TÔI VƯỢT BIÊN (phần 1)
Tôi dựa trên một câu chuyện cụ thể, để giải bày một tâm sự đã qua của một thế hệ, về "chuyện học hành, lý tưởng, tình yêu ... ". Trước một bước đi "định mệnh" xa quê hương...(chỉ nói về cảm xúc nhiều hơn là chính trị).
Bằng: tâm sự và chính kiến của riêng mình...
Bằng: tâm sự và chính kiến của riêng mình...
Trời chiều, ba mẹ tôi lặng lẽ tiễn tôi ra xe lam, tại cổng chính ấp Quảng đà, tôi đi một mình. Tôi chỉ làm theo sự sắp đặt sẵn, có người sẽ đón tôi tại Sài gòn, chỉ đơn giản đóng vai thằng bé đi SG chơi một mình. Tôi bắt đầu rời nhà đi "vượt biên" như thế.
Xe chạy, tôi cố tình ngồi ở đầu băng ghế, cảnh vật lùi dần: Quảng đà, Hòa bình, Bàu cá, Bàu xéo...rồi rừng cao su. Tôi không dám chớp mắt, sợ bỏ sót ... không thu được các hình ảnh thân quen vào đầu - lần cuối. Cả tháng nay tôi có học được gì đâu! tôi nói gần, nói xa, cho thằng Quân, thằng Tú, thằng Hoàng, thằng Phục... rằng "tau sẽ ra đi"... nhưng bọn nó có hiểu đâu, "đầu bò"... sao tụi mày ngu thế.
Thằng Tú thì lẽo đẽo theo Kim Tuyến, Tiết Hạnh. Thằng Quân thì suốt ngày say sưa kể chuyện vượt biên của anh nó, như là một chiến tích đáng tự hào. Thằng Hoàng thì mơ mơ màng màng ôm đàn, hát đi hát lại bài "Đôi mắt"... hình như, nó yêu Bà Năm. Thằng Phục thì chỉ lo câu cá ... Không có ai nhìn thấy tôi buồn hết. Buồn thật !. hu... hu...
Trong lớp chúng tôi lúc nào cũng thường trực tâm sự "vượt biên" nhìn mặt đứa nào cũng bí hiểm, cũng có thể "ra đi"... Không thằng nào, có thể tin được.
Thằng Chính, thằng Tài, thằng "Hải lé", thằng Quân ... chúng chỉ có một đề tài: "vượt biên", rồi thằng Quý lúc nào cũng lảm nhảm tiếng Anh như một pháp sư, thằng Hoài Nam suốt đời không dám đụng một giọt cafe... nó mơ làm ca sĩ. Tất cả "đồng bóng và bí hiểm" như một lũ "tà ma ngoại đạo" Có tập trung học gì đâu - mà giỏi. Thằng nào cũng có thể bất ngờ biến mất trong ngày mai. Tôi tin rằng, lớp chúng tôi ngày đó không có học sinh dốt, chỉ có học sinh bí hiểm và không chịu học .
Còn đám con gái : từ bà Huệ, bà Năm, bà Thơm, bà Hóa, cho tới "Hương ngoài đèo" Kim Thìn, Kim Tuyến, Tiết Hạnh, Ngọc Anh, Bích Hải, Bích Lài ... sao vẫn có điều gì đó "ám muội" khó hiểu quá. Họ xuất hiện như người đẹp trong truyện "Liêu trai chí dị " làm cho tôi thấy sờ sợ... có đó, và có thể mất đó. Tôi sống trong ảo giác của một thằng sắp đi xa.
Có thế hệ học trò nào, có tâm trạng học hành như thế này không?
...
...
Biết vậy hôm qua tôi nói thẳng: "Ngày mai tau đi vượt biên - sống chết chưa biết, tụi mày ... ở nhà mạnh giỏi". Ít ra, tôi cũng lượm được một vài lời chia tay, để giờ này ngồi trên chiếc xe lam này mà đở tức.
Lỡ có bề nào ... chẳng có lời chia tay nào mang theo hết.
Rừng cao su mùa thu hoạch, lá xanh um, mùi đất ẫm, cộng với mùi thúi của mũ cao su sao tôi nghe thơm nồng nàn. Con đường đất đỏ trong lô ngày nào tôi cũng đi qua, tôi biết từng vũng nước sâu, nước cạn. Chổ này thằng Phục té, chổ kia tôi trật xích..., xe chạy mau quá, cảnh vật lùi dần, lùi dần, trí nhớ của tôi không theo kịp, xe chạy ngang qua trường "chuồng bò" con đường dẫn vào trường với hàng tràm bông vàng rụng đầy lối, ẩm ướt lắm và lầy lội lắm ... đầu đường nơi gốc cây tràm ấy, trưa nào, tan giờ học bọn tôi cũng tụ lại đón xe, nghe rân ran bài hát "Ai đã qua rừng miền đông đất đỏ ..." mà... bụng đói cồn cào.
Xa nhé, xa nhé! ... Tau đi chuyến này, xa mày luôn, không bao giờ trở lại.
Ngày ấy. Tại sao tôi phải ra đi? cũng có những ý tưởng thầm kín cao siêu.. để biện minh cho chuyện đi ở, nhưng thực tế ngày ấy tôi đi để mong có cơ hội giúp đỡ kinh tế gia đình... Nếu có điều kiện, ngày ấy ai cũng muốn đi. ..."ở nhà cực quá, con đi đi, để có tương lai". Mẹ nói thế, nên... tôi đi !.
Vượt biên - ngày ấy là chấp nhận cái chết, đi ngày ấy là nghĩ không bao giờ được trở về. Trời về chiều và bắt đầu sẫm tối, xe chạy đến cầu Sài Gòn, trước mặt tôi Sài gòn đã hửng đèn lên trên nền trời tối, thế là hết, Ba mẹ, anh em, bạn bè ở lại với nhịp điệu đời thường nhé, tôi đi.
Tôi chìm trong ánh đèn phố xá. Tạm biệt, tạm biệt ... và ... vĩnh biệt !.
Tôi không khóc, nhưng nước mắt tôi cứ chảy...
...Làm rẫy cực thật nhưng chiều về đi ngang đỉnh đồi "hú" một tiếng là thằng Quân nó "hú" lại ngay, tôi với nó cùng đi bộ về, vừa đi vừa kể đủ chuyện trên trời dưới đất, bảy ngọn đồi, 15 cây số, sình lầy trơn trợt, hai thằng "lướt đi" như hai Ông Thánh.
Rồi ... "ngơ ngơ - ngáo ngáo" tôi chưa kịp có một cái nắm tay, yêu... hay bạn gì cũng phải nói ra chứ, "sống để bụng, chết mang theo" à ?.
Rồi ... ông "Nghiệp" dạy Lý mới về (non ơi là non), lên bảng còn lập cà lập cập, ông mới cho tôi vào đội học sinh giỏi Lý mà, sao không từ mà biệt vậy!
Tôi không khóc, nhưng nước mắt tôi cứ chảy...
...Làm rẫy cực thật nhưng chiều về đi ngang đỉnh đồi "hú" một tiếng là thằng Quân nó "hú" lại ngay, tôi với nó cùng đi bộ về, vừa đi vừa kể đủ chuyện trên trời dưới đất, bảy ngọn đồi, 15 cây số, sình lầy trơn trợt, hai thằng "lướt đi" như hai Ông Thánh.
Rồi ... "ngơ ngơ - ngáo ngáo" tôi chưa kịp có một cái nắm tay, yêu... hay bạn gì cũng phải nói ra chứ, "sống để bụng, chết mang theo" à ?.
Rồi ... ông "Nghiệp" dạy Lý mới về (non ơi là non), lên bảng còn lập cà lập cập, ông mới cho tôi vào đội học sinh giỏi Lý mà, sao không từ mà biệt vậy!
Có ai làm mày giận hờn đâu mà mày bỏ "đất nước" này ra đi !, rồi mẹ mày từ nay nấu "mì quảng" ai ăn, đúc bánh xèo ra, ai là người bốc cái bánh nóng đầu tiên... thế đấy, và tôi bật khóc ... nghẹn ngào. Mọi người nhìn tôi, ngạc nhiên, nhưng không ai hỏi. Dân thành phố ... vô tình thật. Tôi ghét ... Sài Gòn !
Đi để làm gì ... tôi đi để làm gì?...
Tôi đi Vượt biên theo tuyến sông Sài gòn, Cần giờ... đường dây mua bến bãi, đường dây quý tộc.(nghe lõm được như thế) Tôi đi với người cậu ruột.
Ngày ấy có rất nhiều cách để đi, có người bỏ vàng ra mua tàu đánh cá, có người tự gom nhau mua thuyền vượt biển, có người hối lộ mua bến bãi ... có người đi ở Sài gòn, có người đi ở Kiên Giang, có người đi ở Vũng tàu... rồi cũng có người đi đường bộ, có nhiều cách lắm, nhưng cách nào cũng nguy hiểm, cũng phải đem mạng sống mình ra đánh đổi, không có cách nào là tuyệt đối an toàn hết. Đi được hay không là "số phận".
Ngày ấy có rất nhiều cách để đi, có người bỏ vàng ra mua tàu đánh cá, có người tự gom nhau mua thuyền vượt biển, có người hối lộ mua bến bãi ... có người đi ở Sài gòn, có người đi ở Kiên Giang, có người đi ở Vũng tàu... rồi cũng có người đi đường bộ, có nhiều cách lắm, nhưng cách nào cũng nguy hiểm, cũng phải đem mạng sống mình ra đánh đổi, không có cách nào là tuyệt đối an toàn hết. Đi được hay không là "số phận".
Ở Sài gòn nằm chờ đợi 2 ngày, nghe nói bị trục trặc điều gì đó... buồn thì buồn, chứ nếu phải quay về thì "tiêu", tôi cũng hơi lo... có chết cũng chịu, không thể quay về được đâu, tôi quên hết mọi chuyện và tập trung lo về việc sắp tới. Người ta nói với tôi rằng: nào là - "con nuôi má, con nuôi cá, má nuôi con". Nghe ghê ghê làm sao? thôi thì đành vậy, không còn đường lui rồi Ấn ơi ! .
Giờ này, ông Thắng ròm dạy sinh, đang đánh bóng chuyền, ông Nghiệp đang lập cà lập cập với cái lò xo, dao động điều hòa trên bảng... Thằng Tú ria, đang lúi húi viết cái gì đó, rồi vò lại, ném lên con Kim Tuyến... Còn mày, ngồi đây mày chờ một cái gì, mà mày không biết. Bầu trời bên Mỹ có xanh hơn không? mà mày tìm kiếm. Ở đây mày cũng được đi học mà, có ai bắt mày đi bán vé số đâu? ...Mọi người sống được thì mày cũng sống được, cần gì phải đi Mỹ. Việt nam phải làm cực khổ, mày qua Mỹ, ở không, người ta nuôi à!...
Ngu ngơ, tự hỏi hoài ... nuối tiếc hoài..., tôi ngủ thiếp đi.
Sáu giờ chiều, cậu kêu tôi dậy: "tới giờ rồi, dậy đi con". Cậu đưa tôi đến một nhà hàng sang trọng. Sang lắm, lần đầu tiên thằng "nhà quê" như tôi nhìn thấy nhà hàng đẹp đến thế, nhiều đèn, nhiều món và nhiều bia... con gái đẹp cũng nhiều. Ngồi trên xe hơi, đi trên đường nhựa, bước vào nhà hàng ai nấy sạch sẽ bóng loáng không hề dính một tí đất đỏ của quê mình, tôi cố bước chậm lại, không đi nhanh như đi rẫy, có cô gái ra kéo ghế mời tôi ngồi, tôi nhìn dáo dác, "chị" ấy đang mời mình ... (hồi đó, cứ thấy gái đẹp là cà lăm - ấp úng kêu bằng "chị" - ngu thật) Sau một chầu ăn nhậu, nhiều bia lắm - tôi cũng có uống ké chút chút.
Tôi được bàn giao. Người ta chở tôi đi giữa phố đêm, Sài gòn về đêm đẹp thật! lung lung hơn đom đóm trong rẫy nhiều. (ngày ấy, về đêm, tôi chỉ biết đèn dầu và đom đóm)
Tôi được bàn giao. Người ta chở tôi đi giữa phố đêm, Sài gòn về đêm đẹp thật! lung lung hơn đom đóm trong rẫy nhiều. (ngày ấy, về đêm, tôi chỉ biết đèn dầu và đom đóm)
Như là một "điệp vụ" tôi được bàn giao cho một chú khác, là người đứng ra sắp xếp hành trình cho tôi đi, tôi đi cùng với thằng em của chú. Đi với ai không quan trọng, tôi chỉ biết nhắm mắt làm theo lời của cậu mình. Tôi biết: cậu mình là một trong những người tổ chức, đồng thời sẽ là thuyền trưởng, ông là đại úy hải quân VNCH. Ông sẽ không đi cùng tôi, cho tới khi cả hai cùng lên tàu ra biển. Thế đấy, tôi lại tiếp tục hành trình vượt biên... một mình.
Chuyến đi được bắt đầu ngay đêm hôm ấy. Một chiếc ghe máy nhỏ, của một người nông dân Cần giờ đón tôi. Hình như... tôi đã được giao cho "thổ dân" rồi!.
Thôi mặc kệ. Cứ đi... trời tối, ghe chạy mãi, chạy mãi, sau vài câu chào hỏi xã giao ban đầu, người thổ dân ấy không nói nữa, ông ta yên lặng như một người câm. Sau vài câu hỏi, không nghe ông ta trả lời, tôi cũng ngại, và không hỏi nữa.
Thôi mặc kệ. Cứ đi... trời tối, ghe chạy mãi, chạy mãi, sau vài câu chào hỏi xã giao ban đầu, người thổ dân ấy không nói nữa, ông ta yên lặng như một người câm. Sau vài câu hỏi, không nghe ông ta trả lời, tôi cũng ngại, và không hỏi nữa.
Chỉ còn tiếng ghe máy, tiếng ếch nhái, bầu trời đầy sao và tôi là còn tồn tại. Bầu trời rực sáng của Sài gòn chìm dần, chìm dần, trong nước rồi mất hẳn. Tôi đi về đâu ?- không biết. Tôi đi với ai? - không biết.
Ngày mai mặt trời có lên không? chờ đón tôi sáng mai là lâu đài cổ tích, hay hang ổ của chằng tinh... tôi không rỏ. Trong đầu tôi lại hiện hên câu slogan quái quỉ : "một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con". Thà, được vung kiếm đánh đấm với chằng tinh rồi chết, chứ đừng để tôi phải chết lặng lẽ bí hiểm trong tay ông "thổ dân" này.
Ngày mai mặt trời có lên không? chờ đón tôi sáng mai là lâu đài cổ tích, hay hang ổ của chằng tinh... tôi không rỏ. Trong đầu tôi lại hiện hên câu slogan quái quỉ : "một là con nuôi má, hai là con nuôi cá, ba là má nuôi con". Thà, được vung kiếm đánh đấm với chằng tinh rồi chết, chứ đừng để tôi phải chết lặng lẽ bí hiểm trong tay ông "thổ dân" này.
Bạn bè ơi! một cái nắm tay, tôi chưa... dám thử
Tôi chết lúc này, tiếc lắm... bạn bè ơi !
Tôi chết lúc này, tiếc lắm... bạn bè ơi !
Bọn thằng Phục, thằng Hùng, thằng Tú, thằng Thứ, thằng Mục, sao tụi mày có phước đến thế. Giờ này, nữa đêm, tau đơn độc giữa trời đêm với một thổ dân, còn tụi mày, giờ này nệm êm, chiếu ấm, sau này đừng giở giọng nói rằng: Tụi mày có tuổi thơ gian khổ nhé!. Không còn nữa những ngày tôi leo mui xe đò đi học, ăn cắp chôm chôm, không còn nữa, giữa thác Đa hàn, tôi nằm ngữa nhìn trời mây, thấy hình của mình khẻ hôn... một ai đó.
... Làm rẫy có gì đâu mà cực, học giỏi có gì đâu mà khó ?. Tôi thèm được cực và được khó - ngay bây giờ... Tôi sợ.
Ngồi đây, tôi ganh tị với bạn bè. Nghĩ lại thấy mình cũng hèn, chết sống chưa rỏ, không biết lo, chỉ giỏi ganh tị với bạn.
Ghe chạy từ lạch, ra sông, ra cửa biển, rồi về sông rồi vào lạch, nhìn cái bóng dáng mờ mờ của bờ, tốc độ chạy của ghe, và động tác của người "thổ dân" tôi đoán thế. Ghe chạy chậm, luồn vào trong rừng đước, lắc léo, chắc là sắp tới nơi cần đến. Đến đâu? không biết. Trời cũng hừng đông, mặt trời nhú lên trên biển rất đỏ, đỏ hơn mặt trời trong rẫy.
Đêm qua, tôi như người bị bịt mắt đưa đi xa... rất xa, tôi đã lạc mất đường về. Đừng trông mong vào chuyện quay trở lại nhé !. Nghỉ thế, trong lòng tôi nghe nặng trĩu. Người "thổ dân" cất tiếng: "ngủ chút đi, còn xa" chỉ vỏn vẹn 5 chữ sau một đêm đối mặt với tôi.
Đêm qua, tôi như người bị bịt mắt đưa đi xa... rất xa, tôi đã lạc mất đường về. Đừng trông mong vào chuyện quay trở lại nhé !. Nghỉ thế, trong lòng tôi nghe nặng trĩu. Người "thổ dân" cất tiếng: "ngủ chút đi, còn xa" chỉ vỏn vẹn 5 chữ sau một đêm đối mặt với tôi.
... Ngủ sao được mà ngủ, tôi biết bơi mà, phải thức để đề phòng ông ta, phải thức để kịp thời trốn chạy chứ!
---------------------------------------------------
(còn tiếp)
---------------------------------------------------
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét