Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Sông "Vu Gia" của tôi, đã chết !


Sông "Vu Gia" của tôi, đã chết !
Tôi viết bài này để khóc cho một dòng sông đã chết: Sông "Vu Gia" của tôi.




Quê tôi: xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Mảnh đất trù phú được nuôi dưỡng bởi dòng sông Vu Gia.Trước đây. Tôi có một tuổi thơ êm đềm bên sông, sông đầu nguồn nước trong xanh ngọt lịm, đất dọc hai bên bờ sông gọi là "đất Cồn" trồng dưa hấu, trồng ớt... Bên phía trong giáp làng gọi là "đất Nà" trồng dâu, trồng bắp, trồng đậu. Còn trong nữa là đồng lúa mỗi năm ba vụ bạt ngàn, kéo dài từ Thuận Mỹ, Minh Tân, Phú Phước, qua Mỹ Nam, Mỹ Đông, Gia Cốc, Phú Thuận...Bên kia sông gọi là "đất Gành" trồng bắp, lúa, đậu. Mọi người dân quê tôi có cuộc sống bình yên quây quần bên sông như bầy con nhỏ bám quanh "mẹ hiền".
Chiều về, Chị tôi giặt đồ trên bến sông, tôi thì tha hồ ngụp lặn, cùng nhau chờ ba mẹ làm Gành về trên chuyến đò ngang - "đò ông Khê". Đò ông Khê, lúc nào về chiều cũng đông đúc, gọi là đò ngang chứ thực sự nó chỉ là một chiếc ghe lớn của gia đình chú Khê, đứng ra chở dân trong thôn qua lại trên sông, thù lao cho chú có thể là vài đồng một chuyến, hoặc cuối mùa là một thúng bắp.
Chúng tôi chỉ là một bầy trẻ nhỏ, tuổi từ 12 đến 15, chúng tôi yêu sông lắm... lắm.
Mùa khô dòng sông trong vắt. Nước không phủ tràn, nhưng 100m bơi vượt chiều ngang, cũng đủ làm cho một thằng bé kình ngư tuổi 13 ngao ngán. Ngày ấy, tôi quần cụt, đầu trần, chân đất nhận nhiệm vụ của bà đi hái rau heo. Thế là ... tôi có cả một thế giới tuổi thơ bên cạnh dòng sông của mình, đất Cồn dọc sông, rau cỏ mọc xanh rì, chỉ trong vòng 15 phút tôi đã có một bao rau to tướng, thời gian còn lại chúng tôi dành cho sông, sông mát lạnh giữa buổi trưa hè, tôi nằm ngữa thả mình cho trôi theo sông. Trôi đến đâu... không sợ. Bởi vì: cả khúc sông này đều là nhà của chúng tôi.
Chúng tôi quen nó, chúng tôi hiểu nó và chúng tôi thuộc lòng nó ... từ Hà Nha rồi đến cồn Phụng Minh, bến ông Quỹ Thú, bến Chợ Phường Đông.... rồi xuống nữa là bến đò ông Khê, bến Gia Cốc... Cầu Chìm, Núi Lỡ...tôi biết hết, tôi thuộc hết. Tôi thông thuộc dòng sông này như thông thuộc đồ đạc trong nhà mình. Ngày đó... tôi ở cạnh dòng sông còn nhiều hơn tôi ở nhà, hoặc tới trường.
Sông bắt đầu từ đâu và chảy về đâu?. Tôi cũng không rõ lắm. Tôi chỉ hiểu, nó bắt nguồn từ đâu đó rất xa trên thượng nguồn "Hiên - Giằng" huyền bí, qua rất nhiều ghềnh thác được thanh lọc thật kỹ trước khi tưới mát cho quê tôi. Rồi sau đó sông chảy về Cầu Đỏ, Thu Bồn, sông còn làm nguồn sống cho rất nhiều người ở phía cuối dòng.
Tôi nhớ lắm: Những chuyến ghe chở "Lòn bon, trái Sim" xuôi dòng từ Hiên, Giằng, trên thượng nguồn về cập bến "sông tôi", tôi nằm trong số bầy trẻ nhỏ nghịch ngợm bơi bám quanh ghe, lấy trộm trái cây.
Tôi nhớ lắm: Hình ảnh những người nối nhau chuyền dưa chất đầy ắp những chuyến ghe, cho đến khi nhìn xuống ghe chỉ thấy dưa, không thấy ghe đâu nữa, Những trái dưa hấu của đất cồn sông Vu Gia tròn trịa ngọt lịm và to lớn lạ thường, lớn hơn cả cái thùng gánh nước. Ghe dưa ngày ấy, được xuôi dòng về Ái Nghĩa, rồi đi mãi về nơi đâu... xa lắm, tôi không rỏ.
Tôi nhớ: Những buổi bình minh trên sông, tôi qua đò ngang đi học tại Ái Nghĩa, mặt trời lên, từ dòng nước lấp loáng, dát vàng trên sông, con đò chú Khê chống sào, rẽ lối vàng ... đưa tôi đi học. Đâu đó, trên mặt nước còn mờ hơi sương, có tiếng "hú" gọi nhau của bạn hàng đò dọc, có tiếng "ơi, ới" gọi đò ngang.
Có bao nhiêu chuyến đò ngang và bao nhiêu con đò dọc đã đi qua bến sông này: Đò ngang Gia Cốc, đò ngang Cầu Chìm, đò ngang ông Khê, đò ngang Chợ Chiều...Đò dọc Cấm Mùn, Hà Nha, Mỹ Hảo, Cầu Chìm, Ái Nghĩa.. nhiều lắm! Tôi không nhớ hết. Tôi chỉ nhớ dòng sông Vu Gia quê tôi ngày xưa: dọc ngang nhộn nhịp lắm !
Chuyện lớn, chuyện nhỏ, của làng quê, được mọi người "tỉ, tê" cho nhau nghe, trên những chuyến đò.
Tôi nhớ: Những buổi trưa hè, bên dòng sông mát lạnh, tôi đi dọc theo triền cát, câu những con cá bống cát. Ngày ấy cá nhiều lắm, giật liên tục, Một nồi cá bống kho tiêu của bà, tôi dễ dàng mang về sau một tiếng. Tôi đi dọc theo bờ, sông tràn vào trong cát, cát nhoài vào sông, vòng vèo, quện vào nhau, ôm bàn chân tôi... như níu giữ.
Tôi nhớ: Những buổi chiều trên sông, hết giờ làm Gành, mọi người vội qua đò ngang trở về nhà, tiếng gọi đò, tiếng bì bõm của đàn bò lội qua dòng sông, dòng sông trở thành điểm hẹn sáng chiều của cả làng. Họ kể chuyện cho nhau, họ tranh luận, và họ tắm trước khi về nhà. Quê tôi, họ không tắm ở nhà - sông là bến tắm.
Tôi nhớ: Những buổi tối trên sông, trăng soi vằng vặc có ai đó đang giặt đồ... "Người con gái đẹp nhất có lẽ là cô gái gội đầu bên sông", và ... tôi cũng đã có những rung động đầu đời từ... bến Vu Gia !.
Trai gái quê tôi, hầu hết họ gặp nhau và bắt đầu tình yêu từ bến sông, có lẽ... Họ yêu nhau bởi vì trong họ đã có một tình yêu chung: "yêu dòng Vu Gia"
Tôi nghe kể rằng dòng sông này linh thiêng lắm: Đứng bên dòng sông này "cầu được ước thấy". Dân làng Mỹ Hảo, Đại Phong thường cầu mưa thuận gió hòa, tại bến sông này. Sông chưa bao giờ phụ lòng người.
...
Từ dòng sông này tôi lớn lên.
Từ tầm nhìn trên một bến sông, tôi hiểu ra: Sau lũy tre làng, cuộc đời còn rộng lớn lắm. Khi được soi bóng xuống sông, tôi mới nhận ra rằng: Bầu trời trong xanh lắm, mây trời đẹp lắm, và làng quê tôi thanh bình lắm.
...
Tôi xa quê vào năm 1980. Sau 33 năm tôi trở lại, dòng sông của tôi không còn nữa.
Sông "Vu Gia" của tôi, đã chết !...
Tôi nhìn ngược về đầu nguồn, vẫn còn đây núi "Cấm Mùn", tôi lại nhìn xuống phía hạ lưu, vẫn còn kia "Núi Lỡ". Vậy con sông của tôi ... đâu rồi ?.
...
Chẳng còn nữa, những bến sông nhộn nhịp.
Chẳng còn nữa những tiếng "ơi, ới" gọi đò.
Chẳng còn nữa những buổi trưa hè, với những chuyến ghe xuôi dòng "Lòn bon, Dưa hấu" .
Chẳng còn nữa những đêm trăng trên bến, dưới thuyền... những lần hẹn hò vụng dại.
Sông Vu Gia chết. Quê hương trong tôi cũng trở nên héo úa.
Lẽ nào ... sông có thể "chết". Có cái gì đó nghèn nghẹn nơi cổ, khi tôi cất tiếng hỏi mọi người: Tại sao... tại sao... tại sao?
Ai đã giết con sông này?...
Tôi đi dọc lòng sông khô cạn, mà lòng mình nặng trĩu. Hình như tôi vừa mất điều gì thân yêu... mãi mãi... Ngọn gió khô rát, thổi bụi phủ mờ trên lạch nước đỏ ngầu. Hai bờ đất cồn xanh rì ngày xưa chỉ còn bơ phờ một đám cỏ tranh vàng úa.
Tang tóc đang ở đâu đó quanh đây, nơi bến đò "ông Khê" ngày nào đầy ắp tiếng cười. Ráng chiều phủ trên đáy dòng sông khô, tạo thành một màu "địa đàng" đỏ úa.
Sông "mẹ" chết, mà "con" không khóc được, chỉ nghèn nghẹn trong lòng. Căm giận, nhưng chẳng biết mình phải giận ai bây giờ ?.
- Giải thích làm sao đây với con tôi, khi tôi từng kể rằng: "Quê mình có ...một dòng sông"
- Giải thích làm sao đây với ba tôi, khi ông luôn mơ được trở về: "Một bến sông Quê"
Sông chết, đất đai khô cằn, hoa màu không canh tác được, Cồn dưa, Gành đậu, Nà dâu, Đồng lúa, trở thành đất chết. Thanh niên trong làng bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực, thôn làng tôi trở nên hiu quạnh, chỉ còn lại người già, và cỏ tranh.
Sông "mẹ" chết rồi, con cái bơ vơ...
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất nơi vùng quê "Đại Lộc", người chết rất nhiều mà sông không chết. Sông vẫn lặng lẽ làm nhân chứng cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, sông vẫn âm thầm bồi đắp mầm sống cho đôi bờ, mặc cho bom rơi đạn nổ.
Quê hương ngừng tiếng súng, sông Vu Gia bao dung làm nguồn sống chia đều cho những đứa con hai bên chiến tuyến, sông chia nước đều cho cả Quốc gia và Cộng sản... Sông không phụ người, sao người nỡ phụ sông!
Sông Vu Gia là thế, sông hiền lành như "mẹ".
Loài người ơi!... sao lại nỡ giết "mẹ"... của mình.
Họ nói với nhau rằng: Để nhanh chóng tiến lên XHCN, đầu nguồn sông được xây dựng 7 đập thủy điện: Thủy điện A Vương, thủy điện Sông Boung 2, thủy điện Sông Boung 4, thuỷ điện Sông Giằng, thủy điện Đak Mi 1, thủy điện Đak Mi 4, thủy điện Sông Côn 2.
Làm thủy điện là nhất định phải giết chết sông hay sao?... Đừng đổ thừa vì điện, vì ... dân.
Làm dự án thủy điện ở thế kỷ 21, mà không tính được lưu lượng của một dòng sông, không tính được tác động của công trình vào môi trường. Chuyện này chỉ có ở ...Việt Nam!.
Còn con đường nào... Để cứu Vu Gia không ?...
Hởi "Quảng Nam - địa linh nhân kiệt" có đứa con xa quê hôm nay trở về, đang lặng lẽ đứng ngậm ngùi giữa lòng đáy sông khô cạn. Sông "Vu Gia" đã chết. Mạch máu của đất Quảng từ nay sẽ ngừng chảy cho đến ... bao giờ !.
Tôi đứng đây tự trách mình, sao không kịp về ... cứu lấy Vu Gia
Về quê không thấy sông, như đứa con tìm về nhà mà không thấy mẹ !.
Ai đã giết chết dòng sông của tôi ? .
Không tha thứ được... Tôi không thể nào tha thứ được ./.


----------------------------------------------------------------
Nguyễn Hoàng Ấn - 16/8/2014

6 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay

6 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay

(Nguyễn Hoàng Ấn - Sưu tầm và  biên soạn)


Từ bao đời nay, đạo Phật đã gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam chính vì vậy chùa là nơi có giá trị tinh thần trong đời sống tinh thần Việt.
1. Chùa Trấn QuốcHà Nội.
Nguyên là chùa Khai Quốc, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng, chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần).Đến năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi và tồn tại cho đến ngày nay. Nơi đây  là chốn dừng chân hành đạo của nhiều danh tăng xưa và nay, đông thời còn là nơi lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ tátcó giá trị nghệ thuật, như pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ sơn son thếp vàng.

5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 1

2. Chùa HangQuảng Ngãi.
Chùa Hang có tên chữ là “Thiên Khổng Thạch Tự” (chùa do trời sinh ra), được xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1994. Nằm trong một hang đá lớn, ăn sâu vào lòng núi Thới Lới, mặt hướng ra biển Đông. Tương truyền rằng cách nay chừng 400 năm, khi các bậc tiên hiền ra Lý Sơn lập làng An Hải đã dựng ngôi chùa này. Nằm sâu trong một hang đá sâu chừng hai chục mét, cao chừng ba lần thân người.

5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 2

Chùa có bàn thờ Phật Di ĐàNhư Lai, Di Lặc ở chính giữa, bàn thờ Sư Tổ Đạt Ma ở bên trái, bàn thờ 12 Diêm Vương, ba vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và sáu vị tiên hiền làng An Hải bên phải. Các bệ thờ được gia công từ nhũ đá tự nhiên. Đặc biệt có hai lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân bản địa quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”.

5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 3
Chùa Hang có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, cùng với quần thể cảnh quan thiên nhiên đẹp, thật xứng đáng được gọi là đệ nhất danh thắng của biển đảo miền Trung.

3. Chùa KhleangSóc Trăng
Chùa Kh'Leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ. Chùa được bao quanh bằng ba vòng rào với khoảng cách rộng. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng là nơi yên nghỉ của các vị trụ trì. Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hóa Chăm.
5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 4
4. Chùa Bửu LongTP HCM.
Chùa Bửu Long có tên chính thức Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một Tịnh Thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có khuôn viên rộng hơn 11ha, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 5

Đặc biệt, chùa Bửu Long có một Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000m², cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á

5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 6
5. Chùa Hương Tích(còn gọi là chùa Hương)Hà Nội.
Chùa Hương chỉ cách Hà Nội 60 km về phía Tây Nam nhưng lại hội đủ loại hình du lịchdu lịch sinh tháidu lịch văn hóa, du lịch hang động... Hội chùa Hương kéo dài tới hơn 2 tháng từ trước rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba Âm lịch. Không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại. Một trong những cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên "Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung". Ở chùa Hương cổ vật bằng đá cũng khá nhiều. Điển hình là bia đá, có loại bia dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ), bia mài khắc trên đá. Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia "Thiên Trù tự bi ký" hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa.

5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 7
Ngược sông Yến đến với chùa Hương
5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam 8
Hội chùa Hương


6. Chùa Bái Đính 
Là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á[2], chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010
chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt NamĐại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 5 năm 2014.[3] Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha[4] bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...[5] vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
Chùa Bái Đính


Đại tượng Phật bằng đồng ngoài trời nặng 100 tấn kỷ lục Việt Nam



Tượng Phật Quan Âm bằng đồng nặng 90 tấn


Gác chuông có trống đồng và chuông đồng

Tam Thế Tượng

Kiến trúc cổ Việt Nam


Kiến trúc c Vit Nam
Kts.Nguyễn Hoàng Ấn - Sưu tầm và biên soạn (Lưu hành nội bộ)  
Mục lục
·                  1 Kiến trúc quân sự - quốc phòng
o                 1.1 Thành Cổ Loa
o                 1.2 Thành Hoa Lư
o                 1.3 Thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
o                 1.4 Thành Tây Đô
o                 1.5 Thành Huế
·                  2 Kiến trúc cung điện - dinh thự
o                 2.1 Kiến trúc cung đình Huế
·                  3 Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng
o                 3.1 Chùa tháp
o                 3.2 Đền miếu
o                 3.3 Văn Miếu - Văn chỉ
o                 3.4 Lăng mộ
o                 3.5 Đình làng
o                 3.6 Tháp Chàm
·                  4 Kiến trúc dân gian
o                 4.1 Nhà ở dân gian
o                 4.2 Kiến trúc công cộng dân gian
·                  5 Kiến trúc vườn cảnh
o                 5.1 Các vườn đẹp ở Việt Nam
o                 5.2 Trong nhà ở
o                 5.3 Trong công trình tôn giáo tín ngưỡng
o                 5.4 Trong triều đình
o                 5.5 Vườn Lăng tẩm
-----------------------------------------------------------------------------------
Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trướcthế kỷ 19. Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre,nứa, lá, gỗ, đá..., sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.
Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.
Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại hình như sau:

Kiến trúc quân s - quc phòng
Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp đài, đồn, cửa ô... Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ Việt Nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du, người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi vữa xây thành.
Bố cục thành Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) có 3 vòng rõ rệt: vòng ngoài, vòng trong và vòng giữa đều được đắp bằng đất. Người ta thông thường đào đất ngay tại chỗ đắp tường thành, phần đất bị đào đi tạo nên hào chạy xung quanh thành và hào cũng là bộ phận có tác dụng phòng ngự của thành. Thành Cổ Loa có hình dáng khá đặc biệt giống hình xoáy vỏ ốc. Toàn bộ xung quanh các vòng thành Cổ Loa đều có đào hào, trừ phía Tây Nam và Đông Nam là sông hoặc đầm lầy tự nhiên, còn toàn bộ là hào nhân tạo rộng từ 20–50 m.
Thành Hoa Lư (Ninh Bình) là kinh đô thuộc thời nhà Đinh - Tiền Lê. Đây là công trình đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của loại hình công trình phòng ngự trong lịch sử đương thời. Thành Hoa Lư nằm trên một khoảnh đất khá bằng phẳng trong khu vực những dải (dãy) núi đá vôi hiểm trở, bao bọc xung quanh, tạo thành những bức tường thành thiên nhiên kiên cố. Mười đoạn tường thành nhân tạo nối liền những dải núi đá vôi tạo nên 2 vòng thành khép kín sát cạnh nhau, được gọi là thành ngoài và thành trong, với diện tích toàn bộ khoảng trên 300 ha.
Thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Bài chi tiết: Hoàng thành Thăng Long
Thành Thăng Long thời nhà Lý gồm nhiều vòng thành. Vòng ngoài cùng là La thành, vừa là nơi phòng ngự, vừa là nơi ngăn lụt, có độ dài khoảng 30 km. Trong khu vực này là Kinh thành bao gồm nhiều phường phố, chợ búa... nơi ăn ở buôn bán sản xuất thủ công nghiệp của nhân dân và quan lại. Hoàng thành được xây bằng gạch, là nơi đóng các cơ quan đầu não của nhà nước và triều đình phong kiến, bên trong có Cấm thành là nơi dành cho vua và gia đình ở, sinh hoạt.
Thành Tây Đô
Bài chi tiết: Thành Tây Đô
Cổng Tiền Thành Tây Đô, Thanh Hóa
Bình đồ của tòa thành gần như vuông, diện tích rộng 77 ha, đông tây khoảng 880 m, bắc nam hơn 870 m. Thành tường đắp bằng đất, bọc đá xanh bên ngoài. Kiên cố nhất là bốn cổng lớn trổ ra bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Cổng nam, tức cổng chính có ba lối đi xây cuốn tò vò, cao gần 10 m.[1]
Đây là công trình kiến trúc bằng đá quy mô rất lớn xây từ thời nhà Trần, và được coi là tòa thành cổ lớn nhất Đông nam Á nên đã được đề cử là Di sản Văn hóa Thế giớingày 29 tháng 9, 2009 với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO).[1]
Thành Huế
Bài chi tiết: Thành Huế
Cổng Ngọ Môn của thành Huế
Vòng thành ngoài là Kinh thành, xây kiểu Vauban, dạng gần hình vuông, mỗi cạnh 2235 m, chu vi gần 9000 m. Tường thành xây ốp bằng gạch hộp dày khoảng trên 2 m và cao khoảng 6,50 m. Vòng thành giữa gọi là Hoàng cung hay Đại nội hình chữ nhật. Vòng thành trong cùng là Tử Cấm thành. Tường xây cao 3,1 m, dày 0,72 m và có 7 cửa.
Kiến trúc cung đin - dinh th
Kiến trúc cung điện - dinh thự là kiến trúc tiêu biểu và điển hình của các triều đại phong kiến Việt Nam. Loại hình kiến trúc này huy động tập trung được cao độ vật tư và tài lực của cả nước hoặc một địa phương, thể hiện sự giàu có và quyền lực trong từng giai đoạn của từng hoàng đế trị vì. Có thể nói đây là loại hình kiến trúc phong kiến quy mô nhất trong các loại hình kiến trúc thời phong kiến, mà di sản còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay.[2]
Kiến trúc cung đình Huế
Năm 1802 - sau khi cách mạng Tây Sơn bị hoàn toàn thất bại - Nguyễn Ánh (Gia Long) lập triều Nguyễn và đóng đô ở Huế (Phú Xuân), tập trung nhân lực và vật tư cả nước xây dựng Hoàng cung trong kinh đô Huế. Kiến trúc cung điện dinh thự nhà Nguyễn vẫn được bố cục xây dựng theo kiểu truyền thống triều đình phong kiến Á Đông, gồm có những loại sau đây:
·                  Dùng là nơi thiết triều và cử hành lễ nghi, có: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, Tả Vu, Hữu Vu v.v..
·                  Nơi ở của vua và gia đình: điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung, cung Diên Thọ, cung Trường Xanh v.v..
·                  Công sở - công quán: điện Văn Minh, điện Võ Hiển, Đông các phủ nội vụ, Thị vệ trực phòng, Thái y viện, Thượng thiên đường v.v..
Trải qua gần 100 năm với bao biến động lịch sử, khí hậu khắc nghiệt và thời gian tàn phá, một số lớn - trên 80% - cung điện dinh thự Hoàng cung nhà Nguyễn đã bị hủy hoại. Đây là một con số không nhỏ, ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô di sản kiến trúc cổ của Việt Nam ngày nay. Mặt khác, trong điều kiện xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa sau này, kiến trúc cung đình Huế đã bị ảnh hưởng và có sự lai tạp Á, Âu trong nhiều bộ phận và đang là vấn đề bàn cãi của các nhà nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật.[2]
Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng
Chùa tháp
Chùa tháp là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Bố cục mặt bằng ngôi chùa có các loại hình như sau:
·                  Chữ Đinh (), bên ngoài rộng 5 gian, 7 gian...
·                  Chữ Công (), hay còn gọi là nội công, ngoại quốc (trong là chữ , ngoài là chữ )
·                  Chữ Nhị (), chữ Tam ()... bao gồm một tổng thể nhiều công trình đơn lẻ, có hành lang bao quanh hoặc tường vây kín.
Đền miếu
Đền Trung Liệt trên gò Đống Đa, Hà Nội
Công trình đền đài, miếu mạo là nơi thờ cúng của Đạo giáo (Lão giáo). Địa điểm xây dựng thường được lựa chọn ở những vị trí có liên quan đến những truyền thuyết hoặc sự tích, cuộc sống của vị thần siêu nhiên hoặc các nhân vật được tôn thờ. Đại thể kiến trúc bên ngoài của đền đài miếu mạo có những đặc điểm cơ bản giống của kiến trúc đình chùa, nhưng nội dung thờ cúng và trang trí nội thất có khác nhau.
Văn Miếu - Văn chỉ
Bài chi tiết: Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Văn Miếu, Tự miếu, Văn chỉ là những công trình kiến trúc Nho giáo thời Khổng Tử.
Quần thể Văn miếu - Quốc tử Giám Hà Nội được xây dựng theo trục Bắc Nam. Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương. Ngoài cổng chính có một dãy 4 cột trụ, hai bên tả hữu có bia.Cổng Văn miếu xây kiểu Tam Quan trên có 3 chữ lớn Văn miếu môn viết bằng chữ Hán.
Lăng mộ
Kiến trúc lăng mộ là các công trình lăng tẩm và mộ táng cổ xưa. Một số dân tộc còn có nhà mồ. Có hai loại mộ táng:
·                  Mộ của những người thế tục
·                  Mộ của những người tu hành.
Vật liệu xây dựng mộ thường là những viên gạch có độ nung già. Gạch hộp kích thước 40x30cm và gạch múi bưởi (gạch lưỡi búa) để xây cuốn, có trang trí nổi hình quả trám đời nhà Hán, hình chữ S hoặc con giống, hoa lá.
Đình làng
Bài chi tiết: Đình


Đình Bảng Môn, Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Đình làm theo kiểu hai mái bít đốc.
Đình làng nguyên là nơi thờ thành hoàng theo phong tục tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam cổ đại. Vì vậy nó thường được xếp vào thể loại công trình phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đình làng còn là một công trình thuộc thể loại kiến trúc công cộng dân dụng do tính chất phục vụ đa chức năng của nó. Ngoài là nơi thờ Thành hoàng làng, đình làng còn là trung tâm hành chính, quản trị phục vụ cho mọi hoạt động thuộc về cộng đồng làng xã; là nơi làm việc của Hội đồng kỳ mục trước đây (trong thời phong kiến); là nơi hội họp của dân làng... Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của làng. Nói chung, với ba chức năng cơ bản trên (tín ngưỡng, hành chính, văn hóa-văn nghệ), đình làng là nơi diễn ra nhiều hoạt động của làng xã Việt Nam dưới thời phong kiến.
Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước cây xanh tạo cảnh quan. Kiến trúc đình làng có thể chỉ 5-7 gian, hoặc có thể có tới 7 gian hai chái như ở đình làng Đình Bảng. Đây cũng là số gian lớn nhất mà kiến trúc cổ Việt Nam có được. Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm) do những ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa về sau này. Mặt bằng đình có thể là kiểu chữ Nhất ()(kiểu này thường thấy ở các đình cổ, thế kỷ XVI); hoặc quy mô, phức tạp hơn với những bố cục mặt bằng có tên gọi theo dạng chữ Nho: chữ Đinh (), chữ Nhị (), chữ Công (), chữ Môn ()... Đây là các dạng mặt bằng xuất hiện về sau, bổ sung cho sự phong phú của đình làng Việt Nam, đi liền với quá trình phát triển thêm về mặt chức năng của đình làng. Không gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thường phát triển cả phía sau, phía trước và hai bên, với nhiều hạng mục: hậu cung, ống muỗng (ống muống), tường cánh gà, tiền tế, các dãy tả vu, hữu vu, tam quan, trụ biểu, hồ nước, thủy đình... Trong bố cục đó, không gian chủ yếu vẫn là tòa đại đình (đại bái), là nơi diễn ra các hoạt động hội họp, ăn khao, khao vọng, phạt vạ... của dân làng. Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế, trang trọng. Đại đình ở các đình cổ thường có sàn lát ván, cao từ 60 đến 80 cm, chia làm ba cốt cao độ, là sự phân chia thứ bậc cho những người ngồi ở Đại đình. Ở những tòa Đại đình của các ngôi đình chưa có hậu cung, bàn thờ Thành hoàng được đặt ở chính gian giữa đại đình; gian này không lát ván sàn và có tên là "Lòng thuyền".
Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong hậu cung có cung cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của vị thần làng. Xung quanh hậu cung thường được bít kín bằng ván gỗ, không trổ cửa sổ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng.
Đình làng không những có giá trị về mặt kiến trúc cao, là kiến túc thuần Việt nhất của dân tộc, mà còn là kho tàng hết sức giá trị về mặt điêu khắc dân gian. Đây là thế giới cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển mạnh mẽ. Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong)... là nơi các nghệ sĩ điêu khắc dân gian chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống và lao động của con người, cảnh sắc thiên nhiên giàu tính dân gian và phong phú, sinh động. Chính vì vậy, các điêu khắc đình làng còn có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu về cuộc sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam trước đây. Nó có giá trị lịch sử sâu sắc.
Tháp Chàm
Bài chi tiết: Tháp Chàm
Tháp Chàm là những đền miếu cổ, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng mặt trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Trên các bức tường không thấy mạch vữa liên kết, song các viên gạch lại liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Kiến trúc dân gian
Nhà theo kiến trúc cổ truyền ở đồng bằng sông Hồng
Nhà ở dân gian
Nhà ở dân gian đã trải qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay  dừa nước; nếu là kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà ngang, nhà bếp) và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái. Nhà chính thường quay về hướng nam, hướng này có thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón được gió mát để giải nồng. Phía trước thường trồng cây có tán cao đề làm cảnh, đón gió tốt. Phía sau, trồng cây bụi để ngăn gió lạnh.
·                  Nhà sàn: nhà sàn bằng gỗ là kiểu nhà truyền thống từ xưa đến nay ở các vùng đồng bào dân tộc hay sinh sống ở các vùng núi cao (trong nam có nhà Rôông của người tây nguyên, ngoài bắc có nhà sàn của người mường, dao, thái...vv)
Kiến trúc công cộng dân gian
Chùa Cầu, Hội An
Cổng làng Thổ Hà, Bắc Giang
·                  Cầu: Có các loại như cầu tre, cầu gỗ, cầu đá, cầu gạch ngói...
·                  Quán điếm: Quán có thể là quán nghỉ của nông dân ở goài ruộng hoặc quán chợ trong các chợ buôn bán. Điếm có thể là điếm tuần canh trong làng xóm, điếm canh đề phòng lũ lụt vỡ đê hay điếm ở ngoài nghĩa trang... Quán điếm thường có cấu tạo đơn giản, được xây dựng bằng tranh, tre, nứa,  hoặc gạch, đá, gỗ ngói...
·                  Chợ làng: Chợ làng là nơi mua bán, trao đổi nông sản, hàng hóa... giữa những người trong làng. Chợ làng thông thường có một quán chính (5 gian) và nhiều quán nhỏ khác.
·                  Cổng làng: Làng xóm Việt Nam được bao bọc bới lũy tre và cổng làng chính là cửa ngõ của làng xóm. Vật liệu xây dựng của cổng làng thường là gạch, gỗ, ngói, đá ong,...Những cổng làng có quy mô thường có cửa đóng then cài và bảo vệ nghiêm ngặt, kết hợp với lũy tre làm thành pháo đài kiên cố chống lại giặc giã, cướp bóc hay ngoại xâm.
Kiến trúc vườn cnh
Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc quần thể công trình. Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông, có nhiều nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc  Nhật Bản, thường gồm 3 thành phần: mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ.
Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến rộng rãi ra ngoài khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu vườn lớn, cổ thường mang những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy đình, các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rủ...
Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử (Việt Nam là nước vùng nhiệt đới)... từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam, những yếu tố như nét dân dã và mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện[cần dẫn nguồn]. Đó là những nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa được tra chiếc cán tre xinh xắn... Đặc biệt, trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại thường có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở những vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ trong vườn thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước như thách thức du khách đến chơi vườn...
Chính vì những nét riêng này mà ở Việt Nam có nhà vườn Huế rất đặc biệt, được nhiều người biết đến, công nhận về tính đặc hữu[cần dẫn nguồn].
Các vườn đẹp ở Việt Nam]
Ở Việt Nam có các khu vườn cảnh cổ đẹp, đáng chú ý như các khu nhà vườn Huế, các vườn cảnh cổ ở các lăng mộ vua chúa, Tử cấm thành các triều đại vua chúa phong kiến, vườn trong các đình, chùa cổ...
Trong nhà ở
Trong ngôi nhà cổ truyền của Việt Nam thường có một bộ phận không thể thiếu được là mảnh vườn. Đây là nơi tăng gia và cũng có thể là nơi cải thiện môi trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà. Đặc biệt, nhà - vườn ở Huế đã trở thành một nét đặc sắc của miền Trung Việt Nam. Trong khuôn viên nhà vườn Huế có nhiều loại cây hoa màu sắc phong phú, cây cảnh tạo dáng thẩm mỹ, cây bóng mát bốn mùa, cây ăn quả mùa nào thức nấy cùng với hòn non bộ, bể cá vàng, chuồng chim cảnh... khiến cho khuôn viên nhà vườn Huế là một không gian sinh động thu nhỏ, vừa có lợi ích kinh tế, vừa có hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật.
Trong công trình tôn giáo tín ngưỡng
Vườn cảnh trong khu Hoàng thành Huế
Các loại cây thường được trồng trong vườn của công trình tôn giáo tín ngưỡng là cây đa, cây si  cây đại... góp phần tạo cảnh làm nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương đến thăm viếng và hành lễ đồng thời làm tôn giá trị nghệ thuật kiến trúc, tạo cảm giác thanh tịnh, trang nghiêm cho công trình tôn giáo. Hoa sen là loại cây quen thuộc và phổ biến trong kiến trúc Phật giáo.
Trong triều đình
Vườn thượng uyển là vườn cảnh dành riêng cho nhà vua và hoàng gia cùng quan lại cao cấp trong triều đình phong kiến thưởng thức và du ngoạn. Cố đô Huế của triều nhà Nguyễn còn để lại những khu vườn cảnh có giá trị như: vườn Ngự uyển trong Tử Cấm Thành Huế, vườn Cơ hạ trong Hoàng thành, vườn Tĩnh tâm, Dã viên nơi nuôi dã thú trong một khu vườn trên cồn cát gữa sông Hương nơi được ví như hữu Bạch hổ ở phía Tây thành phố Huế.