.
Xót xa.
Đó là cảm giác mà mình có được khi đến vườn đào Nhật Tân chiu 30 Tết vừa rồi. Thời tiết không thuận lợi lắm cho chụp ảnh bằng zoom vì mây mù rất nhiu. Cũng lại vẫn là cảm xúc đã đưa mình đến tấm ảnh này khi anh chủ vườn đào thẫn thờ nhìn chị vợ có bán vớt vát mấy cành đào có hoa được bẻ ra từ những thân cây khô khốc. Trong cái nhìn ấy chứa đầy vẻ cam chịu và xót xa.
Trong trẻo.
Đó cũng là điu mà mình cảm thấy trong ánh mắt của cô bé con này khi vừa đặt chân tới bến tàu trên một nhánh sông Đà. Một bố cục kỳ lạ, không cần phải suy nghĩ, chỉ việc bấm máy. Dáng vẻ tự nhiên của người mẹ và tư thế ngỡ ngàng cùng ánh mắt trong veo của cô bé con này có một sự cuốn hút kỳ lạ. Tiếc là phim làm scan không được thật trung thực v chất liệu và ánh sáng.
n nữ.
Sapa năm ấy mây mù. Bước chân ra phố chợ là tôi lập tức bị cuốn hút theo những vạt áo chàm. Những người min núi nơi đây có một sức sống hoang sơ mà mạnh liệt. Trong cái dáng vẻ lầm lỳ, ít nói ấy là cả một sức mạnh của núi rừng thẳm sâu. Gần như là đứng giữa đường tôi chủ động "lia" ống kính chụp những khuôn mặt cách xa khoảng 20-30 m để giữ nguyên vẹn những cảm xúc tự nhiên ấy.

Và bây giờ sẽ là các bạn nhé...
Có lẽ những bạn cầm máy trong HNC đã không ít lần tự đi tìm cho mình một tấm ảnh Chân dung đẹp của ngay những người thân trong gia đình hay trong một khoảng khắc ngẫu hứng nào đó giữa những cú bấm máy thời trang mệt mỏi...vô tình nhận ra dưới những lớp son phấn của cô người mẫu là một điu gì đó không tên mà quyến rũ. Hay có khi trong những tấm ảnh đời thường trên phố đôi khi ta cũng bắt gặp những khoảnh khắc như thế. Chưa thật hẳn là cái Thần mà chỉ mới là cái Duyên nhưng cũng đã quý hoá lắm rồi. Nói v cái Duyên ở đây lại có nhiu khía cạnh, trước hết là "duyên" của người cầm máy gặp ngày trời đẹp và người mẫu thú vị, "duyên" của việc bắt được khoảnh khắc quý giá. Cái này bổ sung cho cái kia. Có những nhiếp ảnh gia thành thạo chụp ảnh chân dung kiểu bố trí có đạo diễn, không bao giờ cần chụp theo khoảnh khắc nhưng điu ấy cũng không có nghĩa là anh ta không cần "khoảnh khắc xuất thần" của người mấu.
Đơn giản là anh ta chủ động tạo ra những "khoảnh khắc" ấy chứ không đợi nó xuất hiện. Hiệu quả của tấm ảnh và cái Duyên có được trong ấy không chỉ còn phụ thuộc vào một yếu tố kỹ thuật đơn lẻ nữa mà nó là kết quả của cả một tổng hoà các yếu tố kỹ thuật và sáng tạo.
dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro.
1/125s f/5,6, ISO 400. Ảnh nguyên gốc.
Chụp ảnh Chân dung trong studio có lợi thế là chủ động v bỗ cục và ánh sáng nhưng nó đòi hỏi óc sáng tạo rất cao và cá tính của người chụp. Chụp ảnh chân dung trên phố bị phụ thuộc vào nhiu may rủi của thời tiết, bối cảnh...nhưng nếu thành công thì nó sẽ là những tấm hình có một không hai. Xét cho cùng mà nói, khi chụp ảnh chân dung người ta đã bỏ qua bước kỹ thuật, coi nó như hiển nhiên, mà chỉ tập trung vào cách đoán "Tướng diện" của nhân vật. Với mỗi một khuôn mặt kèm theo tính cách của nó ta có một góc nhìn và ánh sáng khác nhau. Việc lựa chọn chúng hoàn toàn do người bấm máy.
dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro.
1/125s f/3,5, ISO 640. Ảnh nguyên gốc. Chuyển sang B&W bằng PS CS.
NTL ưa thực hành chụp ảnh chân dung qua thể loại ảnh đời thường. Thôngthường thì một ống kính zoom 70-200mm f/2,8, nếu có VR, IS...nữa thì càng tốt, là đủ để thao tác nhưng đôi khi một ống kính góc rộng kiểu 28mm cũng cho những kết quả rất bất ngờ. Cần xác định trước một địa điểm có nhiu người qua lại nhưng cũng lại có đủ không gian và cả góc khuất để tiện thao tác. Có nhiu cách săn ảnh:
đứng tại một chỗ và lia ống kính ra xung quanh hay cùng lang thang với mọi người. Ưu điểm của việc đứng tại chố là chủ động v góc nhìn, phông nn...nhưng không phải lúc nào ta cũng chọn đúng địa điểm tốt. Cách đi lẫn vào với mọi người có khó khăn trong việc thao tác kỹ thuật, bị động v bối cảnh và đòi hỏi một tốc độ chụp rất nhanh nhưng bù lại ta thường hay tìm được những điu thú vi. Cho dù bạn chọn phương pháp nào đi chăng nữa thì việc đầu tiên cần làm là Quan sát.
dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro.
1/125s f/5,6, ISO 400. Ảnh nguyên gốc.
Chỉ có bằng quan sát kỹ lưỡng ta mới có thể nhận ra những khoảnh khắc tuyệt đẹp thoáng qua trong đời mà thôi. V kỹ thuật thì nếu bạn chọn kiểu ảnh chộp chớp nhoáng thì nên dùng Tv với tốc độ lý tưởng là 1/250s, nếu không thì 1/125s cũng có thể cho kết quả tốt nhưng với một kinh nghiệm dầy dạn. Sử dụng Av rất sướng trong việc khống chế độ nét sâu của trường ảnh D.O.F nhưng khi đối tượng di chuyển và thời tiết không thuận lợi sẽ ép bạn phải dùng các ISO cao đấy. Với các máy ảnh dSLR mình hay chụp ở cấu trúc ảnh RAW (NEF) và ISO tối đa tại 400. Lợi thế của ảnh RAW là bạn có thể "cứu" được khá nhiu thứ sau khi đã bấm máy rồi. Khuôn hình cho ảnh chân dung đời thường thì sao? Trong đa số các trường hợp ảnh chộp bạn sẽ phải khuôn hình lại với máy tính nhưng sau một thời gian nhất định, kinh nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt điu này, biết tận dụng những vật cản để tạo nên khuôn hình đẹp cho tấm ảnh.
dSLR Nikon D70 + 105mm D Micro.
1/125s f/3,5, ISO 400. Ảnh nguyên gốc.
Một vài trao đổi xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân, chắc chắn chưa thể hoàn chỉnh, rất mong nhận được ý kiến của các bạn v đ tài này.

IX-11, CHỤP PHÁO HOA

Chụp ảnh pháo hoa bằng dCam thì sẽ có nhiu hạn chế đấy nhưng chung mình sẽ cùng tìm cách khắc phục nhé. Theo kinh nghiệm của riêng mình thì bạn có thể tiến hành các thao tác sau đây:
1. Lựa chọn cân bằng trắng WB ở "cloudy".
2. Lựa chọn ISO ở 50.
3. Nếu như bạn có chế độ Av thì chọn f/11 hoặc f/8 với những máy dCam chỉ có f max. = 8.
4. Chọn chế độ đo sáng trung tâm.
5. Chọn chế độ chụp ảnh "Landscape" hoặc đặt nét vào vô cực nếu có thể.
6. Tắt đèn flash.
7. Chọn chế độ chụp liên thanh.
Các thao tác chụp ảnh pháo hoa với máy ảnh chụp cầm tay thì bạn nên lưu ý các vấn đ sau:
1. Khuôn hình: bạn nên chọn một vị trí thuận lợi, không bị cản trở trong thao tác chụp ảnh. Vì là chụp không có tin cảnh và không gian rộng nên bạn cần lưu ý tới đồ hình của những chùm pháo hoa.
2. Bạn nên quan sát khoảng 5 phút cách thức bắn pháo hoa và thời gian giữa các chùm pháo hoa để có thể lựa chọn được thời điểm bấm máy thích hợp.
3. Bấm máy vào lúc nào? Theo kinh nghiệm của mình thì NTL luôn bấm máy vào đúng khoảnh khắc viên đạn pháo hoa đạt đủ độ cao và bắt đầu phát sáng. Bạn nên chọn cảnh có nhiu chùm pháo hoa cùng bắn lên nhé vì dCam không thể chụp như dSLR với chân máy ảnh được.
4. Chế độ chụp liên thanh sẽ rất hữu dụng khi pháo hoa bắn lên liên tục. Bạn cần cố gắng giữ máy ở một vị trí ổn định là sẽ có hình ảnh đẹp.
Ví dụ dưới đây là một trường hợp tương tự. NTL chụp bằng máy dSLR D70 nhưng phương pháp thì không có gì khác biệt. Nếu bạn có thắc mắc gì thì cứ tự nhiên nhé.


IX-12, CHỤP ẢNH NỘI THẤT
7 lời khuyên cho chụp ảnh nội thất
1. Việc đầu tiên bạn cần phải có một ống kính tốt. Chất lượng quang học phải tuyệt vời và nếu có thể thì nên dùng tiêu cự cố định thay cho zoom. Ống kính tốt sẽ giúp bạn tránh được các lỗi biến dạng hình ảnh. Bạn có thể tháo kính UV để tránh tuyệt đối lỗi bị loé sáng trên kính UV. Bạn phải đảm bảo ống kính của mình thật sạch và nên dùng loa che nắng.

2. Thiết bị đi kèm máy ảnh số một là chân máy. Một chân máy ảnh PRO sẽ giúp bạn rất nhiu từ việc tháo lắp thân máy ảnh, ống kính nhanh gọn. Bạn cũng không nên quên giây bấm mm hay điu khiển từ xa nhé.

3. Với một số tạp chí nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhất là trong lĩnh vực trang trí nội thất, thì bạn nên sửa soạn cả một sê-ri ảnh chụp bằng phim dương bản 100 ISO đơn giản bởi vì đó là...truyn thống.

4. Để có thể thích nghi với độ tương phản của phim dương bản thì độ chênh sáng trong khuôn hình tối đa là 2 khẩu độ sáng. Để giải quyết vấn đ này thì bạn có thể dùng thêm tấm phản xạ màu trắng bạc hay một tấm vải màu mỡ gà để chắn trước các cửa sổ tạo nguồn sáng nhưng không năm trong khuôn hình. Nếu như bạn có một bộ đèn flash tốt thì đó cũng là một giải pháp khá tiện lợi. Nên nhớ rằng chụp bằng phim kỹ thuật số thì độ bù sáng là 0.

5. Ánh sáng đẹp nhất, lý tưởng nhất cho chụp ảnh nội thất lại chính là ánh sáng tự nhiên: ánh sáng ban ngày. Nhưng trong tất cả mọi trường hợp nhất thiết phải tránh hiệu quả ảnh sáng từ một phía. Bạn có thể sử dụng đèn flash qua phản xạ trần nhà hay một tấm phản xạ chứ không bao giờ dùng flash trực tiếp nhé.

6. Một vấn đ mà bạn hay gặp phải trong nội thất đó là trong một khuuon hình có quá nhiu nguồn sáng khác nhau với chất lượng ánh sáng khác nhau. Điển hình là trong bếp hay nhà tắm. Bạn có thể cố một cửa sổ với ánh sáng ban ngày 5 500K, đèn ha-lô-gien 3 200K, đèn nê-ông với ánh sáng mầu không xác định hay một chiếc đeng chùm 2 700K. Giải pháp đầu tiên là tắt đèn nê-ông, còn nếu bạn có tấm vải lọc mầu hồng thì có thể che nguồn sáng này lại.

7. Để có thể chụp tốt ảnh nội thất thì bạn nên chụp trong tối thiểu 2 ngày để có thể biết rõ v ánh sáng ở nơi mình chụp ảnh. Chính sự thay đổi của ánh sáng này sẽ mách cho bạn biết nên bắt đầu chụp ảnh từ phòng khách hay nhà bếp?

IX-13, CÂN CHỈNH MÀN HÌNH MÁY TÍNH CỦA BẠN

Như NTL đã nói đến trong một bài viết v tầm quan trọng của việc căn chỉnh mầu sắc cho màn hình máy tính của bạn thì hôm nay bạn có thể kiểm tra lại chất lượng màn hình của mình bằng cách xem băng mầu xám dưới đây. Nếu tất cả các ô mầu xám được hiển thị rõ ràng và có sự khác biệt thì có nghĩa là màn hình của bạn đã được căn chỉnh đúng.

Thân,
-------------------------------------------

X, NHIẾP ẢNH - LÝ LUẬN PHÊ BÌNH

X-1, SO SÁNH CANON VÀ NIKON
Xem trên TTVNOL box nhiếp ảnh và forum này thấy cậu có vẻ cổ xúy cho D70 quá, không biết có giống chuyện 1 moderator của dpreview post unfairplay vụ D70 không ?
1. Nikon luôn đi sau Canon v công nghệ máy ảnh số.
2. Bạn có hiện đang sử dụng các bodies Canon 300D , 10D, hay D70, D100 không ? vì tất cả bài viết bạn gần như collect trên mạng ở các site như dcreviews, dpreview, outbackphoto..... và các hình ảnh bạn lấy để minh hoạ đu không do bạn chụp mà toàn lấy trên pbase.com và một số trang khác.
Nếu vào các forum của photo.net, dpreview...(chắc chắn bạn cũng đã từng vào các site này) hoặc các site tương tự, tôi nghĩ cần góp ý với bạn như sau :
Những người nhiếp ảnh (amateur và Prof.) khi sử dụng máy ảnh 35mm thường dùng hầu hết máy ảnh và ống kính thuộc hai hãng Canon và Nikon. Khi chuyển sang máy số dang D-SLR thì 90% phải tiếp tục nâng cấp body máy số vẫn theo hiệu máy mình đang sử dụng vì trước đó khi còn dùng máy SLR họ đã đầu tư khá (không nói là rất nhiu) cho các ống kính. Nếu chuyển sang máy số mà phải bán lại hoàn toàn bodies film 35mm, và các lenses... sau đó lại đi mua thân máy ảnh số của hiệu khác và ống kính của hiệu đó (để đạt trở lại hiệu quả cao nhất v tính tương thích và chất lượng hình ảnh, công nghệ ....) thì gần như cực kỳ ít người dám làm như vậy.
Vì sao : Vì khi mua thì 10đồng, khi bán chỉ có 4-6 đồng là thành công lắm rồi, sau đó lại đầu tư thêm nhiu nữa cho máy số như bodies, lenses ,.... rồi thêm Máy tính, Memory cards, và một mớ thứ linh tinh khác không thể thiếu. Phi lý nhỉ. Ai lại thế.
Do đó, người nhiếp ảnh (amateur cũng như Prof) 90 % chọn cách chơi thêm máy ảnh số của hãng chế tạo body film 35mm mà mình đang xài để tận dụng số lượng lenses (ống kính) hiện có, rồi tận dụng luôn cái body film đang xài để làm backup (nếu đủ điu kiện tin bạc và một vài lý do khác...) và số tin đầu tư sang máy số đương nhiên "khả thi" hơn.
Mà khi xài rồi thì ít ai chịu chê cái máy mình đang xài khi nó là loại semi-pro D-SLR. (tại sao thì dễ hiểu thôi mà)
Tôi may mắn sở hữu được cả Canon EOS 300D, EOS 10D và Nikon D100, D70 ( preorder và có ngay sau khi PMA 2004 bế mạc). Sử dụng , test chán chê rồi nên cũng gom góp được khá nhiu cái hay dở của các bodies nói trên. Do đó tôi nghĩ rằng cần góp tiếng nói thêm cho "chuyên mục này" qua một số phần bạn đã nhận xét ở trên.
Các đoạn trong vạch ngang là trích từ bài của bạn
-------------------------------------------------------------------------------------
1. Mạch điện tử cảm quang: Kết quả cân bằng.
Tuy hai máy dùng hai loại khác nhau nhưng điu này không phải là quan trọng tới chất lượng ảnh lắm (Canon dùng CMOS, Nikon dùng CCD)? Nikon có ưu thến chút xíu ở kích thước của mạch điện tử lớn hơn Canon.
--------------------------------------------------------------------------------------
+ Canon và NIKON dùng hai công nghệ chip cảm quang khác nhau, trong đó CANON sử dụng công nghệ CMOS, Nikon dùng công nghệ CCD. Đối với các dòng máy của Canon và Nikon được xem là các cặp được sản xuất để cạnh tranh nhau như Canon EOS 10D <> Nikon D100
Canon EOS 300D <> Nikon D70
Thì kết quả v mạch diện tử cảm quang chưa bao giờ gọi là bằng nhau được. Vì sao ?
Mặc dù các cảm biến quang học trên chip cảm quang diện tích bằng hay tương đồng nhưng tiến bộ của công nghệ CMOS của Canon cụ thể qua 2 cặp đời bodies nói trên vẫn cao hơn công gnhệ CCD của Nikon. Cụ thể là khi chụp ảnh, mode RAW hay JPEG, lưu và card, từ card copy nguyên gốc vào máy tính rồi xem nguyên mẫu (chưa được xử lý convert bằng các công cụ như C1, Breeze, Nikon View, Canon File Viewer , photoshop (7.0 or 8.0 CS)....) - nên lưu ý là chỉ dùng các tiện ích view ảnh để xem thông tin EXIF thì bạn sẽ thấy ngay là file ảnh của Canon luôn cho độ phân giải 180x180 dpi , còn của Nikon là 72x72 dpi. Như vậy trên cùng một diện tích cảm quang, Khi lưu dạng thô, Thiết kế của CANON vẫn cho độ phân giải cao hơn các bodies của Nikon tương ứng mà không sử dụng các thuật toán nội suy (trường hợp test tốt nhất là dùng RAW format). Đây là một điểm mà mọi người đu bỏ qua khi so sánh các cặp bodies Canon và Nikon DSLR.
Do vậy tôi thấy nhận xét của bạn có vẻ quá chủ quan chăng ?
-------------------------------------------------------------------------------------
10. Chế độ phơi sáng: Kết quả cân bằng.
Không có sự chênh lêch lớn dù Canon có chế độ DEP.
11. Màn chập: Lợi thế cho Nikon
Canon: 1/4000 tới 30 giây, tốc độ chụp đèn flash 1/200. Chụp tự động 20 giây.
Nikon: 1/8000 tới 30 giây, flash 1/500, tự động từ 2-20 giây.
Nikon thắng điểm rõ ràng không chỉ ở tốc độ chụp cao mà căn bản ở khả năng synchro-X ở 1/500!
------------------------------------------------------------------------------------
Việc chụp ảnh với tốc độ 1/4000 thực sự có cần thiết và có chính xác là sự nổi bật không ? Bạn nên lưu ý : Với các bodies mà cấu trúc cơ phận bên trong gần như 98% bằng nhựa thì việc màn trập đạt tốc độ 1/4000 chỉ là yếu tố mang tính thương mãi mà thôi. Tại sao ? Khi các bodies phần cơ học bằng nhựa, việc sử dụng tốc độ cao tr6n 1/3000 thường gây ra việc hư hay bung màng trập và gương phản chiếu. Hơn nữa người dùng amateur cũng rất ít khi đẩy lên trên tốc độ này vì họ rất ít có tình huống chụp cần tốc độ shutter cao như vậy.
Các máy SLR hay D-SLR (Canon 10D hay D100) vẫn có thể đạt tốc độ cao hơn 1/4000 nhưng tại sao nhà sản xuất không chế tạo trong khi họ dư sức làm vì cơ phận bằng cơ khí chịu đựng lực tác động tốt hơn so với bằng nhựa như 300D hay D70. Bạn có bao giờ chụp thực sự bằng 1/8000 và 1/4000, hình ảnh kết quả khác nhau thấy được bằng mắt không ? lấy gì chứng minh được ? (tốc độ viên đạn ?????)
-----------------------------------------------------------------------------------
14. Ắc-qui: Lợi thế cho Nikon. Nikon có lợi thến một chút v năng lượng của pin. Thêm khả năng dùng pin CR-2.
15. Kết nối với máy tính: Kết quả cân bằng Cả hai đu không có USB 2.0 và FireWire!
16. Kích thước, trọng lượng: Kết quả cân bằng Canon nhẹ hơn một chút và thấp hơn. Zoom 18-70 của Nikon khá nặng nhưng chất lượng cao.
--------------------------------------------------------------------------------------
15. Dân chơi ảnh lâu năm film hay số đu không thích dùng thêm CR-2. Tại sao ? Vì bạn sẽ tốn thêm từ 70-210.000 VNĐ (cụ thể ở VN) cho CR-2. Thật sự nếu là hiệu năng v năng lượng của Canon 300D hơn hẳn D70 vì 300D chỉ dùng một loại BP-511 và 300D có thể mua thêm Battery Grip để dùng liên tiếp 2 pin BP-511. Trong khi đó D70 không có grip bán thêm.
Hiệu năng sử dụng như bạn nhận xét cũng chỉ tương đối vì tùy thuộc bạn có sữ dụng LCD Preview hay không, Khi chụp bạn dùng Zoom trên lense quá nhiu (cho composition, cứ zoom ra zoom vào mà không quyết định được shot) . Tôi đã từng dùng Canon 300D , tắt Preview LCD, Zoom cực ít, và chỉ với 1 pin kèm máy tôi đã shot trên 500 shots đấy. Sure 100%.
16. Khi so sánh D-SLR ai lại so sánh Kit pack bao giờ, 18-50 Canon Kit Lense và 18-70 nikon Kit thì đu làm bằng nhựa, nặng hơn do có tiêu cự dài hơn ahy vỏ nhựa làm đặc hơn ? Trước đây tôi đã từng sử dụng cái lense AF-S G 24-85 f:3.5-4.5 ED IF của Nikon dù nhẹ hơn Nikon AF-D 24-85 2.8-4.0 IF nhưng chất lượng ảnh thì lại "cực kỳ" sharp và trung thực hơn. So sánh bằng gram với ống kính đâu nói lên được cái gì. Đâu có như ngày xưa được mà ống kính nặng thì tốt hơn ống kính nhẹ.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tóm lại, hãy khoan kết luận hơn thua mà cái quan trọng là anh dùng như thế nào và xem xét đã kỹ càng từ nhiu góc độ chưa. Bạn nên biết các site reviews trên internet thường "gây nhiễu" thông tin. Ngoài ra chính hãng SX cũng tạo ra một số "lựu đạn, bom mìn" để ca ngợi SP của mình, gián tiếp hay trực tiếp chê SP hãng khác. Nếu muốn khuyên các bạn khác v so sánh thì bạn hãy khuyên người đó dùng thử đi và xem ảnh chụp với các đk khách quan tương đồng nhau, Ánh sáng, phối cảnh.... rồi nhận xét tự quyết định chứ bạn "phán" như thế có vẻ chủ quan và không công bằng , chính xác đấy.
---------------------------------------------------------
1. Nikon luôn đi sau Canon v công nghệ máy ảnh số.
Trả lời: Bạn có thật sự chắc chắn v vấn đ này không? bạn dựa trên cơ sở nào để khẳng định như vậy? Kỹ thuật số đang trên đà phát triển như vũ bão. Các tiêu chuẩn và chất lượng thay đổi không ngừng. Ai dám khẳng định rằng chất lượng hình ảnh kiểu mẫu của các máy Canon dCam trong năm 2003 sẽ vẫn là chuẩn mực cho ngày mai?

2. Bạn có hiện đang sử dụng các bodies Canon 300D , 10D, hay D70, D100 không ? vì tất cả bài viết bạn gần như collect trên mạng ở các site như dcreviews, dpreview, outbackphoto..... và các hình ảnh bạn lấy để minh hoạ đu không do bạn chụp mà toàn lấy trên pbase.com và một số trang khác.
Trả lời: Mình đã sử dụng Canon 300D, Nikon D100 và D70 với mục đích thử nghiệm v kỹ thuật. Rất tiếc là bạn chưa có thời gian đọc kỹ lưỡng những bài test của mình. Chúng không h được "sưu tầm trên mạng" như bạn nói và nếu như mình có sử dụng nguồn tư liệu nào thì đu có ghi chú chi tiết để cho các bạn tiện theo dõi. Không phải lúc nào mình cũng có đủ thời gian để vừa post bài v kỹ thuật và vừa chụp ảnh minh hoạ (mình thường hay bổ sung sau, khi có dịp ) nên việc nghiên cứu lại ảnh thử nghiệm của những người khác chụp là một giải pháp tạm thời. Xét v phương diện kỹ thuật số thì không có gì khác biệt quá nhiu v kết quả.
Nếu vào các forum của photo.net, dpreview...(chắc chắn bạn cũng đã từng vào các site này) hoặc các site tương tự, tôi nghĩ cần góp ý với bạn như sau :
Trả lời: Mình cũng có thỉnh thoảng vào các sites v nhiếp ảnh nhưng gần đây do hiện tượng post bài theo cảm tính nhiu quá nên ít khi tham khảo chi tiết kỹ thuật mà thường chỉ để tìm kiếm ảnh minh hoạ mà thôi.
Những người nhiếp ảnh (amateur và Prof.) khi sử dụng máy ảnh 35mm thường dùng hầu hết máy ảnh và ống kính thuộc hai hãng Canon và Nikon. Khi chuyển sang máy số dang D-SLR thì 90% pah3i tiếp tục nâng cấp body máy số vẫn theo hiệu máy mình đang sử dụng vì trước đó khi còn dùng máy SLR họ đã đầu tư khá (không nói là rất nhiu) cho các ống kính. Nếu chuyển sang máy số mà phải bán lại hoàn toàn bodies film 35mm, và các lenses... sau đó lại đi mua thân máy ảnh số của hiệu khác và ống kính của hiệu đó (để đạt trở lại hiệu quả cao nhất v tính tương thích và chất lượng hình ảnh, công nghệ ....) thì gần như cực kỳ ít người dám làm như vậy.
Vì sao : Vì khi mua thì 10đồng, khi bán chỉ có 4-6 đồng là thành công lắm rồi, sau đó lại đầu tư thêm nhiu nữa cho máy số như bodies, lenses ,.... rồi thêm Máy tính, Memory cards, và một mớ thứ linh tinh khác không thể thiếu. Phi lý nhỉ. Ai lại thế.
Do đó, người nhiếp ảnh (amateur cũng như Prof) 90 % chọn cách chơi thêm máy ảnh số của hãng chế tạo body film 35mm mà mình đang xài để tận dụng số lượng lenses (ống kính) hiện có, rồi tận dụng luôn cái body film đang xài để làm backup (nếu đủ điu kiện tin bạc và một vài lý do khác...) và số tin đầu tư sang máy số đương nhiên "khả thi" hơn.
Mà khi xài rồi thì ít ai chịu chê cái máy mình đang xài khi nó là loại semi-pro D-SLR. (tại sao thì dễ hiểu thôi mà)
Trả lời: Trong các bài test mình chỉ đ cập tới khía cạnh kỹ thuật và chất lượng của máy ảnh chẳng hạn mà thôi. Việc đầu tư và sử dụng như thế nào lại là vấn đ của từng cá nhân. Không phải là cứ thấy ở trên thị trường xuất hiện một loại máy ảnh mới được ca ngợi là bán hết đồ cũ đi để mua ngay. Máy ảnh không giống thời trang chút nào cả. Bạn có đồng ý với mình không? Bạn thiên v cảm tính quá nhiu khi nói rằng không thể chấp nhận những yếu điểm của chính chiếc máy mà mình đang sử dụng. Dù bạn có chấp nhận hay không thì những yếu điểm này vẫn tồn tại một cách khách quan. Mà xét cho cùng có gì là hoàn hảo 100%? Cái chính là mình biết cách khai thác những điểm mạnh của máy ảnh chứ không phải đem chung ra...khoe.

Tôi may mắn sở hữu được cả Canon EOS 300D, EOS 10D và Nikon D100, D70 ( preorder và có ngay sau khi PMA 2004 bế mạc). Sử dụng , test chán chê rồi nên cũng gom góp được khá nhiu cái hay dở của các bodies nói trên. Do đó tôi nghĩ rằng cần góp tiếng nói thêm cho "chuyên mục này" qua một số phần bạn đã nhận xét ở trên.
Trả lời: Nghe bạn nói mà mát cả ruột nhé bởi vì không phải ai cũng có thể sở hữu nhiu máy ảnh tốt và đắt tin như thế. Bạn chắc có nhiu nhu cầu v chụp ảnh lắm? Nếu bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nữa thì thật là may mắn cho HNC. Liệu bạn có thể giúp mình post vài bức ảnh chụp mẫu của từng loại máy nói trên không? để chúng mình cùng nhận xét và đánh giá chính xác hơn nữa.

+ Canon và NIKON dùng hai công nghệ chip cảm quang khác nhau, trong đó CANON sử dụng công nghệ CMOS, Nikon dùng công nghệ CCD. Đối với các dòng máy của Canon và Nikon được xem là các cặp được sản xuất để cạnh tranh nhau như Canon EOS 10D <> Nikon D100
Canon EOS 300D <> Nikon D70
Thì kết quả v mạch diện tử cảm quang chưa bao giờ gọi là bằng nhau được. Vì sao ?
Trả lời: Việc tranh luận v khả năng và chất lượng của hai loại mạch điện tử cảm quang CCD và CMOS luôn là vấn đ nóng bỏng từ nhiu năm nay. Trong cuộc chiến chưa ngã ngũ này thì câu trả lời sẽ do sự phát triển của kỹ thuật cùng với thời gian quyết định. Tạm thời bạn có thể tham khảo ở những links kỹ thuật chuyên ngành dưới đây. Trong phạm vi một bài viết v nhiếp ảnh mà trình bày quá kỹ lượng v công nghệ kỹ thuật số e lạc sang đ tài khác.
http://www.siliconimaging.com/cmos_fundamentals.htm

Mặc dù các cảm biến quang học trên chip cảm quang diện tích bằng hay tương đồng nhưng tiến bộ của công nghệ CMOS của Canon cụ thể qua 2 cặp đời bodies nói trên vẫn cao hơn công gnhệ CCD của Nikon. Cụ thể là khi chụp ảnh, mode RAW hay JPEG, lưu và card, từ card copy nguyên gốc vào máy tính rồi xem nguyên mẫu (chưa được xử lý convert bằng các công cụ như C1, Breeze, Nikon View, Canon File Viewer , photoshop (7.0 or 8.0 CS)....) - nên lưu ý là chỉ dùng các tiện ích view ảnh để xem thông tin EXIF thì bạn sẽ thấy ngay là file ảnh của Canon luôn cho độ phân giải 180x180 dpi , còn của Nikon là 72x72 dpi.
Trả lời: Rất tiếc ở đây bạn lại có một nhầm lẫn căn bản v kỹ thuật số. Đúng là độ phân giải trong ảnh chụp của Canon 300D là 180 ppi (pixels per inch) chứ không phải "dpi - dots per inch" là khái niệm điểm của kỹ thuật in ấn. Và trong thuật ngữ kỹ thuật số người ta nói vđộ phân giải của một tấm ảnh bằng số pixel trên đơn vị tuyến tính "inch" chứ không phải là "inch...vuông" đâu nhé. Bản thân trong cấu tạo của các CCD và CMOS thì các tế bào cảm quang lại có hình chữ nhật chứ không phải là hình vuông giống như hiển thị của màn hình máy tính.

Như vậy trên cùng một diện tích cảm quang, Khi lưu dạng thô, Thiết kế của CANON vẫn cho độ phân giải cao hơn các bodies của Nikon tương ứng mà không sử dụng các thuật toán nội suy (trường hợp test tốt nhất là dùng RAW format). Đây là một điểm mà mọi người đu bỏ qua khi so sánh các cặp bodies Canon và Nikon DSLR.
Trả lời: Đúng là số pixel càng nhiu thì ảnh càng chi tiết nhưng chất lượng hình ảnh cho ra bởi các CCD hay CMOS còn phụ thuộc rất nhiu vào chương trình xử lý tín hiệu điện tử của từng hãng nữa. Độ phân giải 180 ppi của Canon không làm nên sự khác biệt mà mắt con người có thể phân biệt được (giống như bạn có nói v tốc độ của một viên đạn nào đó...) Thêm nữa độ phân giải mới chỉ là một yếu tố quyết định chất lượng của ảnh mà thôi, còn một yếu tố nữa rất quan trọng đó là "chiu sâu" của mầu sắc. Khi ta nói v độ phân giải thì thường hay có liên quan đến kích thước của hình ảnh.

Do vậy tôi thấy nhận xét của bạn có vẻ quá chủ quan chăng ?
Trả lời: Thật sự đó là nhận xét của cá nhân mình với những hiểu biết còn hạn hẹp v kỹ thuật số, dựa trên việc so sánh v kỹ thuật. Nếu bạn có những thông tin chi tiết hơn thì chúng mình sẽ cùng trao đổi tiếp nhé.

Việc chụp ảnh với tốc độ 1/4000 thực sự có cần thiết và có chính xác là sự nổi bật không ? Bạn nên lưu ý : Với các bodies mà cấu trúc cơ phận bên trong gần như 98% bằng nhựa thì việc màn trập đạt tốc độ 1/4000 chỉ là yếu tố mang tính thương mãi mà thôi. Tại sao ? Khi các bodies phần cơ học bằng nhựa, việc sử dụng tốc độ cao tr6n 1/3000 thường gây ra việc hư hay bung màng trập và gương phản chiếu. Hơn nữa người dùng amateur cũng rất ít khi đẩy lên trên tốc độ này vì họ rất ít có tình huống chụp cần tốc độ shutter cao như vậy.
Các máy SLR hay D-SLR (Canon 10D hay D100) vẫn có thể đạt tốc độ cao hơn 1/4000 nhưng tại sao nhà sản xuất không chế tạo trong khi họ dư sức làm vì cơ phận bằng cơ khí chịu đựng lực tác động tốt hơn so với bằng nhựa như 300D hay D70. Bạn có bao giờ chụp thực sự bằng 1/8000 và 1/4000, hình ảnh kết quả khác nhau thấy được bằng mắt không ? lấy gì chứng minh được ? (tốc độ viên đạn ?????)
Trả lời: Ở đây bạn lại không đọc kỹ bài viết của mình rồi nhé. Ưu thế của D70 nằm ở tốc độ synchro-X 1/500 chứ không phải chỉ vì tốc độ 1/8000 đâu nhé. Mình đã có ảnh chụp thử với 300D ở tốc độ 1/4000 rồi đấy, ở ngoài trời nắng, ống kính 50 mm, f/1,8. Còn chuyện thân máy bằng nhựa và bằng kim loại ấy mà thì bạn đừng lo nhé vì chiếc D70 sẽ không bị...vỡ vì tốc độ 1/8000 đâu.

Dân chơi ảnh lâu năm film hay số đu không thích dùng thêm CR-2. Tại sao ? Vì bạn sẽ tốn thêm từ 70-210.000 VNĐ (cụ thể ở VN) cho CR-2. Thật sự nếu là hiệu năng v năng lượng của Canon 300D hơn hẳn D70 vì 300D chỉ dùng một loại BP-511 và 300D có thể mua thêm Battery Grip để dùng liên tiếp 2 pin BP-511. Trong khi đó D70 không có grip bán thêm.
Trả lời: Ưu điểm của bộ pin "chữa cháy" CR-2 là ở chỗ khi bạn đến những nơi mà không tìm đâu ra nguồn điẹn để sạc pin trong khi lại cần chụp ảnh ngay. Nếu bạn so sánh việc tốn mấy trăm nghìn cho một bộ pin CR-2 dự trữ thì bạn có thể cho mình biết giá mua một bộ "grip" cho 300D là bao nhiêu triệu đồng được không? D70 không thể lắp thêm "grip" chứ không phải hãng Nikon không làm "grip" cho D70 nhé.
Hiệu năng sử dụng như bạn nhận xét cũng chỉ tương đối vì tùy thuộc bạn có sữ dụng LCD Preview hay không, Khi chụp bạn dùng Zoom trên lense quá nhiu (cho composition, cứ zoom ra zoom vào mà không quyết định được shot) . Tôi đã từng dùng Canon 300D , tắt Preview LCD, Zoom cực ít, và chỉ với 1 pin kèm máy tôi đã shot trên 500 shots đấy. Sure 100%.
Trả lời: Mình cũng đồng ý kiến với bạn v chuyện tương đối trong thử nghiệm năng lượng của pin. Nhưng lợi thế của máy ảnh số là có thể kiểm tra ngay kết quả chụp mà bạn lại không cần dùng LCD thì phí quá.
Khi so sánh D-SLR ai lại so sánh Kit pack bao giờ, 18-50 Canon Kit Lense và 18-70 nikon Kit thì đu làm bằng nhựa, nặng hơn do có tiêu cự dài hơn ahy vỏ nhựa làm đặc hơn ? Trước đây tôi đã từng sử dụng cái lense AF-S G 24-85 f:3.5-4.5 ED IF của Nikon dù nhẹ hơn
Nikon AF-D 24-85 2.8-4.0 IF nhưng chất lượng ảnh thì lại "cực kỳ" sharp và trung thực hơn. So sánh bằng gram với ống kính đâu nói lên được cái gì. Đâu có như ngày xưa được mà ống kính nặng thì tốt hơn ống kính nhẹ.
Trả lời: Bạn lại không đọc kỹ bài viết của mình rồi. Mình không h so sánh ống kính của 300D và D70 với nhau. Đơn giản chỉ có nhận xét là ống kính mới của Nikon nặng nhưng hình ảnh đẹp vậy thôi. Trọng lượng là một yếu tố khá quan trọng khi bạn đi chụp ảnh ngoài trời và đi xa đấy. Ai lại đem trọng lượng vật lý ra để đánh giá chất lượng quang học bao giờ?

Tóm lại, hãy khoan kết luận hơn thua mà cái quan trọng là anh dùng như thế nào và xem xét đã kỹ càng từ nhiu góc độ chưa. Bạn nên biết các site reviews trên internet thường "gây nhiễu" thông tin. Ngoài ra chính hãng SX cũng tạo ra một số "lựu đạn, bom mìn" để ca ngợi SP của mình, gián tiếp hay trực tiếp chê SP hãng khác. Nếu muốn khuyên các bạn khác v so sánh thì bạn hãy khuyên người đó dùng thử đi và xem ảnh chụp với các đk khách quan tương đồng nhau, Ánh sáng, phối cảnh.... rồi nhận xét tự quyết định chứ bạn "phán" như thế có vẻ chủ quan và không công bằng , chính xác đấy.
Trả lời: Việc kết luận D70 hay hơn 300D là ý kiến chủ quan của cá nhân mình dựa trên các yếu tố kỹ thuật đơn thuần và những thử nghiệm ảnh. Bạn có thể trao đổi với mình đánh giá của bạn được không? Như thế chúng mình sẽ cùng hoàn thiện hơn đấy.
Nhiếp ảnh lại là bộ môn nghệ thuật cần đến yếu tố con người và sáng tạo. Bạn có một chiếc máy ảnh tốt nhất trên thế giới nhưng chỉ biết sử dụng nó mà không biết dùng nó để sáng tạo thì nội dung ảnh chụp ra chẳng hơn gì mấy cái máy ảnh tự động. Thêm nữa việc dùng loại máy nào? Cần chức năng gì còn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Những điểm mạnh hay yếu của kỹ thuật là có tồn tại. Vấn đ là bạn sẽ khai thác chúng như thế nào để có kết quả tốt cho mình mà thôi.
Vậy nhé. NgườiSàigòn.
Trả lời: Rất vui được làm quen và học hỏi v nhiếp ảnh cùng với bạn.
NTL
-------------------------------
X-2, NOISE - VỠ HẠT ẢNH
BlackMask
Theo em biết chụp phim độ nhậy cao bị noise là do kích thước hạt bạc to -> vỡ hạt (noise). Nhưng sao qua Digital thì khi chụp ở ISO cao cũng bị noise trong khi kích thước và mật độ sensor không thay đổi. Bác có thể giải thích cho em cơ chế này với.
Thanks Bác.
Hi Blackmask,
Câu hỏi của em rất thú vị và để trả lời nó thật chính xác thì cần kiến thức uyên thâm của một...kỹ sư điện tử (dân Bách khoa nhà ta có ai thạo vấn đ này không nhỉ?) chứ một nhiếp ảnh gia chưa chắc đã hiểu được cặn kẽ vấn đ của kỹ thuật số này. NTL sẽ cố gắng giải thích trong khả năng có hạn của mình, rất mong bạn bạn khác hưởng ứng.
Điu đầu tiên cần phải nói là hiện tượng nổi hạt trong phim cổ điển là do bởi 2 lý do:
- Do bởi hiện tượng không phân bố đu v mật độ của các hạt nhũ tương, như thế sẽ có những hạt không được phơi sáng. Nếu như các hạt nhũ tương này được phân bố đu nhưng với mật độ thưa thì nó cũng tạo nên "noise". Hiện tượng này không h làm giảm chất lượng của phim âm bản và có thể được khắc phục khi phóng ảnh.
- Do bởi hiện tượng phân bố không đu của các hạt nhũ tương. Đây là "lỗi" mang tính cấu tạo của phim và không thể sửa chữa được.
Nhưng lỗi hạt này không làm giảm mật độ "densité" cần thiết của hình ảnh mà chỉ có ảnh hưởng tới cấu trúc của nó mà thôi. Ảnh phóng càng to thì càng nhìn thấy hạt nổi rõ.
Kỹ thuật số thay thế phim bằng mạch cảm quang điện tử Solid State Sensor có khả năng nhận và chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu số và cuối cùng là hình ảnh. Hai loại Sensor thông dụng nhất là CCD và CMOS có cách xử lý tín hiệu khác nhau nhưng chúng đu tuân theo quá trình làm việc sau đây:
Sensor --> Chuyển đổi năng lượng ánh sáng/tín hiệu số --> Interpolation mầu --> Cân bằng trắng WB --> Hiệu chỉnh mầu sắc -->
Hiệu chỉnh đường vin ảnh --> Nếu tín hiệu chuyển sang thành ảnh --> Ghi lên thẻ nhớ
Mỗi mạch cảm quang điện tử sensor được tạo nên bởi một ma trận các điểm pixel (photosite) mà kích thước của sensor cũng như của mỗi pixel thay đổi theo từng loại sensor. Các pixel nhận ánh sáng theo hoạt động "đóng/mở" dưới sự điu khiển của mạch điện tử. Tín hiệu của hình ảnh là kết quả chung cuộc của tất cả các năng lượng đã thu được trên từng pixel (sau đó được "kích" thêm trước khi chuyển tới phần xử lý tiếp theo). Như thế ta thấy rằng năng lượng thu được của mỗi một "photosite" phụ thuộc vào kích thước của nó (pixel càng lớn thì càng nhạy) thế nhưng điu này lại đi ngược với việc tăng độ phân giải của hình ảnh trên một sensor có kích thước cố
định: số điểm ảnh pixel càng nhiu thì độ nhạy của sensor càng kém đi. Với mỗi một sensor thì ta có một độ nhiễu mặc định lúc ban đầu "noise floor". Khả năng nhận tín hiệu của sensor được đánh giá bằng khoảng cách giữa "satured noise" và "noise floor" gọi là "dynamic range". Để đánh giá tín hiệu của một hình ảnh kỹ thuật số ta dùng khái niệm "Signal/Noise Ratio".
Trong quá trình hoạt động rất phức tạp của sensor này đã làm phát sinh nhiu hiện tượng phụ có tính tiêu cực, làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hình ảnh: NOISE! Tránh đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật điện tử mà mình không thật thành thạo, NTL xin nhường phần này cho các "cao thủ Bách khoa"
Như thế ta có thể thống kê những yếu tố đã tạo nên nhiễu ảnh "Noise" nằm ngay trong sensor như sau:
1. THERMAL NOISE: đây là hiện tượng các điện tử bị kích thích bởi một nhiệt độ nhất định trong lớp si-li-côn của sensor.
2. GHOST NOISE: nhiễu được tạo bởi sự dao động của dòng điện khi đi qua vùng "déplétion" nơi trao đổi điện tử giữa quang năng và tín hiệu điện tử.
3. FLICKER NOISE (hay con gọi là 1/f Noise): là nhiễu của dòng điện trong trở kháng hay trong vùng "déplétion".
4. PixelResponse NonUniformity: đây là nhiễu được tạo nên bởi độ nhạy khác nhau giữa các pixel của sensor. V kỹ thuật ta có thể loại bỏ được.
5. FULL WELL CAPACITY: khi mà thời gian phơi sáng kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng bão hòa v cảm nhận quang năng của mỗi pixel và như thế nó sẽ "đổ" năng lượng thừa sang pixel bên cạnh. Như thế nhiễu tăng lên và "dính" chặt với tín hiệu ảnh Signal.
6. PHOTONIC NOISE: đây là hiện tượng nằm trong bản chất tự nhiên (nature  uantique de la lumière) của ánh sáng. Nhiễu này luôn gắn lin và nó cũng là một phần không thể tách khỏi của tín hiệu ảnh cần thiết (useful signal)
Khi bạn tăng độ nhạy ISO thì có nghĩa là mạch điện tử sẽ "kích" đồng thời cả signal và noise. Với năng lượng ánh sáng yếu thì việc kích tín hiệu này cần rất mạnh và sẽ làm cho ảnh bị nhiễu hơn.
Trong việc tìm cách giải quyết nhiễu "noise" của ảnh kỹ thuật số thì hiểu biết v khả năng thị giác của con người là rất cần thiết và quan trọng vì mắt người có giới hạn trong khả năng phân biệt nhiễu của hình ảnh.
Một vài tìm hiểu ban đầu của cá nhân mình, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, NTL mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để cùng hoàn chỉnh chuyên đ này.
Bravo bác NTL
Ko biết bác có phải chuyên ngành điện tử hay không nữa. Mặc dù khác nhau v thuật ngữ nhưng giải thích của bác v noise là chính xác,
ngoài ra có nhiu diu tôi cũng không biết hoặc chưa hiểu cặn kẽ.
Ngắn gọn lại thì mỗi sensor đu có noise va độ nhậy sáng nhất đinh, nhiu hay ít là do giá tin quyết định, tin nào của nấy Còn giá trị ISO là quy định độ phóng đại tín hiệu thu được từ sensor.
Ví dụ như nếu thực tế tín hiệu ánh sáng là 10, trong đó noise là 1 tại ISO 100. Nếu chọn ISO200 thì lúc đó tín hiệu sẽ là 20, noise là 2. ISO 800 thì tín hiệu sẽ là 80, noise sẽ là 8. Như vậy là ở ISO cao thì noise sẽ được khuyếch đại lên và đến mức nhìn thấy được (giống như tăng volume của một cái băng rè). Tuy nhiên noise sẽ chủ yếu được nhìn thấy ở nơi có ít ánh sáng vì lúc đó tín hiệu và noise là xấp xỉ nhau. Với viec chụp ảnh dùng máy số thì những nguồn tạo ra noise là:
1. chụp ISO cao.
2. chụp trong điu kiện ánh sáng yếu.
3. Đo sáng không chính xác.
4. Cân bằng màu không chính xác cũng gây ra noise ở từng channel mầu.
Mong các bác tiếp tục đóng góp ý kiến.

X-3, XỬ LÝ BỤI BÁM TRÊN SENSOR

Không chỉ ở Việt nam mà ngay cả ở các nước châu Âu thì vấn đ lau senor khi bị bám bụi cho đến thời điểm này luôn đặt ra một câu hỏi lớn : nên tự lau lấy hay là đem đến dịch vụ bảo hành ? Câu trả lời cũng không dễ dàng vì tự lau lấy sensor là bạn tự chấp nhận mọi rủi ro không nằm trong các điu khoản của bảo hành, còn đem ra dịch vụ thì cũng đồng nghĩa với việc trả thêm tin và một số ngày không có máy để dùng. Cho đến thời điểm hiện tại thì chỉ có một số nhà chế tạo máy ảnh công bố chính thức các  phương tiện được họ chấp nhận cho việc lau sensor mà thôi, hai chàng khổng lồ là Canon và Nikon vẫn im lặng. Xem trên site chính thức của họ thì phương pháp lau sensor duy nhất được thừa nhận là thổi bụi bằng quả bóng cao su mà kết quả của nó không phải lúc nào cũng như ý. Trên mạng đã xuất hiện rất nhiu kinh nghiệm lau sensor rất thực tế và có thể học tập, NTL xin được tóm tắt ở đây những trang chính để bạn tham khảo :
By Nicholas R; By Thom Hogan
From The Luminous Landscape; From gregscott.com
By Bob Atkins at photo.net; By Moose Peterson
From plantneil.com ; From Toldeo-Bend.com
From PictureLineNews.com ; From pixelpixel.org
Như bạn đã đọc được trong những trang web trên đây thì mọi người hay nói đến những dụng cụ nhà ngh như “Eclipse Cleaning System Solution & Wipes” hay “Sensor Swab”…chúng không có gì là quá đặc biệt cả, hiện tại bạn có thể mua trực tiếp ngay tại các sites sau đây:
Digital Camera Cleaning Supplies
Photographic Solutions
Hiện đang sử dụng chiếc dSLR Nikon D70 và đã tự làm sạch CCD khá nhiu lần, NTL xin được trao đổi kinh nghiệm sử dụng và bảo quản dSLR của mình cùng các bạn.
Hỏi : Có cách nào để giữ cho Sensor không bị bẩn ?
Trả lời : Như NTL đã đ cập tới trong bài Bảo dưỡng Sensor của dSLR thì cho dù bạn cố gắng đến thế nào đi chăng nữa thì sau một thời gian Sensor của bạn cũng sẽ bị dính bụi. Trong trường hợp của mình thì thời gian là sau 5 tháng sử dụng.
Hỏi : làm thế nào để biết là sensor bị bẩn ?
Trả lời : rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát kỹ lưỡng là sẽ thấy ngay những vết bẩn mầu đen hay mầu xám xuất hiện rất vô lý trong các vùng ảnh sáng rõ. Để có thể biết chính xác hơn thì bạn chỉ việc chụp ảnh một tờ giấy trắng rồi quan sát trên màn hình máy tính để định vị các vết bẩn theo phương pháp đã được hướng dẫn ở trên.
Hỏi : Tôi nên đợi đến khi Sensor bị bẩn thì mới lau hay có thể tiến hành bảo quản thường xuyên ?
Trả lời : theo kinh nghiệm của cá nhân mình, nếu như bạn hay thay đổi ống kính khi chụp ảnh, thì giải pháp khôn ngoan nhất là tiến hành thổi bụi bằng quả bóng cao su ít nhất mỗi tháng 1 lần tùy theo tần suất sử dụng máy. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh được những vết bẩn đọng lâu ngày khó lau sạch và giảm thiểu tối đa số lượng ảnh phải dùng PS tẩy vết bụi của sensor trên ảnh.
Hỏi : trên thị trường hiện tại đã có loại máy dSLR nào có khả năng tự lau bụi trên Sensor chưa ?
Trả lời : tại hội chợ bán hàng Photokina vừa diễn ra ở Cologne (Đức) thì hãng Olympus đã cho ra chiếc dSLR E-300 với kỹ thuật « Supersonic Wave Filter » (gọi nôm na là hệ thống quét bụi bằng sóng siêu âm) nó được khởi động mỗi lần bạn bật máy và các bụi bẩn rơi xuống sẽ được giữ lại bằng một hệ thống có độ dính cao. Trước đó thì chiếc dSLR PRO E-1 cũng đã ứng dụng kỹ thuật này.
Hỏi : Loại máy dSLR của tôi dang dùng đòi hỏi phải có « Adaptator » mỗi khi tiến hành lau sensor, tôi đã không mua nó kèm theo máy và giá bán lẻ cũng khá đắt, liệu có cách nào lau sensor mà không cần đến « Adaptator » hay không ?
Trả lời : Cách an toàn nhất vẫn là tiến hành lau sensor theo hướng dẫn Manual của máy nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ thì bạn vẫn có thể tiến hành lau Sensor bằng nhiu cách khác. Sự rủi ro duy nhất khi không dùng « adaptator » là màn chập có thể sập xuống bất kỳ và vướng vào chiếc chổi chuyên dụng mà bạn đang dùng để lau sensor, như thế có thể dẫn tới việc hỏng các lam kim loại rất mỏng này.
Tuy nhiên dùng « adptator » không phải là an toàn 100% trong trường hợp…mất điện đột xuất ! Như thế còn 2 cách sau để lau sensor (trước khi thử nghiệm bạn nên sạc đầy pin nhé) :
- Đặt máy ảnh ở chế độ M, tốc độ B và dùng dây bấm mm để khóa gương lật sau đó tin hành lau sensor.
- Dùng chế độ chụp ở 30 giây.
NTL xin được nhắc lại rằng đây là những phương pháp có độ rủi ro rất cao và bạn nên cân nhắc thận trọng tất cả thao tác và tình huống có thể xảy ra trước khi tiến hành nhé.
Trong phương pháp thứ 1 thì bạn không sợ màn chập sẽ rơi xuống bất thình lình (trừ khi ổ trập hỏng bất chợt !) nhưng nên lưu ý là sensor vẫn hoạt động trong suốt thời gian bạn thao tác đấy nhé. Như thế bạn nên hạn chế thời gian tối đa dùng để lau sensor là 3 phút.
Cách này tiện cho việc thao tác bằng chổi lau chuyên dụng.
Trong phương pháp thứ 2 (khi bạn không có dây bấm mm và không tin tưởng vào việc giữ nút bấm ở chế độ chụp B) thì ưu điểm của nó nằm trong việc máy ảnh hoạt động bình thường, thời gian lộ sáng của sensor ngắn, thích nghi với việc thổi bụi bằng bóng cao su. Nhưng nhược điểm của nó là bạn sẽ phải thao tác nhiu lần cho đến khi sensor sạch hoàn toàn. Một chiếc đồng hồ bấm giây dùng trong thể thao sẽ rất có ích để tính thời gian chính xác.
Với kinh nghiệm của mình thì NTL hầu như xử lý được các bụi bẩn bám trên CCD đơn giản bằng cách xịt hơi chính xác và đu khắp trên mặt phẳng của CCD. Với D70 thì bạn hoàn toàn có thể khóa gương lật để lau CCD.
Xác định vị trí các vết bẩn trên sensor
Bạn nên xác định trước điểm xuất phát và điểm kết thúc khi thổi bụi trên sensor, NTL làm từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Cách dùng quả bóng cao su như sau :
- Bạn hướng đầu thổi của nó vào một điểm trên sensor, bóp mạnh và dứt khoát để tạo luồng khí hiệu quả. Nới lỏng tay và làm tiếp nhiu lần như thế. NTL thổi bụi từ 5-10 lần cho 1 vị trí của sensor.
- Sau khi làm một lần hết diện tích của sensor bạn trả máy v chế độ bình thường, thao tác chụp vài kiểu ảnh bất kỳ rồi tiến hành thổi bụi thêm một lần nữa.
- So sánh kết quả của hình ảnh chụp trước khi lau sensor và sau khi thao tác, bạn sẽ thấy sự khác biệt. Việc làm này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, nếu sensor chưa sạch thì bạn cần làm thêm vài lần nữa. Vậy thôi.
thế của máy ảnh khi thổi bụi
Hỏi : sau khi tôi tiến hành lau sensor bằng dung dịch chuyên dụng thì b mặt của sensor có nhiu vết và ảnh chụp không đẹp, tôi cần phải làm gì ?
Trả lời : dung dịch dùng để lau sensor có độ bay hơi rất cao, hiện tượng có vết trên mặt sensor chứng tỏ là bạn thao tác chưa dứt khoát.
Bạn cần phải làm lại và Sensor sẽ sạch thôi. Kinh nghiệm cá nhân là bổ ích nhất.
Hy vọng với bài viết ngắn này NTL đã đem lại cho bạn những thông tin và kinh nghiệm cá nhân bổ ích. Trong tương lai chắc chắn chúng ta sẽ không còn phải bận tâm v vấn đ này nữa.

X-4, KHẨU ĐỘ SÁNG

Mình đang quan tâm vấn đ chụp ảnh ngoài trời giữ được màu thật như mắt nhìn thấy, nên tìm được một vài bài v Exposure Control, trong đó có bài sau thấy dễ đọc, giới thiệu với mọi người:
Xin tóm lược như sau, nếu có gì chưa đúng hoặc thiếu, các bạn bổ sung:
Trong một số trường hợp chụp ảnh dưới ánh sáng mặt trời, ta thu được ảnh không đúng màu sắc thật, ví dụ màu trắng hoặc màu đen lại thành màu xám nhờ nhờ.
Vấn đ là máy ảnh điu chỉnh sai khẩu độ sáng do ước lượng sai cường độ nguồn sáng chiếu lên cảnh vật.
Bạn có thể sẽ thắc mắc rằng hiện nay có bao máy ảnh trang bị chức năng đo sáng cực kỳ hiện đại, việc gì phải bận tâm nữa.
Đúng thế, đa số trường hợp máy ảnh loại tốt thường thực hiện rất tốt việc đo sáng, nhưng cũng vẫn có những trường hợp xảy ra làm chúng ta phải tự đo sáng và quyết định khẩu độ sáng cho máy ảnh.
Nếu đối tượng chụp của chúng ta quá sáng hoặc quá tối thì tông màu của ảnh sẽ bị máy nhận sai.
Ánh sáng khi chiếu vào một vật có màu trắng thì sẽ bị phản xạ rất mạnh (cao là 90%) do vậy ánh sáng phản xạ đi tới ống kính của ta có cường độ cao hơn bình thường (tông màu trung gian phản xạ 18%). Nhưng một vật tối màu, ví dụ màu đen thì lại hấp thụ tốt ánh sáng nên phản xạ lại lượng ánh sáng yếu (thấp là 4%). Ánh sáng phản xạ từ vật tối màu sẽ đến ống kính rất ít, do vậy chúng ta nhận thấy tối.
Chức năng đo sáng của máy ảnh nhận biết cường độ ánh sáng đơn thuần thông qua lượng ánh sáng phản chiếu từ vật thể, chứ nó không có khả năng nhận biết bản chất phản xạ hoặc hấp thu ánh sáng cụ thể của vật thể đó. Mà ta đã biết rằng các vật thể khác nhau có
thể phản xạ ở mức độ khác và rất khác nhau.
Vậy, máy ảnh có cơ chế gì để đoán được cường độ ánh sáng thật chiếu vào cảnh vật cần chụp?
Thông thường, máy ảnh quy tất cả mọi vật thể trong tầm ngắm của nó đu cùng một khả năng phản xạ ánh sáng là 18%. Con số 18% là giá trị trung gian của khả năng phản xạ hai màu đen và trắng.
Ví dụ, khi ta nhắm vào một viên than đen xì có độ phản xạ ánh sáng là 4% thì máy ảnh chỉ hiểu rằng lượng ánh sáng phản xạ từ viên than đó đi tới ống kính là tương đương 18% nguồn sáng gốc đang chiếu vào vật thể, chứ không phải 4%. Kết quả là máy ảnh ước lượng thiếu sáng, nên ra lệnh mở khẩu độ sáng lớn, và ảnh của viên than trở nên không đen.
Có nhiu cách để chủ động bảo máy ảnh điu chỉnh đúng khẩu độ sáng và một trong những cách đơn giản và hay sử dụng là dùng Grey Card.
Grey Card là một tấm có màu xám phản chiếu đúng 18% ánh sáng đập vào nó. Cách dùng đơn giản, chỉ việc đưa tấm xám này ra trước ống kính sao cho phủ toàn bộ khung ngắm và phải đảm bảo nguồn sáng chiếu vào nó có cường độ và hướng giống với nguồn sáng đang chiếu vào cảnh/vật ta định chụp ảnh. Khi đã ổn định rồi thì ta đặt cố định khẩu độ sáng. Tất nhiên nhiu máy ảnh (point and shoot camera)
không có chức năng cho phép ta đặt riêng khẩu độ sáng mong muốn, mà chỉ hạn chế ở mức đặt exposure và focus cùng lúc, tức là ta sẽ phải dùng một tông xám 18% ở khoảng cách bằng khoảng cách đến vật thể cần chụp cũng như ở hướng và cường độ sáng tương tự nguồn sáng thật.
Tất nhiên, không có Grey Card thì ta vẫn có thể chỉnh khẩu độ sáng chính xác tương đối dựa vào một khu vực có tông màu trung tính so với toàn bộ các tông màu trong khung cảnh cần chụp.
Tác giả tiết lộ rằng, màu xanh của cỏ phản chiếu gần 18% ánh sáng chiếu vào nó, do vậy có thể dùng để chỉnh khẩu độ sáng. Lưu ý kiếm khu vực cỏ nằm giống hướng và cường độ nguồn sáng chiếu vào cảnh vật định chụp.
Ngoài ra tác giả còn linh hoạt dùng màu da của lưng bàn tay để chỉnh khẩu độ sáng tương đối (theo kinh nghiệm ước lượng). Và nếu trong điu kiện trời quang, mây tạnh, ánh sáng tran hoà khắp khung cảnh thì chỉ việc áp dụng luật nhiếp ảnh "Sunny f16 Rule".
Theo mình biết thì ở thị trường hiện nay có bán cả loại kính lọc khi lắp vào ống kính của ta sẽ cho phép chỉnh khẩu độ sáng giống như khi dùng Grey Card, và kiêm luôn cả chỉnh White Balance giống như khi dùng White Card.
Cá nhân mình thấy trước mắt cứ theo cái hiểu này, thử tìm các khu vực có tông màu trung tính để chỉnh khẩu độ sáng, chứ chưa cần mua Grey Card vội. Nếu không thành công thì nghĩ đến việc mua bán cũng chưa muộn.

X-5, NGHỆ THUẬT VÀ SỰ DUNG TỤC

Thoky: Em có một câu hỏi nhờ các bác chỉ giáo : Làm thế nào để có được tính nghệ thuật và loại bỏ được sự trần trụi-đời thường-tục .... ra khỏi một tấm ảnh ?
Câu trả lời đúng như câu hỏi:
Đơn giản là cậu cần nhìn sự vật đúng như nó tồn tại, bằng điểm nhìn của chính sự vật và không áp đặt sự trần tục của con người vào cho chúng.
Đây là quan điểm lớn v nghệ thuật của Pi & Ma.

Cám ơn các bác. Tuy nhiên em chưa tỏ tường ở điểm này : trước hết là phải loại bỏ sự dung tục ra khỏi tư tưởng của nguời chụp, nhưng làm thế nào để những người xung quanh (người xem ảnh) cũng hiểu và đồng cảm được ý định của người chụp ? Hay chính xác là làm thế nào để người chụp có được sự cảm nhận có tính phổ biến ? khi mà năng lực thẩm mỹ, kỹ thuật và kinh nghiệm của em đu ở mức zero ?

Suy nghĩ rất nhiu v ý tưởng của bạn, thôi thì góp ý từ từ vậy nhé. Để thuyết phục được người xem có cùng tư tưởng suy nghĩ với người chụp thật không dễ. Mỗi người mỗi khác mà lị (thế mới có sự tranh cãi của ban giám khảo khi chấm điểm các ảnh dự thí chứ??). Chúng ta làm điu đó bằng nhiu cách thí dụ như: b ngoài của chủ thể, bố cục, góc cạnh, ánh sáng..., kỹ thuật dùng máy, kỹ thuật phòng tối...Cuối cùng có được là một tấm ảnh có cái thần của nó, chuyển tải tư tưởng từ người chụp sang người xem. Nhiu cách quá bây giờ bàn trước v kỹ thuật phòng tối - mà với máy kỹ thuật số chính là phân mm sửa ảnh. Các hiệu ứng, chỉnh sửa màu sắc cũng tạo cho người xem một cảm giác thoát khỏi sự trần tục.


X-6, HỆ SỐ NHÂN TIÊU CỰ

Hệ số nhân tiêu cự (crop factor)
Thực ra dịch là hệ số nhân tiêu cự cũng không hoàn toàn chính xác, rất dễ gây hiểu lầm. Nếu cứ để đúng theo nghĩa đen của nó (dịch word by word) là hệ số "cắt cúp" thì vẫn chính xác hơn. Nhưng quan trọng là cần hiểu rõ bản chất vấn đ.
Lấy theo ví dụ của bạn Nostar:
Khi tăng tiêu cự thực sự từ 100mm lên 150mm (optical zoom) thì sẽ có 2 hệ quả xảy ra:
(i) Góc thu hình (angle view) sẽ hẹp lại,
(ii) Kích thước ẢNH trên film (sensor) sẽ lớn hơn.
Cụ thể là kích thước ảnh sẽ lớn hơn 1.5 lần, và góc thu hình cũng hẹp lại 1.5 lần. (Thực ra sự phụ thuộc giữa angle view và focal length không hoàn toàn tuyến tính như tỷ lệ giữa kích thước ảnh và focal length. Nhưng trong phạm vi middle range thì có thể coi gần như tuyến tính. Sự phi tuyến thể hiện rõ hơn ở wide). Nhưng tạm thời trong trường hợp này, ta có thể "đơn giản hoá" nó là tuyến tính cho dễ hiểu vấn đ.
Như vậy là khi thay đổi focal length, chúng ta nhận được đồng thời hai hệ quả (i) và (ii). Ngược lại, nếu chúng ta thấy xuất hiện (i) và (ii)
thì có nghĩa là focal length đã thay đổi THỰC SỰ.

Quay trở lại với máy DSLR với crop factor 1.5x.
Q:Con số 1.5 ở đâu ra?
A: Một bản film (full frame film) có kích thước 24mm x 36mm, độ dài đường chéo của bản film sẽ là: 43.266mm
Kích thước sensor máy Nikon Dx là 15.7mm x 23.7mm, độ dài đường chéo của sensor sẽ là : 28.428mm 1.5 = 43.266 / 28.428
Tại sao lại lấy tỷ lệ đường chéo của film and/or sensor làm crop factor. Lý do chính là góc tạo bởi giữa hai đỉnh chéo nhau của film (sensor) với tâm hệ thấu kính chính là angle view!
Như vậy, với một sensor có kích thước 15.7mm x 23.7mm, hay nói cách khác có crop factor là 1.5, ảnh chụp với một tiêu cự nào đó (vd 100mm) sẽ có angle view hẹp hơn 1.5 lần so với ảnh chụp cũng với chính tiêu cự đó (vẫn 100mm) trên full frame ! Tức là ở đây chúng ta đã có hệ quả (i).
Q: Vẫn sensor này, vẫn focal này (100mm), liệu chúng ta có hệ quả thứ hai (ii) không?
A: KHÔNG ! Vì vị trí đặt film và sensor là hoàn toàn như nhau, tức là kích thước của subject trên film or sensor là như nhau.

Tóm lại, việc dùng tiêu cự 100mm trên DSLR có crop factor 1.5x sẽ cho chúng ta hai hệ quả sau:
(i) Góc thu hình (angle view) sẽ hẹp lại tương đương 1.5 lần so với full frame. Tức là tương đương việc dùng 150mm trên full frame;
(ii ') kích thước ảnh ko thay đổi so với full frame. Tức là kích thước ảnh sẽ nhỏ hơn kích thước ảnh cho bởi 150mm trên full frame.

Kết luận: 100mm trên DSLR có crop factor 1.5x không cho chúng ta một bức ảnh THỰC SỰ tương tự như chụp ở tiêu cự 150mm trên full frame. Ta chỉ được một nửa, ở đây là yếu tố angle view. Đây chính là điu mà mọi người hay lầm lẫn khi tự nhủ rằng với máy DSLR 1.x, bị thiệt thòi khi dùng wide lens, nhưng được lợi khi dùng tele lens. Việc thu nhỏ kích thước sensor đu làm cho góc thu hình bị hẹp lại mà cũng chẳng làm tăng kích thước ảnh trên MỌI TIÊU CỰ của lens. Điu này thể hiện rõ nhất cái nghĩa của thuật ngữ CROP FACTOR, thực chất nó chỉ là một sự cắt cúp khuôn hình nhỏ lại mà thôi.

Expansion:
Q:Vậy tại sao một số nơi vẫn dùng thuật ngữ "focal length multiplier" ?
A: Bản chất của vấn đ như mình đã trình bày ở trên. Và trong một số trường hợp kích thước ảnh, chất lượng hình ảnh không quan trọng thì hai thuật ngữ này có thể được hiểu một cách đồng nhất.
Q: Những trường hợp đó là những trường hợp nào?
A: Ngay tại đây thôi, ví dụ như post ảnh lên chia sẻ với mọi người trên HNC.
Giả sử ảnh post lên HNC chỉ chấp nhận kích thước tối đa 600x400 (pixel). Với cùng một subject, NTL chụp bằng Nikon Dx (1.5x) ở focal 100mm, Nostar chụp bằng 1Ds Mk II (full frame) ở 150mm. Cả hai bức hình khi xem trên PC sẽ hoàn toàn giống nhau v khuôn hình (angle view), phối cảnh. (Tất nhiên cả hai bạn đu chụp cùng 1 distance, bỏ qua độ nét, màu sắc, blah blah nhé... ) Tuy nhiên, kích thước hai bức hình (số lượng pixel) sẽ khác nhau nhiu đấy. Nhưng giờ đây, để post được hai tấm hình đó lên HNC, cả hai đu phải resize xuống 600x400, kích thước ảnh lúc này sẽ hoàn toàn như nhau, đạt được hệ quả (ii) rồi. Và lúc này thì 100mm + Nikon Dx có thể tự hào hình của mình y hệt như 150mm + D1sMk II.
Tóm lại, nếu ta không tận dụng triệt để cái kích thước sensor (film) trong việc phóng ảnh, ngược lại còn resize đi nữa thì có thể rung đùi mà tận hưởng cái "multiple focal length" kia. Còn nếu muốn phóng ảnh to, hoặc crop một phần nhỏ bức ảnh mà vẫn đảm bảo chất lượng thì full frame vẫn ưu việt hơn, DSLR 1.x crop factor vẫn bị thiệt thòi ở mọi tiêu cự.
Nhân điu này mình cũng muốn lý giải thêm cái thắc mắc thứ hai của Nostar trong vấn đ này.
Bạn hỏi tiêu cự 100mm trong máy số 1.5x không giống như máy film ở 150mm là không giống ở chỗ nào?
Mình cũng đã từng thử ngắm 2 trường hợp qua viewfinder và thấy rằng:
- Khuôn hình nhìn trong hai máy đu như nhau. Tất nhiên chỉ mang tính chất tương đối thôi, vì con số 1.5 x kia có phần lẻ thập phân đằng sau dài dằng dặc. Hơn nữa, không phải trên lens nào cũng đánh dấu cả tiêu cự 100 lẫn 150mm.
- Điu khác nhau duy nhất là hình ngắm trong viewfinder máy DSLR sẽ nhỏ hơn là ngắm trong SLR film. Điu này là hoàn toàn hiển nhiên vì phần quang học của DSLR's viewfinder phải correct lại cho tỷ lệ với crop factor.

X-7, ẢNH ĐEN TRẮNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Nếu xét theo các thống kê kinh tế thì thể loại ảnh đen trắng cổ điển chụp phim đang mất dần thị trường. Thế nhưng trong số những người đam mê nhiếp ảnh vẫn còn rất nhiu đam mê với thể loại ảnh này. Tuy nhiên vào thời điểm hôm nay để chụp ảnh đen trắng bằng phim ta cần phải có một Labo riêng. "Muốn ăn phải lăn vào bếp" mà lại, thêm nữa để nấu ăn ngon liệu ta có thể thoả mãn với chiếc lò vi sóng?

Tạp chí nhiếp ảnh RP #151 giới thiệu với chúng ta 10 lý do để trung thành với ảnh phim đen trắng của Philippe Bachelier và Jean- Christophe Béchet, NTL xin được lược dịch lại cùng các bạn.

1. Khoái cảm của tiếp xúc
Từ khi nhiếp ảnh từ bỏ việc lưu ảnh trên kính thì chụp ảnh đen trắng luôn gắn lin với phim và giấy ảnh, điu này có nghĩa là những thao tác của tiếp xúc. Chính yếu tố kỹ thuật này đã tạo thành thói quen, một cách nhìn nhận và chụp ảnh. Khi ta lắp phim vào máy ảnh là lúc ta tiếp xúc trực tiếp với vật thể sẽ trở thành phim âm bản sau này. Tất cả những gì đã chụp, thành công hay thất bại, đu được ghi lại trên phim theo một trật tự nhất định. Dĩ nhiên tất cả những thứ này đu không thể nhìn thấy, vẫn là tim ẩn một khi cuộn phim chưa được tráng rửa. Thế nhưng hình ảnh đã thật sự tồn tại một cách hoàn toàn vật lý trong những lớp nhũ tương. Tiếp theo công đoạn tráng phim, ta đã có thể nhìn ngắm những hình ảnh trong suốt trên một bàn soi phim chuyên dụng. Như thế những cảm xúc đầu tiên trào tới: ta nhận ra hay thấp thỏm hy vọng một hình ảnh thành công để đem đi in ảnh. Nhưng ta cũng có thể hoàn toàn để những âm bản này vào lưu trữ, thậm chí không in cả ảnh mục lục, cho tới ngày ta có hứng thú muốn nhìn thấy chúng hiện trên giấy.
Với phim cổ điển, một cuộn phim được tráng rửa với những "nghi lễ" trong ánh đèn đỏ của Labo, người thao tác thật sự một mình...Thao tác rọi ảnh áp đặt ta phải tách rời với thế giới bên ngoài: bàn tay tạo nên ánh sáng trên tấm giấy ảnh rất nhạy sáng rồi tiếp theo là những xử lý mang tính hóa học...Ta cảm nhận được sự khoái cảm của việc đụng chạm vào những trang thiết bị được dùng để tạo nên hình ảnh. Cũng như vậy, các thao tác hiệu chỉnh tông xám, chi tiết...trên từng phần của hình ảnh, ta có cảm giác như trong một khoảnh khắc của không gian đã trở thành một nhà luyện kim của thời xa xưa...

2. Thiết bị nhiếp ảnh không bao giờ lỗi mốt
Trong ảnh phim đen trắng, những mẹo chụp ảnh luôn có hiệu quả. Ta có thể hoàn toàn chụp ảnh "theo phong cách của ai đó" với một thân máy SLR "cổ điển" hay với một chiếc Leica, một ống kính 50mm và một cuộn phim Tri-X nếu như ta có được cảm hứng từ HCB, chụp ảnh phong cảnh với ống kính góc rộng kiểu Sieff, những tấm ảnh chân dung với Rolleiflex như Irving Penn hoặc những tấm ảnh panorama kiểu Koudelka. Tất cả truyn thống của ảnh đen trắng ở đằng sau chúng ta, hãy tận hưởng những kinh nghiệm quý báu đó để tự thỏa mãn hay lấy cảm hứng chụp ảnh.
Ta không h phải đối mặt với những rủi ro của việc tương thích khi sử dụng ống kính, thân máy lỗi mốt bởi một dSLR khác có nhiu pixels hơn...Cũng sẽ không còn là cần thiết việc thường xuyên theo dõi thông tin "update" trên internet. Như vậy, nhiếp ảnh gia đen trắng có thể nghiên cứu sâu hơn v kỹ thuật và trụ vững với nó. Những căn bản được nắm chắc rồi thì ta chỉ cần tập trung vào riêng sáng tạo...

3. Từ khổ 24x36 tới 4x5...
Nhiếp ảnh đen trắng rất đa dạng trong chủng loại phim, v độ nhạy cũng như định dạng. Nếu như ta nói rằng một chiếc dSLR 6 Mpix cho ảnh có chất lượng nói chung tương đương với một chiếc SLR lắp phim 24x36 ISO 100 thì chiếc máy ảnh "Moyen- Format", với giá khá đại chúng, lại cho kết quả đẹp hơn nhiu. Giá của một cuộn phim 120 vào khoảng 2,5 - 3,5€ và các thao tác tráng, in ảnh cũng không có gì đặc biệt hơn loại phim 135. Và như thế thì tại sao ta lại không nghiêng v chất lượng hình ảnh khó có thể so sánh nổi với dòng máy "Moyen-Format". Hiện tại, mua một chiếc máy 20x25cm mác Edward Weston "second-hand" chỉ khoảng 1 500€, và để trang bị một labo in ảnh "planches-contact" cũng rất đơn giản.
Với mỗi một "format" ta có một chất lượng ảnh rất đặc trưng. Ta vẫn hay thường nói là có thể chấp nhận độ phân giải thấp vì sẽ đứng ngắm tấm ảnh từ xa, tối thiểu là tại một khoảng cách tương đương với đường chéo của ảnh. Nhưng một trong những khoái cảm của ảnh phim là có thể ngắm nhìn các tấm ảnh khổ lớn thật gần để thích thú với những chi tiết hay các "motif" của hạt ảnh mà nếu đứng xa ta chỉ có thể nhìn rất chung chung mà thôi. Đó chính là lý do khiến ta dùng máy ảnh "Moyen-Format", "Grand-Format" hay loại phim như "Technical Pan".

4. Tất cả mọi độ nhạy
Từ độ nhạy siêu chính xác của Technical tới hạt ảnh của Delta 3200 hay Tmax 3200, chúng ta có một sự lựa chọn rất rộng. Ta có thể nhẩm tính được tối thiểu là 20 loại phim "tiêu chuẩn". Và mỗi loại phim có một chất riêng không thể nào bắt chước với một gam mầu xám của chính nó. So với kỹ thuật số thì phim cổ điển hoàn toàn chiếm ưu thế với độ nhạy lớn hơn ISO 400. Tại ISO 800, ISO 1600 hay ISO 3200, lúc chụp ảnh trong nhà, khi một cú đèn flash làm hỏng hết ánh sáng không gian, thì phim đen trắng vẫn là không thể nào sánh được.

5. Đầu tư cho Labo r
Khi ta đọc lại những gì được viết trong quyển "La Photo" của Sieff hoặc trong "La Photopgraphie" của Boubat, những tác phầm được tái bản nhiu lần từ 30 năm nay, ta có thể nhận thấy rằng những lời khuyên và kinh nghiệm quý báu không h mất đi giá trị của chúng. Một chiếc máy phóng "Durst" của những năm 60, 70 luôn cho phép phóng những tấm ảnh đẹp. Thị trường thiết bị nhiếp ảnh cũ ngày càng phong phú cho phép ta mua được những thứ tốt và rẻ. Và nếu như bạn quyết định đầu tư vào thiết bị mới toanh thì chắc chắn trong vòng 10 năm sẽ chẳng phải lo lắng gì v kỹ thuật cả.
Điu quan tâm duy nhất là tìm được một diện tích đủ rộng để lắp đặt Labo. Với chi phí khoảng giá tin một chiếc dSLR loại nghiệp dư, mà giá trị của nó sẽ mất đi -50% trong vòng 6 tháng, bạn hoàn toàn có thể trang bị một Labo "Pro" cho thể loại 24x36 hay 6x7...

6. Phóng ảnh ở mọi kích thước
Đây là một tiêu chuẩn mà nhiu người quên khi lựa chọn kỹ thuật số: ta bị hạn chế với khổ giấy của máy in, A4, trong 90% các nhu cầu sử dụng thông dụng.
Trái lại trong Labo ta có thể phóng ảnh 30x40 cm cũng như 24x30 hay 40x50, 50x60 mà chỉ cần sắp xếp lại một chút. Gam giấy phóng ảnh vẫn còn rất phong phú từ số lượng cho tới các tông giấy khác nhau. Nếu như bạn muốn làm một triển lãm ảnh thì hoàn toàn có thể in ảnh tại gia. Với kỹ thuật số, ta bắt buộc phải mang ảnh tới các Labo Pro với giá cắt cổ hay tạm hài lòng với chất lượng phóng ảnh "đại chúng" của các Lab bình dân.
Và ta cũng không nên quên rằng với phim, ta sẽ có được tấm ảnh chung cuộc chất lượng cao và giá rẻ hơn là tự phóng lấy với máy in.
Cuối cùng thì ảnh phóng từ phim không bị hiện tượng "métamérisme" - thay đổi tông mầu tuỳ theo nguồn sáng như với ảnh in bằng inkjet.

7. Chất hạt trên ảnh
Ảnh từ phim mang một dấu ấn đặc trưng: hạt ảnh. Nó chính là ADN của phim, hiện thân của cấu trúc phim - rất không đu. Cho dù hạt phim có hiện rõ hay không trên ảnh thì chúng vẫn là một phần của thế giới phim.
Một số người tìm cách tránh, một số khác lại đi tìm hạt phim thể hiện trên ảnh. Khi ta muốn hạn chế hạt phim thì có thể dùng các phim có độ nhạy thấp, như Technical Pan ISO 100, Acros, Delta hay Tmax. Chuyển sang dùng MF hay "chambre" cũng cho phép tạo nên những hình ảnh mà hạt phim là không nhìn thấy hay rất mịn. Ngược lại, khi ta muốn thể hiện sự nổi hạt trên ảnh thì chỉ cần dùng các phim có độ nhạy ISO tối thiểu từ 400 hay thậm chí dùng ISO 1000 (Fuji Neopan, Ilford Delta và Kodak Tmax).
Mỗi một loại phim có một cấu trúc hạt điển hình của nó, như thế ta chỉ cần lựa chọn loại phim thích hợp với chủ đ mà mình định thể hiện mà thôi. Thiết bị tráng phim cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới độ hạt của phim. Cặp Tri-X/Rodinal rất nổi tiếng v chất lượng ảnh hạt.
Trong kỹ thuật số, mọi lao tâm khổ tứ của nhiếp ảnh giá đu bị khống chế bởi khả năng thể hiện của thiết bị in như kích thước của giọt mực chẳng hạn.

X-8, BỐ CỤC - HỘI HỌA VÀ NHIẾP ẢNH

Để trả lời cho câu hỏi v sự khác nhau giữa bố cục một bức tranh vkhu hh của một tấm ảnh sẽ tốn rất nhiu giấy mực, hay nói một cách hiện đại hơn là sẽ mất rất nhiu giờ internet và hao mòn bàn phím.
Chặng đường để đi tới kết luận cuối cùng còn dài hay thậm chí ta không thể có một kết luận rõ ràng. Câu hỏi đặt ra rất lý thú và chúng ta hãy cùng nhau giải đáp.
Có người nói "Đỉnh cao của Nhiếp Ảnh là Hội hoạ", câu nói này đúng trong giới hạn thể hiện của nghệ thuật muốn mang lại cảm xúc cho người xem. Nhưng đứng v mặt kỹ thuật đơn thuần thì giữa Hội hoạ và Nhiếp ảnh có tồn tại nhiu sự khác biệt.
Sự chuẩn bị mang tính hiển nhiên của một hoạ sĩ trước khi thể hiện ý tưởng của mình là lựa chọn vật liệu với một b mặt thích hợp (Toan, lụa, giấy...) cũng như một khung tranh với kích thước hoàn toàn đặc biệt. Chính trong khung tranh này người hoạ sĩ sẽ thể hiện cảm xúc của mình. Người hoạ sĩ chịu trách nhiệm v khuôn khổ của khung vẽ, giống như nhà nhiếp ảnh lựa chọn cuộn phim để thể hiện những gì mình nhìn thấy, cảm nhận được bằng tâm hồn mình. Với một nhiếp ảnh gia thì khuôn hình hoàn toàn là biểu hiện mang tính vật lý thông qua khuôn ngắm của máy ảnh - một khái niệm mang tính mặc định trước. Còn với hoạ sĩ thì khung tranh chỉ đơn thuần là ý niệm, là sự sáng tạo của hình ảnh.

Vậy sự khác biệt nằm ở đâu trong bố cục?

1. Ta không thể chọn lựa một khuôn khổ tranh mang tính tiêu chuẩn cho hội hoạ
2. Để cho hội hoạ và nhiếp ảnh gần lại nhau thì có lẽ nên lựa chọn một khung vẽ có tỉ lệ gần với tỉ lệ của kích thuớc khuôn ngắm của máy ảnh?

3.Một bức tranh có thể không thể hiện một điu gì đó thật cụ thể nhưng một bức ảnh thì không thể là siêu tưởng.

4.Trong một khung vẽ có thể chứa đựng nhiu khung vẽ khác nhau, chồng chéo trên mặt phẳng, một bức ảnh thường giống như một khung cửa sổ hay cửa đi mà ta vẫn quen gọi là khuôn hình.

5. Cuối cùng thì trong nhiếp ảnh bạn có thể lựa chọn bất cứ điu gì mình muốn thể hiện nhưng không thể làm thay đổi vật thể tồn tại, trong Hội hoạ bạn có thể sắp đặt và tổ chức bố cục các yếu tố hình thức theo trí tưởng tượng phong phú của mình.

Vậy đó, ngay từ trong khái niệm căn bản thì bố cục của Hội hoạ và Nhiếp ảnh đã rất khác nhau rồi. Nhưng chúng lại vẫn mang những đặc tính chung của nghệ thuật.

Điu bí mật nằm ở đâu?

-------------------------------------------


XI, THÔNG TIN VỀ SÁCH
Tên sách: Nhiếp ảnh số căn bản
Nguồn: HaNoiCorner.com, Photovn.com, TTVNOL.com
Tác giả: Nguoithanglong (HNC), Lekima (Photovn) và các bạn khác
-----------------------------------------
Tham khảo thêm :
Nguyễn Hoàng Ấn: NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2
Nguyễn Hoàng Ấn: NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét