Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Chụp đêm

Chụp đêm

Đăng lúc: . Đã xem 4645 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chụp đêm
Chụp đêm
Chụp ảnh đêm là một quá trình thử nghiệm với các cách kết hợp tốc độ và độ mở khác nhau. Chụp ảnh dưới ánh sáng ban ngày vốn là công việc khá dễ dàng. Bạn có thể sử dụng ISO thấp và tốc độ cửa trập lớn để có được những bức ảnh có chất lượng tốt và sắc nét. Nhưng khi hoàng hôn buông xuống và ánh sáng bắt đầu giảm, bạn sẽ nhận thấy rằng phải hạ tốc độ, tăng ISO, và hậu quả là bức ảnh có thể bị rung mờ hoặc ảnh sẽ rạn, vỡ, cho dù máy bạn có tích hợp cơ chế chống rung.
Với máy ảnh du lịch, bạn sẽ không thể can thiệp gì nhiều vào quá trình phơi sáng. Nhưng với máy ảnh thay ống kính, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian phơi sáng nào là cần thiết. Vì thế, với sự giúp đỡ của chân máy, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để có được một bức ảnh đêm ấn tượng.

Cài đặt máy ảnh



Chuyển máy về chế độ ưu tiên cửa trập hoặc chỉnh tay. Ảnh: Cnet.
 

1. Đặt chân máy lên mặt phẳng vững chãi. Điều chỉnh độ dài chân máy cho phù hợp.

Mẹo: Các chân máy nhỏ gọn vốn vẫn được bán kèm khi mua máy du lịch thường quá nhẹ, không phù hợp với DSLR. Nếu thích chụp ảnh đêm, hãy đầu tư một chân máy vững chắc. Chân máy tốt ngoài việc giữ cho máy ảnh ổn định, còn cho phép bạn có thể xoay hay trượt máy dễ dàng vơi mọi góc độ trong khi chụp ảnh.
 

2. Chuyển máy ảnh về chế độ ưu tiên cửa trập hoặc chế độ chỉnh tay. Các chế độ này cho phép bạn điều chỉnh tốc độ cửa trập, thông số đặc biệt quan trọng khi muốn chụp các bức ảnh với thời gian phơi sáng lâu.



Điều chỉnh các thông số chụp ảnh. Ảnh: Cnet.
 

1. Khi đã căn khung, bạn đã sẵn sàng cho việc điều chỉnh các thông số để chụp ảnh.

 

2. Quay bánh xe điều chỉnh tốc độ cửa trập cho đến khi hiện dấu (") đằng sau con số (với nghĩa là số giây cửa trập sẽ mở). Ví dụ, 30" sẽ là 30 giây, trong khi nếu bạn quay về 30 sẽ có nghĩa là 1/30 giây.

 Mẹo: Khi chụp ảnh với thời gian phơi sáng lâu, tốt nhất nên sử dụng ISO thấp nhất có thể, nó sẽ khiến cho bức ảnh bớt nhiễu hạt hơn.
 

3. Nếu sử dụng chế độ ưu tiên cửa trập, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh độ mở. Còn nếu bạn chụp với chế độ chỉnh tay, hãy điều chỉnh độ mở cho đến khi con trỏ báo thông số phơi sáng (khung màu đỏ hình trên) nhấp nháy ở vị trí chính giữa (đủ sáng).

 

4. Giờ là lúc sẵn sàng bấm máy. Tuy nhiên, việc bấm vào nút chụp có thể khiến cho máy ảnh hơi rung nhẹ, khiến bức ảnh trở nên mờ. Nếu máy ảnh có cổng cắm cho thiết bị điều khiển từ xa, hãy dùng điều khiển để chụp để không đụng tới máy ảnh. Nếu không, hãy sử dụng chức năng hẹn giờ chụp tích hợp trong máy để tránh phải bấm máy và làm cho máy bị rung.

 

5. Khi ảnh đã được chụp, kiểu tra hình ảnh để xem phơi sáng đã đúng chưa. Nếu quá sáng, hãy đẩy tốc độ lên nhan hơn. Nếu quá tối, hãy để thời gian chậm lại một chút, cứ thế điều chỉnh cho đến khi có được bức ảnh ưng ý.


Sử dụng chế độ Bulb (B) và các chế độ mặc cảnh


Chế độ Bulb (B). Ảnh: Cnet.

Nếu muốn chụp những bức ảnh với thời gian phơi sáng thực sự dài (chẳng hạn tới 30 phút), hãy sử dụng chế độ Bulb (B) vì khoảng thời gian này quá lớn đối với chức năng đặt thời gian cửa trập của máy. Chế độ B cho phép bạn để thời gian bao lâu tùy thích, máy chỉ đóng khi nào bạn nhả nút chụp. Tuy nhiên, do phải giữ tay vào nút chụp nên thao tác này cũng dễ làm rung máy, vì thế tốt nhất luôn chụp với điều khiển từ xa.

Nếu không muốn thử nghiệm phức tạp với các hiệu chỉnh thời gian cửa trập, bạn vẫn có thể sử dụng các chế độ mặc cảnh có sẵn trên máy ảnh như chụp đêm. Với các chế độ này, máy ảnh sẽ tự động tính toán ánh sáng khung cảnh và đưa ra các thông số tối ưu giữa tốc độ và độ mở để ảnh đủ sáng.
 

Một số ảnh chụp đêm



Một cảnh chụp đêm. Ảnh: Cnet.

Bằng cách sử dụng thời gian phơi sáng lâu, bạn có thể bắt được những bức ảnh thú vị với các vệt sáng do đèn ô tô tạo thành như trên.

Kể cả với các bức ảnh tĩnh, bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo thành các vệt sáng. Điều kiện cần ở đây là một ống zoom, và trong khi máy đang ở chế độ phơi sáng, hãy xoay ống zoom để tạo vệt cho các bóng đèn đường.

Chụp ảnh đêm là cả một quá trình thử nghiệm với các cách kết hợp tốc độ và độ mở khác nhau, vì thế để có được một bức ảnh ấn tượng, hãy xác định bạn sẽ phải chụp thử rất nhiều tấm với nhiều kiểu kết hợp khác nhau, từ đó mới có thể biết được sự kết hợp nào là tối ưu nhất trong hoàn cảnh nào.
 ---------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét