Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Nhiếp ảnh - Hướng dẫn tạo Flash Bounce trần với miếng bìa giấy (Sưu tầm và giới thiệu)

Hướng dẫn tạo Flash Bounce trần với miếng bìa giấy

Kỹ thuật đánh Flash dội sáng hay thường được biết đến dưới cái tên “Bounce
Flash” là một thuật ngữ khá quen thuộc với những người yêu thích nhiếp ảnh
Một tấm hình đẹp luôn yêu cầu phải có đủ ánh sáng để chủ thể được rõ nét và tạo điểm nhấn trong bố cục.

Trong những điều kiện thiếu sáng thì đèn flash luôn là cứu cánh cho các “phó
nháy”. Tuy nhiên, đánh flash cũng lắm công phu chứ không hề ngon ăn như
nhiều người vẫn tưởng. Cơ bản nhất là người chụp phải có một đèn flash loại
Speedlites cùng các loại ô, tấm hắt sáng, đôi khi là cả hệ thống đèn chiếu nữa.
Vì thế, không nhiều người trong số chúng ta có đủ khả năng về tài chính để
tậu được hết các món trên. Đa phần người dùng vẫn phải chấp nhận sử dụng
đèn Flash cóc của DSLR, dù nó chỉ được làm cho có. Nhược điểm lớn nhất
của loại Flash này là cường độ sáng yếu và nó chỉ đánh được theo một góc cố định.
Máy và đèn flash
Việc flash chỉ đánh thẳng được mang đến rất nhiều phiền toái. Chẳng hạn như
chủ thể bị cháy sáng, mắt đỏ, và dễ thấy nhất là sự mất cân bằng sáng-tối giữa
các phần trong một tấm hình. Để khắc phục vấn đề này, người dùng chỉ có
một cách duy nhất là phải tìm cách khuếch tán nguồn sáng này. Tấm hắt sáng
tỏ ra khá hữu dụng vì giá thành dễ chịu, và cho hiệu quả cao, tuy nhiên không
phải lúc nào cũng vác theo nó được. Mặt khác Flash cóc cũng không xoay
được nên ta phải độ lại nó. Mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp ác bạn yêu chụp ảnh
chế tạo thiết bị này.
Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là một tấm bìa cứng màu trắng, nếu tìm
được loại sáng bóng là tốt nhất, và một cây kéo. Tấm bìa cứng này có kích cỡ
như một bussiness card, công dụng của nó là phản xạ chùm sáng từ đèn Flash
lên trần nhà. Nhờ đó, ánh sáng được dội đều, không còn tập trung tại một
phần của bức ảnh như trước nữa. Màu sắc tấm hình nhờ đó mà trở nên hài
hòa, dễ chịu hơn. Bạn có thể thực hiện cho các máy DSLR của Nikon, Canon,
và các hãng khác.
Bước 1: Bấm nút mở đèn Flash cóc trên máy ảnh. Nút này thường nằm trên
mặt trước của máy, ngay gần đèn Flash. Nếu nó không hoạt động, bạn đưa
máy về chế độ Auto, và chụp, đèn Flash sẽ tự động bật lên khi thiếu sáng.
Bước 2: Lấy tấm bìa cứng và ghì chặt nó vào hai ngàm chốt của Flash để
đánh dấu điểm cần cắt. Hai chốt này được đánh dấu cụ thể trên hình dưới.

Bước 3: Lấy kéo cắt hai đường dọc theo các điểm vừa được đánh dấu. Chiều
dài nhát cắt phải lớn hơn chiều rộng của chốt, tốt nhất là bạn nên cắt sâu
khoảng 2-3 cm.


Bước 4: Đặt tấm bìa cứng đã cắt vào hai thanh chốt của đèn Flash cóc cho
khớp. Bẻ cong mặt phẳng tấm bìa một góc 45 độ. Ở vị trí này, bạn sẽ thấy ánh
sáng từ đèn được hắt lên trần nhà. Tùy theo ý đồ, và kỹ thuật của mình mà
người chụp có thể bẻ tấm bìa với các góc khác như 60 hay 75 độ chẳng hạn.
Mỗi góc độ sẽ cho một tấm hình có màu sắc hoàn toàn không giống nhau.
Bạn hãy dựa vào kinh nghiệm cũng như màu sắc, và độ rộng của phòng để
đưa ra những góc độ thích hợp nhất.

Và đây là thành quả của bạn:

Hai tấm hình dưới cho thấy sự khác nhau giữa đánh Flash thẳng và Flash
bounce trần. Đánh sáng dội cho kết quả màu sắc hài hòa và dễ chịu hơn hẳn,
độ nét của toàn tấm ảnh vì đó cũng cao hơn.

Đánh flash thẳng, chỉ có vùng tâm bức ảnh được sáng, xung quanh khá tối và
không nét.

Đánh flash bounce trần bằng thiết bị vừa “chế”. Kết quả rất khả quan, tấm
hình cho chất lượng hơn hẳn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét