Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Cách chụp ảnh chân dung buổi tối

Cách chụp ảnh chân dung buổi tối

(sưu tầm)
Cách chụp ảnh chân dung buổi tối
Cách chụp ảnh chân dung buổi tối
4 kịch bản bạn có thể tự mình thực hành
Độ phơi sáng, đèn flash, độ rung máy và độ cân màu chỉ là vài trong rất nhiều yếu tố phải cân nhắc khi chụp ảnh chân dung vào buổi tối.
Chụp chân dung vào ban đêm khá phức tạp vì có nhiều yếu tố phải xem xét đến. Độ phơi sáng (exposure), độ chớp sáng (flash), độ rung máy và độ cân màu chỉ là vài trong rất nhiều yếu tố phải cân nhắc.
Nhiều camera hiện đại có sẵn các thiết lập để giúp bạn chụp ảnh ban đêm đẹp, nhưng tại sao có vài ảnh chụp thấy đẹp trong khi các ảnh khác lại bị mờ hay quá sáng?
Sau đây là 4 kịch bản bạn có thể tự mình thực hành. Thử nghiệm với máy ảnh Nikon D90 với ống kính 28mm, f/2.8, hầu như tất cả các máy DSLR đều có các thiết lập tương tự các thiết lập sử dụng dưới đây.

Chế độ phơi sáng ban ngày có mở flash

Thiết lập này thường được gọi là thiết lập “ngẫu nhiên”. Các thiết lập bạn thường dùng ban ngày đều rất tốt, nhưng vào ban đêm ảnh sẽ bị thiếu độ phơi sáng. Giải pháp hiển nhiên là phải bật flash. Ở chế độ thủ công, khi bạn bật flash, mỗi khi chụp flash sẽ tự tắt dù vẫn còn đang cần cho khung hình. TTL (through the lens) là thiết lập flash mặc định cho hầu hết các camera. Theo thiết lập này, phần tiền cảnh sẽ được chiếu sáng thích hợp, nhưng độ chiếu sáng của hậu cảnh vẫn còn tuỳ thuộc vào thiết lập độ phơi sáng trước đây của bạn. Kết quả là không được tốt lắm vì chủ thể thì đẹp và sáng, nhưng phần hậu cảnh hoàn toàn bị mờ.

Chế độ phơi sáng ban ngày có flash: Ảnh được chụp với thiết lập thủ công (manual), ISO 320, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/200. Flash mở theo thiết lập TTL.

Chế độ tự động

Chế độ tự động dùng để chụp ảnh chủ thể cho rõ nhưng không cần để ý đến hậu cảnh sẽ trông như thế nào. Dù ta có thể lấy nét cho cả cảnh chụp, nhưng ưu tiên vẫn là cho điểm tập trung. Chế độ tự động hoạt động tốt khi chủ thể và hậu cảnh có cùng độ sáng hay dùng chụp tiệc ban đêm khi điểm tập trung là tất cả mọi thứ quan trọng trong khung hình, nhưng dùng để chụp chân dung vào ban đêm trước một cảnh vật thì chế độ này không dùng được.

Flash tự động: Ảnh chụp theo thiết lập tự động, ISO 800, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/60. Flash mở tự động.

Chế độ chân dung đêm

Thiết lập chụp đêm trên camera của bạn sẽ làm giảm tốc độ trập đáng kể và sẽ chỉnh flash thành Auto + Slow Sync (tự động + đồng bộ chậm), một thiết lập báo cho camera biết là bạn đang chụp ảnh với độ phơi sáng chậm có flash, nghĩa là dù độ trập rất chậm, nhưng ánh sáng flash sẽ trùm lên chủ thể. Chụp theo thiết lập này sẽ phơi sáng thích hợp cho cả hậu cảnh lẫn chủ thể, nhưng độ cân màu bị nhiều màu đỏ và tốc độ trập bị chậm đến nỗi nếu chủ thể hơi chuyển động ảnh sẽ bị hiện tượng "bóng ma".

Thiết lập đêm: Ảnh chụp theo thiết lập chụp đêm với ISO 800, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/10. Flash mở theo chế độ Auto-Slow.

Chế độ thủ công

Nguyên tắc chung để chụp theo chế độ thủ công có flash là phơi sáng cho hậu cảnh, chỉnh flash theo thiết lập TTL, và sau đó chỉnh tốc độ trập nhanh hơn 2 mức (stop). Trong trường hợp này, ISO được chỉnh thấp hơn, nhưng cũng đạt cùng mục đích là cho đủ ánh sáng vào khung để phơi sáng hậu cảnh, nhưng chưa đến mức làm hư tiền cảnh. Do tốc độ trập chỉ hơi cao hơn chế độ chụp chân dung đêm, nên có thể tránh được hiện tượng các điểm sáng (bóng đèn) bị lóe quá mức và ISO chỉnh thấp hơn giúp giảm thiểu được nhiễu hạt.

Chế độ thủ công: Ảnh chụp theo thiết lập thủ công, ISO 320, khẩu độ f/2.8, tốc độ trập 1/20. Flash mở theo thiết lập TTL.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét