NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP
(sưu tầm)
Mục lục:
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 1
I, Overture
II, Máy ảnh số và nhiếp ảnh số
II-1.
Chọn máy ảnh
II-2.
Có những gì trong một dCam?
II-3.
Thẻ nhớ: không còn bí ẩn
II-4.
Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ
II-5.
Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography
II-6.
Kính lọc
III, Kỹ thuật chụp ảnh
III-1.
Kỹ thuật căn bản
III-2.
Nguyên tắc chụp ảnh
III-3.
Độ nét sâu của trường ảnh
III-4.
Tốc độ chụp ảnh
III-5.
Các chế độ đo sáng
III-6.
Các hiệu chỉnh khác
IV, Ngôn ngữ nhiếp ảnh
IV-1.
Less is more
IV-2.
Tương phản trong
Nhiếp ảnh
IV-3.
Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
IV-4.
Bố cục ảnh
IV-5.
Yếu tố phụ trong bố cục
IV-6.
Đường nét trong bố cục
IV-7.
Bố cục và sáng tạo
IV-8.
Các yếu tố hình họa của hình ảnh
IV-9.
Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh
-----------------------------------------------
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2
V, Các thể loại nhiếp ảnh
thông dụng
V-1.
Chụp ảnh chân dung
V-2.
Ánh sáng trong ảnh chân dung
V-3.
Chụp ảnh phong cảnh
V-4.
Chụp close up và ảnh hoa
V-5.
Chụp ảnh báo chí
VI, Xử lý ảnh
VI-1.
Hiểu thêm về các thông số của ảnh
VI-2.
RAW vs JPEG
VI-3.
Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng
VI-4.
Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối
VI-5.
Tối ưu ảnh trước
khi up lên site
VI-6.
Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif
VI-7.
Khắc phục Out nét
VI-8.
Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ
VI-9.
In ảnh tại Labs
VII, Mẹo vặt và hỏi đáp
VII-1.
Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu
VII-2.
Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc
VII-3.
Hiệu ứng zoom
VII-4.
Mẹo đo sáng thay thế
VII-5.
Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm
VII-6.
Kính lọc màu cho đèn và ống kính:
----------------------------------------------
----------------------------------------------
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 3
VIII, Kinh nghiệm xem ảnh
VIII, Kinh nghiệm xem ảnh
VIII-1.
Nghệ thuật xem ảnh
VIII-2.
Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-)
VIII-3.
Bù trừ sáng (EV)
VIII-4.
Kinh nghiệm đo sáng
VIII-5.
Đặt tên cho ảnh
VIII-6.
Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối
VIII-7.
Tone màu?
VIII-8.
Chế độ chụp
VIII-9.
Lấy nét - chế độ màu
VIII-10. AEB
IX, Kinh nghiệm chụp ảnh
IX-1.
Chụp cảnh hoàng hôn
IX-2.
Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm
IX-3.
Chụp ảnh lưu niệm
IX-4.
Chụp ảnh khi trời mưa
IX-5.
Chụp ảnh khi trời gió
IX-6.
Mưa đêm và những tia
chớp
IX-7.
Chụp ảnh trong sương mù
IX-8.
Chụp ảnh khi tuyết rơi
IX-9.
Chụp ảnh biển
IX-10.
Chụp ảnh chân dung
IX-11.
Chụp pháo hoa
IX-12.
Chụp ảnh nội thất
IX-13.
Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn
X, Nhiếp ảnh - Lý luận phê bình
X-1.
So sánh Canon và Nikon
X-2.
Noise – vỡ hạt ảnh
X-3.
Xử lý bụi bám trên sensor
X-4.
Khẩu độ sáng
X-5.
Nghệ thuật và sự dung tục
X-6.
Hệ số nhân tiêu cự
X-7.
Ảnh đen trắng trong thời đại số
X-8.
Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh?
XI, Thông tin về sách
---------------------------------
NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 1
I, Overture
Lời đầu
tiên xin được cảm ơn công nghệ kỹ thuật
số hay nói chính xác hơn là các chuyên gia của lĩnh vực
này đã và đang miệt mài làm việc để mỗi ngày kỹ thuật số lại mang đến cho người sử dụng những khả năng kỳ diệu hơn, trong đó có các máy ảnh "Digital".
Quay ngược dòng thời gian, chỉ 5 năm trước dây thôi, thì khái niệm "Nhiếp ảnh" có một cái gì đó đặc biệt và xa vời đối với đại đa số
những người không làm trong nghề có liên
quan tới ảnh. NTL vẫn còn nhớ hồi năm 1999, để có thể mua một chiếc Nikon Coolpix 950 với 1,9 Mpix, chậm như rùa thì bạn phải chi ra khoảng 900$ đấy là
chưa nói đến giá của các loại thẻ nhớ! Năm 2004 là một năm đáng nhớ vớinhững
phát triển vượt bậc của kỹ thuật số trong nhiếp ảnh. Sự hoàn thiện với tốc độ đáng kinh ngạc trong tất cả các
dòng máy ảnh sốcũng như giá thành của chúng
bắt đầu rơi xuống ngưỡng
mà ai cũng có thể mơ ước cho
mình một chiếc dCam bỏ túi xinh xắn và
tiện lợi. Như thế nhiếp ảnh đang từ một lĩnh vực
đặc biệt đã nghiễm nhiên đi vào đời sống của xã hội hiện đại như một thiết bị
không thể nào thiếu được. Sự bùng nổ của các
thiết bị chụp ảnh có thể được
kể đến từ "Web Cam",
PDA, điện thoại di động, máy quay phim có tính năng chụp ảnh...và dĩ nhiên là
các loại máy ảnh dCam mà sự xuất hiện của chúng nhiều và thay đổi nhanh đến mức nếu không theo dõi hàng ngày thì khó biết được tên của những loại máy mới ra trên thị trường. Như thế công nghệ
mới đã làm thay đổi khá nhiều thói
quen truyền thống và tạo nên những
điều bất ngờ không ai dám
hình dung dù chỉ trước đó mấy năm. Tháng 9-2003, hãng Kodak, nổi tiếng về các sản phẩm phim
ảnh, tuyên bố ngừng việc nghiên cứu và chế tạo phim
âm bản (tuy nhiên hồi cuối năm 2004 Kodak vẫn lặng lẽ cho ra thị trường hai loại
phim mới ISO 200 và 800 có chất lượng cực hoàn hảo). Thị trường thiết bị cho ảnh đen trắng nhà nghề thất thu
đến mức báo động và một loạt
nhà máy trên toàn châu Âu đóng cửa. Và hãng sản xuất thiết bị nhiếp ảnh lừng danh ILFORD sau
125 năm tồn tại cũng đang phải lo lắng về số phận
của mình trong vài ba năm tới. Chưa bao giờ trong lịch sử nhiếp ảnh của
thế giới người tiêu dùng nghiệp
dư có thể mua những
chiếc SLR với tính năng thật
hoàn hảo mà chỉ hết có vài trăm USD - nên nhớ
rằng những chiếc dSLR có tính năng tương đương trị giá hàng nghìn USD! Có lẽ chiếc Nikon
F6 sẽ là tượng đài cuối cùng của thế hệ máy
SLR từng một lần làm nên lịch sử? Lĩnh vực chuyên nghiệp duy nhất chưa bị đụng chạm tới nhiều là các nhiếp ảnh gia sử dụng máy chụp
phim tấm khổ lớn "Large Format" và "Moyen Format", lý do thật
giản dị: các "Back" kỹ thuật số chưa thật sự vượt trội hơn khả năng thể
hiện của phim cổ điển. Tuy nhiên thị thường phim cho loại máy này cũng đang thu
hẹp dần, ít sự lựa chọn hơn trước. Công
nghệ kỹ thuật số có những đòi hỏi của riêng nó mà sự tương thích kỹ thuật với các loại thiết bị dùng cho thân máy SLR, đặc biệt là ống kính, không phải bao
giờ cũng làm hài lòng người tiêu dùng. Một nhiếp ảnh gia hành nghề từ 30
năm nay với một gam ống kính hoàn hảo bỗng ngỡ ngàng nhận ra "tài sản"
của mình không phải lúc nào cũng đáng giá với những thân máy ảnh dSLR mới. Bây
giờ không còn ai ngạc nhiên với việc này nữa, tất cả đều hy vọng và chờ đợi một điều sẽ tới
nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính mình. Một vài dòng sơ qua về tình
hình của thị trường kỹ thuật máy ảnh trên thế giới trước
khi bước vào những lĩnh vực khác nhau của nhiếp ảnh số.
II, MÁY ẢNH
SỐ VÀ NHIẾP ẢNH SỐ:
II-1, CHỌN MÁY ẢNH
Ngay lập tức NTL muốn nói
với các bạn rằng không phải ai có máy ảnh thì cũng đều là nhiếp ảnh gia cả. Nó giống như việc ngay bây giờ nếu có ai đó tặng bạn một chiếc Ferrary
thì bạn cũng không thể ngay lập tức trở thành Schumacher! Tất cả đòi hỏi một
quá trình học hỏi và rèn luyện không ngơi nghỉ. Ta không nên nhầm lẫn giữa việc thật sự sáng tạo trong chụp ảnh
có tư duy với những
hình ảnh chụp theo kiểu may rủi của khách du lịch. Và cho dù bạn đang sử dụng
chiếc dSLR hiện đại nhất trên
thế giới thì cũng không được
quên rằng chất lượng hình ảnh kỹ thuật số vẫn chưa đạt được sự tinh tế của phim
cổ điển đâu nhé. Tuy nhiên với một chiếc dCam
trong tay bạn hoàn toàn có thể mơ ước chụp được những tấm ảnh đẹp chứ không phải
lúc nào cũng cần phải tiêu đi vài nghìn USD cho mục đích này mà đôi khi nó lại
trở thành phản tác dụng. Có một vài điều nhỏ nữa
mà NTL muốn nói với những bạn nào mới hôm nay bước chân vào thế giới của những hình ảnh số đầy hấp dẫn này:
1. Bạn không nhất thiết phải hiểu cấu tạo điện tử và cách xử lý kỹ thuật số trong máy ảnh
để có thể sử dụng chúng. Điều này giống
như không cần biết cấu tạo xe ô-tô vẫn có thể lái xe ngon lành.
2. Máy ảnh đắt tiền không 100% đồng nghĩa với ảnh đẹp
3. Số lượng "pixels"
nhiều hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa
4. Máy ảnh BCam có zoom cực
mạnh không phải lúc nào cũng là niềm tự hào
của chủ nhân mặc dù nó được trang bị thêm cả hệ thống chống rung cho hinh ảnh,
rất có ích nhất là khi chụp ở vị trí télé.
5. Không thể đòi hỏi chất
lượng ảnh cao, tốc độ thao tác nhanh với loại máy ảnh dCam nhỏ.
6. Máy ảnh dSLR không đồng
nghĩa với việc ảnh sẽ...tự động đẹp hơn.
7. Việc bạn có môt chiếc máy ảnh dSLR tốt nhất không quan trọng bằng việc bạn biết khai thác nó để chụp ảnh đẹp.
8. Hiện tại, không phải ống
kính nào tốt với SLR thì cũng sẽ cho ảnh đẹp với dSLR
9. Những gì bạn
"nhìn" thấy trên màn hình máy tính không phải bao giờ cũng giống với ảnh
"in" ra trên giấy đâu nhé.
10. Cuối cùng, nên biết mình mua máy ảnh dùng để làm gì? chụp cái gì? Thông tin kỹ thuật
là để biết cách khai thác triệt để
ưu, nhược điểm
của máy chứ không dùng để...khoe.
Để có thể chụp được ảnh đẹp
thì điều đầu tiên cần biết là hiểu và nắm vững cách sử dụng các chức năng của máy ảnh số. Bởi
vì nó là một lĩnh vực chuyên ngành nên không phải lúc nào cũng dễ hiểu với tất
cả mọi người, ngay cả với những người rất thành thạo ngôn ngữ được sử dụng
trong sách hướng dẫn.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu
sơ qua về cấu tạo của một chiếc máy ảnh
kỹ thuật số.
Cầm một chiếc dCam hay BCam trên tay ta có thể quan sát thấy cấu tạo chính của
chúng bao gồm một thân máy ảnh có khuôn ngắm, màn hình LCD...và một chiếc ống kính. Với đa số các máy dCam, sau khi ta bấm nút ON/OFF về vị trí ON thì ống kính sẽ nhô ra và sẵn sàng hoạt động. Trên bề mặt phía trước của ống kính, tại viền của ống kính thường có các thông số kỹ thuật của chiếc ống kính này, chẳng hạn:
dCam
Canon A95: "Canon Zoom Lens 3x; 7,8 - 23,4 mm 1: 2,8-4,9"
Trong "Specifications"
của máy ảnh, Canon đã đưa thông tin về tiêu cự tương đương với khổ
phim 35mm là 38-114mm. Khẩu độ ống kính của nó thay đổi từ f/2,8 ở vị trí ống kính góc
rộng Wide, đến f/4,9 ở vị trí tele T.
Điều mà chúng ta cùng quan
tâm tại đây chính là thông số "tương đương" này. Các giá trị
"7,8 - 23,4 mm" là thông số vật lý cấu tạo của ống kính trước khi được
nhân thêm với hệ số hoán đổi của Sensor. Lý do: kích thước của mạch cảm
quang điện tử Sensor bé hơn kích thước của phim (24x36mm).
Vậy các thông số của ống
kính giúp ta điều gì? Rất đơn giản, nó cho ta biết góc "nhìn" của ống kính rộng hay hẹp. Khi chụp ảnh
phong cảnh hoặc một đám đông thì vị trí ống kính góc rộng sẽ rất thích hợp với
một góc nhìn lớn, cho phép lấy được nhiều cảnh.
Ngược lại, khi ta muốn chụp một chi tiết, kiến trúc chẳng hạn, ở trên cao thì góc nhìn hẹp của vị trí ống kính
Tele sẽ rất hữu ích. Ống kính zoom có lợi thế là bạn
có thể thay đổi tiêu cự của ống kính cho phù hợp với khuôn hình lựa chọn mà
không cần phải thay đổi vị trí đứng chụp ảnh.
Thế còn chỉ số "3x" của zoom? Nếu bạn lấy 114 mm: 38 mm thì sẽ tìm được giá trị này đấy. Sự khác
biệt lớn nhất của máy ảnh số là việc phim ảnh thông thường đã được thay thế bằng mạch cảm quang điện tử Sensor.
Trong một chiếc máy ảnh dCam và BCam thì Sensor đảm nhận công việc của tất cả
các thao tác kỹ thuật từ đo sáng, canh nét tới xử lý hình ảnh. Điều này giải thích tốc độ xử lý chậm của các dòng máy này. Thông số
nổi tiếng nhất mà ai cũng biết về máy ảnh số chính là số lượng
"pixel" của
sensor thông qua ký hiệu "Mpix". Trong ví dụ trên đây máy ảnh
dCam Canon A95 có "5 Mpix". Điều này nói lên cái gì? Thứ nhất nó cho ta biết rằng ảnh chụp ở 5 Mpix có thể phóng to lên khổ ảnh A4 với chất
lượng khá tốt. Thứ hai nó cho ta biết rằng ảnh
chụp ở 5 Mpix sẽ được thể hiện chi tiết kỹ lưỡng
hơn là ảnh chụp
tại 3 Mpix chẳng hạn.
Xin được
nhắc lại là riêng số lượng pixel không quyết định chất lượng của một tấm ảnh số.
Với tấm
hình này bạn hoàn toàn có thể hình dung ra cấu tạo của một chiếc máy ảnh số, trên nguyên lý chung. Máy ảnh
BCam Minolta Dîmage 7.
Với các máy ảnh chụp phim
thì để khuôn hình ta dùng khuôn ngắm trên thân máy ảnh. Các máy ảnh số dCam và
BCam vẫn duy trì khả năng này nhưng chất lượng của các khuôn ngắm rất kém và thường không bao phủ hết trường ảnh thực. Các khuôn hình điện tử của máy BCam chỉ cho
phép khuôn hình chung chung chứ không thể thao tác chính xác. Chính vì thế mà máy ảnh số được trang bị thêm một màn hình tinh thể lỏng LCD để
trợ giúp việc khuôn hình. Hình ảnh mà bạn nhìn thấy trên LCD sẽ là hình ảnh được
ghi lại trong tấm ảnh số. Nhược điểm của màn hình LCD là rất khó nhìn khi trời
nắng to và nó hiển thị mầu không chính xác. Bạn không nên tin tưởng vào kết quả ảnh hiện thị trên LCD, cách tốt nhất là
xem lại trên màn hình máy tính đã được căn mầu chuẩn.
Chú
thích: ảnh minh họa có nguồn từ site Dpreview.
Nhiếp ảnh, nếu nói theo nghĩa gốc từ
lúc nó mới được phát minh, "héliographie", là "viết bằng ánh sáng" (écriture avec le soleil) điều này giúp ta hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh. Bỏ qua những định nghĩa hàn lâm ta có thể hiểu rằng hình ảnh
thu được trên sensor của máy ảnh được tạo nên bởi một lượng ánh sáng nhất định
đi qua ống kính máy ảnh, trong một thời gian nhất định.
Yếu tố thứ nhất "lượng ánh sáng" được khống chế bởi các lam kim loại - diaphrams, nằm trong ống kính mà trị số
quen thuộc của nó thường được thấy là "f" hoặc "F" - khẩu độ
ống kính. Thực chất các lam kim loại này có nhiệm vụ tạo một lỗ mở trên thấu
kính với một đường đính xác định. Trong các sách về nhiếp ảnh ta hay thấy viết "f:8" hoặc "f/8". Ký hiệu của chức năng chỉnh
khẩu độ ống kính trên máy ảnh thường hay được thấy viết "Av" hoặc "A".
Yếu tố thứ hai "thời gian" thường được biểu thị bằng
"1/giây", ví dụ 1/250 giây. Đây là thời gian để thao tác một kiểu ảnh
tương ứng với một
khẩu độ ống kính "F". Bộ phận điều khiển tốc
độ chụp ảnh gọi là "ổ trập" của máy ảnh - shutter. Cặp giá trị F và tốc
độ luôn đi liền với nhau và gắn bó mật
thiết trong từng thay đổi nhỏ.
Ký hiệu của chức năng chỉnh tốc độ chụp trên máy ảnh thường hay được thấy viết "Tv" hoặc "S"...
Trong các máy ảnh dCam và
BCam không có hệ thống cơ khí riêng biệt để điều chỉnh tốc độ chụp ảnh. Chính sensor của máy ảnh đảm nhiệm chức
năng này theo nguyên tắc nhị phân "đóng/mở".
Một yếu tố nữa có ảnh hưởng tới việc thao tác chụp ảnh đó là độ nhạy
"ISO". Đây là một chuẩn quốc tế rất
thông dụng mà khi ra cửa hàng mua phim bạn thường được hỏi là chọn loại phim
nào? ISO 100? ISO 200?...Khi bạn tăng độ nhạy ISO nghĩa là bạn muốn tăng tốc độ
chụp ảnh với cùng một khẩu độ ống kính "F" cố định. Hoặc ngược lại, bạn
muốn khép sâu hơn khẩu độ ống
kính với một tốc độ chụp ảnh cố định. Độ nhạy càng thấp thì ảnh càng mịn và độ
nhạy càng cao ảnh càng nhiều hạt.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số điều này được
hiểu là ISO càng cao ảnh càng có nhiều
"nhiễu" - noise. Với các máy ảnh dCam & BCam bạn thường gặp độ nhạy
từ ISO 50, 100, 200, 400, 800...nhưng do kích thước hạn chế của sensor nên ảnh sẽ bị nhiễu rất mạnh với các ISO lớn hơn 200.
Vì thế khuyến cáo đầu tiên của NTL với các bạn đang dùng dCam & BCam là nó hạn
chế ISO ở
200. Nếu tốc độ
chụp ảnh tương ứng với
ISO 200, trong điều kiện
ánh sáng cụ thể, với một giá trị F xác định, lâu hơn 1/30 giây th・bạn nên dừng
chụp ảnh để tránh cho ảnh bị rung.
Kỹ thuật số đồng thời cũng
mang lại cho ta nhiều thói quen mới lạ mà trước
đây thường chỉ dành riêng cho giới chuyên nghiệp. Trong "Menu" của máy bạn
sẽ thấy có một thông số kỹ thuật viết tắt là
"WB" - White Balance, nó làm nhiệm vụ thiết định chế độ mầu cho ảnh chụp. Điều này không xa lạ với những ai đã từng dùng phim
"Daylight" và phim "Tungsten". Như các bạn đã biết, ứng với
mỗi một điều kiện ánh sáng khác nhau
thì mầu sắc của vật thể cũng khác nhau. Chính vì thế mà ta cần dùng "WB" - cân bằng trắng, để đưa mầu của ảnh về gần nhất với mầu thực tế. Giới
chuyên môn dùng thuật ngữ "nhiệt độ mầu" tính theo độ Kenvin nhưng chúng ta tạm thời có thể quên nó đi mà vẫn
có thể chụp ảnh đẹp. Còn máy ảnh dCam & BCam gần đây có chức năng
"Auto WB" khá hoàn chỉnh nhưng NTL khuyên bạn
nên chủ động lựa chọn chế độ WB
theo điều kiện
ánh sáng cụ thể. Một vài ghi nhớ: WB ánh sáng mặt trời cho mầu trung tính, WB trời
nhiều mây cho ảnh có tông ấm,
WB trong bóng râm tăng sắc độ mầu lên rất mạnh, WB đèn vàng sẽ khử rất nhiều mầu vàng trong ảnh...
Ghi nhớ:
cặp thông số khẩu độ ống kính "F" v・tốc độ chụp
ảnh 1/giây gắn liền với độ
nhạy ISO
Tài liệu tham khảo chuyên
sâu:
- Độ nét sâu
của trường ảnh DOF
- Tốc độ chụp
ảnh
Khi bạn mới chuyển từ dùng
máy ảnh chụp phim "compact" sang dùng dCam & BCam thì chắc hẳn
không ít người thắc mắc về sự thay đổi từ cuộn phim
vỏ cứng sang tấm thẻ nhớ - "memory card" bằng nhựa nhỏ xíu với các
chân tiếp xúc kim loại. Tuy cùng
mang chức năng lưu trữ ảnh chụp
nhưng hoạt động của
chúng lại không hoàn toàn giống nhau. Nếu như Agfa đã gọi các thẻ nhớ này là
"digital film" thì chức năng của chúng lại chỉ đơn thuần để lưu ảnh đã được xử lý bằng mạch điện tử nằm trong thân máy ảnh. Trong
khi đó các phản ứng hoá học lại xảy ngay ra trên bề mặt của phim cổ điển. Để có thể dễ hình dung hơn về quá trình
này ta có thể thiết lập sơ đồ hoạt động căn bản của máy ảnh kỹ
thuật số dCam & BCam như sau:
Vật ảnh
--> Ống kính --> Sensor --> Hệ thống xử lý ảnh của dCam & BCam
--> Hình ảnh lưu trên Thẻ nhớ
Trên thế giới hiện tại có rất nhiều loại thẻ
nhớ, mỗi hãng chế tạo ưu tiên chọn loại thẻ nhớ chuyên dụng cho
các gam máy ảnh của mình tùy theo chiến lược
phát triển của họ. Điều này không hề có nghĩa là nếu so sánh
cùng gam thì thẻ nhớ CF tốt hơn MS chẳng hạn.
Điều mà bạn cần quan tâm nhất
là chất lượng chế tạo và độ ổn định của các
loại thẻ nhớ này. Lời khuyên của NTL là bạn nên
tránh đừng cắm loại thẻ nhớ "no-name" đơn giản v・việc bị hỏng
thẻ, mất ảnh là rất phổ biến.
Vậy thì nên dùng các tiêu
chuẩn nào để chọn thẻ nhớ cho máy ảnh của mình? NTL thử đưa ra một số điểm chính:
1. Chất
lượng thẻ nhớ: ưu tiên các thương hiệu có uy tín như Lexar, Sandisk, Delkin... Các thẻ nhớ của
chính hãng như Canon, Nikon, Hitachi... không hề chứng tỏ rằng chúng có chất lượng tốt hơn các nhà chế tạo thứ
3.
2. Dung
lượng thẻ nhớ: ta đều biết rằng thể nhớ càng lớn thì càng đắt. Bạn nên căn cứ vào nhu cầu
chụp ảnh của mình rồi sau đó là số lượng pixel của dCam & BCam. Nếu bạn là người chụp ảnh du lịch đơn giản, dùng máy ảnh <4Mpix thì một chiếc thẻ nhớ loại 256Mb là đủ cho một ngày đi chơi. Nếu máy của
bạn có từ 5Mpix trở lên thì nên ưu tiên dùng thẻ 512Mb. Bạn dùng máy BCam 8Mpix thì loại thẻ
1Gb sẽ hấp dẫn.
Tuy nhiên,
vì lý do an toànbạn nên thận trọng dùng 2 chiếc 512Mb thay cho 1 chiếc 1Gb, đơn giản vì nếu thẻ nhớ bị hỏng bạn sẽ chỉ mất có 512Mb ảnh
mà thôi.
Những loại thẻ nhớ dung lượng đặc
biệt lớn 2Gb, 4Gb...là để thỏa mãn như cầu chụp ảnh thể thao, trọng
lượng ảnh lớn... chúng chẳng nói lên giá trị gì khác cả.
3. Tốc độ
của thẻ nhớ: khi đi mua thẻ nhớ chắc hẳn bạn không tránh khỏi hoang mang về các thông số tốc độ "x"? Thật ra để hiểu nó rất đơn giản. Với mỗi một “x1” thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế số lượng “x” càng lớn thì
tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tham khảo bảng tốc độ ghi dưới
đây:
4X = 600KB/sec.
12X = 1.8MB/sec.
16X = 2.4MB/sec.
32X = 4.8MB/sec.
40X = 6.0MB/sec.
Các thẻ nhớ hiện hành có
loại lên trên 80X nhưng bạn đừng để
mình bị rối trí vì thông số này. Đa phần các máy dCam & BCam có tốc độ ghi ảnh
lên thẻ nhớ khá chậm (tốc độ đọc ảnh từ thẻ nhớ cũng chậm) nên bạn không cần
thiết phải mua loại thẻ nhớ có
nhiều "X".
Với dCam thì các thẻ nhớ
có tốc độ 32X là đủ dùng, với BCam thì loại máy thao tác nhanh nhất cũng chưa thể vượt qua ngưỡng 40X.
Như vậy với
dCam và BCam bạn chỉ cần mua thẻ nhớ loại tiêu chuẩn
hoặc "Ultra" là đủ.
Dĩ nhiên là nếu như bạn dùng đầu
đọc thẻ nhớ USB 2.0 thì các loại thẻ nhớ tốc độ cao sẽ cho phép thao tác
"copy" ảnh vào máy tính nhanh hơn.
Tìm hiểu kỹ thuật chuyên
sâu:
Thẻ nhớ: không còn bí ẩn
Nếu như trước đây
người dùng nghiệp dư ít quan tâm quá đến cấu trúc của phim và tính năng thể hiện của nó thì ngày nay với
kỹ thuật số lại có không ít thắc mắc
về việc chọn và sử dụng cấu
trúc của ảnh. Nhìn chung cả dCam
& BCam có cấu trúc (format)
ảnh sau:
JPEG, TIFF, RAW. Trong đó JPEG là tiêu chuẩn quốc tế về cấu trúc ảnh phổ thông nhất,
TIFF là tiêu chuẩn của công nghiệp thiết kế, in ấn...còn RAW là cấu trúc ảnh đặc trưng của từng nhà sản xuất máy ảnh. Thế sự khác nhau giữa các cấu trúc ảnh này gì và ưu nhược điểm của chúng?
NTL muốn lưu ý các bạn rằng chỉ có các máy dCam cao cấp
và BCam mới có thể có cả 3 cấu trúc này. Thông thường các máy dCam dùng cấu
trúc ảnh JPEG, các máy BCam có thêm RAW và TIFF. Cấu trúc JPEG là ảnh đã chịu
"nén" - có nghĩa là ảnh nhẹ hơn nhưng chất lượng
ít nhiều bị giảm sút, tuỳ theo mức
độ nén cao hay thấp. Cấu trúc TIFF là chuẩn dùng để trao đổi khi in ấn, nó tạo
thuận lợi trong việc sử dụng cùng một hình ảnh trong nhiều bộ phận làm việc mà vẫn luôn đảm bảo chất lượng chính xác lúc in
ra. Ảnh TIFF có trọng lượng rất nặng. Cuối cùng là ảnh RAW, nghĩa đen của nó
trong tiêng Anh có thể hiểu là ảnh "thô" hay tương đương như ảnh thu được
trên phim cổ điển. Ảnh RAW thường có trọng lượng nặng nhưng nó là loại cấu trúc có chất lượng ảnh
cao nhất và cho phép người sử dụng khả năng thao tác hiệu chỉnh thêm sau khi ảnh
đã chụp. Tiện lợi của ảnh RAW có thể được thấy như hiệu chỉnh kết quả đo
sáng Ev, hiệu chỉnh
"WB", độ sắc nét, độ tương phản...Những thao tác này đòi hỏi việc sử dụng thêm các phần mềm chuyên dụng của nhà chế
tạo hay PS CS. Vậy nên sử dụng cấu trúc ảnh nào ? Câu trả lời của
NTL rất đơn giản: nó tùy
thuộc vào mục đích sử dụng của bạn.
1. Nếu bạn chụp ảnh sinh hoạt gia đình, du lịch...trong điều kiện ánh sáng cân bằng thì cấu trúc ảnh JPEG là hoàn toàn đủ. Nó
cho phép bạn in trực tiếp ra máy in hay ngoài Lab
với chất lượng đẹp.
2. Nếu bạn có chủ ý chụp ảnh nghệ thuật hay gặp những trường hợp ánh
sáng khó khăn mà không chắc chắn về thao tác
kỹ thuật của mình thì nên dùng RAW. Nó cho phép bạn thao tác nhanh hơn và có thể hiệu chỉnh thêm với máy tính
sau này.
Cấu trúc TIFF có lẽ chỉ thật
sự mang lại hiệu quả của nó với những người sử dụng Pro trong công nghệ thiết kế và in ấn. Tuy nhiên nếu bạn thành thạo về kỹ thuật
thì có thể hoàn toàn chụp ảnh nghệ thuật bằng cấu trúc JPEG mà ảnh vẫn đẹp.
Thế còn việc chọn kích thước của ảnh cùng độ tinh xảo? NTL khuyênbạn
nên chọn "L" và "Fine", trong
trường hợp gần hết thẻ nhớ thì bạn có thể đổi
sang dùng M nhưng luôn với
"Fine". Việc chọn kích thước ảnh lớn "L" sẽ cho phép bạn
khuôn lại hình thoải mái hơn mà vẫn in được
khổ ảnh như ý. Khi xem lại ảnh
trên máy tính có nhiều bạn thắc mắc về thông số hiển thị "72 dpi" và "300 dpi"...chẳng
hạn.
Đây đơn giản chỉ là thiết định cho hiển thị màn hình của từng nhà chế tạo. NTL xin được nhắc lại rằng để tính toán độ phân giải
chính xác cho tấm ảnh của mình bạn chỉ việc lấy số pixels chia cho chiều dài theo "inch" của mỗi cạnh ảnh
(1 inch = 2,54cm).
Một thắc mắc rất phổ biến nữa là khi in ảnh kỹ thuật số ngoài Lab nhiều bạn cho rằng nhất thiết phải chỉnh
kích thước của ảnh theo đúng khổ ảnh mà mình muốn in,
ví dụ 10x15cm. Điều này là chưa chính xác. Vấn đề mà bạn
quan tấm nhất khi in ảnh l・tỉ lệ của hai cạnh của tấm
ảnh. Thông thường các máy dCam & BCam cho ảnh với tỉ lệ 4:3 (giống
như TV) trong khi đó tỉ lệ các
cạnh của giấy ảnh ngoài Lab là 3:2 (ở châu Âu đã có loại giấy ảnh chuyên dụng
4:3 từ rất lâu rồi). Vấn đề nằm ở chố
là nếu như bạn giữ nguyên tỉ lệ "Ratio" ảnh 4:3
thì khi in trên giấy 3:2 sẽ có một viền trắng ở
bên cạnh ảnh. Có mấy giải pháp để xử lý vấn đề này: hoặc bạn tự khuôn lại hình theo tỉ lệ 3:2 bằng các phần mềm xử lý ảnh kiểu PS CS, ACDsee 7.0...hoặc bạn đề nghị Lab chủ động "xén" ảnh của mình theo ý họ khi in.
Bạn nên tránh việc dùng các phần mềm không
chuyên dụng để thay đổi kích thước ảnh vì chúng sẽ làm giảm chất lượng ảnh của
bạn. Thông thường các máy ảnh 6 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 30x40 với chất lượng
có thể chấp nhận được, các máy ảnh 5 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 20x25, các
máy ảnh nhỏ hơn 4 Mpix chỉ nên in ở
khổ 13x18. Các máy BCam 8 Mpix cũng chỉ in đẹp tại 30x40 mặc dù bạn có thể đề nghị phóng ra khổ 40x50cm chẳng hạn. Ta sẽ quay lại các thao tác
cho việc in ảnh sau này.
Như vậy đến đây ta
đã đề cập tới những yếu tố căn bản nhất để bạn có thể bắt đầu chụp ảnh với dCam &
BCam. Trong bài viết tiếp theo NTL sẽ đi sâu vào các thao tác kỹ thuật của máy ảnh.
Tìm hiểu kỹ thuật chuyên
sâu:
- RAW vs JPEG
II-2, CÓ NHỮNG GÌ TRONG MỘT DCAM?
Mới chỉ vài năm trước đây
thôi việc sở hữu một chiếc máy ảnh số còn là cả một
vấn đề trong khi chất lượng hình
ảnh chưa thật là
cao.
Khi đó kỹ thuật số mới
đang trong thời kỳ thử nghiệm. Nhưng ta cũng chưa thể nói ngày hôm này vấn đề này đã
được giải quyết. Câu hỏi thường gặp của
nhiều người sử dụng máy dCam
là tại sao mình chụp ảnh không đẹp mặc dù máy mua rất đắt tiền hay đây là một trong những loại máy tốt nhất rồi? Giống như đối với máy ảnh cơ, bạn có một chiếc máy tốt nhưng còn cần phải
biết khai thác tối đa khả
năng của chúng nữa. Có một người bạn đã hỏi tôi rằng máy ảnh Leica dạo trước khuôn
ngắm lệch tâm, tiêu cự không tự động mà sao giá đắt thế? Ở đây người bạn ấy chỉ nhìn thấy mỗi sự khác biệt của hình thức
mà chưa nhận ra giá
trị của chất lượng ống kính cũng như hệ
thống cơ học tuyệt hảo đã đưa Leica lên vị trí số 1 của thế giới. Và bạn đã bao giờ tự hỏi rằng chiếc máy ảnh dCam mới mua của mình có thể làm được những gì chưa?
Hôm nay NTL sẽ cùng bạn lật
từng trang cuốn "Manual Guide" và tìm ra cách làm tối ưu hoá hình ảnh kỹ thuật số của bạn nhé. Điều đầu tiên là cần hiểu thật đúng tất cả các thông số kỹ thuật và
các ký hiệu trên máy.
TYPE OF CAMERA - Kiểu máy ảnh
Compact digital still
camera with built-in flash - Trong cả câu này thì bạn hoàn toàn có thể an
tâm mà bỏ qua từ "still" vì nó đơn giản chỉ là một cách viết để phân
biệt chính xác giữa kỹ thuật số hình ảnh động và tĩnh (Still) mà thôi.
IMAGE CAPTURE DEVICE - Mạch điện
tử cảm quang
Có 3 loại tất cả: CCD,
CMOS, LBCAST.
Total Pixels Approx. - Đây là tổng
số điểm ảnh (tính tương đối) của máy ảnh
LENS - Ống kính
Focal Length - Tiêu cự
35mm film equivalent: - Tính tương đương với máy ảnh cơ.
Digital Zoom - Zoom kỹ
thuật số, một khả năng mới nhưng chất lượng
hình ảnh thường rất...xấu.
Focusing Range Normal AF -
Khả năng đo nét với tiêu cự tự động ở chế độ bình thường. Bạn sẽ thấy một khoảng cách tối thiểu và vô cực.
Macro AF - chụp ảnh cận
cảnh với tiêu cự tự động. Thường sẽ có hai khoảng cách, một dành cho vị trí ống
kính góc rộng (thường sẽ chụp được sát hơn) và một cho vị trí télé.
Autofocus 1-point AF - Đây là số
lượng điểm tiêu cự tự động dùng để canh nét. Thường thì với loại máy Compact
dCam thì sẽ có 1 điểm.
VIEWFINDERS - Khuôn ngắm
Optical Viewfinder - khuôn ngắm
bằng quang học
LCD Monitor - Màn hình
tinh thể lỏng để quản lý chụp và xem lại hình ảnh.
LCD Pixels Approx. Độ phân giải
của màn hình LCD càng cao thì chất lượng càng đẹp.
LCD Coverage - Phần trăm
(%) góc "nhìn" trường ảnh thực.
APERTURE AND SHUTTER - Khẩu độ
sáng và Tốc độ chụp
Maximum Aperture - Bạn sẽ có
2 giá trị tối đa, một cho vị trí ống kính góc rộng (W) và một cho vị trí télé
(T)
Shutter Speed - Tốc độ chụp
Slow shutter - Tốc độ chụp
chậm, thời gian phơi sáng lâu.
EXPOSURE CONTROL - Đo sáng
Sensitivity -Các độ nhạy
của máy tính bằng ISO
Light Metering Method - Các phương pháp đo sáng:
Evaluation (Đo sáng tổng
hoà)/ Center-weighted average (Đo sáng trung tâm)/ Spot (Đo sáng điểm)
Exposure Control Method - Các chương trình đo sáng tự động được lập trình sẵn: Program
AE (Tự động hoàn toàn),
Shutter-Priority AE (ưu tiên Tốc độ chụp),
Aperture-Priority AE (ưu tiên khẩu độ ánh sáng),
Manual (chụp bằng
kỹ thuật cá nhân)
AE Lock - Đây là
tính năng giúp bạn ghi nhớ chỉ số đo sáng của một điểm đặc biệt ưu tiên.
ND Filter - Kính lọc
trung tính, có thể được gắn luôn trong máy rồi.
WHITE BALANCE - Cân bằng
trắng
White Balance Control Auto
(Chế độ tự động),
Pre-set chương trình đặt sẵn:
(Daylight (ánh sáng
ban ngày),
Cloudy (trời nhiều mây),
Tungsten (ánh sáng
vàng của đèn dây tóc),
Fluorescent (đèn nê-ông),
Fluorescent H (đèn nê-ông mầu), or Flash), or Custom (thường đây
là các vị trí bạn có thể cá nhân hoa cân bằng trắng theo ý mình)
FLASH
Built-in Flash Operation
Modes - Các chế độ hoạt động của đèn gắn sẵn
trong máy: Auto, Red-Eye Reduction On/ Off - chống mắt đỏ.
Flash Range : Cự ly hoạt
động hiệu quả của đèn sẽ được tính theo ống kính góc rộng (WIDE) và Télé, thường
tính theo độ nhạy 100 ISO.
Recycling Time Approx. - thời gian
để đèn nạp điện và hoạt động bình thường giữa hai lần chụp.
Terminals for External
Flash - Đây là chỗ để gắn thêm đèn Flash bên ngoài.
Automatic E-TTL: Đèn flash
hoạt động bằng chế độ đo sáng qua ống kính
(TTL = through-the-lens)
Flash Exposure
Compensation - Đây là khả năng hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn flash, tăng hay giảm
tính bằng khẩu độ sáng +/-EV
(exposure value)
SHOOTING SPECIFICATIONS - Các chế độ chụp ảnh
Shooting Modes Auto,
Creative (P (tự động hoàn toàn), Av (Ưu tiên khẩu độ sáng), Tv (ưu tiên tốc độ chụp), M (chỉnh theo
kỹ thuật cá nhân), Custom 1, Custom 2 (cá nhân hoá)), Image
- Các chế độ chụp đặt sẵn trong máy(Portrait
(chân dung), Landscape (phong cảnh),
Night Scene (chụp buổi
tối),
Stitch Assist (chụp ảnh
quang cảnh rộng với chức năng ghép nhiều hình ảnh
để tạo nên một ảnh duy nhất),
Movie (quay phim))
Self-Timer - Chụp ảnh tự
động
Wireless Control - Điều khiển không dây từ xa.
Continuous Shooting High
Speed:Chụp ảnh liên thanh, thường thì sẽ có thông tin về số lượng hình ảnh có thể chụp được trên 1 giây.
Photo Effects - Hiệu quả đặc
biệt: Vivid (mầu sắc sống động), Neutral (màu trung tính), Low
Sharpening (đường nét mềm mại), Sepia
(màu giống
như ảnh cũ)and
Black & White (đen trắng)
IMAGE STORAGE - Thiết bị lưu trữ ảnh
Storage Media - Ở đây bạn
sẽ có thông tin đầy đủ về loại "card" tương thích, kích thước ảnh, trọng lượng ảnh...
Các thông tin kỹ thuật
trên đây được lấy dựa theo máy ảnh Canon PowerShot G5, trên máy của bạn có
thể sẽ không có một số tính năng trên đây. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ ràng chiếc máy mà mình đang sử dụng. Và chúng mình lại tiếp tục nhé...
II-3, THẺ NHỚ - KHÔNG CÒN BÍ ẨN
Bạn đang dùng một chiếc máy ảnh kỹ thuật số và thay vào vị trí của cuộn phim quen thuộc là một chiếc thẻ nhớ ("Memory Card" hay "Digital Film" như một số người ưa dùng...) - một miếng nhựa nhỏ bé và mỏng manh với những mạch điện tử ẩn giấu bên trong. Cô bán hàng dễ mến không ngớt lời khuyên bạn nên dùng loại thẻ 128 Mo hay 512 Mo...thêm vào đó là những từ "chuyên môn" như tốc độ x40...làm bạn bối rối. Chọn loại thẻ nào và...như thế nào? Hôm nay NTL sẽ cùng đi mua thẻ nhớ với bạn trên thị trường nhé. Nào chúng mình bắt đầu.
Bạn đang dùng một chiếc máy ảnh kỹ thuật số và thay vào vị trí của cuộn phim quen thuộc là một chiếc thẻ nhớ ("Memory Card" hay "Digital Film" như một số người ưa dùng...) - một miếng nhựa nhỏ bé và mỏng manh với những mạch điện tử ẩn giấu bên trong. Cô bán hàng dễ mến không ngớt lời khuyên bạn nên dùng loại thẻ 128 Mo hay 512 Mo...thêm vào đó là những từ "chuyên môn" như tốc độ x40...làm bạn bối rối. Chọn loại thẻ nào và...như thế nào? Hôm nay NTL sẽ cùng đi mua thẻ nhớ với bạn trên thị trường nhé. Nào chúng mình bắt đầu.
Như bạn đã biết mỗi một
nhà chế tạo máy ảnh có một chủ
trương khác biệt trong
kỹ thuật ứng dụng, điều này dẫn tới việc các mác
máy ảnh khác nhau sử dụng những loại thẻ nhớ khác nhau. Trên thị trường hiện tại
có các loại thẻ nhớ phổ thông sau:
CompactFlash I (CF)
CompactFlash II / Microdrive
Secure Digital (SD)
Mini SD
Memory Stick (Format đặc
biệt của hãng Sony - MS)
Memory Stick Duo
xD Picture Card (xD)
SmartMedia (Format đặc biệt
của hãng Toshiba - SM)
MultiMediaCard (MMC)
Reduced Size
MultiMediaCard
Tất nhiên bên cạnh đó còn
có các loại thiết bị lưu trữ hình ảnh khác như "PCMCIA card", CD-RW kích thước nhỏ...Nhưng thông dụng nhất là loại thẻ nhớ
CompactFlash mà bạn có thể thấy đa số các máy ảnh dSLR PRO vẫn dùng. Xếp hạng thứ 2 về sự thông
dụng phải kể đến thẻ SD và MS. Những loại
thẻ còn lại ít nhiều được sử dụng trong nhiều loại máy ảnh khác nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy trên thị trường
các loại máy ảnh có thể sử dụng cùng một lúc nhiều loại thẻ như CF+MS (với
Sony DSC-V3) hay CF+SD…khả năng này giúp bạn có được một sự lựa chọn rộng hơn về dung lượng
lưu trữ ảnh
cũng như giá cả.
Trước tiên chúng minh sẽ
tìm hiểu những khái niệm căn bản về thẻ nhớ
nhé. NTL xin được lấy ví dụ bằng chiếc thẻ CF
thông dụng nhất.
“CompactFlash Association (CFA) » là một tổ chức công nghiệp phi lợi nhuận, mục đích của nó là nhằm phát triển và khuyến khích việc sử dụng loại thẻ CF trên thế giới. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây: http://www.compactflash.org
“CompactFlash Association (CFA) » là một tổ chức công nghiệp phi lợi nhuận, mục đích của nó là nhằm phát triển và khuyến khích việc sử dụng loại thẻ CF trên thế giới. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây: http://www.compactflash.org
Trên thị trường hiện tại
thì thẻ CF có dung lượng từ 16 Mb đến 6 Gb,
tuy nhiên cấu trúc của CF cho phép nó đạt tới 137 Gb. Thẻ CF chấp nhận điện
năng sử dụng từ 3,3 V đến 5V. Các chân tiếp xúc của thẻ CF tương tự như cấu trúc của
“PCMCIA Card” nhưng có tới 50 “pins”.
Môi trường
sử dụng và độ bền.
Nhiệt độ cho phép CF hoạt
động từ -40°C đến +85°C. Độ bền của thẻ CF cũng rất đáng khâm phục: nó có thể chịu được chấn động
rơi từ độ cao
2,5 m và tuổi thọ trung bình trong điều kiện sử
dụng bình thường là 100 năm! Các hệ điều hành của
máy tính có thể dung được với thẻ CF: , Windows 3.x, Windows 95, , Windows 98,
Windows CE, Windows 2000, Windows ME, Windows XP, OS/2, Apple System 7, 8, 9
& OS X, Linux và đa số các UNIX. Các dữ liệu (Data) của thẻ nhớ CF được bảo
vệ bởi “built-in dynamic defect management and error correction technologies” đảm
bảo độ an toàn cao nhất.
Tốc độ của
thẻ nhớ.
Với mỗi một “x1” thì bạn
có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế số lượng
“x” càng lớn thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tham khảo bảng
tốc độ ghi dưới đây:
4X = 600KB/sec.
12X = 1.8MB/sec.
16X = 2.4MB/sec.
32X = 4.8MB/sec.
40X = 6.0MB/sec.
Loại thẻ nhớ mới nhất của
CF với cấu trúc “Ultra II” cho phép bạn ghi thông tin với tốc độ x60 (9 Mb/s)
và đọc thông tin trên thẻ với tốc độ x66 (10 Mb/s). Đây là cấu trúc được xếp hạng 1 trên thế giới hiện
tại.
Tuy nhiên tốc độ đọc hay
ghi thông tin trên thẻ nhớ còn phụ thuộc vào khả năng của máy ảnh nữa. Nếu bạn có một chiếc CF
Ultra II mà dùng một chiếc dCam đời 2002 chẳng hạn
thì sẽ không phát huy được hết tốc độ
của thẻ đâu nhé. Ngược lại cho trường hợp dùng dSLR với loại thẻ CF tốc độ chậm,
bạn sẽ mất thời gian chờ đợi giữa hai kiểu ảnh đấy (nhất là với độ phân giải lớn
cỡ 6 Mpix)
Số lượng ảnh
có thể lưu trên một thẻ nhớ
Dưới đây là các thông tin
của Sandisk về số lượng ảnh mà bạn có thể
chụp (không bị nén và chịu nén) với từng loại thẻ nhớ có dung lượng khác nhau.
Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể về trọng lượng và kích thước ảnh trong Manuel của máy ảnh.
Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể về trọng lượng và kích thước ảnh trong Manuel của máy ảnh.
Những yếu tố làm ảnh hưởng tới trọng lượng ảnh của bạn:
- Độ phân giải: số lượng
"pixel" càng lớn thì ảnh càng nặng
- Kích thước ảnh: tương quan với độ phân giải bạn có các kích
thước L, M, S
- Chất lượng của ảnh:
Fine, Normal, Standard.
- Mức độ chi tiết của ảnh: ảnh càng nhiều chi tiết thì trọng lượng càng nặng.
Lưu ý: không phải máy ảnh nào cũng có khả năng dùng
được các loại thẻ nhớ có dung lượng lớn trên 2 Go, bạn cần xem kỹ Manuel và làm
Update cho máy trước khi mua thẻ. Tuy độ tin cậy của CF rất cao nhưng NTL khuyên bạn nên dùng nhiều thẻ 512 Mb hơn là dùng
1 chiếc thẻ 4 Go.
* Uncompressed image = ảnh
không chịu nén
* Compressed image = ảnh
đã bị nén để giảm trọng lượng
Chuyển
giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính.
Sau khi chụp ảnh thì bạn
có nhiều cách để làm “copy” ảnh từ
thẻ nhớ vào máy tính hay ghi lên đía CD-ROM, DVD-ROM…Cách phổ biến nhất là dùng ngay chiếc máy ảnh
của bạn với dây cáp kèm theo và phần mềm chuyên
dụng của máy. Ưu điểm của
phương pháp này là bạn không
cần đầu tư thêm thiết bị và giao diện cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm của nó
lại nằm ở tốc độ chuyển giao thông tin, đa phần các máy dCam, BCam và một số
dSLR hiện tại chỉ có giao diện USB 1.1 với tốc độ 12 Mb/giây trên lý thuyết. Nếu bạn có một chiếc thẻ 512 Mb đầy ảnh thì thời gian chuyển giao ảnh sẽ khá lâu đấy.
Giải pháp thứ 2 là mua một
chiếc “8 in 1 Card Reader”
(hay thỉnh thoảng vẫn thấy đề là “9 in
1” nhưng thật ra
cũng đều là loại đầu đọc được nhiều loại thẻ mà thôi) với đường truyền USB 2.0. Ở đây NTL muốn nhấn mạnh tới yếu tố kỹ thuật USB 2.0 vì nhiều loại
“Card Reader” cũ chỉ có USB 1.1 mà thôi. Tốc độ chuyển giao thông tin của USB
2.0 là 480 Mb/giây! Kết quả thì bạn đã có thể tự
rút ra được rồi.
Nếu bạn dùng máy tính xách tay và không muốn phải mang theo đủ mọi
thứ dây cáp nối thì bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc
“PCMCIA 6-in-1 PC Card
Adapter”.
NTL đã nghe khá nhiều thông tin đại loại như không nên dùng thẻ nhớ trên nhiều máy ảnh khác nhau vì sẽ bị…hỏng. Điều này là không chính xác. Nếu bạn
tháo lắp thẻ nhớ đúng cách thì cấu trúc của nó không hề bị thay đổi cho dù nó được dùng với nhiều loại máy ảnh khác nhau. Khi lắp thẻ nhớ vào máy ảnh bạn lưu ý để cho các khe trượt của thẻ CF khớp với các gờ
của máy ảnh nhé và sau đó nhẹ nhàng ấn thẻ nhớ vào trong. Tương tự cho lúc tháo thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh, bạn cần
bấm nút đẩy thẻ nhớ ra một cách dứt khoát và nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý với các loại đầu đọc thẻ của Tầu nhé, giá rẻ
nhưng thiết kế không chính xác sẽ làm hỏng
các chân thẻ (pins) đấy.
Nếu bạn không sử dụng máy ảnh lâu ngày thì nên tháo thẻ nhớ ra khỏi
máy, cất vào trong hộp nhựa của thẻ và để nơi khô ráo. Thẻ nhớ tuyệt đối phải được tránh
bụi và độ ẩm cao.
Với một vài hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, NTL hy vọng đã giải đáp được phần nào những
thắc mắc của các bạn về dùng thẻ nhớ khi chụp ảnh.
Thân,
Cùng với việc phát triển rầm
rộ của kỹ thuật số và các phương pháp lưu trữ khác nhau thì có một vấn đề mới cũng đã nảy sinh, đó chính là vấn đề bảo mật cho các dữ liệu thông tin trên thẻ nhớ. Có lẽ đối với người
sử dụng máy ảnh số nghiệp dư thì nó lại không
thật quan trọng nhưng đối với
các PRO thì nó lại vô cùng cần thiết nhất là
khi các hợp đồng được ký dưới sự bảo trợ của pháp luật và bảo hiểm.
Hãng Lexar vừa cho ra một
loại thẻ nhớ nhà nghề có khả năng bảo mật cao
là "Professional Series Memory Cards" cùng với kỹ thuật mã hoá
"Encryption Technology" để đáp ứng như cầu này. Một phần mềm đơn giản và dễ sử dụng cho phép bạn cài đặt mức độ
bảo mật trên thẻ nhớ và máy ảnh. Như thế các hình ảnh lưu trũ trên thẻ nhớ chỉ có thể đọc được bằng một
chiếc máy ảnh có cài đặt bảo mật
tương đương hay đọc bằng máy tính với tên người sử
dụng và mã khoá. Cho đến thời điểm này thì đây là
hệ thông bảo mật duy nhất cho thẻ nhớ trên thế giới. Chiếc dSLR đầu tiên áp dụng
công nghệ này là chiếc Nikon D2X.
Kỹ thuật bảo mật mới của
Lexar này có kỹ thuật mã hoá 160 bit (một trong những kỹ thuật bảo mật hiệu quả
nhất và được ứng dụng rộng rãi hiện hành) cùng với SHA-1 (Secure Hash
Algorithm), một chuẩn đã được NIST (National Institute of Standards and
Technology) thông qua.
Kỹ thuật số bây giờ thay đổi
như chong chóng, chỉ cần vài
tháng là các thông số kỹ thuật đã thay đổi. Để bổ sung cho bài viết "Thẻ nhớ: không còn bí ẩn" NTL xin được cung cấp thêm
cho các bạn những thông tin mới nhất từ hội chợ trang thiết bị nhiếp ảnh Photokina đang diễn
ra tại Cologne - Đức.
SanDisk Extreme ™ III là
loại thẻ nhớ nhanh nhất trên TG hiện tại với tốc độ đọc và ghi (hai thao tác
này được tiến hành song song nhờ vào kỹ
thuật mới ESP-Enhanced Super-Parallel Processing) là 20Mb/s! với thẻ CF và 18
Mb/s với MS. Với mục tiêu nhằm vào các nhiếp ảnh gia
PRO và nghiệp dư nhiều kinh nghiệm, gam thẻ nhớ SanDisk Extreme ™ III có dung lượng từ
1Gb đến 4Gb. Môi trường hoạt động
của nó từ -25°C đến 85°C. Loại thẻ mới này
có bảo hành 10 năm tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, các vùng còn lại thời
gian sẽ ngắn hơn. Mỗi chiếc thẻ nhớ này sẽ có kèm theo phần mềm RescuePRO ™ giúp bạn khôi phục lại dữ liệu ảnh trong trường hợp
bạn đã xoá nhầm ảnh.
Giá cả theo như thông báo là: CF 1Gb 139,99$; CF 4Gb 559,99$; SD 1Gb
139,99$; MS 1Gb 279,99$; MS 2Gb 559,99$.
Loại thẻ SanDisk Ultra II
không có thay đổi trong tốc độ đọc và ghi (10Mb/s và 9Mb/s) nhưng nó đạt tới dung lượng 8Gb với thẻ CF,
4Gb với MS và 2Gb với SD. Báo giá:
Ultra II CF 256MB - 2GB
$49.99 - $249.99 €44.00 - €245.00 (giá hiện tại)
4GB $479.99 €465.00 (vào
tháng 10)
8GB $959.99 €930.00 (vào
tháng 11)
Ultra II MS PRO 256MB –
1GB $74.99 - $249.99 €73.00 – €259.00 (giá hiện tại)
2GB – 4GB $479.99 -
$959.99 €495.00 - €990.00 (vào tháng 11)
Ultra II SD 256MB – 512MB
$64.99 - $89.99 €45.00 - €72.00 (giá hiện tại)
1GB – 2GB $119.99 -
$239.99 €119.00 - €239.00 (vào tháng 11)II-4, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÁY ẢNH SỐ VÀ MÁY ẢNH CƠ :
Có lẽ một trong những câu
hỏi hay được nhiều người đặt ra trước khi
quyết định từ giã cách chụp ảnh
bằng phim truyền thống để bước vào thế giới của kỹ thuật số là: máy ảnh kỹ thuật số (DSLR) khác máy ảnh
Cơ (SLR) ở chỗ nào?
Có lẽ cũng khỏi cần phải
nói tới những tiện dụng và những khả năng kỳ diệu của kỹ thuật số đang mang lại
cho cuộc sống của chúng ta hàng ngày nữa. Riêng trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì bước đột phá này cũng rất ngoạn mục.
Nhìn thoáng qua tấm hình
trên đây chắc bạn cũng đã nhận ngay ra sự khác biệt của kỹ thuật số rồi nhỉ.
Thay vào vị trí quen thuộc của phim âm bản hay dương bản là một mạch điện tử cảm quang nom rất...đơn giản. Ta cũng không cần phải mở nắp máy phía
sau ra để lắp phim nữa mà một mảnh nhựa nhỏ với những mạch điện tử ly ti đã khẽ
khàng lách vào bên sườn máy ảnh thay cho những cuộn phim cồng kềnh làm nhiệm vụ lưu giữ ảnh.
Còn một bộ phận cực kỳ quan trọng nữa mà chúng ta không nhìn thấy ở đây, một yếu tố mang tính quyết định
cho sự khác biệt giữa các đại gia máy ảnh về chất lượng,
đó là phần mềm xử lý ảnh - như một bộ xử lý nhỏ của máy tính - nằm ngay trong thân máy ảnh.
Trên đây là hình ảnh của mạch
điện tử cảm quang hiện đại nhất do hãng Nikon phát minh và chế tạo. Chính nó đã tạo nên điều kỳ diệu
mà không một chiếc máy ảnh nào khác có thể
sánh nổi với chiếc Nikon D2H.
Trước khi quay lại với cấu
trúc của các loại mạch điện tử cảm quang thì có lẽ chúng mình cũng nên đề cập một chút tới cái mà gần như ai cũng biết, đó là PIXEL. Nó là chữ viết tắt nhằm
thể hiện PIcture ELement - yếu tố cấu
thành của ảnh kỹ thuật số. Ta hãy gọi nôm na là Điểm ảnh. Mỗi một bức ảnh
được tạo nên bởi vô số Điểm ảnh. Mỗi Pixel mang một số thự tự riêng từ 0 tới
255 (giống như phổ màu căn bản của AutoCAD vậy) Tuỳ
thuộc vào hơn 16 triệu cách kết hợp khác nhau giữa các pixel của 3 kênh mầu Red - Green - Blue
(Đỏ - Xanh lá cây - Xanh da trời) mà
sẽ tạo nên vô số màu khác nhau. Nếu nói
theo ngôn ngữ của tin học thì mỗi một mầu tương đương với 8 Bit (Byte)
và mầu của mỗi một pixel được tạo nên bởi 3 mầu kết hợp RGB. Ta vẫn hay nghe nói tới các tấm ảnh kỹ thuật số có
"độ sâu" khác nhau như 16 bit (8 bit x2), 24 bit (8 bit x3), 36 bit (12 bit x3), 48 bit
(16 bit x3).
Hiểu rõ kỹ thuật tạo hình ảnh
của máy kỹ thuật số có lẽ là cách hay nhất để nhận ra sự khác biệt với máy ảnh
cơ.
Như ta đã nói ở trên về cấu tạo, khi ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh sẽ gặp một mạch điện
tử cảm quang với hệ thống lọc mầu ánh sáng, chuyển thành tín hiệu điện tử. Hiện
tượng này tương đương với phản ứng hoá học của phim âm bản hay dương bản. Tiếp theo đó
máy ảnh sẽ xử lý những tín hiệu điện tử này để tái tạo lại mầu sắc trung thực của
hình ảnh (quá trình này tương đương với việc làm trong phòng rửa ảnh cổ điển) và bạn
có thể lưu trữ hình ảnh
nguyên gốc hay được nén gọn lại trên các thiết bị lưu trữ (ta vẫn gọi là Memory Card).
Trên thị trường hiện tại tồn
tại hai loại mạch điện tử cảm quang là: CCD (Charge-Coupled Devices) và CMOS
(Complementary Metal-Oxide Semiconductor). Hãng Nikon mới nghiên cứu thành
công một loại thứ 3 kết hợp được những ưu điểm của cả hai loại trên là LBCAST (Lateral
Burried Change Accumulator and Sensing Transitor Array). So với CCD và CMOS thì
LBCAST dùng tốn ít năng lượng hơn, ít lỗi hạt ảnh hơn, đồng thời nó góp phần làm tăng tốc độ xử lý ảnh,
làm tăng độ nhạy, độ tương phản và tái
tạo màu sắc trung thực hơn.
Nhưng cũng chính tại thiết bị đặc biệt này mà ta thấy rõ ràng sự khác biệt giữa phim cổ điển
và kỹ thuật số. Loại phim mà chúng ta vẫn hay dùng (thường được gọi là phim
35mm hay 135) có kích thước chiều rộng
36mm x chiều cao 24mm, tỉ lệ hai cạnh
thường được quy gọn thành 3:2. Đa phần thì các máy ảnh cơ kỹ thuật số có cùng tỉ lệ này nhưng các máy Digital Compact Camera thường hay
có tỉ lệ 4:3 giống như tỉ lệ của
màn hình máy tính. Điều này gây ra sự khó chịu
nhỏ khi bạn muốn in ảnh kỹ thuật số được chụp với tỉ lệ 4:3 ra giấy vì nếu giữ đúng tỉ lệ tấm ảnh của bạn sẽ là 115mm x 150mm, còn nếu bạn muốn giữ nguyên chiều cao
100mm thì chiều rộng của ảnh sẽ bị ngắn lại.
Với hệ thống máy Digital
Compact bạn thường hay gặp các Sensor với kích thước nhỏ như: 1/2.7" hay 1/1.8". Đối với loại máy
dSLR thì kích thước của Sensor lớn hơn, ví dụ như Nikon D2H là 23,1mm x 15,5mm,
so với phim 24mm x 36mm thì tỉ lệ chênh lệch là 1,5.
Đến đây ta có thể dễ dàng hiểu ngay tại sao trên các máy Digital Compact ống kính zoom thường có các tiệu cự rất nhỏ (ví dụ như máy Minolta Z1 có zoom x10: 5,8mm - 58mm tương đương 38 - 380mm với phim 35mm) Để quy đổi sang tiêu cự tương đương 24x36 ta phải nhân tiêu cự gốc của máy ảnh kỹ thuật số với tỉ lệ chệnh lệnh. Chẳng hạn như ở đây tỉ lệ chênh lệch của môt CCD 1/2.7" là 38/5,8 = 6,55 lần.
Đến đây ta có thể dễ dàng hiểu ngay tại sao trên các máy Digital Compact ống kính zoom thường có các tiệu cự rất nhỏ (ví dụ như máy Minolta Z1 có zoom x10: 5,8mm - 58mm tương đương 38 - 380mm với phim 35mm) Để quy đổi sang tiêu cự tương đương 24x36 ta phải nhân tiêu cự gốc của máy ảnh kỹ thuật số với tỉ lệ chệnh lệnh. Chẳng hạn như ở đây tỉ lệ chênh lệch của môt CCD 1/2.7" là 38/5,8 = 6,55 lần.
Sự khác biệt khá quan trọng
này khiến cho các ống kính vẫn được
coi là góc rộng của phim 35mm bỗng trở thành....télé! Ta lấy ví dụ của máy
Nikon D2H, tỉ lệ chênh lệch là 1,5 thì tiêu cự 28mm x 1,5 = 42mm, nghĩa là gần
bằng ống kính tiêu chuẩn (Ống kính mà ta vẫn hay "gọi" là 50mm thực
ra chỉ có 45mm mà thôi) Từ đó phát sinh ra nhu cầu dùng các ống kính góc siêu rộng,
thậm chí ống kính mắt cá để chụp với thân máy ảnh kỹ
thuật số. Chẳng hạn một loại ống kính mới của Nikon: AF-S DX Zoom-Nikkor
17-55mm f/2.8G IF-ED (3.2x) khi dùng với Nikon D2H sẽ trở thành 25,5 - 82,5mm.
Nếu như với các
phim phổ thông ta hay nói về nhiệt độ
mầu thì tương đương trong kỹ thuật số ta có khái niệm Cân bằng
trắng (White Balance). Thường thì trong các máy ảnh kỹ thuật số Cân bằng trắng
được chỉnh tự động tuỳ theo ánh sáng môi trường để đạt tới độ trung thực cao nhất
của màu sắc nhưng bạn vẫn
hoàn toàn có thể lựa chọn các chế độ ánh
sáng theo ý của mình như ánh sáng ban ngày, ánh sáng đèn
dây tóc vàng, ánh sáng đèn nê-ông....
Khác với phim âm bản hay
dương bản, với kỹ
thuật số bạn có thể lựa chọn cấu trúc của ảnh để lưu trữ. Có rất nhiều hình thức khác nhau: RAW, TIFF, JPEG...Ở hai loại đầu tiên thì
hình ảnh được lưu trữ nguyên
thể, không bị nén hoặc được nén với tỉ lệ thấp để đảm bảo tính trung thực và chất
lượng hình ảnh (để xử lý sau này trên máy tính), còn ở dạng JPEG thì ảnh có thể
sẽ được nén gọn lại tới 40 lần, tiện lợi cho việc gửi qua internet.
Cuối cùng là các loại
Memory Card phổ biến và thông dụng hiện hành:
CF, MS, SD, MMD, XD,....ưu điểm của
chúng là sau khi chụp xong ảnh và lưu trữ thì bạn có thể ung dung xoá hết ảnh đi và chụp lại từ đầu. Còn ký hiệu tốc độ X12 chẳng hạn thì
có nghĩa là 12 x 150 kb/s = 1800 kb/s.
Hy vọng bài viết ngắn gọn trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về sự khác
biệt giữa dSLR và SLR.
II-5, Xsync,
Hsync, Exposure time, Flash photography
Khi mua một cái camera
body, chúng ta thường quan tâm đến nhiều thứ như các tính năng về đo sáng, lấy nét, tốc độ chụp, bracketting, kết cấu... mà ít ai để ý đến thông số
X-sync, một thông số quan trọng để đánh giá đẳng cấp của body.
Để đề cập đến thông số này, trước hết phải quay lại với cấu tạo và nguyên lý vận hành của màn trập
trong máy (D)SLR.
1. Vị trí
& vai trò của màn trập
Phía trước của film frame (hoặc sensor) là vị trí của màn trập. Nhiệm vụ của nó ta đều biết là điều tiết thời gian phơi sáng (exposure time) của bức hình.
Phía trước của film frame (hoặc sensor) là vị trí của màn trập. Nhiệm vụ của nó ta đều biết là điều tiết thời gian phơi sáng (exposure time) của bức hình.
Bình thường, màn trập đóng
kín để film k0 bị phơi sáng, khi chụp màn trập
mở ra để ánh sáng tiếp xúc với bản film.
Màn trập mở càng lâu, ánh sánh vào càng nhiều và ngược lại .
Nếu chúng ta chỉ hình dung màn trập như 1 (một) cái rèm cửa sổ kéo ra kéo vào, thì sẽ thấy
rằng thời gian phơi sáng của các điểm
có vị trí khác nhau trong khung cửa số, sẽ khác nhau. Điểm nào được hé ra trước,
sẽ bị che lại sau và có thời gian phơi sáng lâu hơn. Điều này k0 thể chấp nhận được, và thực tế cũng k0 phải như vậy.
Màn trập
(shutter curtain) trong máy (D)SLR có 2 cái màn !
2. Nguyên
lý hoạt động của màn trập (shutter curtain)
Hai màn trập này lần lượt
gọi là Front Curtain (hoặc First Curtain) và Rear Curtain (Second Curtain).
Front Curtain (FC): có nhiệm
vụ kéo ra để cho film lộ sáng
Rear Curtain (RC): có nhiệm
vụ đóng lại để điều tiết thời gian phơi sáng của film.
Cả hai màn
trập này đều cùng chạy
với 1 tốc độ như nhau
Giả sử đây là cảnh chúng
ta muốn chụp, và là cái chúng ta nhìn thấy qua viewfinder (a)
(a) Lúc này film chưa hề bị phơi sáng, ta chưa bấm chụp, FC vẫn đang che kín film frame (b)
(a) Lúc này film chưa hề bị phơi sáng, ta chưa bấm chụp, FC vẫn đang che kín film frame (b)
(b) Khi chúng ta bấm chụp,
gương sẽ lật
lên, sau đó FC sẽ kéo từ dưới lên trên, film lộ sáng từ dưới lên trên (c)
(c) Sau khi FC kéo lên hết, film hoàn toàn lộ sáng, lúc này ảnh hoàn toàn được in lên bản film (d)
(d) Tiếp theo, RC sẽ kéo lên để đóng lại, film bị che lại từ dưới lên trên (e)
(c) Sau khi FC kéo lên hết, film hoàn toàn lộ sáng, lúc này ảnh hoàn toàn được in lên bản film (d)
(d) Tiếp theo, RC sẽ kéo lên để đóng lại, film bị che lại từ dưới lên trên (e)
(e) Sau khi RC đóng lại
toàn bộ, pose ảnh đã chụp xong (f)
(f) gương hạ xuống, FC và RC trở lại vị trí ban đầu (b)
(f) gương hạ xuống, FC và RC trở lại vị trí ban đầu (b)
Theo nguyên lý trên, ta thấy
rằng vì cả hai màn trập đều chạy với cùng một tốc độ,
theo cùng một hướng cho nên, mọi điểm trên bản film đều có thời gian phơi sáng như nhau.
Thời gian
phơi sáng (exposure time) chính
là khoảng thời gian giữa thời điểm FC xuất phát (mở ra) và thời điểm
RC xuất phát (đóng lại)
Như vậy, cái mà chúng ta thường gọi là "tốc độ
chụp", chúng ta thường chọn là 30sec, 1sec, 1/100sec hay 1/8000sec, chính
là "thời gian phơi sáng", là
"exposure time". Nó là khoảng trễ giữa thời điểm xuất phát
của FC & RC, còn cả hai cái màn trập này luôn luôn chạy với cùng một tốc độ
cố định, chứ k0 phải cái màn trập có thể lao ầm ầm với tốc độ 1/8000 sec.
Chẳng hệ thống cơ khí nào đạt được tốc
độ kinh khủng đó cả. Tốc độ đó thấp hơn nhiều. Vậy nó bằng bao nhiêu ?
Giả sử bằng 1/200 sec đi,
vậy thì điều gì sẽ xảy ra ?
Nếu chúng ta chụp ảnh ở tốc độ chậm hơn 1/200sec, ví dụ 1/60sec, hiện tượng sẽ diễn ra theo trình tự
từ (a) đến (f) như trên. Tức là:
- FC mở hết ra trong khoảng thời gian 1/200sec (0 đến 1/200),
- 1/60 sec sau, tức là vào
thời điểm (1/60), RC bắt đầu xuất phát để đóng lại,
- RC cũng kết thúc công việc của mình trong vòng 1/200sec, tức là vào thời điểm
(1/200 + 1/60) sec.
- Như vậy, bất kỳ một điểm nào trên bản film đều chỉ được phơi sáng
trong vòng 1/60 sec mà thôi và trong khoảng thời gian từ thời điểm
1/200sec (khi FC đ・mở hết) đến 1/60sec
(RC bắt đầu chạy), toàn bộ 100% diện tích bản film được phơi sáng trong lúc chờ đợi nữa
.
Nếu tốc độ chụp bây giờ nhanh hơn 1/200sec thì sao? 1/500sec chẳng hạn. Nguyên lý vẫn k0 có gì
thay đổi, tuy nhiên, hiện tượng có khác đôi chút.
- FC cũng bắt đầu chạy từ
thời điểm 0 và kết thúc hành trình ở thời
điểm 1/200,
- Tại thời điểm 1/500, RC
xuất phát, lúc này FC mới chỉ đi được khoảng 1/3 quãng đường,
- RC cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm (1/500 + 1/200) sec
- Nguyên lý k0 hề thay đổi, nên thời gian phơi sáng của mọi điểm trên bản film cũng vẫn được đảm bảo là 1/500sec.
- Có điều, lúc này tiết diện bản
film k0 hề được phơi sáng 100% như trong trường hợp trên nữa mà chỉ được đón ánh sáng qua một khe hẹp bởi FC
chưa mở hết thì RC đã phải đóng lại rồi.
Bề rộng của khe quét kia lớn hay nhỏ tùy thuộc tốc độ chụp nhanh hay chậm (thời gian phơi sáng nhiều hay ít), bởi vì do RC xuất phát sớm hay muộn.
Bề rộng của khe quét kia lớn hay nhỏ tùy thuộc tốc độ chụp nhanh hay chậm (thời gian phơi sáng nhiều hay ít), bởi vì do RC xuất phát sớm hay muộn.
Như vậy, chúng ta thấy một điều rằng, cho dù ta chọn tốc độ chụp là bao
nhiêu đi nữa, bulb, 30sec, 1/100sec hay 1/8000sec thì màn chập vẫn luôn chỉ chạy
với 1 tốc độ duy nhất. Và điều quan trọng
nhất để thực hiện xong một pose ảnh bạn phải cần ít nhất 1 khoảng thời gian tương ứng bằng : thời gian phơi sáng + tốc độ màn chập, bởi vì nếu tính từ lúc FC xuất phát, cần phải đợi 1
khoảng thời gian bằng thời gian phơi sáng để RC xuất phát cộng với tốc độ màn chập (khoảng
thời gian để màn chập RC hoàn thành sứ mệnh) thì sự phơi sáng mới được coi là kết thúc.
Một ví dụ hài hước, nếu cái camera của bạn có tốc độ màn chập là 1 (một) sec, làm thế nào bạn có thể bắt được những khoảnh khắc cỡ phần trăm giây trở
lên.
Như vậy, tốc độ màn chập là rất quan trọng đối với
1 camera body. Người ta gọi nó là X-sync, hay còn mang một tên nữa là
"tốc độ ăn đèn cao nhất".
Cái tên của nó được gắn liền với đèn flash, bởi khi dùng đèn flash, ta mới thấy sự lợi hại của
một body co X-sync 1/250sec so với X-sync 1/125sec.
3. High
speed sync (H-sync)
Như vậy, một body có tốc độ chụp cao 1/8000sec hay
1/16000sec, tất nhiên cũng hấp dẫn. Nhưng rất ít khi chúng ta sử dụng đến những tốc
độ đó. Tuy nhiên, nếu máy có X-sync cao hơn lại là một lợi thế lớn. Đó là khi chúng ta sử dụng flash trong những tình huống fill
in
3.1
Standard Flash Synchronization
Flash phát sáng dưới dạng
xung (pulse). Mỗi lần phát sáng diễn ra trong một khoảng thời gian cực ngắn, cỡ
phần nghìn sec hoặc nhanh hơn, tùy
thuộc công suất phát. Một lần phát sáng là 1 xung duy nhất (single
flash burst), sau đó, ta thường phải đợi flash recharged cho lần chụp tiếp theo.
Mục đích chụp flash là để
chiếu sáng chủ thể, và phải đảm
bảo chiếu sáng trên toàn bộ khuôn
hình. Do đó, nếu chỉ phát 1 xung duy nhất,
thì phải đợi khi 100% tiết diện bản
film được phơi sáng thì
camera mới ra lệnh kích hoạt flash.
Điều này chỉ đạt được khi tốc độ chụp (thời gian phơi sáng) chậm hơn tốc độ màn chập X-sync như đã nói ở trên.
(Phần
minh họa này, Front Curtain được gọi là First Curtain - FC, Rear Curtain gọi là
Second Curtain- SC, và có màu sắc trái ngược với phần trên. Nhưng bản chất vẫn như nhau, hy vọng k0 làm các bạn nhầm lẫn!)
Liên quan đến trường hợp này, có hai cách phát sáng của flash mà ta vẫn thường
nghe:
First
curtain sync: Flash phát sáng ngay sau khi FC mở hết (thường là chế độ
default trong camera)
Second
curtain sync: Flash phát sáng ngay trước khi SC chuẩn bị xuất phát để đóng lại.
(Công dụng và hiệu ứng của hai loại này sẽ nói sau)
3.2
Hi-speed Flash Synchronization (H-sync)
Thuật ngữ này thường được
gọi dưới tên khác là focal plane sync (FP sync) để chỉ việc dùng flash khi tốc
độ chụp cao hơn tốc độ màn
chập X-sync. Trường hợp này thường gặp khi ta dùng flash làm fill in.
Với tốc độ chụp cao hơn X-sync, bản film k0 thể phơi sáng 100% diện tích của mình mà chỉ nhận ánh
sáng qua khe quét tạo bởi hai màn trập FC & SC. Như vậy, flash muốn rọi sáng toàn bộ bản film thì
k0 thể phát sáng 1 lần (1 xung duy nhất) được, mà nó phải "chạy theo"
khe quét kia và phát liên tục để phủ sáng dần dần những tiết diện bản film được lộ sáng bởi khe quét. Tức là flash phát nhiều xung liên tục. Việc "chạy theo" khe quét bằng nhiều xung phát sáng chính là sự đồng bộ giữa flash với tốc độ chụp
cao. Đó là xuất xứ của thuật ngữ High speed sync.
Nếu chỉ phát 1 xung duy nhất như trường hợp trên, flash có thể đạt công suất lớn nhất của nó và phát
trong 1 khoảng thời gian cực ngắn.
Nay phải phát làm nhiều xung, thời gian phát kéo dài, cường độ flash sẽ giảm đi đáng kể.
GN của flash giảm.
Như vậy, nếu tốc độ
chụp chậm, khe quét lớn, số lần phát xung sẽ ít, cường độ flash giảm ít. Tốc độ
chụp cao, khe quét hẹp, số lần phát xung nhiều hơn, cường độ flash giảm nhiều hơn. Do đó, khi chụp fill
in thì flash có GN càng lớn càng tốt.
Tới đây, chúng ta có thể
thấy một body có tốc độ X-sync cao có lợi như thế nào. X-sync càng cao thì
flash càng có cơ hội phát hết cường độ ở tốc độ chụp cao. Người chụp càng có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong việc chụp fill flash để cân bằng ánh sáng giữa chủ thể và ánh
sáng xung quanh (ambiance).
Ví dụ:
Với cùng một đối tượng chụp,
đo sáng ta có thông số:
Body 1 (X-sync =
1/125sec): ISO 100, f/4, 1/125sec.
Body 2 (X-sync =
1/250sec): ISO 200, f/4, 1/250sec, hoặc ISO 100, f/2.8, 1/250
Những cặp thông số trên đều cho ra 2 bức ảnh có ánh sáng ambiance như nhau. Việc fill flash cũng nằm trong khả
năng của cả hai, nhưng rõ ràng ảnh cho bởi
body 2 sẽ có DOF nông hơn (f/2 vs f/4) và khả năng
freeze hành động của chủ thể tốt hơn (1/250sec vs 1/125sec).
Body 1 muốn có tốc độ
1/250sec nhằm mục đích khống chế DOF mỏng
hay action shot mà vẫn phải dùng fill flash sẽ gặp bất lợi hơn do khi đó Flash phải hoạt động ở chế độ H-sync, cường độ của nó sẽ bị yếu đi do phải phát 2 xung liên tiếp.
Xuộc: Ăn
trộm tại:
www.google.com
(key word: x-sync, high shutter speed, high sync, shutter
curtain...)
4. First
Curtain Sync & Second Curtain Sync
Bài này trước post bên
TTVNOL rồi, nay move về đây cho nó trọn bộ. Tớ lười
chụp nên chỉ dùng hình vẽ để minh họa thôi, các bác thông cảm.
Sự khác nhau giữa First
curtain Sync và Second curtain Sync thể hiện rõ nhất khi ta chụp hình một vật
di chuyển vào buổi tối với tốc độ thật chậm.
Ví dụ chụp một cái xe hơi chạy trong màn đêm, tốc độ chậm.
- Nếu dùng flash bình thường tức 1st curtain (chế độ mặc định) thì khi màn trập (FC) vừa mở hoàn toàn, flash sẽ nổ
và rọi sáng cái xe hơi ở vị trí
đầu (A). Sau đó, flash tắt, camera tiếp tục lộ
sáng, xe đi tới điểm B thì phơi sáng
xong. Lúc này k0 thấy xe hơi được vì nó
di chuyển, chỉ thấy vệt đèn thôi.
Trong trường hợp này có cảm
giác như xe đi giật lùi.
- Còn khi set ở 2nd
curtain thì khi màn trập thứ hai (SC) chuẩn bị đóng thì flash mới nổ. Lúc này vệt
đèn đã in lên film (sensor) giống trường hợp No flash. Nhưng khi xe đến vị trí
cuối (B) thì flash nổ và soi sáng xe hơi. Vệt đèn sẽ nằm đè lên xe, nom có vẻ như xe đang lướt đi trong đêm vậy.
Còn nếu chỉ để thấy hiện tượng thì rất đơn giản. Chỉ cần set tốc độ chụp khoảng 2 - 3 sec thì cũng đủ để thấy
thời điểm phát sáng của flash khác nhau.
- 1st curtain: Ngay sau
khi bấm chụp là thấy flash nổ ngay, 2 - 3 sec sau mới nghe tiếng màn trập đóng lại
- 2nd curtain: Bấm chụp
nhưng k0 thấy flash
có động tĩnh gì, 2- 3 sec sau thì flash nổ gần như đồng thời với tiếng đóng màn trập kết thúc pose
ảnh.
5. Cấu tạo
màn trập
Mấy phần trên chủ yếu giới thiệu về nguyên
lý hoạt động của màn trập lúc bình thường và khi kết hợp với flash. Về cấu tạo
cơ khí của
nó, chắc các bác cũng ít khi để ý. Với máy SLR thì còn dễ, chỉ cần mở cái back
cover mỗi khi tháo lắp film là thấy, còn với DSLR thì coi như chẳng bao giờ, vì
hơi mạo hiểm với
sensor. Em nhặt mấy cái hình trên net, nếu bác nào
quan tâm.
Cấu tạo và phương thức vận hành của màn trập chủ yếu dựa vào chiều di chuyển
của chúng, có 2 loại chính.
5.1 Màn
trập quét theo chiều ngang -
Horizontal shutter curtain
Đây là kiểu mà các máy ảnh
đời cũ hay dùng, hai màn trập di chuyển theo chiều ngang.
Màn trập quét ngang của
Nikon F3, và dưới đây là nguyên lý hoạt động của nó
Hai màn trập là hai lá kim loại mỏng, độ đàn hồi cao, chạy đi chạy lại trong những thanh ray để làm nhiệm vụ phơi sáng.
Hai màn trập là hai lá kim loại mỏng, độ đàn hồi cao, chạy đi chạy lại trong những thanh ray để làm nhiệm vụ phơi sáng.
Ưu điểm: độ bền cực
cao, cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo.
Nhược điểm: Tốc độ màn trập
X-sync rất thấp (khoảng 1/60 đến 1/90
sec) vì mấy lý do:
- Do di chuyển theo chiều ngang nên quãng đường vận hành của màn trập dài,
- Việc cuốn lá kim loại dài đòi hỏi thời gian và công sức khá nhiều.
- Việc cuốn lá kim loại dài đòi hỏi thời gian và công sức khá nhiều.
Một nhược điểm lớn nữa là
do màn trập dịch chuyển theo chiều ngang,
trong khi gương lại lật
theo chiều dọc, do đó, khi bấm chụp,
phải đợi cho gương lật lên
hoàn toàn thì First curtain mới bắt đầu chạy được để đảm bảo chiều dọc bản film được lộ sáng hoàn toàn. Điều này làm cho shutter lag cao.
Để khắc phục những nhược
điểm trên, các nhà chế tạo hướng vào loại màn trập
quét theo chiều dọc.
5.2 Màn
trập quét theo chiều dọc -
Vertical shutter curtain
Màn trập quét dọc của
Nikon F5
Việc di chuyển theo chiều dọc đã giúp màn trập rút ngắn rất nhiều thời gian vận hành nhờ quãng đường di chuyển ngắn hơn.
Ngoài ra, để tăng tốc độ
X-sync, màn trập 1 lá kim loại to và nặng nề được
thay thế bằng loại có kết cấu từ nhiều lá (blade). Cụ thể là gồm
4 lá, 2 lá bằng hợp kim nhôm, 2 lá bằng carbon fiber.
Những lá kim loại này rất
mỏng, nhẹ nên thời gian và tiêu hao năng lượng khi vận hành khá nhỏ. Từng lá sẽ
được rút dần từ dưới lên trên. Phương thức này cũng dễ dàng đồng bộ với chuyển động của gương lật, làm giảm
đáng kể shutter lag. Rất hiểu quả trong việc chụp ảnh ở tốc độ cao, so với loại
màn trập quét ngang.
Nhược điểm chính của loại
màn trập này là cấu trúc cơ khí điều khiển và vận hành các lá kim loại phức tạp hơn. Các lá kim loại mỏng, hẹp mà kích thước lại
dài (theo chiều dài bản film) nên khi
chuyển động rất dễ rung, ảnh hưởng đến độ nét
của ảnh. Đây là một lý do rất "tế nhị"
khi có ý kiến cho rằng body cũng ảnh
hưởng đến chất lượng hình ảnh! Tuy
nhiên, lĩnh vực này vẫn tiếp tục được
các nhà chế tạo tìm tòi, nghiên cứu để
các lá kim loại vận hành ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao được X-sync, tuổi thọ và tính ổn định của màn
trập.
Cũng vì thế mà các máy (D)SLR ngày nay mới có thêm một tiêu chí về "tuổi thọ" là số kiểu chụp, tương đương số lần hoạt động của màn trập.
Màn trập quét dọc của máy
Nikon FE2, với tốc độ X-sync 1/200sec và tốc độ chụp cao nhất 1/4000sec. Tốc độ
này là điều đáng nể vào những năm của
thập kỷ 80.
Máy Nikon FM2 được thay thế bằng loại màn trập làm từ Titanium. Kích thước bộ phận cơ khí cải thiện đáng kể, nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Niềm tự hào của Nikon đến nỗi họ
đã đóng triện lên cái ổ trập này. Theo như quảng cáo thì loại màn trập titanium này cho phép tuổi thọ camera đạt
tới ít nhất là 100.000 shots !
6. Màn trập
điện tử
Những thuật ngữ X-sync,
H-sync chỉ có ý nghĩa với các máy (D)SLR sử dụng màn trập cơ khí để điều tiết thời gian phơi sáng.
Còn đối với các máy digital compact sử dụng màn trập điện tử thì k0 còn
khái niệm X-sync nữa, đồng thời, mọi tốc độ chụp đều coi như H-sync.
Lý do X-sync k0 còn nữa bởi
vì màn trập cơ khí cũng k0 tồn tại
trong những máy DC P&S nữa. Ở những máy này, ánh sáng đi thẳng qua lens, k0
có gương, k0 có màn trập, ánh
sáng tiếp xúc trực tiếp với sensor. Tuy nhiên, khi chưa tiến hành thao tác "chụp
ảnh", sensor sẽ ở trạng thái OFF, tức là k0 được tiếp điện, k0 có phản ứng gì với ánh sáng cả. Chỉ khi bấm chụp, sự
phơi sáng được tiến hành khi sensor được tiếp điện và
chuyển sang trạng thái ON. Các pixel sẽ tiếp nhận
thông tin ánh sáng để thực hiện quá trình số hóa. Thời gian ở trạng thái ON của
sensor chính là tốc độ chụp, là thời gian phơi sáng được máy / người chụp thiết lập. Kết thúc khoảng thời gian này, sensor lại trở lại trạng thái OFF. Thực
tế là chẳng có cái màn
(curtain) nào cả, thời gian phơi sáng được
điều tiết bởi tín hiệu điện tử trong việc cung cấp (ON) và ngắt điện (OFF)
cho sensor. Nên gọi bóng gió là "màn trập điện tử".
Như vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, sensor cũng
được phơi sáng 100% diện tích của
nó. Do đó, việc fill flash có thể thực hiện với bất cứ tốc độ chụp nào, trong
điều kiện công suất flash cho
phép. Có điều, GN của những build in
flash trên các máy P&S đều rất nhỏ
(do giới hạn kích thước flash và dung lượng pin dùng chung với camera) nên ưu thế H-sync
này coi như k0 đáng kể.
7. Nikon
D70 với X-sync 1/500 sec!
Có thể nói đây là chiếc SLR cho tốc độ X-sync cao nhất hiện nay nhờ kết hợp ưu thế màn trập điện tử. Những máy đầu bảng như Nikon F5 hay Canon 1Ds Mark II cũng chỉ
dừng lại ở tốc độ X-sync 1/250 sec.
Thực tế thì tốc độ màn trập cơ khí của D70 cũng chỉ là 1/200 hoặc 1/250 sec (chưa kiểm chứng nhưng k0 thể vượt qua giá trị này). Và khi chụp fill flash ở tốc độ trên
X-sync, up to 1/500sec, cơ chế diễn ra như sau:
1. Bấm chụp, gương lật lên,
2. First curtain kéo lên với
tốc độ 1/250sec (e.g), 2bis. Lúc này sensor ở trạng thái OFF,
3. Khi first curtain mở hết, 100% sensor được lộ sáng, bắt đầu tiếp điện cho sensor nhận ánh sáng, trạng thái ON, đồng thời kích hoạt
flash, 3bis. Thời gian phát của xung flash là rất ngắn, cỡ phần nghìn sec,
4. Sau khoảng thời gian
1/500sec, ngắt điện, đưa sensor trở về trạng thái OFF,
5. Second curtain kéo lên,
6. Gương hạ xuống và mọi thứ trở lại vị trí ban đầu.
Note:
- Việc second curtain kéo
lên (step 5) chỉ là thủ tục theo đúng trình tự cơ khí, chứ k0 còn tác dụng điều tiết thời gian phơi sáng nữa vì trước
đó sensor đã bị ngắt điện rồi.
- Thời gian phơi sáng vẫn đảm bảo đúng 1/500sec.
- Thời gian để hoàn thành
thủ tục bằng 1/250 (FC) + 1/500 (exposure time) + 1/250 (SC). Không kể thời
gian làm việc của gương.
+ Như vậy, thời gian hoàn thành thủ tục có lâu hơn một chút (1/250sec) so với cơ chế cơ khí bình thường và nó tương đương với thời gian chụp một pose ảnh có thời gian phới sáng thực sự là
(1/250 + 1/500) sec, chậm hơn tốc độ
X-sync cơ khí.
+ Phải đợi một khoảng thời
gian trễ (lag time) đúng bằng X-sync cơ khí (1/250sec) để FC mở hoàn toàn, rồi sau đó mới tiến hành phơi sáng (cấp
điện cho sensor) được. So với trường hợp bình thường, sensor có thể bắt đầu phơi sáng ngay khi FC bắt đầu xuất phát.
- Tuy nhiên, con số
1/250sec kia sẽ chỉ giành cho những ai cực kỳ khó tính nếu thấy cần phải phàn nàn về lag
time. Đổi lại, ta được hẳn một pose ảnh fill flash với toàn bộ công suất (GN) của
đèn, nếu cần. Trong thực tế, khi tốc độ H-sync trên 1/500sec thì D70 sẽ lại quay về với phương pháp đồng bộ
truyền thống, tức là vẫn phụ
thuộc vào giới hạn của X-sync cơ khí. Cho nên, lợi thế về X-sync 1/500sec này chỉ
phát huy được khi tốc độ chụp nằm trong khoảng 1/250sec đến 1/500sec mà thôi.
Tới đây thì có một câu hỏi
đặt ra:
Tốc độ phát xung của flash
là rất cao, cỡ phần nghìn sec, vậy tại sao k0 tận dụng tối đa lợi thế của màn trập điện tử để nâng X-sync điện tử lên cao hơn, cỡ 1/750 sec chẳng hạn ?
Tớ cũng chưa biết trả lời
thế nào, chỉ đoán mò vài lý
do thế này:
- Bình thường, khi chưa rơi vào trạng thái standby, thì sensor của DSLR luôn trong trạng thái ON, chẳng
khác gì bản film luôn thường trực chờ được phơi sáng. Muốn chuyển sang cơ chế màn chập điện tử thì nó lại phải quay về trạng thái OFF trước. Việc thay đổi liên tục giữa hai cơ chế (trạng
thái) này có thể ảnh hưởng đến độ tin
cậy của sensor khi vận hành chăng ?
- Việc tăng X-sync điện tử,
đồng nghĩa với giảm thời gian ở trạng thái ON tức thời của sensor. Nếu thời gian đó quá ngắn, có thể k0 đủ để nạp đầy năng lượng cho
toàn bề mặt rộng lớn của sensor
DSLR giúp nó làm việc có hiệu quả nhất. So với máy P&S, diện tích của
sensor
DSLR lớn hơn rất nhiều bởi
kích thước mỗi pixel rất to nên đòi hỏi năng lượng nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân
chính làm giá thành của DSLR cao.
... và cũng còn có thể có nhiều nguyên nhân quan trọng nữa. Bởi thực tế cho thấy các máy Pro k0 mặn mà lắm với X-sync điện tử mà vẫn hoàn toàn trung thành với X-sync cơ khí truyền thống. Phải chăng, 1/250sec cũng đã là quá đủ ?!
... và cũng còn có thể có nhiều nguyên nhân quan trọng nữa. Bởi thực tế cho thấy các máy Pro k0 mặn mà lắm với X-sync điện tử mà vẫn hoàn toàn trung thành với X-sync cơ khí truyền thống. Phải chăng, 1/250sec cũng đã là quá đủ ?!
II-6, Kính lọc
Giống như mắt người máy ảnh cũng cần đeo kính, chỉ có
khác là chúng ta cần đeo kính nhiều khi chỉ
để làm đẹp . Còn máy ảnh "kính" cho nó lại không phải làm đẹp cho máy
ảnh mà cho những gì nó nhìn trở nên đẹp đẽ, gợi cảm và quyến rũ hơn. Mà làm đẹp thì
không thể và không bao giờ là đơn giản cả , do đó mà hiểu và nói về
"kính cho máy ảnh" là một kho tàng mà cần có sự góp sức của nhiều người. Tôi xin làm bài mào đầu.
1. Đeo
kính trắng cho máy ảnh:
Đây là từ mà tôi để ám chỉ
các kính lọc mang tính chất "bảo vệ" cho ống kính khỏi bị trầy sước.
Đó là các kính lọc UV,
Haze v・Skylight, ngoài chức năng bảo vệ thì
tác dụng dụng chính cua chúng là khử hết các tia
tử ngoại (UV: untra-vilet). Cái loại tia
này thường xuất hiện ở các vùng núi cao, nó làm ảnh của ta bị chuyển sang màu
hơi xanh xao, bệnh tật .
Còn "kính trắng'
Skylight ngoài tác dụng bảo vệ và chống tia tử ngoại trên nó còn có màu hơi phớt hồng, hấp thụ thêm một ít ánh sáng xanh
trong dãi quang phổ.
Lưu ý:
- Kính lọc
nó cũng làm cho ánh sáng đi vào film phải qua nhiều "cửa" hơn nên khả năng chất lương hình ảnh bị giảm và ánh sáng bị
tán xạ càng nhiều nên dễ
bị loé.
- Giá bán
của các kính trắng này ở Việt nam thông thường từ khoảng 60.000VNĐ đến khoảng 300.000VNĐ tuỳ loại.
- Tốt nhất
là mua loại xịn không nó phí cái ống kính lắm .
2. Đeo
kính "Bô la":
Nếu ít khi lên vùng cao hoặc "ngại" sử dụng kính lọc thì sử
dụng duy nhất kính lọc phân cực (Polarizer - PL) là sự lựa chọn của tôi khi luôn
gắn nó trên ống kính. Kính lọc này có hai vòng, một vòng gắn vào ống kính, còn
một vòng để chúng ta loay xoay Chúng ta hiểu đơn giản đại khái là thê này, ánh sáng nếu gặp bề mặt không kim loại và phản
xạ thì ánh sáng phản xạ là ánh sáng đã phân cực. Kính Pola sẽ "xử lý"
nhưng thể loại
ánh sáng đó cho nó "đẹp" hơn. Vậy thôi Ứng dụng chính khi bạn chụp cảnh có phản chiếu qua mặt nước, chẳng hạn bóng đối xứng... Ánh sáng khi "đập"
vào nước và "văng" ra chô khác nó làm cảnh không
được tươi thắm như "thủa đầu". Chính vì vạy mà hải
có Pola để tăng cường nó, kể cả tương phản...
Ứng dụng thứ hai khi chúng
ta muốn loain bỏ những ánh phản chiếu ở các mặt
thuỷ tinh, gương kính. Ta dùng Pola và xoay
đến khi đến khi không thấy bóng phản chiếu trên bề mặt kính nữa...
Ứng dụng thứ ba mang tính
mẹo nhỏ là khi bạn cần chụp tốc độ thấp, ví dụ như lia máy. Bạn đã chọn ISO thấp nhất có thể vậy mà
ảnh vẫn thừa sáng do trời quá nắng, thì việc dùng kính Pola và vặn cho nó tối lại
cũng là một cách nhé
Cuối cùng nếu mà bầu trời có nhiều bụi và
các phân tử nước tung tăng nhảy múa trong không khí dùng pola sẽ làm xậm trời
hơn do loại bỏ một
phần tia sáng phân cực. Nhưng cũng rất dở hơi là lúc chúng ta cần chụp ảnh nghệ thuật khi ngược
sáng hay xuôi sáng thì pola không còn tác dụng đâu nhé
Lưu ý: - Pola mất tác dụng
khi bề mặt phản
chiếu là kim
loại
------------------------------------------------
III, KỸ THUẬT
CHỤP ẢNH
III-1, Kỹ thuật căn bản
1. Thao tác
cầm máy ảnh khi chụp
Đây là điều mà không ít người mới làm quen với máy ảnh dCam & BCam thường
hay không để ý hoặc không coi trọng nó đúng mức dẫn đến kết quả ảnh không đẹp. Muốn
chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm máy chắc chắn và thoải
mái. Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động bằng một tay là nguyên nhân của
không ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng dCam & BCam. Dưới đây là một vài tư thế cầm máy ảnh
nên tránh:
Với các máy ảnh có dây đeo tay thì động tác đầu tiên bạn nên làm là lồng nó thật chắc vào cổ tay, không ít người hối hận muộn màng vì làm rơi máy ảnh đấy nhé.
Nguyên tắc chung của việc cẩm máy ảnh là tạo được ít nhất 2 điểm tựa trên cả hai bàn tay, nếu tư thế chụp ảnh cho phép thì bạn nên tỳ một khuỷu tay vào người, làm như thế sẽ tạo nên tư thế chắc chắn và cầm máy được lâu hơn.
Tư thế cầm máy ngang kiểu này rất chắc chắn và bạn sẽ tránh được lỗi che tay vào ống kính hay đèn flash.
Với các máy ảnh có dây đeo tay thì động tác đầu tiên bạn nên làm là lồng nó thật chắc vào cổ tay, không ít người hối hận muộn màng vì làm rơi máy ảnh đấy nhé.
Nguyên tắc chung của việc cẩm máy ảnh là tạo được ít nhất 2 điểm tựa trên cả hai bàn tay, nếu tư thế chụp ảnh cho phép thì bạn nên tỳ một khuỷu tay vào người, làm như thế sẽ tạo nên tư thế chắc chắn và cầm máy được lâu hơn.
Tư thế cầm máy ngang kiểu này rất chắc chắn và bạn sẽ tránh được lỗi che tay vào ống kính hay đèn flash.
Với tư thế chụp máy
dọc, bàn tay trái tạo một điểm tựa kẹp chặt máy ảnh, bàn tay phải hỗ trợ thêm đồng
thời thao tác bấm máy.
Dĩ nhiên là còn có rất nhiều cách cầm máy rất hiệu quả khác nhưng trên đây NTL chỉ muốn đưa ra những ví dụ cụ thể để dễ hình dung hơn. Với kiểu máy BCam thì cá nhân NTL ưa thích cách đặt gọn máy trên lòng bàn tay trái, các ngón
tay khẽ giữ lấy phần thân máy và ống kính nhô ra phía trước (lưu ý tránh che các "mắt điện tử"
của máy), tay phải thao tác chụp.
2. Thao tác
chụp ảnh
Với sự phát triển của kỹ
thuật số và phổ cập máy ảnh số thì việc hiểu biết cấu tạo và cách sử dụng chúng không hẳn là quá xa lạ nữa.
Nhưng vẫn có không ít người coi nhẹ các thao tác căn
bản này dẫn tới kết quả ảnh xấu mà không hiểu
tại sao? Hình ảnh trích dẫn Manual của
Nikon 8800 dưới đây chỉ dẫn rất cụ thể các bước căn bản khi bấm máy:
Ta có thể chia thao tác này ra làm 2 giai đoạn:
Ta có thể chia thao tác này ra làm 2 giai đoạn:
1. Bạn bấm nhẹ nút chụp ảnh
xuống khoảng 1/2 quãng đường đi của nó để máy ảnh hoạt động chỉnh nét và đo
sáng. Sau khi các thao tác kỹ thuật đã hoàn thành, trong một khoảng thời gian rất
ngắn, thì bạn có thể nghe thấy một tiếng
"bíp" nhỏ và nhìn thấy đèn báo hiệu "AF" mầu xanh hiện
sáng. Tuỳ theo cấu tạo của máy mà bạn có thể nhìn thấy 2 chiếc đèn hiệu báo nét và báo flash nằm phía sau lưng máy.
2. Sau khi đã chắc chắn là
máy ảnh đã thao tác xong, bạn chỉ việc nhấn nốt 1/2 quãng đường còn lại để chụp
ảnh.
Nếu bạn thấy đèn AF nhấp nháy hoặc là có mầu vàng thì điều này chứng tỏ rằng máy chưa thực hiện được các thao tác kỹ thuật cần
thiết. Lý do có thể là bạn chưa canh được nét đúng, có thể là khoảng cách chụp ảnh quá gần, có thể là tốc
độ chụp ảnh quá chậm...Bạn cần đọc Manual của máy để hiểu rõ từng trường hợp.
NTL muốn nhấn mạnh lại ở đây rằng việc đọc sách hướng dẫn trước khi chụp ảnh là
rất quan trọng. Đừng bao giờ để lỡ mất
những khoảnh khắc quan trọng chỉ vì chưa nắm vững cách dùng máy ảnh.
3. Thao tác
chỉnh nét
Với những ai mới khởi đầu
tập chụp ảnh thì việc biết lấy nét chính xác là rất
quan trọng. Một tấm hình lưu niệm thì
không thể sai nét.
Thao tác này được thực hiện
rất hiệu quả bởi chế độ lấy nét tự động AF của
các máy dCam & BCam nhưng nó
cũng cần được hỗ trợ thêm bởi thao tác của người sử dụng. Đa phần các
máy ảnh kỹ thuật số hiện tại đều có chức
năng tự động 100% chọn điểm canh nét "thông minh" như các nhà chế tạo vẫn
quảng cáo nhưng thật sự chức
năng này rất nguy hiểm trong trường hợp khuôn hình rộng, có nhiều chủ thể ở các khoảng cách khác nhau...Bạn sẽ không kiểm soát được
chính xác điểm canh nét theo ý muốn. NTL khuyên bạn nên chọn chế độ chỉnh nét AF theo 1 điểm duy nhất tại trung tâm khuôn hình và
thao tác như hướng dẫn
sau đây:
Hình minh họa trích từ
Manual của Nikon 7900
Bạn để vùng lấy nét vào chủ
thể chính của ảnh, bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống để thao tác AF. Sau khi thấy tín
hiệu đèn mầu xanh xuất hiện (hay thấy xuất hiện một chấm tròn nhỏ trong khuôn
hình, LCD...) bạn nhấn nốt quãng đường còn lại để chụp ảnh.
Máy ảnh cũng là một thiết bị điện tử thông thường và nó cần có thời gian để thực hiện các
thao tác kỹ thuật cần thiết, khi chụp ảnh chúng ta
nhất thiết phải tôn trọng nguyên tắc
này. Việc chụp ảnh bằng cánh bấm một lèo cho xong thường ra kết quả ảnh xấu. Thêm một điều quan trọng
nữa mà bạn cần lưu ý là sau khi đã lấy nét
xong, chừng nào bạn còn giữ nút chụp ảnh ở vị trí 1/2 quãng đường đi của nó thì
điểm canh nét không thay đổi. Như thế bạn hoàn toàn có thể chủ
động chọn điểm lấy nét sau đó khuôn lại hình như ý muốn và chụp ảnh.
Hình minh họa trích từ
Manual của Nikon D70
Kỹ thuật AF dựa trên thao
tác của "sensor" nên có những hạn chế của nó mà ta cần biết để
tránh gặp phải những lỗi căn bản khi lấy nét.
Trên đây là tổng hợp những
thao tác căn bản nhất mà bạn có thể đọc được trong sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh
của mình. NTL muốn nhấn mạnh thêm rằng với các máy dCam & BCam thì khả năng
cho độ nét sâu rất lớn nên nói chung bạn sẽ ít gặp phải trở ngại khi chụp ảnh
phong cảnh, có khuôn hình rộng. Thế nhưng khi bạn chọn "mode" chụp ảnh chân
dung, macro hay chụp với tele thì việc chọn đúng điểm canh nét là rất quan trọng
vì "sai một ly sẽ đi một dặm". Thông thường với ảnh lưu niệm bạn nên đặt vùng lấy nét trên khuôn mặt của
chủ thể là sẽ thành công.
III-2, Nguyên tắc chụp ảnh:
Theo một gợi ý rất thú vị
của bạn Nguyễn Việt, NTL thử đưa ra một nguyên
tắc chung bao gồm nhiều bước căn bản để đảm bảo
việc thành công trong thao tác chụp ảnh thông thường.
1. Kiểm
tra hiện trạng máy móc
Việc làm này rất đơn giản nhưng hầu như tất cả đều bỏ qua cho đến khi có
sự cố về chất lượng hình ảnh hay
trục trặc kỹ thuật. Vì thế trước mỗi lần đi chụp ảnh
bạn hãy kiểm tra lại các chi tiết sau:
- Ống kính máy ảnh: bề mặt ngoài cùng của ống kính phải sạch, không có bụi, vết tay, vết nước...Bạn nên thử zoom
vài lần xem có vấn đề gì không?
- Pin: bạn đã sạc pin chưa? hoặc bạn đã có thêm pin dự trữ...
- Thẻ nhớ: bạn cần biết chắc chắn chiếc thẻ nhớ
mang theo hoạt động tốt với thân máy ảnh của mình. Tổng dung lượng của các thẻ
nhớ tính toán cho một chuyến đi cũng
rất quan trọng.
- Bạn nhớ tắt máy sau khi
đã kiểm tra xong.
2. Kiểm
tra các thông số kỹ thuật của máy
Đây chính là một trong những
nguyên nhân làm xấu ảnh của bạn khi chụp nhầm WB hay dùng ISO cao vào lúc không
cần thiết...Vậy thì ta chỉ cần để
30 giây để tiến hành thao tác sau đây:
- Kiểm tra lại chế độ cân bằng trắng WB
- Kiểm tra lại giá trị
ISO: bạn nên dùng ISO bé nhất khi có thể
- Kiểm tra lại kích thước ảnh/chất
lượng ảnh: NTL khuyên bạn nên dùng kích thước lớn nhất cùng chất lượng cao nhất
để dễ thao tác thêm về sau nếu cần.
- Kiểm tra lại các chế độ hỗ trợ như tăng độ sắc
nét, độ tương phản, làm rực
rỡ mầu sắc...: NTL khuyên bạn không nên dùng, nếu có thể, vì chúng chỉ làm cho ảnh của bạn...kém hơn mà thôi.
3. Thiết định các thông số kỹ thuật chụp ảnh
Với các loại máy dCam
& BCam cho phép lựa chọn "mode" chụp ảnh thì bạn nên sử dụng. Với
các loại máy ảnh tự động 100% với các modes mặc định thì bạn nên chọn đúng
"mode" cần thiết cho tấm ảnh của mình.
- Chọn chế độ chụp ảnh tuỳ theo nhu cầu thực tế: Av hay Tv...
- Chọn chế độ đo sáng: nếu máy của
bạn có khả năng đo sáng điểm "spot" thì bạn cần chú ý không sử dụng
nó cho các thể loại ảnh nói chung vì spot đòi hỏi một kinh nghiệm sử dụng nhất
định. Thông thường bạn có thể chọn đo sáng trung tâm hay đo sáng phức hợp.
- Chọn chế độ canh nét: có 2 loại canh nét là AF-S cho các chủ thể cố định
và AF-C cho các chủ thể chuyển động. Nếu máy của
bạn cho phép lựa chọn chế độ AF/MF thì bạn nên kiểm
tra xem máy của mình có ở AF không nhé.
- Chọn chế độ đèn flash/chống mắt đỏ: thông thường bạn không cần sử dụng chế độ chống mắt đỏ trừ trường hợp chụp ảnh trong đêm tối. Bạn nên chủ
động tắt hay bật đèn flash chứ không nên để ở chế độ "Auto".
- Kiểm tra lại chức năng
hiệu chỉnh Ev xem nó có ở vị trí "0"? Bạn chỉ nên sử dụng chức năng
này khi thật sự nắm vững nó.
4. Chụp ảnh
Có vẻ như ai cũng biết nhưng thực tế cho thấy
rằng không phải ai cũng thao tác đúng việc canh nét và đo sáng. Bạn có thể đọc
lại bài viết phía trên về thao tác canh nét. Một điều đơn giản cần nhớ là bạn chỉ bấm máy sau khi đã có
đèn hiệu mầu xanh xuất hiện cùng tiếng "bip"
nhỏ.
Chúc thành công và có nhiều ảnh đẹp!
III-3, Độ nét sâu của trường ảnh
Có thể bạn đã từng nghe
nói tới thuật ngữ "Độ nét sâu của trường ảnh" hay từ viết tắt bằng tiếng Anh
"DOF" (Depth Of Field)* và thắc mắc không hiểu nó có ý nghĩa và quan
trọng thế nào với tấm ảnh của bạn?
NTL sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này bằng
cách nhìn chính xác và đơn giản nhất
nhé.
Độ nét
sâu của trường ảnh, DOF, là một khái niệm của nhiếp ảnh về vùng ảnh nét rõ phía trước và phía sau điểm canh nét. Hay nói một
cách khác thì khi bạn chỉnh nét vào một điểm xác định thì phần ảnh phía trước
và phía sau của điểm này cũng sẽ nét. Vùng nét rõ này được gọi là "Độ nét
sâu của trường ảnh".
(Camera focused here = điểm
canh nét của máy ảnh; Camera = vị trí của máy ảnh)
Độ sâu của trường ảnh được
khống chế bởi nhiều yếu tố trong đó quan trọng
nhất l・khẩu độ mở của ống kính "Aperture"**
Dưới đây là hình ảnh minh
hoạ cho một số khẩu độ mở của ống kính tiêu chuẩn. Bạn sẽ được làm quen với các
thuật ngữ như "Diaphragm"*** - hệ thống
cơ khí gồm nhiều lam kim loại nhỏ có tác dụng xác định khẩu độ mở của ống kính;
"f stop" - chỉ số xác định của từng khẩu độ mở của ống kính.
Như bạn đã thấy ở hình minh hoạ trên đây, khẩu độ
mở của ống kính có hình một lỗ nhỏ mà kích thước của nó có thể được thay đổi bằng
các lam kim loại. Lỗ mở càng rộng thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và khi lỗ mở nhỏ thì lượng ánh sáng đi tới "sensor"
hay phim ít đi. Chính kích thước của lỗ mở nó sẽ quyết định độ sâu của trường ảnh. Lỗ mở
càng lớn thì DOF càng nhỏ. Lỗ mở càng bé thì DOF càng lớn.
Yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng tới độ sâu
của trường ảnh là khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể. Với
cùng một khẩu độ mở của ống kính thì khi máy ảnh càng gần chủ thể thì DOF càng
nhỏ và khi máy ảnh càng xa chủ thể thì DOF càng lớn.
Ví dụ dưới đây minh hoạ rất
rõ ràng sự khác biệt của DOF khi ta đặt máy ảnh ở gần chủ thể và thay đổi khẩu
độ mở của ống kính.
Ở f/4 ta có thể thấy các hình máy ảnh phía trước và phía sau của điểm canh nét đều mờ.
Ở f/4 ta có thể thấy các hình máy ảnh phía trước và phía sau của điểm canh nét đều mờ.
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới độ sâu của trường ảnh
là tiêu cự của ống kính "Focal
length"***** Ta vẫn nghe nói tới các ống kính góc rộng và ống kính télé.
Tiêu cự của ống kính càng ngắn (góc rộng) thì độ nét sâu của trường ảnh đạt được
càng lớn; tiêu cự của ống kính càng dài (télé) thì DOF càng nhỏ.
Việc khống
chế độ nét sâu
của trường ảnh là rất quan trọng trong nhiếp ảnh nghệ thuật. Với DOF nhỏ ta có
thể làm nổi bật chủ thể trên một nền phông lu mờ. Với DOF lớn ta có thể đạt được
hình ảnh nét từ tiền cảnh tới
hậu cảnh và như thế thấy rõ quan hệ giữa các chủ thể.
Với các máy ảnh SLR và
dSLR thì việc kiểm tra độ nét sâu của trường ảnh được đơn giản hoá bằng một nút bấm nhỏ. Trên các máy dòng
dCam và BCam không có chế độ này và chúng cũng
không có luôn hệ thống cơ khí của các
lam kim loại khống chế độ mở của ống kính. Với
các máy dCam thì bạn có thể chọn trong "Image zone" (hay
"Digital Vari-Program modes" với Nikon) chọn "Portrait" khi
muốn có DOF nhỏ và chọn "Landscape" khi muốn có DOF lớn. Các máy BCam
có chế độ Av - ưu tiên khẩu độ mở của ống kính giúp bạn dễ
hình dung và kiểm soát DOF như với máy
dSLR.
(Bài viết có sử dụng các thông tin về kỹ thuật
của hãng Nikon cùng từ điển thuật ngữ kỹ thuật trong nhiếp ảnh của Photonotes.org)
------------
III-4, Tốc độ chụp ảnh
Ta đã nói về độ nét sâu của trường ảnh (hay DOF) và điều này có liên quan đến chế độ chụp ưu tiên khẩu độ mở
của ống kính Av, bây giờ ta sẽ xem xét về tốc độ
chụp của máy ảnh. Hẳn bạn đã không ít lần tự hỏi làm sao ta có thể chụp ảnh được
dòng nước chảy mềm như dải lụa hay biến một tia nước thành một khối nước đá đẹp như một tác phẩm điêu khắc hay trong những tấm ảnh
thể thao có phông hoàn toàn lu mờ với vệt chuyển động theo hướng di chuyển của
chủ thể...Không có gì bí mật cả, chìa khoá nằm trong việc lựa chọn tốc độ chụp ảnh.
NTL sẽ cùng bạn tìm những tốc độ chụp ảnh cần thiết cho những trường hợp cụ thể nhé.
Nếu như trước đây
các chế độ chụp ảnh chuyên dụng
(M, AV, Tv) chỉ dành riêng cho máy ảnh SLR, dSLR, BCam thì gần đây dòng máy dCam
cũng đã có các chức năng này. Ta hãy cùng tìm hiểu một chút ý nghĩa của những
ký hiệu viết tắt này nhé.
- M có nghĩa là
"Manuel", bạn sẽ không sử dụng các chức năng tự độngcủa máy ảnh (canh
nét, đo sáng...) mà xác định các chỉ số này theo ý của mình.
- Av là viết tắt của "Aperture Value" - ưu tiên khẩu độ mở của ống kính. Nó có liên
quan chặt chẽ tới độ nét sâu của trường ảnh và điều kiện ánh sáng cụ thể. (các bạn xem lại bài viêt về "Độ nét sâu của trường ảnh DOF")
- Tv là viết tắt của "Time Value" - ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Bạn sẽ thấy ký hiệu
này với các loại máy ảnh Canon, Pentax và Contax;
nhưng Nikon và Minolta lại dùng ký hiệu "S"
- viết tắt của Speed -tốc
độ trong tiếng Anh.
Điều đầu tiên bạn cần biết là tốc
độ chụp của máy ảnh được tính bằng 1/giây, chẳng hạn: 1/30s, 1/125s,
1/250s...Những tốc độ chụp chậm hơn được tính bằng giây như: 1s, 2s,...
Có mấy nguyên tắc căn bản
mà bạn cần biết khi ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Đầu tiên là
"luật f/16": trong điều kiện thời
tiết tốt thì tốc độ chụp của
máy ảnh tương ứng với khẩu
độ mở của ống kính ở f/16 được tính bằng "1/chỉ số ISO của phim" mà bạn
sử dụng. Chẳng hạn khi bạn sử dụng phim có ISO 64 thì ở f/16 tốc độ chụp sẽ là
1/60s; với phim ISO 100 thì tốc độ tương ứng sẽ là 1/125s; tính tương tự như thế ta có được 1/250s cho phim ISO 200....
Tốc độ chụp ảnh có liên hệ
rất mật thiết với khả năng rung hình
lúc bấm máy và như thế ta có nguyên tắc thứ 2: tốc độ chụp ảnh tối thiểu để không
bị rung máy được tính bằng "1/tiêu cự của ống kính lúc chụp", chẳng hạn:
bạn dùng ống kính 50 mm thì tốc độ chụp tối thiểu sẽ là 1/50s, với ống kính 100
mm sẽ là 1/100s, với ống kính 300 mm tốc độ sẽ là 1/300s...Tuy nhiên với những
ai chụp ảnh nhiều kinh nghiệm và chủ thể
không chuyển động thì tốc độ 1/15s là giới hạn cuối cùng của chụp ảnh cầm máy
trên tay (không dùng chân máy ảnh)
NTL thỉnh thoảng vẫn chụp ở
những tốc độ thấp hơn như 1/2s, 1/6s cầm tay, dĩ nhiên là với các ống
kính tiêu cự ngắn, và ảnh không hề
bị rung. Một kinh nghiệm nữa để chụp ảnh các chủ thể chuyển động,
tốc độ của máy ảnh sẽ phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của chủ thể, là dùng đèn
flash. Bạn có thể chộp được những khoảnh khắc chính xác của chuyển động với thời
gian phát sáng của flash là 1/100 000s! (các đèn flash gắn sẵn trên máy thường
có thời gian phát sáng khoảng 1/30 000s)
Với những bạn
mới sử dụng máy ảnh hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm
thì việc ghi nhớ các thông số dưới đây là vô cùng cần thiết để có thể chụp ảnh đẹp mà không bị rung máy
(trừ khi bạn cố ý muốn hiệu quả này):
- Tốc độ nhỏ
hơn <1/60s bạn cần sử dụng
chân máy ảnh hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa vững chắc.
- Tốc độ
1/60s là giới hạn để chụp ảnh cầm tay
- Tốc độ
1/250 dùng để chụp các chuyển động
- Tốc độ từ
1/500s trở lên dùng để ghi lại chính xác những chuyển động nhanh và tinh tế
- Tốc độ từ
1/4000s trở lên có thể làm "đóng băng" các chuyển động.
Chúng ta hãy cùng xem xét
các ví dụ dưới đây để thấy sự khác biệt trong kết quả của việc sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ chụp ảnh.
Tốc độ 1/30s và bạn có thể thấy làn nước chảy bắt đầu mềm mại. Bạn có thể sử dụng chân máy ảnh để chụp với tốc độ chậm hơn nữa và kết quả sẽ rất thú vị đấy.
Tốc độ 1/30s và bạn có thể thấy làn nước chảy bắt đầu mềm mại. Bạn có thể sử dụng chân máy ảnh để chụp với tốc độ chậm hơn nữa và kết quả sẽ rất thú vị đấy.
Tốc độ 1/250s. Thường thì
để tái tạo lại dòng nước giống như ta vẫn thấy thì tốc độ 1/125s là thích hợp nhưng 1/250s cho phép ta ghi lại nhưng chuyển động chính xác hơn.
Tốc độ 1/800s. Ở tốc độ này thì những tia nước bắn tung toé sẽ được "giữ" lại trong ảnh của bạn đấy.
Tốc độ 1/800s. Ở tốc độ này thì những tia nước bắn tung toé sẽ được "giữ" lại trong ảnh của bạn đấy.
Tốc độ 1/4000s. Hình khối
thuỷ tinh mà bạn nhìn thấy chính là chi tiết của
dòng nước chảy trong các ví dụ trên. Tốc độ cao đã bắt kịp những chuyện động
ngay từ điểm khởi đầu của nó.
Việc sử dụng tốc độ chụp ảnh
là một đề tài thú vị và rất rộng.
Chúng mình sẽ còn có dịp bàn thêm về nó. NTL
chờ đợi những thử nghiệm của các bạn nhé.
-----------------------------------------------------------
III-5, Các chế
độ đo sáng
Metering
Modes: Evaluative, centre-weighted average, Spot (centre or linked to focusing
frame) *
Tạm dịch theo tiếng Việt là Đo sáng phức hợp hay Đa điểm/ Đo sáng Trung tâm/ Đo
sáng Điểm. Mỗi chức năng này sẽ cho một hiệu quả
khác nhau khi chụp ảnh.
1- Đo
sáng phức hợp
(NTL ưa dùng thuật ngữ này vì trong trường hợp
máy ảnh có tính đến cả cự ly tới chủ thể nữa
thì không thể chỉ gọi đơn giản là Đo sáng Đa điểm được): như bạn đã có thể thấy trong phần giải thích của
Canon, kỹ thuật này dựa trên kết quả đo
sáng của toàn bộ hình ảnh mà bạn đã
khuôn hình (rất nổi tiếng với cách phân chia hình
ảnh ra thành 256 vùng khác nhau) sau đó máy ảnh tính toán và so sánh kết quả với các trường hợp đã được tính toán sẵn từ trước và cho một
kết quả (theo nhà chế tạo) là tối ưu cho từng trường hợp. Cách đo sáng
này rất hiệu quả khi ánh sáng cân bằng giữa chủ thể và phông nền thế nhưng nó lại không cho được kết quả
chính xác khi có độ tương phản lớn hay chủ thể có bề mặt kém phản xạ (hoặc ngược lại) ánh sáng. Khi chụp ảnh sinh hoạt
gia đình hay trong các trường hợp ánh
sáng dịu đều thì bạn nên sử dụng cách
đo sáng này.
2- Đo
sáng Trung tâm:
kỹ thuật này dựa trên kết quả tính toán về đo sáng
của phần hình ảnh ở trung tâm khuôn hình mà không quan tâm đến ánh sáng ở viền ảnh. Nó
có ích khi bạn biết chính xác vùng ảnh nào
mình muốn ưu tiên ánh sáng. Thường thì
kỹ thuật này được dùng rất hiệu quả khi bạn
kết hợp với hiệu chỉnh thêm ảnh
sáng "Exposure Compensation" mà NTL sẽ nói tới ở phía dưới đây.
3- Đo
sáng Điểm:
đây là một kỹ thuật rất
khó sử dụng với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về chụp ảnh.
Nó cho phép bạn đo sáng chính xác một phần diện
tích nhỏ của tấm ảnh (thường là bằng luôn phần diện tích của điểm tiêu cự tự động
AF trong khuôn ngắm). Lý thuyết của nó rất đơn giản: nếu như ánh sáng tại một điểm
là chính xác thì các điểm còn lại cũng sẽ chính xác. Nhưng bạn nên nhớ rằng chọn điểm đo sáng
"Spot" đúng lại đòi hỏi rất nhiều kinh
nghiệm thực hành đấy nhé.
4- Hiệu
chỉnh kết quả đo sáng:
"Exposure
Compensation" ** là một trong những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm bắt
để có được một tấm ảnh đẹp đơn giản vì ánh sáng luôn thay đổi và mỗi tình huống
một khác. Nguyên tắc căn bản của nó là: bạn nhìn thấy tấm ảnh của mình chụp
"Sáng" hay "Tối"?
Nếu ta gọi kết quả đo sáng bằng chế độ tự động của máy ảnh là Ev (Exposure
Value) thì bạn hãy xem sơ đồ dưới đây:
-3Ev,
-2Ev, -1Ev, Ev, +1Ev, +2Ev, +3Ev
Thuật ngữ
chuyên môn gọi nó là "The Zone System" nhưng ta hãy tạm quên nó đi nhé. NTL không muốn
bạn rơi vào ma trận của
những điều chưa cần thiết vào lúc này. Bạn có thể hình dung rất đơn giản: từ trị số Ev ban đầu, nếu bạn tiến về phía bên
phải +3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ hoàn toàn trắng xoá, nếu bạn tiến về phía bên
trái -3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ đen tuyệt đối.
Vậy ta có
thể áp dụng nó như thế nào trong thực tế?
- Trong một ngày trời nắng
và bạn muốn tấm ảnh của mình chụp có độ tương phản cao thì nên hiệu chỉnh Ev về phía trị
số (-) âm. Cách hiệu chỉnh này cũng sẽ làm tăng độ bão hoà của mầu sắc, nghĩa
là mầu trong ảnh của bạn sẽ thắm hơn, rực rỡ hơn. Khi bạn chụp
đèn Flash "Fill-in" ngoài trời thì việc hiệu chỉnh -Ev sẽ làm nổi bật
chủ thể rất đẹp.
- Khi bạn chụp ảnh một ai
đó trong bóng râm mà hậu cảnh là trời nắng chẳng hạn thì nếu như cự ly xa
hơn tầm phủ của
đèn flash "fill-in" thì cách tăng trị số (+) dương của Ev sẽ giúp bạn thể hiện chủ thể rõ ràng
(nhưng hậu cảnh sẽ
bị thừa sáng đấy nhé, hay nói một cách khác là bạn đã tăng trị số +Ev cho hậu cảnh).
Đó hoàn toàn chỉ là một ví dụ để bạn có thể hiểu dễ dàng việc hiệu chỉnh kết quả đo sáng mà thôi, bản thân nó không phải là một giải pháp hiệu
quả nhất khi chụp ảnh.
- Ngoài ra thì kỹ thuật hiệu
chỉnh Ev này còn giúp bạn tránh được những "bẫy" ánh sáng mà ta vẫn
thường xuyên gặp khi chụp ảnh. Ví dụ: hầu hết các máy
ảnh đo sáng dựa trên số phần trăm (%) phản xạ của ánh sáng từ chủ thể (quy ước
là 18% tương đương với ánh sáng đúng) thế nhưng nếu bạn chụp một cánh rừng xanh nhiệt đới thì độ phản xạ này nhỏ hơn 18% tiêu chuẩn và máy ảnh tự động tăng thêm
khẩu độ ánh sáng nhằm cân bằng bức ảnh của bạn, vô tình tấm ảnh của bạn bị thừa
sáng "Over-exposure" *** Còn trong trường hợp bạn chụp ảnh một cảnh
tuyết rơi mà mầu trắng của tuyết phản xạ ánh sáng lớn hơn 18% thì máy ảnh lại tìm cách giảm bớt khẩu độ ánh sáng
"F-stop" **** và như thế tấm ảnh của bạn bị thiếu sáng
"Under-exposure" ***
Trong trường hợp thứ nhất
bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số (-) âm và trong
trường hợp thứ hai bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số
(+) dương.
NTL hy vọng với bài viết ngắn gọn này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một
trong những kỹ thuật căn bản nhất của máy ảnh. Nó được áp dụng cho tất cả các
loại máy ảnh hiện hành. Nếu bạn thấy có phần nào chưa rõ ràng và chính xác thì phản ánh lại
với mình nhé.
(Bài viết có sử dụng các thông tin kỹ thuật của hãng Canon)
-----------------------------------
III-6, Các hiệu chỉnh khác
1. Cân bằng
trắng (White Balance)
Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất của kỹ thuật số để có thể chụp được một bức
ảnh mâu sắc như ý. Thường thì
trong các máy dCam chế độ WB được mặc định ở tự động
(Auto). Nếu bạn để ý một chút thì
khi chụp ảnh ở Auto WB thì máy ảnh luôn có xu hướng chỉnh màu theo nhiệt độ
sáng trung bình và như thế bạn sẽ có một tấm ảnh chụp hoàng hôn nhợt nhạt hay trong những cảnh
khác thì ánh sáng thiếu tự nhiên và tông màu chủ
đạo thường là đỏ ánh mầu da cam.
May mắn thay bên cạnh đó bạn
còn có khả năng chỉnh WB theo các điều kiện
ánh sáng khác nhau, có độ chính xác cao hơn. Như thế bạn hoàn toàn có thể tái tạo lại ánh mặt trời buổi chiều một cách trung thực với chế độ
"Daylight" hay làm cho tông màu trở nên ấm áp hơn trong những ngày mây mù bằng việc lựa chọn
"Cloudy". Với ánh sáng nhân tạo thì chế độ "Tungsten" thường hay bị thiên sang màu xanh do máy ảnh
lọc màu vàng quá mạnh và trong các điều kiện
nguồn sáng phức hợp như ngoài đường thì
chế đọ này không thể đáp ứng
được. Trong trường hợp này giải pháp hay nhất là tự cân bằng sáng bằng một mảnh
giấy trắng và như có một phép
màu nhiệm tất cả các tông màu khó chịu sẽ biến mất khỏi
tấm ảnh của bạn. Điều duy nhất cần nhớ là luôn
bỏ trong túi một mảnh giấy mầu trắng.
2. Độ nhạy
sáng ISO
Chế độ tự động chỉnh độ nhạy sáng theo điều kiện ánh sáng lại không phải là một giải pháp tốt cho độ mịn
màng của những tấm ảnh đơn giản vì bạn
không biết khi nào mình đang chụp ở
200, 400 hay thậm chí 800 ISO! Vì lẽ đó bạn nên đặt độ nhạy ISO của máy thường
trực ở 50 hoặc 100 ISO nếu không đủ sáng thì đèn
tín hiệu cạnh khuôn ngắm sẽ nhấp nháy báo động. Trừ khi là bạn muốn cố tình tạo
những hạt ảnh một cách nghệ thuật thì việc lựa chọn ISO tối đa 200 ISO là cần
thiết. Trên thị trường hiện tại
đang có bán rất nhiều loại chân máy ảnh nhỏ và
nhẹ dùng cho máy kỹ thuật số, một thiết bị như thế sẽ giúp
bạn luôn có những tấm ảnh đẹp với độ mịn màng cao nhất.
3. Hiệu
chỉnh Bão hòa mầu sắc và Nét căng
Với các máy dCam thì tính
năng này không phải là tuyệt hảo. Bạn cần sử dụng chúng một cách cẩn trọng và tốt
hơn hết là nên thử nghiệm trước vài lần để biết kết quả. Khi chụp ảnh phong
cảnh thì bạn có thể chọn chế độ bão
hoà mầu sắc và nét căng hơn để khắc phục
nhược điểm của chất lượng ống kính thế nhưng khi chụp ảnh chân dung hay cận cảnh thì
sự mềm mại của đường nét lại
đòi hỏi bạn giảm độ nét căng đi đấy nhé.
4. Hiệu
quả đặc biệt
Đa phần các dCam có rất
nhiều chức năng này nhưng NTL có thể nói ngay với bạn rằng không nên
sử dụng chúng vì chất lượng không cao. Thêm vào đó với máy tính và PhotoShop
thì bạn hoàn toàn có thể áp đặt các hiệu quả này với chất lượng hoàn hảo nhất.
5. Tối ưu hoá chất lượng ảnh kỹ thuật số.
Thường thì bạn hay nghe
nói tới việc dùng Photoshop để xử lý thêm hình ảnh sau khi chụp nhưng với đa số các bạn nghiệp dư thì lĩnh vực này hay đẫn đến...ngõ cụt vì chất lượng ảnh không như ý. Vậy cần phải làm thế nào?
- Chỉnh ánh sáng và độ tương phản
Với các máy dCam thì khả
năng nhạy sáng của các mạch điện tử cảm quang thường rất kém do đo chúng ta cần
xử lý thêm để lấy lại độ cân bằng của ánh sáng. Thay vì sử dụng một cách
"tự nhiên" chức năng "Light/Contrast" mà tính hiệu quả của
nó thường không ổn định thì bạn nên dùng chức năng chỉnh "Level" có
tác dụng trực tiếp vào "History"
của hình ảnh. Với PhotoShop CS bạn có thể hiệu chỉnh bằng nhãn quan trực tiếp từng lớp màu RGB (Đỏ-Xanh lá cây-Xanh da trời) bằng cách điều chỉnh 3 con trỏ biểu thị cường độ hay tác động vào điểm đầu và
cuối của mỗi đồ thị mầu.
- Chỉnh màu sắc
Trức khi chỉnh màu sắc bạn
cần phải chắc chắn là màn hình của mình đã được "căn" đúng theo mầu sắc
thực bằng tiện ích của chính Photoshop "Adobe Gamma" (NTL sẽ nói lại
vấn đề này trong một bài khác)
và cần để cho màn hình "nóng" ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu công
việc. Bạn có thể lựa chọn giữa việc hiệu chỉnh mầu sắc đồng loạt hay từng mầu
đơn lẻ. Cửa sổ
hiển thị kết quả trước và sau khi có
tác động rất dễ hiểu và tiện lợi.
- Hiệu chỉnh độ nét
Đa số các dCam cho bạn
hình ảnh rất nhẹ nhàng và như thế đôi khi tăng cường độ nét lại là cần thiết. Không nên chọn tính năng tăng
cường đường viền mà bạn nên sử dụng chế độ chỉnh
nét dần từ thấp đến cao.
6. Lọc mầu
và ảnh đen trắng
Với kỹ thuật số bạn có thể
an tâm để bộ kính lọc mầu đắt tiền và dễ vỡ
ở nhà vì tất cả những kỹ thuật tinh tế theo kiểu
cổ điển giờ đây đều có thể đạt được dễ dàng
bằng máy tính.
Bạn cũng không phải lo lắng
nếu như muốn chụp ảnh đen trắng nữa nhưng nên lưu ý rằng chức năng chuyển tùa ảnh mầu sang đen trắng sẽ làm chuyển một
bức ảnh hàng triệu mầu của bạn thành 256 cấp độ đen trắng mà thôi. Giải pháp
haòn hảo nhất là xoá bỏ các thông tin về mầu sắc
trong ảnh của bạn.
Cần nhớ: Hội
nghệ sĩ nhiếp ảnh thế giới đã thống nhất với nhau rằng một tấm ảnh
chụp v・hiệu chỉnh bằng kỹ thuật số có giá trị tương đương với một tấm ảnh được phóng từ phim cổ
điển và dụng các kỹ thuật buồng tối với điều kiện duy nhất: không được thấy các chi tiết không có thực khi chụp ảnh.
Chúc bạn có được những tấm
ảnh đẹp như ý.
-------------------------------------------------------
IV, NGÔN
NGỮ NHIẾP ẢNH
IV-1, Less is more
"Less
is More" đó chính là nguyên tắc căn bản quan trọng hàng đầu với những người
nhiếp ảnh phong cảnh tự nhiên, đặc biệt
là
cảnh núi rừng và biển cả. Đó chính là một cách nhìn mới lạ về
thế giới xung quanh ta để tìm ra được những hình ảnh đơn giản đến tận cùng thật ấn tượng.
Những hình ảnh chứa đựng
trong chúng không hề nhiều chi tiết tạo hình của đường nét
mà ngược lại người xem cảm thấy bị xoáy vào một chi tiết rất nhỏ - trung tâm hiển nhiên của hình ảnh.
Với bất kỳ chủ đề nào dù quan trọng hay tầm thường, dù đó là một loài vật, một cọng
cỏ hay chỉ một mẩu khoáng chất thì đều có thể trong
bất kỳ hoàn cảnh nào phục vụ chúng ta để tạo nên những hình ảnh tối giản đơn: bởi chất liệu, bởi ánh sáng đặc biệt, tông màu
đơn giản, bố
cục giản đơn hay lặp lại,
vùng nét thật hẹp, kích thước chủ thể thật nhỏ, tỉ lệ so với khuôn hình, cách sử
dụng bóng đổ...
Canon PowerShot S400
Shooting Mode: Manual
Photo Effect Mode: Off
Tv( Shutter Speed ): 1/400
Av( Aperture Value ): 7.1
Metering Mode: Evaluative
Exposure Compensation:
-1/3
ISO Speed: 50
Focal Length: 7.4 mm
Image Size: 1600x1200
Image Quality: Superfine
White Balance: Daylight
AF Mode: Single AF
AF Range Mode: Macro
File Size: 721KB
Thường thì một hình ảnh đơn giản ít khi đập ngay vào mắt người chụp ảnh. Cần
có thêm thời gian, sự kiên nhấn và quan sát tỉ mỉ. Sự sáng tạo là kết hợp của cách nhìn, cách khuôn hình, cách chỉnh vùng nét, đo
sáng...Cũng như thế, bằng sự kết hợp của nhiều bố cục với các điểm nhìn khác nhau bạn có thể tạo ra nhiều hình ảnh hấp dẫn khác nhau của cùng một chủ thể. Nhiếp ảnh là kết quả của sự lựa chọn về sự bó buộc, nó không
bao giờ tái tạo lại trung thực hoàn toàn sự thực: đơn giản nó chỉ là một sự tái tạo lại
hiện thực đa chiều, đa dạng.
4s f/22.0 at 35.0mm iso100
Chỉ một động tác chọn lựa
cặp chỉ số phơi sáng/tốc độ
chụp đã là yếu tố quyết định trong nhiếp ảnh
tinh giản rồi. Việc lựa chọn khẩu độ sáng sẽ quyết định sự ưu tiên dành cho cùng ánh sáng
mạnh hay yếu đồng thời nó cũng ảnh hưởng
tới vùng nét sâu của ảnh. Mỗi một cách hiệu chỉnh sẽ đem lại một kết quả khác nhau. Bây giờ thì bạn sẽ là người lựa chọn nhiều điểm nhìn khác nhau cho cùng một chủ thể để có thể tìm ra và thể
hiện thành công một phần "sự thật" của nó.
Sự định hướng như đã nói ở trên không chỉ đúng riêng cho
nhiếp ảnh tinh giản mà lý luận
của nó thật sự đóng một vai trò quan trọng trong sáng tác. Thật sự là như thế, một
hình ảnh tinh giản có vẻ như rất dễ thực
hiện bởi cấu trúc đơn giản của nó
nhưng thực tế cho thấy để có thể đạt tới những cái nhìn tinh giản ấy bạn thật sự
phải làm chủ được về bố cục, và có một sự cẩn
trọng rất lớn về các chi tiết bởi vì chỉ cần một yếu tố thừa
sẽ làm mất đi sự hài hoà chung của tấm hình. Trước khi bấm máy bạn cần quan sát
thật kỹ lưỡng bốn góc của khuôn ngắm để tránh thu vào hình những tiểu tiết thừa.
Trong nhiếp ảnh tinh giản bạn hoàn toàn có thể sử dụng tất cả các loại ống
kính từ góc rộng tới télé. Nếu như bạn muốn ép tất cả lên trên một mặt phẳng đồng
thời giảm độ nét sâu thì ống kính télé là thích hợp, còn nếu như bạn muốn tạo
một trường ảnh rộng với các mô-típ lặp lại, hay tạo một phối cảnh biến dạng lạ mắt hoặc đơn giản hóa hình ảnh bằng cách chụp ở cự ly gần...thì ống kính góc rộng
là cần thiết. Trong mọi trường hợp
thì ống kính "macro" là sự lựa chọn tuyệt vời để có thể đi sâu vào
chi tiết.
1/160s f/3.2 at 200.0mm
Nếu bạn yêu thích tranh Thuỷ mạc của Trung Quốc thì việc vận dụng
cách tạo bóng đổ và đường nét đơn giản sẽ là một hiệu quả bất ngờ đấy. Hay là bạn có thể chụp một cảnh
ngược sáng để nhấn mạnh chủ thể. Những buổi sớm sương mù che phủ cảnh vật cũng là thời điểm tốt
để thể hiện một tiêu điểm trung tâm.
Sử dụng chân máy ảnh cùng
tốc độ chậm sẽ giúp bạn làm nổi bật một chủ thể tĩnh trên nền động chẳng hạn như hình ảnh một chú chim nhỏ đậu bên bờ suối. Bên cạnh đó thì việc tạo hiệu
quả bằng tốc độ chậm, chụp cầm tay và bám theo đối tượng cũng sẽ giúp bạn xoá
đi những chi tiết không cần thiết của phông nền đồng thờ
có được những vẹt nhoè rất nghệ thuật. Tuy nhiên kỹ thuật này ta không hoàn toàn
làm chủ kết quả của hình ảnh được.
Less is
More đơn giản chỉ là
một cái nhìn khác về hình ảnh, một cách thức sáng tạo và những khả năng phong
phú của bạn.
Biển Địa Trung Hải.
Biển Địa Trung Hải.
Zoom Nikkor 70-300, chụp tại 300mm.
Zoom AF Zoom-Nikkor 70-300mm f/4-5.6D ED. Chụp tại 200 mm.
Phim Fuji Superia 200 ISO, scan tại Labo.
Câu nói tựa đề thuộc về nghệ sĩ tài hoa Markus
Raetz, ông không những chỉ là một hoạ sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia, nhà thơ, một người
làm nghệ thuật chân chính là ông chính là tổng hoà của tất cả những gì gọi là
nghệ thuật.
Tôi không nhớ tên của một
nghệ sĩ nhiếp ảnh danh tiếng đã nói rằng "Tôi chụp ảnh vì vẽ tranh không đẹp".
Trong câu nói đầy hài hước ấy là cả một tài năng bởi vì Nhiếp ảnh là Vẽ bằng Ánh sáng.
Trong nghệ thuật không có
ranh giới về sáng tạo, chỉ có một chút
khác biệt về hình thức và phương tiện thể hiện mà thôi. Nhiếp ảnh là một nghệ thuật như thế.
Vậy thì thế nào là "vẽ bằng ánh sáng"?
Trong những bài viết về mầu sắc trong nhiếp ảnh NTL đã đề cập một
phần nào đến điều này. Nếu ta nói một hình ảnh được
tạo nên bởi đường nét và mầu sắc (hay độ tương phản khác nhau) thì chính là ta đang nói về ánh sáng. Bạn nhìn thấy đường nét bởi vì chúng được tạo nên bởi sự
khác biệt về mầu sắc (hay độ tương phản trong ảnh đen trắng) và bạn có thể cảm nhận
được mầu sắc bởi vì chúng phản xạ từ vật thể vào mắt ta bằng Ánh sáng.
Với ánh sáng người nghệ sĩ
nhiếp ảnh dường như chỉ có mộ "mầu" duy nhất - mầu trắng
nhưng ẩn chứa
trong nó là những tông mầu của một quang phổ bất tận. Thông qua những thấu
kính, phim ảnh...hay nói một cách khác chúng chính là "cây cọ vẽ" của
người chụp ảnh, bạn có thể lựa chọn mầu sắc và đặt chúng lại với nhau trong một
bố cục đầy ngẫu hứng và sáng tạo. Dĩ nhiên là với một khuôn ngắm của máy ảnh bạn
không thể để nét cọ vẽ tràn ra ngoài như một hoạ sĩ vẽ tranh nhưng ánh sáng chính là tự do. Không có gì cản nổi bước đi
của ánh sáng trong sáng tạo. Chính sự bó buộc của khuôn hình ấy sẽ tạo nên cảm
giác bức bối dẫn tới bùng nổ của mầu sắc - ánh sáng trong nhiếp ảnh.
Nhiếp ảnh chỉ đơn thuần là những
mảnh vụn của thế giới quanh ta. Người nghệ
sĩ nhiếp ảnh tài ba là người có
thể tái tạo lại những điều hiện thực ấy một cách
sáng tạo, độc đáo và điều quan trọng nhất là làm
cho chúng ta - những người xem ảnh, cảm thấy được sự tiếp nối, cảm thấy được sức sống tràn trề của những cảm xúc không lời ấy, một khoảnh khắc mà không là tĩnh
tại, luôn gắn bó với thiên nhiên.
Thử hình dung một tia sáng
đến từ mặt trời. Một khuôn
hình bằng bốn ngón tay. Nhiếp ảnh đơn giản nằm giữa những điều ấy. Trong suốt và tiếp nối. Nếu như bạn có ý định
đặt nhiều khuôn hình cạnh nhau để
tái tạo lại toàn cảnh của ánh sáng thì điều ấy sẽ
không bao giờ là hiện thực bởi vì trong từng khoảnh khắc ánh sáng đã đổi thay.
Những tia sáng mảnh mai mà
đầy sức sống ấy đi xuyên qua những lớp thấu kính được tráng phủ nhiều mầu, đập vào tấm gương phản xạ rồi đi tới con mắt người nghệ sĩ. Không trọng lượng. Liệu có
gì còn nhẹ hơn cả ánh
sáng? Có đấy, đó chính là cảm xúc của sáng tạo đầy ngẫu hứng bắt nguồn từ chính
trái tim và tâm hồn mình. Cội rễ.
Nothing
is lighter than light but photographer's inspiration
IV-2, Tương phản trong Nhiếp
ảnh
Ngoài tiếng nói, chữ viết chúng
ta đang "nói" với nhau hàng ngày. Chúng ta có thể coi những bức ảnh
là những bài văn, bài thơ của
"ngôn ngữ thị giác". Trong loại hình nào cũng vậy, nếu chúng ta biết nhiều từ vựng, cách diễn đạt cũng dễ hơn chút xíu, đồng thời cách cảm nhận cũng "phê"
hơn . Ngày bé tôi rất thích
môn mật mã và tự nghĩ ra những quy luật riêng để bạn bè viết thư cho nhau, cách để phá mật
mã là nghiên cứu những chữ cái, từ vựng hay dùng để dò ngược lại. Như tiếng anh là
chữ E hay được sử dụng, trong nhiếp ảnh tương phản cũng rất hay dùng . Một ví dụ chỉ mang
tính giải thích, các bác đừng đi theo em mà lại hỏng thì chết .
Vậy có những loại tương phản gì, chính xác là tính tương phản gì chúng ta hay sử dụng
1. Tương phản giữa rõ và mờ:
Cái này phải kể đầu tiên
vì chúng ta chưa có khái niệm nhưng nó vẫn cứ xuất hiện trong ảnh . Nhờ đặc
tính quang học, kỹ thuật của ống kính, chúng ta cứ "giã" khẩu độ mở lớn
mà dí sát mặt "nạn nhân" thì thể nào chả mặt rõ, hậu cảnh mờ tịt, hay
chót "tay to" quen cầm 200mm-400mm mà "bắn tỉa" các em thì
cũng dễ làm nổi chủ thể trong một hậu cảnh mờ (nhưng lưu ý lấy nét sai một ly là đi cả dặm nhé, ca sĩ hát mà bắn vào cái míc
thôi mặt đã mờ rồi).
Loại này thường được sử dụng
trong những "áng văn thơ" tả về chân dung một thực thể tồn tại trên thế gian này : Đó là ảnh chân dung, các loại động vật (thú, con
trùng...), sinh vật, cận cảnh...
Lưu ý: Cũng có thể làm mờ hậu cảnh nhờ tính năng của
P/S
2. Tương phản giữa động và tĩnh:
Chắc cũng có bác quen tư duy lật lại vấn đề như mấy cái
topic vừa tranh luận , sẽ lại đặt câu hỏi là tương phản để làm gì, tôi chẳng cần tương phản chẳng hạn . Cái này thì em "pó tay", chỉ biết rằng một bức ảnh tốt phải là một bức ảnh có "lực hút",
như đôi mắt
"hút hồn" của thiếu nữ vậy
. Đôi mắt đẹp thì hút bác ngắm lâu, mắt chưa đẹp (không có mắt không đẹp đâu nhé ) thì hút ít. Và tương phản góp phần tạo ra cái lực hút ấy.Vậy thôi!
Bây giờ chúng ta lại đi tiếp nhé, cái loại tương phản này để cho chúng ta diễn tả một hành động, nổi bật trong khung ảnh.
Tránh cho những động tác trở nên "đông lạnh". Đây là cách vận dụng tốc
độ và một số kỹ thuật chụp (cũng như sử dụng dof trong tương phản mờ tỏ, xin được trình bày tốc độ trong Hình ảnh theo con mắt
của máy ảnh mục Kỹ thuật số).
Chúng ta có thể để tốc độ
chậm làm cho những làn xe chạy đêm, nghệ sĩ đang biểu diễn (múa, vũ balê)... mờ
trong một hậu cảnh rõ.
Hoặc dùng cách lia máy kết hợp hiệu ứng zoom để làm điều ngược lại:
Chủ thể rõ trong một hậu cảnh mờ (vận động viên chạy về đích...).
Lưu ý: Tuy cũng là
mờ và rõ những nó khác hẳn tính chất Tương phản giữa động và tĩnh, đen và trắng...
3. Tương phản về sắc độ:
Hay còn gọi là tương phản về độ đậm
nhạt, một chấm đên nổi bật giữa nền trắng,
trong đêm tối mênh mông có một ánh lửa hồng... Nói chung là có chủ thể và các yếu tố xung quanh tương phản về sắc độ đậm hay nhạt, chủ
thể "nhạt" thì xung quanh "đậm" và ngược lại.
4. Tương phản về ý nghĩa:
Trong cuộc sống nếu bạn không có lúc buồn (vì vậy mà tôi cũng phải cảm ơn cho ai mang cho tôi nỗi buồn chứ và cũng phải tạo
ra nỗi buồn "giả vờ" cho người khác: bạn đã bao giờ giả vờ lỡ hẹn với
"người ấy" chưa? )bạn chẳng
hiểu hết ý nghĩa của niềm vui, bạn chưa đói nghèo
chưa chắc bạn đã
thấu hiểu sự hạnh phúc khi no ấm, bạn đã gặp những người lương thiện, đôi lúc cũng phải gặp người không lương thiện. Mặc dù người không lương thiện chỉ là người có cái thiện nhưng ít hơn cái ác theo quan niệm của bạn mà thôi Nhiều người
đang hạnh phúc bên "người đằng sau" mà không biết chỉ khi mất đi, lúc gặp nhiều
"người đằng sau" nữa chúng ta mới biết được:
"Có khi nào trên đường
đời tấp nập; Ta vô tình đi lướt qua nhau..." ...
Đời là thế, ảnh là thế!
Chính vì vậy mà già bên trẻ,
giàu sang bên nghèo hèn, buồn bên vui, thô kệch bên dịu dàng, trong sáng thơ ngây bên con cáo cụ ... luôn được các nhiếp ảnh gia sử dụng. Vì thế những bức
ảnh chụp người già bên trẻ chúng ta có thể hiểu là một thủ pháp nghệ thuật hơn là sự trùng lặp
Nói thêm là già với trẻ
thường được các nhiếp ảnh gia sử dụng phương pháp đặc tả (về phương pháp thể hiện
xin trao đổi riêng), nên thường chỉ cần bàn tay, bàn chân của người già và trẻ
em là được, nếu bác nào tóm được khoảnh
khắc Quốc Vượng, Văn Quyến buồn đằng sau nụ cười
chiến của các cầu thủ Thái Lan
hoặc gần nhất là "kết hợp được" với nụ cười
bước đầu hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ công
an trong "Nghi án bán độ" chẳng hạn... cũng độc chứ nhỉ
5. Tương phản về màu sắc:
Bác Khoiyte nhà ta nếu vẽ chắc sẽ rất chủ động về màu sắc,
nhưng chụp ảnh
thì ít chủ động hơn nhưng ngược lại màu sắc lại phong phú hơn rất nhiều. Như màu tím của cái Hoa súng tôi chụp vừa rồi
bác có nói là chưa thể pha được?
Nói về màu sắc thì các bạn chỉ cần
nhớ rằng những màu hài hòa với nhau, hợp nhau chính là những đồng chí nằm cạnh
nhau trong dãi quang phổ (như vàng với
cam...), còn những đồng chí nằm đối xứng nhau ở dãi quang phổ, được coi là những
màu "đập nhau", hay tương phản nhau. (Cái này các nhiếp ảnh nữ
nắm kỹ lắm vì nó ảnh hưởng đến cách ăn
mặc mà ) chẳng hạn như xanh và đỏ, vàng
và tím, xanh lục và cam... Người ta còn phân chia làm hai loại màu nóng và lạnh,
một nễn lạnh có một điểm nhấn nóng, hay một nền nóng có chấm lạnh, thường giúp cho ảnh có "lực hút" hơn.
Rất mong các bác họa sĩ có gì trao đổi hay tập hợp
các màu nóng và lạnh thì cho vào đây nhé!
Lưu ý: Độ phản quang của màu cũng rất cần lưu
tâm tới.
Màu nóng thì như đỏ, cam, vàng nghệ... Màu lạnh có xanh, lục sẫm,
tím... Màu nóng (thiên về đỏ) kích thích chúng ta
hoạt động trong khi màu lạnh (thiên về xanh)
khiến chúng ta trở nên thụ động,
muốn nghỉ ngơi.
Màu đen không phải là một
màu vì từ nó không phát ra một tia sáng nào. Màu trắng cũng không phải là một
màu vì nó là một tập hợp của nhiều màu.
6. Tương phản âm thanh:
Cái tương phản này là rất "đắt" lắm
đó, nhất là nó lại kết hợp với các loại tương phản khác, bởi âm thanh trong một bức ảnh
"tĩnh" là một điều thật
tuyệt khi mà ta "nghe qua mắt". Một thứ kiểu nghe riêng
của nhiếp ảnh: Đó là sự ồn ào bên
lặng lẽ, sự tĩnh lặng bị đánh thức bởi một tiếng động, sự du dương của tiếng đàn trong một khung cảnh lãng mạn, im ắng...
7. Tương phản tỷ lệ:
Không có người lùn sao định
nghĩa được người cao, mà cũng không có người cao làm sao chúng ta mới biết mình đang lùn .Tương phản tỷ lệ "ý tứ" nó là vậy, một đứa trẻ bao quanh là
nhưng người lớn
(lớn về hình thể thôi nhé, hay về "lượng" ), một ngôi nhà cao lớn bao quanh là những nhà
tránh bão lùn tịt... luôn làm cho bức ảnh tăng thêm sự chú ý của người xem.
8. Tương phản giữa những thứ tương phản
Cái mục này tôi viết để muốn nói rằng chúng ta học, chúng ta phân biệt, rồi chúng ta
sẽ quên đi để khi nào chụp nó lại hiện về. Giống
như học võ học được ý tứ, tinh hoa của miếng đánh rồi
khi gặp nó sẽ "tự phát" mà thôi... Đại ý là thế này: Nói tóm lại thì cái tương phản là sự thống nhất giữa
các mặt đối lập, nó là sự giao hưởng giữa cái "Mơ" cái "Thực", giữa những những điều ổn định, chắc chắn... với biến đổi,
hay mong manh dễ vỡ kiểu bác Tiny .... Và từ đó chúng ta có thể so sánh đủ thứ:
- Giữa trong và đục
- Giữa mịn màng và gai góc
- Giữa thanh và thô giáp
- Cái hợp lý trong vẻ lôn xộn
- Cái khéo léo trong vẻ vụng
về.
- Giữa sắc gọn và hoen nhoè
- Cả cái không gian nằm trên
cái mặt phẳng...
Và nhiều không kể hết, chỉ mong bài viết sẽ giúp ích phần nào cho mọi người chưa biết.
----------------------------------
Sự cân xứng của ảnh phần chính nằm trong sự tương hợp giữa những đường nét và những mảng đậm lợt. Vì cân xứng không có nghĩa là cân đối nên người ta xếp bố cục bằng hai cách:
IV-3, Quy tắc bố cục tranh phong cảnh
Tác
giả: Johannes Vloothuis
Tôi sưu tầm ở đây môt loạt quy tắc (hay hơn nên gọi là mẹo) bố cục tranh mà khi sử
dụng đúng thì sẽ giảm bớt sai lầm trong các bức tranh phong cảnh. Đây là những
mẹo có ở trong hầu hết các sách dạy vẽ phong cảnh
cộng với một số ý tưởng riêng của tôi. Xin nhắc các bạn trước: đừng để cho những
quy tắc này trói buộc bạn. Quy tắc chỉ giúp bạn lúc bạn băn khoăn có quá nhiều thành tố muốn đưa vào tranh mà
không biết sắp xếp ra sao. Quy tắc được là ra để người ta sử dụng, và vi phạm nhưng biết các quy
tắc căn bản thì chí ít khi vi phạm quy tắc bạn cũng biết rõ mình đang vi phạm quy tắc nào, thay vì vi phạm chỉ vì không
biết. Có đến 4 chục quy tắc nên tốt nhất bạn nên kiếm ly cà phê vừa đọc vừa uống thì hơn.
1.
Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung
tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở
vị trí của nó và bằng màu sắc và độ tương phản.
Một điểm nhấn tốt thường
có:
* Màu mạnh nhất.
* Thay đổi đột ngột về độ tương phản.
* Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh.
* Những cấu trúc do con
người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người cũng giúp tăng thêm điểm nhấn.
Đó là những diến viên chính.
* Khu vực xung quanh phụ
trợ cần phải hướng người xem đến điểm nhấn
bằng một chỉ báo hoặc một đường dẫn (xem hình 1 & 2)
* Điểm nhấn không nên đặt ở
chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3.
* Điểm nhấn không nên bị
che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm
giảm tầm quan trọng.
* Một điểm nhấn được chọn
tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.
Hình 2: Cây gỗ trong bức ảnh
này được đặt ở vị trí phù hợp làm đường dẫn cho mắt người xem hướng tới điểm nhấn:
Hình 3: Trong bức tranh
này đường viền mé nước là đường dẫn cho
người xem hướng tới cây cầu là nhân vật chính trong bức tranh.
2. Bạn có
thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 trong câu chuyện của bạn.
Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm nhấn sẽ cạnh tranh với
nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lấn nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm nhấn chéo nhau.
Nếu không
chéo được theo phương án 2
là theo phương nằm ngang.
Hình 4: Bức tranh dưới đây
có thể đẹp mà không cần có bụi cây hoa ở phía dưới. Tuy nhiên tác giả đã quyết định thêm nó vào làm điểm nhấn thứ 2 cho bức tranh.
3. Nên
tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những thànhh tố chỉ ra viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ: cây
gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Lỡ có mà khó tránh được thì đặt
một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra ngoài tranh. Quy tắc tối thiểu là
người và động vật nên hướng về người
xem và vào phía giữa bức tranh.
Hình 5: Hãy chú ý đến con ngựa ở bên phải bức tranh này. Chú ý họa sĩ đã làm giảm giá
trị con ngựa này bằng cách vẽ nó màu sẫm và nhòa vào với bụi cây. Nếu con ngựa này màu sáng hơn và tương phản với nền thì rõ ràng nó đã hướng người xem chạy thẳng ra ngòai
Hình 5a. Hãy nhìn bức
tranh thứ 1 dưới đây. Cây gỗ quá thẳng và chỉ thẳng ra ngoài bức tranh. Bức thứ
2 đã được sửa, một vài cành gãy, nhánh cây được thêm vào để giảm tốc độ người
xem chạy đi mất. Nhìn vào bức thứ 3, cây gỗ được đưa ra khỏi bức tranh và người xem bây giờ
sẽ hướng theo đường mép nước để thưởng thức bức tranh.
4. Sông,
suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì cũng h
uốn cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Hãy
để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh
Hình 7. So sánh hình 6 với
bức này uốn hình chữ C. Bạn sẽ thấy bức số 6 cho phép người xem đi chậm hơn và thưởng thức kỹ hơn.
5. Nghệ
thuật nhiều khi
không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.
Hình 10. Chú ý hàng cây
làm cho người ta cảm giác gió thồi từ bên phải sang bên trái. Thế nhưng hướng của
mưa thì lại cho thấy
gió thổi ngược lại.
6. Đặt
các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung và như thế họ sẽ cạnh
tranh sự chú ý của người xem.
7. Bạn có
thể mời người xem tham gia vào bức tranh. Để cho người xem tự lang thang và tự
tìm ra điểm thú vị, suy ngẫm, tưởng tượng.
Hình 13. Sau khúc quanh
này là cái gì? Có phải là một cái hồ nước hay một thành phố? Nghệ sỹ để cho người
xem tự suy tưởng
8. Chiều sâu. Nghệ sỹ có lúc cần sử dụng mặt giấy phẳng
2 chiều để tạo ảo
ảnh ba chiều. Chúng
ta phải làm sao cho người xem
tin những
gì họ nhìn thấy là thật. Sau đây là vài mẹo nhỏ để tạo ảo ảnh 3 chiều.
* Đặt chủ thể chồng lên
nhau một phần.
* Cảm giác về không gian. Màu sắc xanh hơn và nhạt hơn về phía hậu cảnh, đậm hơn về phía tiền cảnh. Trong thiên nhiên không phải lúc nào cũng thế, cái cây xa vài trăm mét vẫn cứ sẫm màu như thế. Bạn phải
chọn góc nhìn phù hợp và thay đổi tùy ý.
* Các thành tố càng ở xa
thì càng nhỏ hơn và mờ nhạt hơn.
* Tạo ít nhất 3 lớp, tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.
* Hãy xem lại hình 13. Ở
tranh này có cảm giác xa gần rất rõ. Cây thông ở phía trước ngọn núi tạo cảm
giác ngọn núi ở xa hơn. Màu sắc vàng ở
tiền cảnh ấm hơn trong khi đó hậu cảnh nhạt nhòa hơn và lạnh hơn. Bóng ở trên ngọn núi ở xa nhạt hơn và xanh hơn ở trung cảnh.
Rõ ràng có 3 lớp ở bức tranh này.
Hình 14. Nhiều lớp sẽ tăng cường cảm giác xa gần nếu bạn làm tối tiền cảnh.
Hình 15. Sương mù tạo cảm giác xa.
9. Sử dụng
màu và độ tương phản mạnh
nhất cho điểm nhấn. Ở ngoài điểm nhấn thì giảm độ tương phản để giảm sự chú ý về các điểm
không quan trọng.
Hình 18. Bộ quần áo sẫm
màu của người đàn ông làm cho anh ta nổi bật. The dark clothes on the man
readily make him stand out. Cái cửa ở góc không có nắng cũng sẫm màu nhưng xung quanh nó lại là màu trung bình, không tưong phản nên không thu hút sự chú ý. Hãy nhớ mẹo
này giống như trong nhà hát người ta
dùng đèn rọi chiếu vào nhân vật chính hay
ca sĩ trên sàn diễn.
10. Bức
tranh của bạn trông sẽ không quá rối mắt nếu bạn tạo cho người xem một chỗ nghỉ, tốt nhất là ở trước điểm nhấn.
Cho người ta một ít không gian để thở.
11. Nếu được thì đưa vào tranh một ít chuyển động dọc,
ngang hoặc chéo. Chỉ nên có 1 yếu tố có độ
dài nhất. Đường chéo là hay nhất vì không song song với khung hình. Điều này sẽ tạo cho người xem có cảm giác về hướng.
Hình 20. Cây thông theo
chiều dọc, cỏ thì theo đường
chéo, đường mé nước ở xa thì nằm ngang. Chú ý: mấy cái cây thông bé giúp bỏ cảm
giác có một hình tam giác xanh ở bên phải.
12. Khi
đưa vào tranh những chủ
thể mà bản chất là chuyển động, nếu được thì
tạo cảm giác chủ thể đang chuyển động mà không đặt chủ thể vào trạng thái như là đang tạo dáng.
Hình 21. Nghệ sỹ cho thấy
là con ngựa đang đi bằng cách vẽ bụi bốc lên và vẽ dáng đuôi ngựa. Không có con
ngựa nào đang "bay" trong không trung cả. Khi chụp ảnh thì hay bị "bay"
như thế nhưng nếu được thì nên tránh. Khi vẽ thác nước cũng vậy, đôi khi chụp ảnh
thì có cảm giác "đóng băng" thác nước, cứng nhắc. Tốt hơn là vẽ hay chụp thác nước mờ vì nước chảy. Như thế truyền cảm giác chuyển động tốt hơn.
13. Nếu bạn không quyết định được bắt đầu đường dẫn vào điểm nhấn của
tranh (ví dụ như một dòng
sông, con đường) từ đâu, nên để ý đến quy tắc
này. Hầu hết chúng
ta đều đọc từ
trái sang phải, vàthế đa số mắt
đều có thói
quen bắt đầu nhìn từ phía bên trái bức tranh.
15. Đừng
bắt đầu lối vào từ góc bức tranh.
Hình 23. Bằng cách làm rộng
thêm hình cửa sông chúng ta đã giải quyết được vấn
đề dòng sông chạy từ góc
tranh. Những lỗi thường gặp và cách tránh.
16. Tránhh
lặp lại hình dáng, đường thẳng, chuyển động và kích thước. Làm như thế sẽ gây
ra xung đột giữa các chủ thể gần giống nhau.
Hình 24 và 25.Hãy nhìn hai
bức tranh dưới đây. Hình 24 vẽ hai cái cây gần giống nhau, đáng lẽ mỗi cây phải
nghiêng về một hướng khác nhau và
kích thước cũng nên khác nhau. Hình 25. Hai con ngựa to bằng nhau và ở vị trí
giống nhau.
17. Tránh
vẽ nhóm người hay động vật có số chẵn. Trường hợp muốn vẽ thành đôi thì nên
thay đổi kích thước và vị trí.
Hình 26. Bố cục sai. Hai
con hươu cạnh tranh
với nhau vì có vị trí, kích thước và tư thế giống nhau.
18. Không
nên vẽ các vật thể nghiêng ra phía ngoài bức tranh. Cũng không nên vẽ vật thể
song song với mép tranh. Vẽ vật thể nghiêng vào phía trong.
Hình 31. Bố cục này tốt hơn. Cái cột nghiêng vào phía trong, giữ
người xem ở lại với bức tranh.
19. Tránh
vẽ đường thẳng trừ khi rất ngắn. Cố gắng tạo những vật che khuất bớt đường thẳng
để làm cho nó có vẽ không thẳng lắm.
Hình 33. Cái mái nhà cũng
cong. Đòn nóc cũng phải cong theo thời gian.
20. Đừng
trình bày những hình hình học như hình vuông, hình chữ nhật (cửa sổ, cửa ra vào), hình
tam giác (cây thông), hình ô van hay hình tròn (cây cối, mây) dù những hình này
có ở trong thực tế. Ví dụ nếu trong bức tranh có cửa sổ, tìm cách phá vỡ hình
khối đó bằng một cành cây
hay một chậu hoa.
21. Không
bao giờ chia bức tranh thànhh những phần
bằng nhau vì bức tranh trông sẽ quá nhân tạo vàtẻ nhạt. Nếu có đường chân trời không bao giờ để nó ở giữa
bức tranh.
22. Đừng
chạm vào viền, điểm
cuối.
Hình 40. Sai. Ngọn cây
thông chạm vào mép trên của tranh. Nếu không mở
rộng tranh được thì đành phải cắt bớt ngọn cây đi.
23. Hình
chữ "X" trông không đẹp mắt.
24. Đừng
để cửa đóng. Hãy mời người xem vào.
Lời khuyên: Khi vẽ khu vực
tối như lối vào
không có chiếu sánh, đừng dùng màu đen.
Màu của bóng tối là màu tím.
25. Không
cần thiết phải vẽ
từng chi tiết nhỏ như hòn gạch, tảng đá, vv. trừ khi bạn
thuộc trường phái siêu tả thực. Chỉ cần vẽ một phần để truyền đạt ý tưởng, sử dụng kỹ thuật ấn tượng.
Hình 44. Người xem dễ dàng
nhận ra chất liệu của mái giáo đường.
Những lời
khuyên giúp cải thiện các bức họa phong cảnh.
26. Vẽ
các góc màu sẫm hơn và không thể hiện rõ
chất liệu (texture).
27. Khi vẽ
bóng trong tranh thì thêm vào những lỗ thủng ánh sáng xuyên qua. Nếu không bóng đổ trông sẽ như được dán vào.
28. Không
nên vẽ động vật theo hướng nằm ngang vì như thế trông sẽ
bẹt như là cắt dán.
Chọn hướng tạo cảm giác không gian 3 chiều.
29. Các
tòa nhà và cấu trúc nhân tạo như bê tông, gỗ trông sẽ thú vị hơn nếu bạn làm
cho nó trông cũ kỹ bằng cách thể hiện bề mặt của nó như vết nứt,
tróc lở. Trông bức tranh sẽ như có nhiều truyện
để kể hơn.
Chú ý :
Chỉ cần vẽ kỹ bề mặt những
vật thể gần người xem. Ở xa thì chi tiết phải giảm đi.
30. Thêm kịch tính cho bức tranh bằng cách thêm vào cảm
xúc.
Một bức tranh phong cảnh
chiều tà với bầu trời màu da
cam trông sẽ thú vị hơn bầu trời
xanh trung bình. Ví dụ có thể tạo cảm xúc bằng cách vẽ mưa, mặt phố ướt, gió thổi, cây cối ngả nghiêng
trong gió, vv. Tất cả những chi tiết này sẽ
tăng thêm giá trị của bức tranh.
Hình 50. Bố cục đgiản
trong bức này trông thú vị hơn vì trời mưa và ánh mặt trời xuyên qua mây. Thậm chí
có thể thấy cảnh này trông khá là huyền bí.
31. Trừ
khi bạn định đặc tả theo trường phái siêu tả thực, vẽ phong cảnh với cái nhìn
hơi mờ nhạt
Hình 51. Chắc chắn cảnh thực
trong bức này tiền cảnh sẽ có nhiều chi tiết hơn hậu cảnh. Nghệ sỹ cố ý làm mờ tiền cảnh, đơn giản hóa để tập trung vào điểm nhấn.
32. Viền mờ trong hậu cảnh sẽ tăng thêm cảm giác xa
gần. Chỉ nên vẽ viền nét ở
tiền cảnh và
trong khu vực muốn nhấn.
Hình 52. Những cái cây
phía sau tòa nhà này dùng kỹ thuật vẽ trên nền ướt bằng
mầu nước. Kỹ thuật này làm mờ nét làm cho lá thông trông rất xa. Tiền cảnh được vẽ trên giấy khô làm nét cứng, tạo cảm giác rất gần
người xem.
33. Đừng
tự nhiên kết thúc một
phần bức tranh và chuyển đột ngột sang một phần khác.
Hình 53. Sai. Lớp cỏ sáng
màu tự nhiên dừng lại khi chuyển sang khu vực bụi cây. Phần cỏ sáng màu và bụi
cây có tỷ lệ bằng nhau.
Hình 54. Tốt hơn. Phía trong bụi cây vẫn có chút ánh sáng của lớp
cỏ sáng màu ở phía sau chiếu xuyên
qua bụi cây.
34. Thay
đổi hình khối. Nếu đã có một
bụi cây hình trònthì đừng nên có mây cũng hình tròn. Đỉnh núi hay ngọn cây
thông trông sẽ hay hơn nếu có những đám mây tròn vây quanh.
35. Cân bằng
là một yếu tố quan
trọng. Không nên vẽ màu lệch giữa 4 góc tranh, sẽ tạo cảm giác mất cân bằng.
Còn phần cuối của bài này
về kỹ thuật trộn màu trên
pallete và sử dụng bút lông mình không dịch vì có vẻ không liên quan lắm đến nhiếp ảnh. Mình thấy các mẹo
trong này có khá nhiều cái nhiếp ảnh có thể sử dụng, ví dụ làm mờ hậu cảnh thì có thể khống chế bằng DOF.
-----------------------------------
IV-4, BỐ CỤC ẢNH
Trước khi đi vào phần này,
em xin phép là có dùng ảnh của các thành viên của Forum để minh hoạ, mà chưa hỏi thì các Bác thông cảm cho! Nếu các Bác mà đưa ảnh vào để
minh hoạ thì càng hay.
Một điều nữa em muốn nói là các quy tắc, định luật... chỉ giúp cho chúng
ta chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng... chứ không phải là tất cả để cho ta một
bức ảnh đẹp,độc đáo... Nhiều nhà nhiếp ảnh ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật...
giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi
mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy.
Về phần này em chưa tổng hợp lại
được nên trình bày theo từng bài riêng lẻ, cô đọng, mong các Bác thông cảm.
Năm công
thức kinh điển của bố cục:
1.Không
bao giờ đặt chủ đề vào giữa
tâm bức ảnh
2.Mọi bức
ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất
3.Đường
cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất
4.Luôn
luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh
5.Đường
chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía
trên hoặc phía dưới.
Em nhờ các Bác Amin đăng
minh hoạ ảnh vào nhé!
Bổ sung ví dụ về đường chân trời cắt ngang chính giữa, nhìn rất lủng củng:
Và đây là đường cong hình
chữ S
Không bao
giờ đặt chủ đề vào giữa
tâm bức ảnh qua bức ảnh nổi tiếng của
Anh Longpt (thiếu nữ đang đạp xe ý), hay Gone
with the wind của Bác atkinson. Ngoài kỹ thuật lia máy hai tác giả đều đặt chủ đề về phía bên phải (ngược với hướng chuyển động cua chủ đề).
Luôn luôn
dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh thì Bác
tham khảo luôn bức Sunrise. Bay bridge, San Francisco của Bác thanh.
Đường dẫn để người ta ngắm cây cầu là cái bờ tối đen bên trái bức ảnh.
Thực ra chủ đề này em có ý định viết vì đọc
bài của Anh TheAmateur hướng dẫn về "Định
luật một phần ba". Tiện đây em cũng đăng các tài liệu để các Bác hiểu rõ
nguồn gốc, sự kỳ diệu về "Tỷ lệ vàng",
chính vì vậy không phải ngẫu nhiên trong hội hoạ, kiến trúc và nhiếp ảnh sử
dụng nó.
Trước hết đó là khái niệm Con số Vàng
Chúng ta hãy quan tâm đến ba con số đầu tiên là 1,2 và 3 (hay được người Á Ðông chú ý đến). Ngoài số 1 là đơn vị, thường cùng để chỉ một ngôi vị chí tôn, người ta hay dùng số 2
để chỉ Ðất và số 3 để chỉ Trời. Căn nhà Việt Nam khi xưa thường cất có 3 gian, 2 chái, bao gồm có sân
hoa ở giữa. Như thế có nghĩa là thuận hòa được cả Trời và Ðất. Về kích thước thành hình chữ nhật, người ta thường dùng khuôn khổ
cho khung cửa khi xây cất nhà, hay kích thước lá cờ biểu tượng cho quốc gia,
theo tỷ số 3/2, nghĩa là nếu lấy chiều ngang là 2, thì chiều dài phải
là 3 đơn vị. Hình
chữ nhật mà có cạnh theo tỷ số 3/2 = 1,5 thường được coi như là một hình đẹp mắt. Chính vì vậy không phải ngẫu nhiên thẻ
ATM, lá cờ các quốc gia trên thế giới hay
cả khung hình của nhiều bức ảnh... có nhiều nét tương tự tỷ lệ
này.
Sự thực, tỷ số lý tưởng nhất
về phương diện mỹ thuật, lại là một số vô tỷ, nghĩa là
không bằng tỷ số của hai số nguyên nào. Số này gọi là số vàng, biểu ký bằng mẫu
tự Hy Lạp là : Ф = 1,618033... đã được biết đến và được áp dụng trong sự kiến thiết dinh thự cách đây 25 thế
kỷ.
6 YẾU TỐ
CĂN BẢN TRONG BỐ CỤC ẢNH:
Nếu như vẽ tranh
là hoạ sỹ đưa dần vào
khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6
chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm
ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý
căn bản về cảm nhận thực thể bằng
ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo
ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công
việc ngược lại…
Với bối cảnh thực có sẵn nội
dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele,
xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây
dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong
khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu
quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.
Khi đánh giá một bức ảnh,
người ta xem xét nó trên những yếu tố căn
bản về nội dung, màu sắc, trạng
thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục
được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác
bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.
Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục
bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp
xếp các đối tượng trong
khuôn hình.
1. Tìm ra
tiết tấu hay
mô thức xếp đặt
trong bối cảnh
Đó là kỹ thuật rút ra
logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất
phản ánh tiết tất và mô thức trên các
vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất…
Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn
phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và
xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ
dẫn đến những bức ảnh dập khuôn
nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.
Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột
nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng
tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới
chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao
vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các
tiết tấu lại xuất hiện cùng
hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.
2. Thể hiện
được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách
Kỹ thuật này giúp người
xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so
sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật
được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức
phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn
như con ong chúa. Vật thể
làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có
thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt
hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng
trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên
mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là
bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.
3. Tạo sức
hút cho điểm nhấn của bức ảnh
Vùng trọng tâm hay điểm nhấn
của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác
thì điểm tương phản nhất
trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem
cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia
sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu
nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.
Trong bố cục cổ điển, điểm
mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3
ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển.
Thậm chí, những tay máy
cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những
vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn
tượng về bức ảnh.
Thực ra, những tay máy này
phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm
điều ngược lại và tạo nên hiệu
quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện
đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.
4. Đặc
tính về cân bằng
về trạng thái
Sự cân bằng trong bức ảnh
sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc
động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường
chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi
đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống
thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít
đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ
ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của
chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ
điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ
đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp
của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ
quy tắc này.
Sự cân bằng cũng bị chi phối
bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng
bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo
ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.
5. Chụm vào
tản ra
Những
nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):
- Đường
chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức
ảnh.
- Mỗi
khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ
1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng
ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng
nét lượn chữ S nếu có
trong bối cảnh.
Việc sử dụng hình tròn hay
những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý
vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện
bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối
tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể,
ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan
sát của người xem ảnh.
Thủ pháp bố cục phân tán
thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ
thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối
tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một
trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.
6. Phản
ánh chiều sâu
không gian
Là một thủ pháp rất hiệu
quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm
khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm
giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu
không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không
tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự
nhàm chán.
IV-5, YẾU TỐ PHỤ TRONG BỐ CỤC
Phần trên tôi đã có nói
qua về quan điểm bố trí chủ đề hay yếu tố chính của bố cục theo
tỷ lệ vàng (dùng hay không dùng, áp dụng, vận dụng được hay không là do quan điểm
của mỗi người sử dụng). Nhưng ngoài
chủ thể ra các chủ đề phụ cũng
không kém phàn quan trọng, nó là yếu tố quyết định để so sánh, để hỗ trợ tôn nên vẻ đẹp của chủ thể. Như thể hiện bông hoa thắm tươi, chúng ta thường chụp với cành, lá hay nhưng vật trang trí kèm theo... nhưng thứ đó được coi như yếu tố phụ
(thực ra để rạch ròi nhiều nhà nhiếp ảnh còn phân chia thành hai loại: yếu tố phụ và bối cảnh).
Các yếu tố phụ này được chi làm 04 loại:
(1) Tiền cảnh
(2) Hậu cảnh
(3) Bầu trời
(4) Đường chân trời
1. Tiền cảnh:
Tiền cảnh trong bức ảnh thể hiện sự gần gủi, tính phàm tục: Một cành
hoa bé khi chụp phong cảnh, một khóm khoai trước chú vịt... Đôi khi ta phải
dùng tiền cảnh để che bớt những vật
phụ khác trông không đẹp trong bức ảnh.
Kỹ tthuật để "xử lý
tiền cảnh" là:
- Tiến lại gần hay chúc máy, ngửa máy để lấy nhiều hay ít tiền cảnh.
- Dùng ống kính góc rộng
làm tăng tiền cảnh hay ống kính tele
làm giảm tiền cảnh.
- Dùng tiền cảnh để gióng khung hình cho ảnh. Chẳng thế mà các bạn có thể thấy rất nhiều ảnh
dùng vòm cổng, ngưỡng cửa, cửa sổ các nhánh cây.. để gióng khu cho ảnh.
- Tạo sự tương phản giữu xa và gần thông qua đậm và nhạt, thường
tiền cảnh tối hậu cảnh
sáng...
2. Hậu cảnh
Thực ra nếu đã xác định rõ chủ thể thì tất cả cái khác trong bức ảnh được gọi
lại "hậu cảnh". Phân biệt chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: nếu chụp chân dung thì người đó là chủ đề chính, cây cối, nhà cửa ... phía sau là hậu cảnh. Điều tối kỵ theo quy tắc truyền thống
là không được phép để chúng hoà trộn lẫn nhau, dẫn đến tình trạng cái tượng đằng sau như ngồi lên đầu người, cái cây đằng sau như mọc từ đầu người, cái bảng hiệu quảng cáo như xắp rơi xuống đầu người...
Kỹ tthuật để "xử lý hậu
cảnh" là: Chiếu sáng là cách hữu hiệu
khi chụp dàn dựng, bất cứ thứ gì nếu được
chiếu sáng đều sẽ nhạt hơn trong vùng tối. Néu
không phải lợi
dụng các nguồn sáng chiếu qua khe cửa, lỗ thủng... (vì vậy càm la bàn để biết hướng ánh sáng sẽ chẳng bao giừo thừa cả).
Chụp phong cảnh nhiều khi phải đợi mây làm xậm hậu cảnh để làm nổi bật chủ đề chính...
Canh nét cạn cũng rát phổ
biến để "cắt đuôi"
hậu cảnh ra khỏi chủ thể, đây chính là cách sử dụng sự tương phản giữu mờ và tỏ. Canh nét cạn bằng cách:
- Tiến gân chủ đề
- Để khẩu độ nhỏ (1; 1.4;
2; 2.8...)
- Dùng ống tele...
(Cái này tôi đã trình bày
trong DOF và sẽ nói lại trong mục "Nhìn theo con mắt của máy ảnh"
Lia máy (panning) cũng là
cách tạo tương phản giữa tỏ
và mờ. Lia máy là cách chụp các chủ đề đang
chuyển động với vận tốc tương đối ổn định.
Người càm máy di chuyển máy theo sự di chuyển của chủ đề và bấm chụp. Lúc đó, chủ đề sẽ rõ
nét trên một hậu cảnh mờ nhoè nhằm tạo ấn tượng di chuyển của chủ đề (cái này tôi cũng được xin phép trình bày trong mục Làm chủ tốc độ
trong "Nhìn theo con mắt của máy ảnh")
---------------------------------
IV-6, ĐƯỜNG NÉT TRONG BỐ CỤC
Lại Hữu Đức
ARPS, APSHK, Hon. F. APA etc... trích Ảnh Nghệ thuật tập I (Sài
Gòn, 1971)
Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan
trọng của đường nét trong bố cục để xây dựng tác phẩm.
Như chúng ta đã thấy, ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo nên đường nét. Đường nét có
thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ và không bắt buộc phải
liên tục.
Tùy theo tính chất và vị trí của đường nét, tùy theo những đường viền kết hợp thành nó, nên đường
nét có thể làm rung cảm tâm hồn và tạo những nguồn cảm xúc khác nhau.
Đường nét là căn bản xây dựng
nội tâm của ảnh : thẳng, cong hay gẫy khúc, nó có thể cho nhìn thấy hoặc cụ-thể-hóa
ra, hoặc gợi ra (trong phong cảnh không có đường nét lớn để lấy làm chính thì sự
liên lạc hữu hình hoặc vô hình là đường nét chính) cho người xem.
Đưòng nét có thể là ngang, là dọc, là chéo. Đường
nét có thể đặt theo những nhịp điệu có nhiều tương ứng với chúng ta, bởi vì nó bắt nguồn từ những
sự biểu lộ tự nhiên và nó lược-đồ-hóa sức mạnh ấy tùy thuộc loại hình ảnh trình
bày không thay đổi từ ngàn xưa.
Như vậy người ta ghép ý nghĩa trang nghiêm với đường
dọc, phẳng lặng với đường ngang, sống động với đường chéo. Và đường thẳng vẫn
có ý nghĩa là cứng rắn, là nghiêm khắc, đường cong diễn tả sự rung cảm và sự trọn
vẹn, đường gấp diễn tả sự sống động và hỗn loạn.
Sự cân xứng của ảnh phần chính nằm trong sự tương hợp giữa những đường nét và những mảng đậm lợt. Vì cân xứng không có nghĩa là cân đối nên người ta xếp bố cục bằng hai cách:
1/ Bố cục
cân đối
2/ Bố cục
không cân đối
1, Bố cục
cân đối
a/ Theo toán học: Cân đối
là hai đối xứng ở hai hình bằng nhau, cách đều nhau
hai bên một điểm hoặc một cái trục nhất định.
b/ Nghệ Thuật : Về phương diện nghệ
thuật, cân đối là sự phù hợp về kích thước,
về tương xứng của những phần khác nhau của cơ thể và tương xứng của những phần ấy với toàn cục. Kết quả là một tổng hợp điều hòa tẻ
nhạt về hình thức mà những tương xứng phối hợp lại một cách đều đặn.
Sự cân đối là căn bản của
kiến trúc. Những nghệ sĩ thời
cổ thường dùng nó để khai diễn những đề tài tôn
giáo, những hình thái khắt khe, cứng rắn một cách trang trọng. Người ta thường
dùng nó cho những ảnh về lâu đài, nhà thờ v.v...
Đường dọc là đường chế ngự trong bố cục cân đối, và bố cục cân đối là một cách bố cục đầy
đặc tính trang trọng. Nó có thể giảm đi. Nếu bố cục
theo hình tam giác thì nó sẽ có sự linh động phần nào trong toàn thể.
Bố cục cân đối đưa đến sự tẻ
nhạt, ít gợi cảm, càng tránh được càng tốt. Tuy nhiên có khi người ta muốn nghịch
ngợm, dùng cách bố cục cân đối để nhạo cổ điển.
2, Bố cục
không cân đối
Bố cục
không cân đối là nguồn cảm hứng phóng khoáng của nghệ sĩ. Nó không có luật lệ,
mà luật lệ chỉ là tìm cảm hứng trong ký ức thẩm mỹ của tác giả.
Đối với loại bố cục này ta
phải chú ý đến sự cân xứng, nó có liên
hệ chặt chẽ với phép phối cảnh.
Đường nét là nền tảng của bố cục nên nhờ nó mà ta tìm cảm hứng và dùng nó làm địa
bàn đi tìm trọng tâm ( cùng nghĩa là chủ điểm ) và sự cân xứng của ảnh.
Nhưng nếu khai diễn
sắc thái của đường nét, ta sẽ thấy bố cục của cách bố cục không cân đối. Trong
lãnh vực đó người nghệ sĩ sẽ để cho tùy theo tâm hồn hướng dẫn bởi vì những đường
tạo ra trong lúc cảm hứng sẽ dùng làm căn bản cho sự xây dựng đề tài mà mình muốn và gợi ý ra những trạng thái nó đưa đến bố cục
chót.
Đường nét là yếu tố sáng tác của nghệ sĩ, nhưng khi không đạt được sự gợi cảm, thì dùng đường nét chỉ là
đường nét mà không là nghệ thuật.
Có nhiều cách bố cục, nhưng có một cách
giản dị là bố cục theo mẫu chữ cái.
Mỗi một chữ theo bản thể của
nó là một bố cục đồ bản trên một diện tích trắng hay là trong không gian. Có một
số chữ theo với bố cục đồ bản trội hơn những chữ khác. Nhưng phần nhiều những chữ được áp dụng là những chữ giản dị trong sự không cân đối
của nó : G, Z, J, C, S, U, L, I, v.v...
Trong bố cục không cân đối,
nên tránh để chân trời chia ảnh ra làm hai phần bằng nhau, phần trời và phần đất
đều nhau sẽ không làm cho ta
chú ý đến phần nào và mắt cứ đưa từ phần này qua phần khác. (Trong một vài trường
hợp cũng có thể để chân trời ở giữa tùy theo sự suy diễn của tác giả.)
Trong phong cảnh để chân
trời ở 1/3 trên hoặc ở 1/3 dưới tùy theo tác giả muốn đặt phần quan trọng diễn
tả ở phần trên hay phần dưới: như muốn tả về trời, về mây thì để chân trời ở 1/3 dưới, còn nếu muốn nhấn mạnh về cảnh mặt
nước, cảnh trên mặt đất thì để đường chân trời ở 1/3 trên.
3, Sự gợi
cảm bằng đường nét
a/ Sự phù
hợp giữa đường nét và tâm hồn :
Ta phải tập nhìn ra đường
nét ngay lúc đóng khung cho ảnh để chụp để có thể áp dụng những quy tắc bố cục.
Có bốn loại đường nét thường dùng trong bố cục :
- Đường ngang
- Đường dọc
- Đường chéo
- Đường cong
Những loại đường này có thể
dùng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo loại và tùy theo chủ đề của ảnh.
Làm sao những đường nét chỉ
có hình thức trừu tượng mà lại có mãnh lực rung cảm?
Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố
cục của những họa sĩ danh tiếng thường
đặt căn bản trên vài hình thức kỷ-hà-học. Không phải chỉ có hội họa mà còn cái
gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp xếp của Kỷ-hà-học
vì nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp xếp đó, vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ
vào đó mà suy tưởng và cảm xúc.
Bố cục của vũ trụ đặt căn
bản trên hình thức kỷ-hà-học nên làm cho cảm giác chúng ta bị những hình thức kỷ
hà ăn sâu và chi phối. Thí dụ khi nói đến kim-tự-tháp
Ai-Cập là ta nghĩ ngay đến hình chóp bốn góc, khi
nói đến nhà thờ ta nghĩ ngay đến tháp chuông cao vút với vẻ uy nghi.
Như vậy là có sự liên quan chặt chẽ giữa sự xây dựng
đường nét của ảnh với sự truyền cảm của tâm hồn. Nếu ta chú
ý đến sự phù hợp đó ta sẽ kiểm
điểm được bố cục của ta.
b/ Ngôn ngữ
rung cảm của đường nét :
Ta nhận thấy những loại đường
nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa
riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tách của
ta.
Những sự phù hợp sẵn có giữa
đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí, thì người nhiếp ảnh chúng ta cũng có thể áp dụng nó được.
Như vậy ta có thể khái niệm rằng:
đường thẳng
có nghĩa riêng là phù hợp với nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong
không có được , vì nó chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho cách gợi ra đều đặn, quý phái mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có được.
Đường gẫy
khúc khi cứ kéo dài mãi thì với sự chập chờn và run rẩy của nó cho ta cảm
tưởng linh động. Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó và cách xếp đặt.
Ai lại không biết là :
đường
ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã biểu lộ sự lâu dài. Trái lại đường dọc gợi cho cảm
giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý. Chúng ta chợt có
những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây
tháp cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy lân lâng lên mãi như dễ đụng tới từng mây. Những cảm giác đó tăng độ
lực và phát hiện với những đường lập đi lập lại và giảm bới đi khi có những đường
nghịch với nó.
Góc cạnh là do sự gặp nhau
của hai đường hội tụ mà thành và gợi cho những cảm giác do đường nghiêng
nghiêng của cạnh.
Góc cạnh càng thu hẹp thì
cảm tưởng càng nhiều và giống như cảm tưởng phát sinh bởi cái ngắn của đường dọc.
Góc cạnh càng mở rộng cảm
giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cái ngắn của
đường ngang.
Như thế những đường
của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, lâu dài,, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà
ta sẽ thấy hợp với đường ngang hay với đường dọc: hình tam giác cạnh dưới (đáy)
hẹp và mỏng mảnh sẽ thoảng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh dưới (đáy) rộng sẽ thấy như đường ngang.
Hình tam giác gợi cảm giác
vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt
động và nhịp nhàng.
Đường hội
tụ cũng có thể gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí của
điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu.
Đường chéo gợi sự hoạt động,
tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ
sự lẫn lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là phóng ra, là tia ra, là đụng chạm
và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn, nó cho ta cảm giác vững vàng.
Đường cong
cũng không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta cũng thấy những đường cong rất
mỹ miều hấp dẫn như trong thế giới thảo mộc, trong thế giới động
vật lúc còn nhỏ và nó mất dần đi khi cằn cỗi già nua, và cũng như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi gần nghĩa
điều hòa khi nó mô tả đạn đạo
vòng cầu.
Đường cong dùng để nối liền những yếu tố trong bố cục và ráp lại
những phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của nó nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu nó thì bố cục không thành.
-----------------------------------------
VI-7, BỐ CỤC VÀ SÁNG TẠO
Một đề tài tưởng như đơn giản mà rất phức tạp cũng như không thể định dạng thành tiêu chuẩn thế nào là một bố cục đẹp. Đơn giản vì nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ
thuật không ngừng phát triển và những gì chúng ta "nghĩ rằng" là
"tiêu chuẩn" của ngày hôm này thì rất có thể ngày mai đã lại là quá
khứ.
Như NTL đã đề cập tới
trong mục Chụp Ảnh Đẹp cùng Bạn thì luật
bố cục 1/3 hoàn toàn chỉ là bước căn bản cho ta khái niệm thế nào là một bức ảnh cân đối mà thôi. Vậy thì bố cục của nghệ thuật
nhiếp ảnh nằm ở đâu?
Để có thể hiểu được điều này thì đầu tiên ta cần phải thống nhất được với nhau thế nào là nghệ thuật trong nhiếp ảnh?
Nhiếp ảnh không chỉ đơn thuần để ghi lại một khoảnh khắc nào đó trong cuộc
sống bởi vì như thế ngay sau giây phút bạn bấm máy thì tấm ảnh ấy đã thuộc về quá khứ, hay nói một cách khác: hình ảnh đã chết. Hơn nữa với các kỹ thuật tiên tiến hiện tại
thì việc ghi lại một hình ảnh không còn là đặc quyền của các nhiếp ảnh gia
nữa mà với bất kỳ một thiết bị điện tử nào bạn cũng
có thể ghi chép lại cuộc sống một cách đơn giản và nhanh chóng. Ở đây NTL dùng từ "ghi chép" để
phân biệt với "nghệ thuật" trong nhiếp ảnh. Những bố cục hoàn chỉnh,
hình ảnh sắc nét, mầu sắc bão
hoà...đó là những tấm ảnh đẹp - những post card mà bạn có thể mua ở bất kỳ đâu
trên đường du lịch. Nhưng đó lại không
phải là ảnh nghệ thuật.
Giống như hội hoạ, nghệ thuật trong nhiếp ảnh có thể được hiểu như một cách nhìn nhận về thế giới xung quanh một cách sáng tạo và độc đáo, là cách tuyên bố về một hướng sáng tạo mới của cá nhân hay của một tập thể, một cách
hướng con người ta tới cái đẹp hoàn mỹ của tâm hồn, một cách phản ánh lại cuộc
sống sinh động nhất. Đó là những suy nghĩ của riêng cá nhân tôi. Nghệ thuật
trong nhiếp ảnh là nghệ thuật của những
xúc cảm trong khoảnh khắc. Ta không thể nào tìm cách giữ lại một sự việc đang
chuyển động mãnh liệt, điều ấy là vô ích, nhưng nhiếp ảnh có
thể giúp ta giữ lại những cảm xúc tràn đầy sự sống. Những khoảnh khắc bất tử.
Vậy thì bố cục trong nhiếp ảnh thế nào là nghệ thuật?
NTL xin
được mạnh dạn trả lời rằng không có bố cục tiêu chuẩn trong nhiếp ảnh. Nếu bạn chụp ảnh mà chỉ nhăm nhăm tìm cách ép buộc sự vật vào trong
một khuôn hình định kiến thì có nghĩa rằng bạn
đang bắt sự vật tồn tại theo cách của bạn chứ không tự nhiên như nó vốn có. Để có thể sáng tạo bạn hãy nhìn sự vật
như tồn tại của
nó, hãy tự đặt mình vào trung tâm của sự vật và nhìn lại chính mình. Bạn đang
nói với tôi về những đường nét chủ đạo,
về cách dẫn dụ điểm nhìn, về sự chiều động trong tấm ảnh...bạn
không hề sai nhưng nếu ta chỉ
"nhìn" thấy những điều ấy mà
thôi thì có nghĩa là ta mới chỉ nhìn thấy hình thức của nghệ thuật. Mà nghệ thuật
lại là nội dung bên trong của hình thức.
Bạn chụp một tấm ảnh khoả
thân. Người mẫu đẹp và những đường nét tuyệt vời được khai thác tối đa, được
tôn lên bởi ánh sáng...điều ấy chưa phải là tât cả nếu như người mẫu
chỉ còn là những phân mảnh của ánh sáng trong tấm ảnh của bạn. Ta cần cảm thấy
được sức sống trong ấy, ta cần cảm thấy sự khát khao về cái đẹp. Điều ấy thì riêng bố cục chưa làm được.
Để có thể
sáng tác nghệ thuật thật sự bạn cần học chắc những kỹ thuật căn bản rồi quên
chúng đi trong khoảnh khắc bấm máy.
Hãy để cho chính tâm hồn
và trái tim của bạn mách bảo. Chỉ có khoảnh khắc là bất tử người nghệ sĩ là hư không. Nếu bạn xem
các tác phẩm nhiếp ảnh của các nhiếp ảnh gia lừng danh thế giới thì
sẽ thấy rằng bố cục trong những tấm ảnh nổi tiếng thường lại rất tự do. Thế
nhưng điều mà chúng ta có thể nhận ra là sự xao xuyến trước một cái đẹp vô cùng của nghệ thuật, của chính tâm hồn
mình.
Bạn muốn cảm nhận được cái
đẹp bên trong thì hãy tạm quên cái tôi của mình đi chốc lát, tạm quên những định
kiến của xã hội đi chốc lát.
Kỹ thuật là cứu cánh nhưng nghệ thuật mới
đích thực là có cánh. Bố cục trong nhiếp ảnh nghệ thuật là không có bố cục. Vậy
thôi.
Le Baiser, Bordighera 1982
Le Baiser, Bordighera 1982
© Helmut Newton
---------------------------------
IV-8, CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌA CỦA HÌNH ẢNH
Công tác
nhiếp ảnh,
tác giả PIERRE MONTEL, nhà xuất bản Librairie Larousse Publications, Montel
1972
Trong những chương trên đây, chúng tôi mong rằng đã
không để lộ sở thích riêng của mình đối với cỡ máy ảnh này hay cỡ ảnh kia, đối với
nhãn hiệu máy ảnh này hay nhã hiệu máy ảnh kia. Thực vậy, chúng tôi muốn chứng
tỏ rằng, mặc dù máy ảnh có nhiều khả
năng và nhiều khâu tự động, song nó chỉ
là một cái máy mà ta phải học cách sử dụng nó, một cái máy vô tri vô giác, tự
nó không có khả năng nhìn và chọn lựa.
Yếu tố có ý nghĩa trong một bức ảnh, cố nhiên không phải là chiếc máy ảnh đã chụp ra bức ảnh đó mà là nhà nhiếp ảnh đã chụp nó. Nhà nhiếp ảnh giỏi
không phải là người có chiếc máy ảnh
tốt nhất, đắt tiền nhất, mà là người chụp
được những bức ảnh tốt nhất! ta có thể lấy một ví dụ:
Một trong những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng một cách xứng đáng là
Henri Cartier-Bresson. Như chính
ông thừa nhận, nhà nhiếp ảnh
Pháp này thường sử dụng một chiếc Leica
"cổ lỗ sĩ", với ống kính tiêu cự trung bình, chụp phim đen trắng, và
thường chụp với tốc độ 1/125 giây! Chúng ta có thể tin rằng Henri
Cartier-Bresson rất có khả năng sử dụng một chiếc máy rất phức tạp hoặc trái lại rất đơn giản mà vẫn có được những bức ảnh rất tốt...
...Yếu tố tạo nên giá trị của những hình ảnh của nhà nghệ sĩ này - cũng
như của những
nhà nhiếp ảnh lớn khác - là một điều khó định nghĩa. Nghệ thuật bản thân nó không thể viết ra thành công thức. Ở người nghệ sĩ, việc thể hiện là tự phát và
thuộc về bản năng, nhiều khi sử dụng đến tình cảm
nhiều hơn là đến tri thức.
Vì vậy, rất khó- nếu không phải là không thể-biết ngay trước được tại sao và vì sao hình ảnh này lại có tính chất
nghệ thuật còn hình ảnh kia thì không...
Tuy nhiên chúng ta vẫn có
thể rút ra một số nhận xét:
Ảnh đạt và
ảnh tốt
Hai từ ngữ này không giống
nhau.
- Ảnh đạt là một bức ảnh
rõ nét, nhìn thấy rõ. Tất cả chỉ là như vậy. bất kỳ ai, dùng một chiếc máy ảnh loại phổ biến bán
ngoài thị trường, đều có thể chụp đạt tất cả mọi
kiểu ảnh.
- Còn một bức ảnh tốt thì
lại khác. Ta chú ý đến một bức ảnh tốt vì nó
liên quan đến ta: nó đã chộp được giây
phút quan trọng, chộp được một vẻ mặt thoáng qua, một cử chỉ có ý nghĩa. Hoặc
là nó thể hiện bằng một vẻ dễ nhìn hoặc khác thường, một con người, một cảnh vật,
một hình thái của thiên nhiên. Hoặc nó gợi lên những mối liên quan tinh vi hình
như được thiết lập giữa những yếu tố
trong thiên nhiên hoặc những cảnh huống trong cuộc đời, hay cuối cùng nó đem đến cho ta những tin tức mới về một vũ
trụ mà chúng ta không biết rõ. Chỉ ra, thông báo, giảng
dạy, gợi lên; đó là một vài trong số nhiều tính chất
của một bức ảnh tốt.
1. Đối tượng
và cách đề cập đến đối tượng
Trong nhiếp ảnh, tính chất của đối tượng hầu như không có ý nghĩa gì quan trọng. Một
cảnh vật hết sức tầm thường, một
khuôn mặt của một người khách qua đường, một con vật, một thân cây, thậm chí một
viên sỏi nữa, mang trong lòng nó nhiều khả
năng chụp được những bức ảnh tốt chẳng kém gì những đối tượng thoạt nhìn chúng
ta có thể cho là "ăn ảnh" hơn (những người phụ nữ xinh đẹp, những chú mèo con, thiên nga bơi trên hồ, cảnh hoàng hôn, v.v...). Bằng
chứng không thiếu: những nhà nhiếp ảnh lớn như
Cartier-Bresson, Denis Brihat, Jean Dieuzaide, và nhiều người khác nữa, đều có thể
sáng tạo được những hình ảnh kỳ diệu từ những đề tài bản thân chúng có vẻ rất tầm thường-một khu chợ ở Paris, một
chiếc lá rơi, ánh nước trên mặt hồ... Vậy thì, đối
tượng chụp không là cái gì cả, hoặc là chẳng có giá trị bao nhiêu. Toàn bộ giá
trị là ở cách ta nhìn đối tượng đó, cách chụp đối tượng đó...
Trước hết hãy học cách nhìn! Cái có thể làm cho một bức ảnh có giá trị trước
hết là nội dung gợi cảm của
nó, sức mạnh biểu hiện của nó.
Xu hướng rất thông thường ở
người mới cầm máy là muốn đưa vào
trong khuông hình càng nhiều thứ
càng tốt. Người mới vào nghề chụp đó muốn
đưa vào trong một kiểu ảnh
toàn bộ gia đình đứng trước toàn bộ khung cảnh. Đó đúng là cách thể hiện một bức
ảnh vô giá trị. Kích thước nhỏ bé, tủn mủn của mỗi đối tượng, chi tiết quá nhiều khiến cho con mắt người xem bị lạc, khiến cho hình ảnh trở nên rối và có vẻ như ta đã được thấy rất nhiều lần ở đâu rồi.
Trước một đối tượng như vậy, ta phải biết cách chọn: Người hay cảnh? Nếu chọn
người, thì ta chụp gần lại, khuôn hình đầy hơn để có thể nhận ra đường nét và cảm xúc trên nét mặt. Cảnh vật sẽ
đóng vai trò nền, đằng sau những bức
"chân dung". Nếu ta chọn cảnh, thì phải cố
gắng làm sao thể hiện được những đường nét tế nhị và
giàu giá trị biểu hiện của phong cảnh, làm phân biệt các lớp khác nhau trong ảnh,
làm nổi lên vẻ đẹp của ánh sáng ngược, v.v... Nếu như có người trong
ảnh thì người chỉ là những cái chấm nhỏ xíu ở đằng xa, đóng vai trò "điểm
đối về thị giác": con người
trước thiên nhiên.
Biết chọn lựa... là một cách khác để bày tỏ cùng một ý nghĩ, là vấn đề về sự thống nhất của đối tượng
chụp. Trong nhiếp ảnh cũng như trong mọi
phương tiện biểu
hiện khác, ta không được "đề cập"
đến nhiều chủ đề trong một hình ảnh. Điều đó không có nghĩa là nhà nhiếp ảnh chỉ
được chụp một người, một vật hoặc một hành động duy nhất mà thôi. Mà là phải
tôn trọng một sự phân chia thứ bậc nào đó giữa các yếu tố tạo nên ảnh: Các yếu tố phụ
có vai trò làm nổi bật yếu tố chính, chứ không được
làm phân tán con mắt khỏi đối tượng chính.
Tất cả các yếu tố trong bức ảnh phải tham dự vào cùng một cảnh tượng hoặc cùng
một hành động.
2. Giây
phút chụp
Khi chụp một con người, một
sinh vật hoặc một vật động, đặc điểm cơ bản là giây phút chụp mà Cartier-Bresson gọi là giây phút quyết định.
Động tác của mọi sinh vật
đều qua một giây phút gọi là
điểm tột đỉnh, điển hình cho toàn bộ hành động diễn ra trước và sau điểm tột đỉnh
đó. Ví dụ, ta phải chụp người nhảy cao đúng vào lúc người ấy vượt qua xà
ngang...Đối với những động tác phức tạp, của nhiều người cũng vậy. Ví dụ, chụp hàng nghìn bộ mặt trên sân vận động
đều cùng hướng về một phía, hàng trăm cánh tay chĩa về một nơi. Chụp quá sớm
hoặc quá muộn một chút, hình ảnh sẽ mất hầu như hết ý nghĩa của nó.
Không phải chỉ ở chụp
phóng sự hoặc chụp chân dung giây phút chụp mới quan trọng, mà cả chụp phong cảnh
cũng vậy. Giây phút tốt nhất khi chụp một phong cảnh là khi mặt trời rọi tia nắng
qua các dải mây, làm mọi vật tràn ngập một thứ ánh sáng nhẹ nhàng, làm đồi núi và
cánh đồng nổi lên những hình dáng đặc biệt của chúng. Chọn giây phút bấm máy
không phải chỉ là vấn đề may rủi, mà là một vấn đề kiên nhẫn và phương pháp.
Sự thành công của một bức ảnh
nhiều khi là do người chụp dự
kiến được trước sự kiện. Đó
như thể là một
"giác quan thứ 6" ở các nhà chụp chân dung và phóng sự lớn. Giây phút
ấy không thể do ta tạo ra. Những câu như: "Cẩn thận! Đứng yên nhé! Chụp đây này..." chỉ làm xuất hiện
trên đối tượng chụp một nụ cười cứng đờ. Cuộc sống không dừng lại, nhà nhiếp ảnh phải biết chộp lấy
cuộc sống đúng lúc.
3. Khung
hình
Khuôn hình là chọn một cái
khuônchứa đựng đối tượng trong đó. Việc khuôn hình hầu hết được tiến hành trong khung ngắm,
trước khi bấm máy. Nói rằng cứ chụp đi rồi sau đó "khuôn hình lại"
khi phóng ảnh là sai. Nếu ta chụp phim dương để chiếu lên màn
ảnh thì không thể nói đến chuyện khuôn hình lại một
mẩu phim 24x36mm. Còn khuôn hình khi phóng ảnh từ phim âm ra, nghười chụp nghiệp
dư hiểu nghề hoặc nghười chuyên nghiệp đều biết rõ rằng bề mặt của một miếng phim không phải bao giờ cũng thừa thãi cho việc đặt đối tượng vào
trong đó để rồi ta có thể cắt xén nó đi. Vả lại, một cỡ ảnh nhất định nếu phóng từ một diện tích trên phim càng nhỏ bao nhiêu thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm đi
bấy nhiêu, về mặt nổi hạt và độ sắc
nét. Ngoài ra, ngày nay việc in phóng ảnh mhiều khi thực hiện bằng máy in tự động, không thể khuôn hình lại
"một cách khôn ngoan được" (Lưu ý: tài liệu này được biên soạn từ những năm 70 của thế kỷ trước, vì vậy nó có thể không hoàn toàn đúng với ngày nay vì
ta có thể scan phim âm bản rồi chỉnh sửa trên PC trước khi in, song ý nghĩa cơ bản của việc khuôn hình thì không sai- NH).
Do vậy, đối với một nhà
nhiếp ảnh giỏi thì, khuôn hình
tức là phải đặt đối tượng một cách thích đáng vào trong khuôn ảnh ngay khi chụp.
Bất luận đối tượng chính
có kích thước như thế nào, ta có thể có nhiều cách
khuôn hình: từ việc khuôn hình toàn cảnh đến cận cảnh
và đặc tả. Thực vậy, trong nhiếp ảnh
cũng như trong điện ảnh,
ta có thể nói đến các lớp cảnh của một bức
ảnh.
- Ảnh toàn cảnh là ảnh chụp
đối tượng ở giữa môi trường xung quanh. Ví dụ, toà lâu đài nằm giữa khung cảnh
của nó, toàn cảnh một hải cảng v.v...
- Ảnh trung cảnh là bức ảnh
được khuông hình sát hơn. Nó nhấn mạnh đến chủ đề chính, và không để cho
môi trường xung quanh chiếm một vị trí lớn.
- Ảnh cận cảnh là ảnh chứa
đựng phần chủ yếu của đối tượng không đưa vào ảnh một cách đáng kể môi trường xung quanh.
Ví dụ: ảnh chụp em bé nằm trong nôi.
- Ảnh đặc tả là ảnh chỉ chụp
một phần có ý nghĩa các đối tượng: khuôn mặt, bàn tay, cánh hoa v.v... Nó nhấn
mạnh đến vẻ biểu hiện, kết cấu bề mặt, chi tiết của đối tượng. Chụp cận cảnh làm cho hình ảnh có một sức mạnh biểu
hiện đặc biệt, nhiều khi độc lập đối với bản thân
đối tượng. Thể loại chụp đặc tả được các nhà nhiếp ảnh hiện đại rất ưa thích, bởi vì nó buộc ta phải xem xét một khía cạnh của sự vật mà con mắt
của ta ít phân tích. Rõ ràng là một vết nứt
trên một bức tường khi chụp đặc tả, không còn là một bức tường hoặc một vết nứt mà là một đường nét trừu tượng gợi cho ta một cái gì khác hẳn.
Khi có thể được, ta nên chụp
cùng một đối tượng hai ba kiểu nhưng khuôn hình một cách khác nhau.
Ảnh toàn cảnh xác định
khung cảnh chung. Ảnh trung cảnh cho biết rõ thêm
về hình dáng hoặc chức năng.
Ảnh đặc tả bộc lộ cho thấy cơ cấu bên trong. Thể loại này rất cần thiết khi ta muốn chụp một đối tượng thành các trường đoạn để giới thiệu
trong một buổi chiếu phim đèn chiếu có thuyết minh...
Chúng ta đã biết rằng muốn chuyển từ toàn cảnh sang đặc tả, có thể dùng hai phương pháp:
- Đến gần đối tượng;
- Dùng ống kính có tiêu cự
dài hơn mà không phải thay đổi
điểm nhìn (vị trí đặt máy ảnh).
Dùng phương pháp thứ nhất hay thứ hai sẽ cho ta những
kết quả rất khác nhau.
4. Điểm
nhìn
Điểm nhìn là vị trí mắt
người quan sát hoặc vị trí của ống kính máy ảnh: khi bấm máy thì mắt người quan
sát và ống kính máy ảnh nhập làm một.
Điểm nhìn là một khái niệm
cơ bản trong
nhiếp ảnh, bởi vì riêng mình
nó quyết định phối cảnh của đối
tượng, tức là "cảnh tượng của các yếu tố khác
nhau trong bức tranh như khi ta nhìn bức tranh ấy
khi lùi dần ra xa". Nếu như không di chuyển máy ảnh, ta thay ống kính thường
bằng một ống kính tiêu cự dài, ta thấy trong khung ngắm phản quang mà ta đã
thay đổi độ lớn của hình ảnh và thị trường thu được vào trong ống kính. Tuy
nhiên, ta không thay đổi gì hết quan hệ
giữa các diện khác nhau của đối tượng, lẫn sự hội tụ tự nhiên của các đường
song song, tức là ta không thay đổi phối cảnh.
Trái lại, khi ta di chuyển
máy về phía trước hay phía sau,
hoặc sang bên trái hay sang bên phải, đưa lên cao hay hạ xuống thấp, ta sẽ thay đổi quan hệ giữa các
lớp của đối tượng từ tiền cảnh đến hậu cảnh.
+ Phối cảnh chỉ phụ thuộc
vào điểm nhìn.
Chúng ta có thể nêu lên một
số nhận xét khái quát, rất dễ hiểu, rút ra từ qui luật phối cảnh.
- Điểm nhìn thấp (hoặc rất
thấp) sẽ làm cho các lớp sít lại gần nhau, làm cho các vật nhích lại gần nhau,
như thể chồng
lên nhau. Nó làm tôn chiều cao của những vật thể ở
tiền cảnh, nổi bật lên bối cảnh
hoặc lên nền trời. Nó hạ thấp đường
chân trời.
- Điểm nhìn cao (hoặc rất
cao) sẽ tách rời và thay đổi các lớp và hình như làm cho các đối tượng tách rời nhau; nó làm giảm chiều cao của các đối tượng nằm ở tiền cảnh, nó nâng cao đường chân trời.
- Điểm nhìn trung bình là
điểm nhìn ở ngang tầm con mắt ta.
Vị trí của điểm nhìn xác định
điểm biến của mọi đường nằm ngang
của đối tượng song song với nhau. Tất cả những đường nằm ngang song song với trục
quang (của con mắt hay của ống kính) đều hội tụ
về một điểm duy nhất nằm
trên đường chân trời, gọi là điểm biến chính.
Rất nhiều khi, việc dùng điểm nhìn cao hoặc thấp buộc ta phải nghiêng máy ảnh
hoặc chúc xuống dưới hoặc chĩa lên trên. Khi ấy, ta phải nhớ rằng việc chúc máy
đó tất yếu sẽ làm cho các đường thẳng
đứng (nếu đối tượng có) hội tụ lại.
Sự hội tụ của các đường thẳng đứng làm cho hình ảnh của một toà nhà trông như thể một đoạn của kim tự tháp vút lên trên. Hiện
tượng đó có thể chủ ý muốn có hoặc có thể không chấp nhận được tuỳ theo mục
đích của bức ảnh. Điều ta cần phải biết trong mọi trường hợp là:
- Nghiêng máy sẽ tự động
làm cho các đường thẳng đứng trong ảnh bị hội tụ.
- Sự hội tụ đó có thể
tránh được bằng cách dùng một số phụ tùng hoặc một số biện pháp đặc biêt.
+ Muốn cho các đường thẳng
đứng của đối tượng song song với nhau trên ảnh, điều kiện cần và đủ là phim (với máy KTS chắc là bề mặt của sensor -NH) phải thật song song với đối tượng chụp.
Nhưng điểm nhìn lại thay đổi tuỳ theo khoảng cách từ
đối tượng đến máy ảnh. Đối tượng càng
xa (Chụp toàn cảnh) thì kích thước của nó có vẻ càng nhỏ; khi ta nhích lại gần
đối tượng chính thì ta làm cho đối tượng ấy to lên trong ảnh. Nếu đối tượng đặt trước một hậu cảnh ở tận vô cực, khi nhích lại gần,
ta sẽ làm cho làm cho tiền cảnh to lên mà không
thay đổi một cách đáng kể kích thước của hậu cảnh.
Nói một cách tổng quát, độ
lớn tương đối giữa
các lớp cảnh khác nhau chỉ phu thuộc vào điểm nhìn mà thôi. Ta cho tiền cảnh có kích thước như thế nào cố nhiên là do ý đồ của
ta. Điểm nhìn gần sẽ làm cho nổi bật chất liệu và chi tiết của tiền cảnh và làm cho hậu cảnh
giữ vai trò phụ là khung cảnh. Trái lại, điểm nhìn xa làm cho các lớp cảnh
trong hình ảnh ở vào tỷ lệ tương đối mà ta
quen nhìn.
Đối tượng chính hoà hợp với
các yếu tố khác của hình ảnh, và
muốn cho nó nổi bật lên thực sự làm đối tượng "chính" thì ta phải đặt
nó ở vào một vị trí đặc biệt trong hình. Đó là việc bố cục.
Điểm nhìn và thị trường
thu vào trong ống kính
"Phối cảnh chỉ phụ
thuộc vào điểm nhìn". Khi chúng tôi nhắc lại nguyên tắc cơ bản đó, chúng tôi đoán trước câu hỏi mà người
ta có thể vặn lại. Người ta sẽ nói rằng khi ta dùng ống kính tê-lê thì ảnh chụp
được khác hẳn với khi thay bằng ống kính góc rộng. Điều đó hoàn toàn đúng, và chúng tôi cũng không phủ nhận. Trước hết, ảnh của đối tượng được ống kính tê-lê khuếch đại lớn hơn so với ảnh tạo
ra bằng ống kính thường hoặc ống kính góc rộng. Mặt khác, những lớp trong ảnh
thu được bằng ống kính tê-lê có vẻ chồng cưỡi lên nhau và có độ lớn gần bằng
nhau, trong khi ảnh thu được bằng ống kính góc rộng thì các lớp đó khác hẳn
nhau.
Tuy nhiên, ta hãy nhìn kỹ
hai bức ảnh chụp bằng hai ống kính đó ở cùng một điểm nhìn, ta sẽ thấy chúng có
một phần giống nhau, nằm ở giữa bức ảnh chụp bằng ống kính góc rộng, phần có
góc bao quát tương đương với góc mở của ống kính tê-lê. Phần đó có hình
dáng giống hệt nhau ở cả hai bức ảnh, chỉ khác nhau về kích thước. Nếu ta lấy
phần ở giữa đó trong bức ảnh chụp bằng ống kính góc rộng rồi đem phóng to ra và để cạnh
bức ảnh chụp bằng ống kính tê-lê, ta thấy hai bức ảnh giống như in, trừ có điều bức ảnh phóng to thì hạt to hơn mà thôi...
Như vậy, cái vẻ "khác nhau" giữa bức ảnh
thu được bằng ống kính tê-lê và bức ảnh thu được bằng ống kính góc rộng chỉ là
do góc bao quát của hai ống kính không như nhau.
Trong thực tế, điều càng làm tăng sự khác
nhau giữa ống kính tê-lê và ống kính góc rộng đối với con mắt ta là ở chỗ ống
kính này làm cho hình ảnh to hơn to hơn ở ống kính kia rất nhiều, do đó khi dùng hai loại ống kính, ta bất giác chọn hai điểm
nhìn rất khác nhau. Ví dụ, giữa ống kính tê-lê 135 mm và ống kính góc rộng 35
mm, thì bức ảnh thu được bằng ống kính thứ nhất gấp 4 lần hình ảnh thu được bằng ống kính thứ hai.
Khi chụp một đối tượng nào
đó, muốn cho đối tượng đó có kích thước như nhau trong cùng một cỡ ảnh, khi dùng một ống kính tê-lê, ta tự
nhiên lùi ra xa gấp 4 lần khoảng cách khi ta dùng ống kính góc rộng (đối với ví
dụ trên - NH), vì vậy mà ta thu được hai hình ảnh rất khác nhau: Trong ảnh thu
được bằng ống kính tê-lê, tiền cảnh
không được khuếch đại bằng hậu cảnh như ảnh thu được với ống kính góc rộng.
Với ống kính góc rộng bao
quát một thị trường 85 độ - rộng hơn rất nhiều thị trường của con mắt
ta khi để yên - phối cảnh có vẻ bị thái quá ở rìa bức ảnh, nhất là khi tiêu cự
quá ngắn đối với cỡ kiểu chụp. Trong thực tế, sự hội
tụ của các đường song song nằm ngang đều hết sức giống nhau ở tất cả các ống kính, miễn là ta không thay đổi
điểm nhìn.
Ta rút ra một số điều bổ ích như sau: một ống
kính, bất kể tiêu cự như thế nào, đều có thể sử dụng nhằm hai
mục đích khác nhau:
- Hoặc là để làm cho ảnh của
đối tượng chính có một kích thước nhất định;
- Hoặc là để làm cho toàn
bộ hình ảnh có một phối cảnh riêng, và có một quan hệ khác nhau giữa các lớp cảnh.
Xét theo điểm đó, ta thấy
bao giờ ít nhất cũng có hai cách sử dụng khác nhau đối với mỗi ống kính:
- Ống kính tiêu cự dài trước
hết dùng để làm to ra ảnh của
đối tượng ở quá xa (chi tiết kiến trúc chẳng hạn), nhưng đồng thời nó cũng làm giảm tỷ lệ tương đối giữa các lớp cảnh.
- Ống kính góc rộng trước
hết dùng để khuôn hình được
đủ đối tượng khi ta không còn có chỗ lùi thêm nữa (chụp trong nhà hay ở một dãy
phố hẹp), nhưng nó được dùng
từ một điểm nhìn gần để làm tăng thêm hiệu quả hội tụ của các đường nằm ngang
song song và làm tăng tỷ lệ tương đối giữa
các lớp cảnh.
Một khái niệm khác nữa mà
chúng ta có thể nhắc lại với nhau là khu vực nét sâu: với cùng một độ mở chế quang như nhau, ống kính
tiêu cự dài sẽ cho một khu vực nét sâu ngắn hơn so với ống kính góc rộng...
Nếu như ta chỉ có một ống
kính, ống kính tiêu cự trung bình, thì sao? Thì ta tự nhủ rằng Cartier-Bresson
nhiều khi cũng ở vào hoàn cảnh
như vậy, và
hành động theo hoàn cảnh đó vậy.
+ Chọn góc nhìn là yếu tố cơ bản trong việc chụp ảnh
5. Đường
nét và nhịp điệu
Người phương Đông, nhất là người Nhật Bản có biệt tài
chỉ dùng vài đường nét đơn sơ mà gợi lên được bất cứ vật thể gì, bất cứ động tác
gì không kém gì một bức tranh cổ điển. Nói như vậy có nghĩa đường nét thực sự là cái xương sống của hình ảnh.
Đối tượng có một số đường
nét cơ bản, tức
là không thể tránh được và không thể thiếu được:
những đường nét bao bọc các vật thể, tách biệt các sắc độ và các sắc thái của
các mầu, tách biệt phần tối với phần sáng. Đường chân trời tách biệt phần gì
thuộc về đất và phần gì thuộc về trời, và dưới một hình thức tượng trưng, gợi lên cái vô cực bởi vì mọi đường nằm ngang
của đối tượng đều qui tụ vào đấy.
Những đường khác, đường thẳng,
đường cong hay đường gãy khúc, thẳng đứng, xiên hay nằm ngang, đường đơn giản hay phức tạp, bao giờ cũng có một vai trò
quan trọng trong hình dáng của hình ảnh.
- Đường cong gợi lên sự mềm mại, dịu dàng, sự đầy đặn, sự uyển chuyển, sự hoà hợp, một cái
gì thuộc về nữ giới.
- Đường thẳng gợi ngay cho
ta sự mạnh mẽ, kiên quyết, cứng rắn.
- Đường gãy khúc biểu hiện
sự mờ rối, hỗn độn.
Phương hướng của các đường cũng là một yếu tố cơ bản, nhất
là khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần:
- Đường nằm ngang lặp đi lặp
lại nhiều lần gợi cho ta vẻ yên
tĩnh, nghỉ ngơi: mặt nước
phẳng lặng của ao hồ, cánh đồng thẳng cánh cò bay.
- Đường thẳng đứng lặp đi
lặp lại nhiều lần, như những chiếc cột
trong nhà thờ, những thân cây trong một khu rừng gợi cho ta những cảm giác về cái vĩ đại lớn lao, sự cao quí tinh thần, v.v...
- Các đường chéo góc hội tụ
vào nhau không thể gợi cho ta cái gì khác là sự xa vời, vô tận...
Nhà nhiếp ảnh chỉ cần quan sát sơ quacũng nhận thấy rõ vai trò tượng trưng của các đường nét. Ngoài ra, người chụp còn phải nắm được nhịp độ
gây nên bởi sự lặp đi lặp lại của các đường. Như trong một bản nhạc, nhịp độ có thể đều đều, buồn tẻ, hoặc dồn dập, giật giọng: việc lặp đi lặp lại những yếu tố giống nhau tập hợp lại theo một cách nào đó, tạo ra một thứ
"đời sống nội tâm" cho hình ảnh, gần như một "động tác vĩnh cửu"... như hàng dương liễu lẫn dần bên bờ sông.
Khi ta ngắm một bức ảnh tốt
(trong nguyên văn-NH, theo bác NTL phải dịch là bức ảnh đẹp), con mắt của ta được
các đường nét hướng dẫn để phân tích hình ảnh, từ chủ đề chính là nơi con mắt bị giữ
lại trước tiên, rồi lần lượt đến tất cả
mọi điểm của bức ảnh. Đó là vai trò mà người chụp ảnh phải đem lại cho các đường
nét trong bố cục.
6. Mảng tối
và mảng sáng
Ảnh chỉ là mặt chiếu một mặt phẳng hai chiều cả một
thế giới ba chiều, một thế giới có chiều sâu, có nhiều tầng lớp
khác nhau, từ mắt ta đến tận chân trời, đến vô cực.
Để cho từ mặt phẳng đó
chúng ta có được cảm giác về hình khối,
về chiều sâu, riêng phối cảnh hình học không đủ. Phối cảnh còn cần kèm
theo sự "biến điệu" của các lớp cảnh
khác nhau, về mặt tương phản và về mặt ánh sáng. trong một phong cảnh chẳng hạn, không khí đượm hơi nước và bụi làm cho các lớp cảnh ở xa bị chìm
trong một làn sương mờ trên đó
nổi bật lên những lớp cảnh ở gần hơn: hiệu ứng đó gọi là phối cảnh không trung.
Những bức ảnh chụp trên mặt
trăng làm cho ta thấy lạ không phải chỉ do trên mặt trăng gồ ghề, tương phản, mà
còn là vì những tảng đá ở xa nhất cũng nổi lên sắc nét trên bầu trời đen như những tảng đá ở gần. Trên mặt đất, hiện tượng
các lớp cảnh càng xa càng mờ và nhạt dần là do hiệu ứng của việc chiếu sáng. Ánh sáng, tuỳ theo hướng chiếu của nó, làm cho các lớp cảnh của đối tượng nổi lên một cách khác
nhau và làm cho hình dáng sắc hoặc dịu một cách khác nhau.
- Ánh sáng trực diện làm
cho mọi hình khối đều chìm như nhau do đó hình ảnh bị dẹt.
- Trái lại ánh sáng chếch 45 độ so với đối tượng làm cho hình dáng và hình khối được nổi
lên. Đó là loại ánh sáng cổ điển.
- Ánh sáng bên, đi lướt
qua mặt tiền cảnh, làm nổi bật một
cách hết sức mạnh mẽ cấu trúc và
chất liệu của các vật thể: đá, gỗ, vải cho ta thấy cấu trúc đặc biệt của chúng.
- Ánh sáng ngược làm nổi vệt
các vật thể nhưng chỉ thể hiện
chúng thành những bóng đen.
Với một loại ánh sáng nhất
định, chiếu sáng đối tượng theo một
góc độ nào đó, ta có cả một loạt bóng tối rất có ý nghĩa. Bóng tối kéo dài trong
bức tranh mùa đông hay cảnh trời chiều gợi lên
một bầu không khí khác hẳn với bóng ngắn và gay gắt của mặt trời ban trưa. Bóng tối, những điểm sáng đối lập, giữ
một vai trò nổi bật trong hình dáng của hình ảnh.
Sự tương phản của ánh sáng cũng quan trọng không kém gì
hướng chiếu của nó. Chính sự tương phản này tạo nên bầu không khí của một phong cảnh,
một tĩnh vật, một chân dung. Ta hãy so sánh ánh sáng dịu ở các nước miền cực bắc với ánh sáng gắt ở các nước nhiệt đới và ánh sáng trong
sáng vào mùa xuân hay mùa thu ở các nước ôn đới.
Từng vật thể nằm trong
khuôn hình, ở xa hay gần máy ảnh, ở vào những hướng khác nhau đối với hướng của
ánh sáng, sẽ có một sắc độ xám khác nhau trên hình ảnh.
Vẻ đẹp của một bức ảnh
đen-trắng là bằng cả một loạt các sắc độ xám khác nhau, từ trắng toát đến đen kịt, gợi lên cho ta những chất liệu khác nhau, những hình
dáng khác nhau của các yếu tố tạo nên một thể hoàn
chỉnh.
7. Màu sắc
Một yếu tố của hình ảnh không được coi nhẹ trong lĩnh vực nhiếp ảnh ngày nay là màu sắc. Cố nhiên, mọi người có quyền thích ảnh đentrắng, nhưng trong thập kỷ 70 này, đa số các bức ảnh chụp là ảnh màu!
Quá trình thực hành lâu năm
ảnh màu đã dạy cho chúng ta, người chụp nghiệp dư lẫn nhà chuyên nghiệp một điều: màu sắc
chỉ là một trong nhiều yếu tố của hình ảnh mà thôi. Riêng màu sắc không thôi, ít khi nó thu
hút được sự chú ý của người xem. Nói cách khác là: một bức ảnh đen- trắng không
có giá trị gì thì khó lòng mà có giá trị hơn nếu là ảnh màu. Thế nhưng, ta cần phải
biết xem màu sắc có thể đem lại
những gì cho hình ảnh.
Trước hết, màu sắc, riêng bản thân nó cho phép ta phân biệt được hai mảng
của hình ảnh có thể sẽ bị lẫn vào với nhau trên ảnh đen trắng. Cụ thể là, ánh
sáng trực diện là điều ngăn cấm khi chụp ảnh
đen-trắng, lại có thể cho ta những bức ảnh màu khả quan nếu đối tượng chụp có nhiều màu sắc
khác nhau.
Giá trị của một bức ảnh
màu là ở chỗ nào? giá trị của nó là ở những yếu tố làm cho bức ảnh - bất kỳ là ảnh đen-trắng hay màu - trở thành
một bức ảnh tốt (nguyên văn-NH), và hơn nữa, ở một sự hài hoà nào đó nối màu sắc này với màu sắc kia, ở những
sắc thái tế nhị của cánh hoa giữa màu
xanh xum xuê của lá cây, v.v... Do vậy, khi chụp ảnh màu, ngoài việc sử dụng đường
nét, hình khối và ánh sáng ra, lại còn cần phải xét đến các sắc thái để tạo nên một tổng thể hoà hợp về màu.
Điều mà chúng ta quan tâm trước hết là giá
trị mà màu sắc có thể đem lại cho hình ảnh khi màu đó không dữ dội. Những mảng
tường rêu phong của một ngôi nhà cổ, một cành cây đượm sương đêm mà chúng ta nghĩ là có thể thể hiện được một
cách trung thực lên ảnh đentrắng, trong ảnh màu lại có những sắc thái kín đáo
và một vẻ tinh tế mê hồn. Cũng vậy, một
bông cẩm chướng đỏ sẽ nổi bật trên ngực áo màu xám như một tiếng kèn đồng
vang vang. Đúng vậy, ta có thể nói đến sự hoà
hợp và sự tương phản của
các màu sắc, và đi sâu vào các lĩnh vực đó để thể hiện được những bức ảnh màu
ngày càng đẹp.
Toát yếu: Những
yếu tố tạo
nên hình ảnh
- Cách đề cập đến đối tượng
- Giây phút bấm máy
- Khuôn hình
- Góc nhìn và phối cảnh
- Thị trường bao quát
- Đường nét và nhịp độ
- Bóng tối và ánh sáng
- Màu sắc.
Không nhất thiết phải là một nhiếp ảnh gia
chuyên nghiệp để có thể gặp được những điều lý thú
và cũng rất khó khăn trong lĩnh vực nhiếp ảnh, chỉ
cần bạn là một người ham mê thực hành nhiếp ảnh là
sau một thời gian nhất định bạn sẽ nhận thấy minh “kiệt sức” cả về phương diện kỹ thuật
cũng như sáng tạo. Đây
là một hiện tượng hết sức bình thường khi bạn
chuyển tiếp từ một giai đoạn này
sang một giai đoạn khác trong nhiếp ảnh. Vậy
thì trong nhiếp ảnh có tất cả bao nhiêu
giai đoạn? Chúng ta hãy nghe Jean-Claude Lemagny, một trong những người nhiệt
thành nhất với “Nhiếp ảnh sáng tạo”, phân biệt
3 giai đoạn trong tiến trình phát triển của một
nghệ sĩ nhiếp ảnh:
1. Đầu tiên là những năm
tháng học hỏi mà các yếu tố kỹ thuật chiếm hết thời gian và sức lực của
bạn. Ta thường tìm cách bắt chước tác phẩm của các bậc thầy nổi tiếng trong nhiếp ảnh, cố tìm hiểu nhữung
bí ẩn làm nên thanh công, đọc nghiến ngấu những
bài trả lời phỏng vấn của
họ.
2. Tiếp theo là đến giai đoạn chín muồi hơn mà ta tin tưởng chắc chắn là đã hoàn thiện về kỹ thuật. Ta sẽ chán ngấy những ai chỉ nói về nhiếp ảnh qua các loại máy ảnh,
ống kính…Trong giai đoạn thứ hai này chỉ có yếu tố thẩm mỹ là điều quan trọng
nhất, những khái niệm sẽ thay thế cho các
cuộc tranh luận hời hợt. Điều nguy hiểm
nhất là “tự tin” rằng minh đã đạt tới đỉnh cao nhất trong nhiếp ảnh, nó hoàn toàn sai lầm đơn giản bởi vì còn có một giai đoạn thứ 3 nữa.
3. Giai đoạn cuối cùng này
chính là lúc ta nhận thấy rằng để có thể giải quyết hoàn hảo những vấn đề trong thẩm
mỹ (cái đẹp) thì ta lại phải quay về với kỹ
thuật. Nói tóm lại chính nhiếp ảnh gia
sẽ tự tìm kiếm lấy các phương tiện kỹ thuật để hoàn thiện công việc sang tác
của mình. Giống như một chuyên
gia về ảnh đen trắng sẽ đi tìm một
loại hóa chất thỏa mãn tất cả các tong xám mà anh ta tìm kiếm. Đó chính là Depardon, người sử dụng từng than máy và ống kính
káhc biệt cho mỗi một thể loại hình ảnh hay là Jeff Wall, người trưng bày các tác phẩm của minh trong một “hộp sáng”.
Đó cũng chính là những người chuyển sang sử dụng “Moyen Format” hay các hộp tối
(Large Format), lý do không chỉ đơn giản nằm trong độ sắc nét mà nó còn vì khoảng cách, tiếp cận. Đó chính là một nhiếp ảnh gia
về sắc mầu đi tìm kiếm và thử nghiệm tất cả các loại phim, các loại giấy để tìm cho
riêng minh một “tông”…
Trước kỹ nguyên của kỹ thuật
số thì điều này đã rất chính xác
(theo ý kiến cá nhân của NTL) và bây
giờ điều ấy lại thêm một lần nữa được
chứng minh. Thực tế cho thấy có rất nhiều nhiếp ảnh gia tìm hiểu những
“mánh” kỹ thuật về máy quét phim, máy in, một
chiếc dCam hay dSLR…Những nhiếp ảnh gia này đã nhận thấy rằng họ cần nắm vững các kỹ thuật mới để
có thể hành nghề. Bạn không nên tin vào những
nghệ sĩ ru rú trong “ổ” của minh nhé. Đa số các nhiếp ảnh gia đều đi xem triển lãm, quan
sát những người khác làm việc, lấy cảm hứng, so sánh, tìm thông tin về một kỹ thuật in ảnh, khuôn hình, kết quả chung cuộc…Với sự xuất hiện của kỹ thuật số thì chưa bao giờ các nhiếp ảnh gia có được trong tay những khả năng về kỹ thuật đa dạng như thế cả. Về mặt tinh thần thì chưa bao giờ kỹ thuật lại gắn bó mật thiết đến thế với cái đẹp. Với một điều kiện là không khuôn hẹp kỹ thuật lại trong việc khoe khoang thiết bị hay tranh luận như các nhà…nghiên cứu khoa học. Nhất định là không thể như thế! Yếu tố kỹ thuật là một câu hỏi cực kỳ quan trọng mà ta có thể lấy ví
dụ khi muốn tạo một bản in mầu bằng máy in phun mực (liệu các nhà sưu tập có mua chúng không?) hay lựa chọn cách lưu trữ ảnh kỹ thuật số (chọn thiết bị nào? Liệu các CD, DVD có thể đọc được trong 30 năm nữa
không?)
(theo bài viết của Jean-Christophe Béchet)
8. Bố cục
của hình ảnh
Bố cục, tức là làm cho các
bộ phận khác nhau hợp thành một thể thống nhất. Bức ảnh là sự hợp nhất của nhiều yếu tố khác nhau tuỳ theo từng
trường hợp, chân dung, phong cảnh hay cảnh sinh hoạt v.v...Trong mọi trường hợp,
bao giờ cũng có một yếu tố nổi bật, chủ đề chính tạo nên lý do tồn tại của bức ảnh đó. Trong nhiều trường hợp, ảnh còn chứa đựng nhiều yếu tố phụ khác (những yếu tố này có thể trở thành yếu tố
chính trong một bức ảnh khác), nhưng chúng chỉ đóng vai trò làm tôn yếu tố
chính lên mà thôi. Chúng nói lên một cảnh huống nào đó, một thời điểm nào, một
tầm vóc nào đó trong không gian...
Bố cục một bức ảnh là đặt
yếu tố phụ trong vị trí so
sánh với yếu tố chính sao cho yếu tố này bao giờ cũng nổi bật. tuy nhiên ở mỗi thể loại có những
cách bố trí khác nhau. Khi chụp tĩnh vật, ta có thể di chuyển vị trí của vật
này, vật kia. Dùng ánh sáng và bóng tối, ta cũng có khả năng tạo nên một tổng
thể hoà hợp. Chụp chân dung cũng vậy. Nhưng chụp phong cảnh thì người chụp lại không có những khả năng ấy. Nói
như vậy có phải
là người chụp phải bó tay và không thể bố cục hình ảnh theo ý muốn của mình
không? Không phải. Người chụp có khả năng khuôn hình, chụp đối tượng ở gần hay
xa, chọn điểm nhìn, hướng máy so với hướng ánh sáng...
Nói như vậy để chứng tỏ là, trong mọi trường hợp, với mọi
đối tượng-nếu ta có thời gian-người chụp
đều có thể tạo ra được một
hình ảnh bố cục tốt. Bằng việc sử dụng có suy tính hay theo bản năng các yếu tố khác nhau, bố cục hình ảnh thực sự là một nghệ thuật. Một số người
coi bố cục là một kỹ thuật. Theo chúng tôi, người ta không thể "giảng dạy"
việc bố cục hình ảnh bởi vì có quá nhiều yếu tố tham gia vào đó: mỗi yếu tố
riêng nó có thể là lý do tồn tại của bức ảnh.
Muốn đi dến chỗ bố cục được một bức ảnh "cổ điển", một hình ảnh có
cơ cấu tốt,
ta có thể nghĩ đến một vài điểm đáng chú ý
sau đây:
- Sự thống nhất của đối tượng,
mà chúng ta đã nói đến.
- Tìm kiếm một sự không đối xứng nào đó.
- Cảm giác về chiều sâu
- Sự hài hoà giữa chất liệu
của vật thể với ánh sáng chiếu vào
chúng, giữa các màu sắc cạnh nhau v.v...
Tìm kiếm một sự không đối xứng
Nên đặt mô tip chính ở
đâu? xin trả lời "ở bất kỳ đâu cũng được, trừ ở điểm giữa bức ảnh".
Chủ đề chính ở giữa của bức ảnh
thì hình ảnh nhiều khi có vẻ tầm thường,
không sức sống. Mỗi bức ảnh thực vậy có những điểm mạnh mà mắt ta hay nhìn vào.
Tuy không nêu nên thành một
định luật cơ bản, song
ta nhận xét thấy rằng những "điểm mạnh" ấy thường hay rơi vào điểm giao tiếp giữa các đường tưởng tượng chi bức ảnh ở một phần ba. Đặt chủ đề chính vào một trong 4 điểm mạnh ấy ta sẽ có một bố cục không đối xứng.
Khi trong ảnh phong cảnh
có đường chân trời, ta chớ nên để đường cơ bản ấy chia đôi hình ảnh ở giữa. Đặt
như vậy thì phần
trời và phần đất (hoặc nước) ngang nhau, và ta sẽ có một bố cục rất tầm thường,
người xem không biết ta định giới thiệu những
đám mây trên trời, hay những đợt sóng trên biển. Trái lại, nếu ta chụp cảnh trời lúc hoàng hôn rất đẹp, ta nên đặt đường chân
trời ở khoảng cách một phần ba phía dưới bức ảnh để cho phần trời quan trọng hơn. Nhưng nếu ta chụp một cảnh đồi phủ
tuyết với đường nét đẹp đẽ dưới
bầu trời mùa đông tẻ nhạt thì ta chỉ nên dành cho một phần ba bức ảnh ở phía
trên mà thôi.
bố cục không đối xứng, dựa
vào việc sử dụng một điểm mạnh, làm nổi bật yếu tố chính. Con mắt người xem sẽ đi từ điểm chính đó đến các điểm khác trong bức ảnh.
Cảm giác về chiều sâu
Cảm giác về chiều sâu, sự phân cách giữa
các lớp cảnh, mà ta có thể thay đổi bằng cách chọn điểm nhìn, bằng phối cảnh
không trung, bằng khu vực nét sâu, bằng ánh sáng, góp một phần quan trọng vào
thành công của bức ảnh. Ống kính máy ảnh có thể dễ dàng cung cấp cho con mắt ta
khi nhìn vào ảnh cảm giác về không
gian ba chiều. Nhờ đó mà các vật thể
không bị bẹp dí, mà cái nọ trước cái kia như trong thực tế.
Sự hài hoà
Sự hài hoà là cái chất xi
măng có khả năng gắn bó các yếu tố rời
rạc của một bức ảnh lại với nhau... Sự hài hoà, đó có thể là những mối quan hệ
được tạo ra giữa các vật thể trong một bức tranh, cái nọ gọi cái kia.
- Sự hài hoà về đối tượng: biển, trời, bãi cát, chim hải âu...
- Sự hài hoà của đường
nét: đường chân trời, các lớp đất trải dài, bãi bể...
- Sự hài hoà giữa các sắc
độ và mảng khối: đồi núi, cây...
- Sự hài hoà màu sắc: hoa
mào gà trên cánh đồng...
Sự hài hoà là tất cả những
yếu tố trên đây mà người chụp
phải biết cách nhìn và ghi lại
đúng lúc.
----------------------------------
IV-9, NHỮNG QUY TẮC, ĐỊNH LUẬT NHIẾP ẢNH
1. Quy tắc
f/16
Trong trường hợp máy đo
sáng bị hỏng , ta có thể áp dụng quy tắc f/16 để chụp. Quy tắc này được phát biểu
như sau:
Với ánh
sáng thuận của một ngày nắng ráo, trong khoảng thời gian 1h sau khi mặt trời mọc
và trước 1h khi mặt trời lặn. Đồng thời chủ đề có độ tương phản trung bình thì khẩu độ chuẩn
luôn là f/16, tốc độ chập tương đương với ISO đang sử dụng.
( tốc độ chập tương đương với ISO đang sử dụng: ví dụ ISO 400 thì tốc độ là 1/500, cũng giống
như quy tắc về tốc độ an toàn tối thiểu).
Khẩu độ sẽ điều chỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể
- Trời nắng rực không mây,
bóng đổ đen xậm sử dụng f/16.
- Trời nhiều mây, bóng đổ dịu sử dung f/11.
- Trời sáng nhưng mây mù, không có bóng đổ sử dụng
f/8.
- Trời mây mù âm u hay có
sương mù hoặc mưa phùn sử dụng f/5.6
- Trong bóng dâm dười trời
nắng sử dụng f/5.6
- Trời mù mịt, sương mù dày đặc, mưa dầm, trời tối sầm sử dụng f/4
...
Ghi nhớ:
+ Nếu ánh sáng tạt ngang mở thêm 1 khẩu
độ.
+ Với ánh
sáng ngược, mở lớn thêm 2 khẩu độ
+ Nếu muốn giữ đổ bóng đen thì giữ
nguyên
Còn rất nhiều các tình huống ánh sáng phức tạp khác, nhờ các Bác có kinh nghiệm
gợi ý thêm.
2. Quy tắc
tốc độ an toàn tối thiểu
Chắc Bác thanhvit chưa đọc kỹ bài viết của em về Dof rồi. Anh Longpt cũng
đã nói một cách cô đọng nhất về quy tắc
này. Nhưng dù sao để dễ hiểu
nhất cho mọi đối tượng, tiện đây em cũng nói đại ý cái quy tắc tốc độ an toàn tối
thiểu (nói chính xác hơn là quy tắc tốc độ
an toàn) được phát biểu như sau:
Trong trường
hợp chụp chỉ cầm bằng tay, để đảm bảo cho hình ảnh rõ nét, tránh bị rung. Tốc độ
được lựa chọn tối thiểu là nấc
tốc độ
nhanh hơn và gần với
tiêu cự ống kính tại thời điểm chụp nhất. Tốc độ này được gọi là tốc độ an
toàn. Tốc độ chụp thấp
hơn, hình ảnh rõ nét bắt đầu phụ thuộc
vào sự may rủi.
Ví dụ: Nếu 35mm thì 1/40; 50mm thì chọn 1/60; 105mm -135mm thì chọn 1/125;
135mm - 200mm thì chọn 1/160; 200mm - 300mm thì chọn 1/250; 400mm - 500mm thì
chọn 1/500...
Chính vì vậy mà ống kính
góc rộng cầm tay chụp đỡ bị nhòe hình nhất. Nhưng dù sao chụp dưới 1/15 cũng phải bấm nhiều phát mới
chắc ăn được.
Em cũng xin nói thêm, các
nhiếp ảnh gia cho rằng: Nếu cầm máy vững thì có thể chụp dưới tốc độ an toàn đến 3 nấc.
Bài học đầu tiên về môn này, em thấy rất ấn tượng. Khi ở nhà hàng xóm, ông bố dạy đồng
chí con mỗi tay cầm nửa viên gạch, giơ song song ngang vai, không được cử động... Và đến 01 tháng sau mới được cầm vào cái máy ảnh.
3.Những
nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng)
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc
2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một
điểm mạnh.
- Điểm mạnh này không đặt
giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem
từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S
nếu có trong bối cảnh.
Bài sau: Định luật xa gần
và cách áp dụng
Lưu ý:
- Vùng
bao phủ "loanh quanh" gần những điểm mạnh gọi là vùng mạnh, thưởng là
vùng nối hai điểm mạnh.
- Đường
thẳng hay cong xuất phát từ đỉnh, cạnh đến cạnh đối diện nếu đi qua điểm mạnh hoặc chia cạnh
ở vị trí 1/3 gọi là đường mạnh, như mấy cái đường thẳng ở dưới
Đấy thực ra cũng là một
cách tư duy thêm của dân
toán . Ví dụ: Đường kính của đường tròn là dây cung lớn nhất, vậy chúng ta có
thể tư duy là vậy các
hình khác có đường kính không, nếu có thì
đó là gì. Theo cách định nghĩa đó ta cũng có thể gọi cạnh dài nhất của hình tam
giác là đường kính hay đường chéo của hình chữ nhất là đường kính của hình chữ
nhật...
4. Luật
xa gần (hay còn gọi là định luật viễn cận)
Được phát biểu đại khái
như sau: Những tia
nhìn từ mắt tới các vật nếu để xuyên qua một mặt phẳng
sẽ đánh dấu trên đó các hình ảnh giống như mắt chúng ta nhìn thấy. Do góc nhìn của mắt ta tới vật tăng hay giảm
còn tuỳ theo vật đó ở gần hay xa mắt. Nên khi xuyên qua mặt phẳng, nó sẽ đánh dấu
lên đấy một hình ảnh nhỏ hay to, tương ứng với độ xa gần của vật.
Em không biết các hoạ sĩ học như thế nào chứ riêng về cái Luật xa gần này đối với em (mặc dù là dân Toán) cũng thấy khó
vật vã . Áp dụng cho nhiếp ảnh nó có vẻ đơn giản hơn, các bạn chỉ nhớ quy luật này như sau: càng gần càng to càng xa càng bé, càng gần càng rõ càng xa càng mờ
Nếu ai càng đứng gần ta ta càng nhìn rõ màu da, sắc thịt, tóc, quần
áo... có nghĩa càng gần càng rõ nét, trong khi ống kính lại rõ nét khi mở khẩu
độ lớn, ta phải dùng cách chiếu sáng hoặc
có tiền cảnh để tạo xen kẽ mờ rõ
làm tăng chiều sâu cho ảnh.
Cùng những người có kích
thước như nhau, càng gần càng
thấy to càng xa mắt ta trông càng bé, nên để tăng chiều sau cho ảnh khi chụp hàng dọc ta chụp chéo để nhìn rõ hàng người,
người đầu hàng sẽ to người cuối hàng sẽ bé, ảnh sẽ có chiều sâu...
--------------------------------
(xem tiếp : NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2)
(xem tiếp : NHIẾP ẢNH SỐ TOÀN TẬP - PHẦN 2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét