Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Nhà thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp- Gia Kiệm

 

Nhà Thờ "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp" (Đức Long 2) Gia kiệm, Đồng Nai.

Linh mục chánh xứ : Đaminh. Trần Kim Quang Thiết kế: Kts. Nguyễn Hoàng Ấn

- Thiết kế : 8/2020 - Khởi công xây dựng: 1/2021 - Dự kiến hoàn thành: 27/06/2024. Nhạc nền cho video: "Từ lúc mẹ nói lời xin vâng" (Sr. Trầm Hương) Trong Hòa tấu Thánh ca: https://www.youtube.com/watch?v=n-rO-...

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

 NHÀ THỜ TÂN TRIỀU 2


NHÀ THỜ TÂN TRIỀU 2 (church designer Hoang An Nguyen )
Nhà thờ Thánh Giuse Cảnh
Đây là Giáo họ mới được tách ra từ Giáo xứ Tân Triều - Giáo phận Xuân Lộc,
Địa chỉ : Huyện Vỉnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Linh mục Chánh xứ : Giuse Vũ Đức Hiệp Thiết kế: Kts. Nguyễn Hoàng Ấn Dự kiến khởi công xây dựng: 2022 - Nhạc nền cho video: "Holy night" - Hiền Thục - - - Đọc thêm về Tân Triều: https://www.facebook.com/100005629200...

Tân Triều là nơi hành hương của người Công giáo Việt, nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Tôi vẽ nhà thờ mới cho vùng đất thánh này. Đây là giáo họ, được tách ra từ xứ Tân Triều
Trân trọng về lịch sử mảnh đất này. Tôi muốn vẽ nó thật lạ, độc đáo và linh thiêng như một đền đài cổ tích trong tâm thức của người Việt.
Trân trọng giới thiệu tác phẩm mới của tôi: Nhà Thờ Tân Triều 2.
Tôi muốn nó trở thành một địa điểm mà người Việt nào cũng muốn hành hương... tìm về ./.

 Tân Triều và các Thánh tử đạo Việt Nam

Có thể là hình ảnh về bản đồ và văn bản
Vào những năm 1615 có một vùng đất nằm ở lưu vực sông Đồng Nai, thuộc bộ tộc Chân lạp, nơi đây có thể kết nối dễ dàng bằng đường thủy, với cả một vùng đồng bằng rộng lớn hạ lưu sông Mê kong và sông Đồng Nai.
Người Việt đàng trong, người Chăm, người Chân Lạp và người Khơ me, giao tranh liên miên tại đây. Đây là thời kỳ biến động chủ quyền lớn nhất của vùng đất này.
Lúc này (1615) lãnh thổ của người Việt chỉ vào đến Phú yên, nhưng bị phân chia thành 3 vùng: Nhà Mạc, Nhà Lê - Trịnh và Chúa Nguyễn.
Vào năm 1615 này, tại đây đã xuất hiện các Giáo sĩ truyền giáo người Bồ Đào Nha, họ lặng lẽ đến với nơi rừng thiêng nước độc này để truyền giáo và giúp đỡ cho mọi người, không phân biệt đó là người Chân Lạp hay Khơ Me, người Việt hay Chăm.
Những cuộc giao tranh giành đất của các bên không làm cho họ nản lòng. Họ chỉ cho dân chúng cách ngăn ngừa và trị sốt rét, giúp làm kênh rạch, khai thác ruộng đồng, cải thiện ngôn ngữ giao tiếp ...
Chỉ 200 năm sau, cả khu vực rộng lớn này đã thuộc về Việt nam. Giang sơn thống nhất nối liền từ Nam quan cho đến Cà mau. Trong đó: bao gồm cả Biển Đông, Hoàng sa và Trường Sa.
Một giai đoại lịch sử biến động lớn như thế, đáng ngưỡng mộ như thế, tôi không hiểu vì sao ... Sử Việt lại dạy cho học sinh rất sơ sài.
Giai đoạn lịch sử chỉ cần 200 năm, đất nước đã rộng lớn gấp đôi lịch sử 2000 năm trước đó.
Tôi nghĩ: Đây là giai đoạn tiến bộ vượt bậc và toàn diện của người Việt. Thời kỳ vươn mình thật sự của người Việt, đã bị lịch sử Việt lãng quên. ... Thật buồn !.
Nếu bạn đã từng đi xuồng máy trên các kênh đào ở đồng bằng sông Cửu Long, đi đến các vùng Kiên giang, Hà tiên, bạn sẽ thấy tiền nhân Nhà Nguyễn đàng trong giỏi đến cỡ nào. Một vùng đầm lầy rừng thiêng nước độc, với rất nhiều sắc dân khác nhau, Vua và các tướng Nhà Nguyễn phải giỏi lắm, phải tài đức lắm, mới có thể thu phục được và làm cho vùng đất này phát triển.
Mở cỏi thời kỳ này không chỉ đơn giản là bạo lực. Người Việt đàng trong quả thật là những bậc kỳ tài.
Có mấy người trong họ, được giới trẻ Việt ngày nay ...biết đến.
...
Từ năm 1627 đến 1672 sau 7 lần Trịnh Nguyễn giao tranh, đàng ngoài và đàng trong được phân định, lấy sông Gianh làm giới tuyến, các vùng đất miền trung và phía nam sau này mới dần dà trở thành lãnh thổ của chúa Nguyễn, đàng trong.
Cũng trong thời gian này, chữ Quốc ngữ được phát minh vì mục đích truyền giáo.
Dân Việt cho đến nay, vẫn còn mắc nợ Giáo sĩ dòng tên Alexander de Rhodes (giáo sĩ Đắc Lộ, 1593-1660), những người truyền giáo và cả những người Công giáo VN ban đầu, một lời cảm ơn ...tử tế.
Tôi cho rằng: Tiếng Việt đã góp phần giúp cho cộng đồng người Việt phát triển nhanh vượt trội, hơn được các sắc tộc khác cho đến ngày hôm nay, chứ không chỉ là ...bạo lực.
...
Năm 1709 tại vùng đất này. "Đá Lửa" (tên gọi trước đây của Tân Triều) một họ đạo cổ nhất của người Việt ở đàng trong được các linh mục dòng tên thành lập.
Năm 1778 Nguyễn Ánh lưu lạc và lập triều đại tạm "Nhà Nguyễn" tại đây, ông đặt tên cho xứ này là "Tân Triều" tức là "triều đại mới" (lưu ý: các đời trước chỉ là Chúa Nguyễn)
Nếu xem các Chúa Nguyễn là những người mở cỏi và vua Gia Long là người thống nhất giang sơn, đặt tên hiệu nước: "Việt Nam" (1804) thì Tân Triều chính là mảnh đất thánh, ươm mầm cho người Công giáo Việt nam và là nơi khai sinh ra một nước Việt nam thống nhất, rộng lớn, sau này.
Năm 1778, Đức Cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đến đặt trụ sở, lập Tòa giám mục và chủng viện tại đây, đổi tên họ đạo Đá Lửa thành giáo xứ Tân Triều. Có rất nhiều linh mục thời kỳ đầu của Việt nam đã được nhậm chức tại đây, những bài phúc âm bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng đã được biên dịch tại đây.
Đây là thời kỳ loạn lạc nhất của cả khu vực phía nam. Tòa giám mục tại Phnom Penh cũng phải dời về Tân Triều. Thời kỳ này giáo xứ Tân Triều là nơi yên ổn nhất, che chở cho triều đình của Nguyễn Ánh lánh nạn.
Và cũng từ 1778, từ giáo xứ Tân Triều, bi kịch tử vì đạo của người công giáo ngày càng dâng cao...
Những người Tân Triều và người Công giáo cả nước từ đó đã bị triều đình bắt bớ, bị thảm sát khắp nơi. Các bằng chứng chặt đầu hàng loạt tại Dốc sỏi - Biên hòa, bị thiêu sống 1 lần đến 300 người tại: Nhà thờ Mồ - Bà Rịa, ngày 7/1/1862 dưới thời Tự Đức, hiện nay vẫn còn lưu lại chứng tích.
Tạo sao, đạo Công giáo bị bắt bớ và cấm kỵ ? ...
Tôi nghĩ, vì đạo Công giáo đã chỉ ra rằng:
- Vua không phải là con trời (Thiên tử)
- Nam nữ là bình đẳng
- Một vợ một chồng, đa thê là cấm kỵ
Tưởng chừng như đơn giản, nhưng đó là 3 điều tăm tối cơ bản nhất của người Việt thời đó, đạo Công giáo đã khai sáng cho người Việt, nên đạo công giáo đã đối đầu với quyền lợi của triều đình.
Nhưng, những người công giáo đã bị sát hại, phần lớn không do kỵ húy đạo mà chỉ là cái cớ để đàn áp phe phái, thực hiện thủ đoạn chính trị.
Các bên phe phái chính trị đều lợi dụng chuyện theo đạo của người dân để trục lợi cho mình, giáo lý công giáo kỵ húy chỉ là cái cớ để thanh trừng nhau.
Người Công giáo bị bắt bớ suốt kể từ khi xuất hiện. Ban đầu người công giáo bị giết hại dưới thời Chúa Trịnh. Sau đó từ 1858 khi Pháp sang Vn, người Công giáo khắp Việt nam lại chết dưới tay triều đình nhà Nguyễn, nhất là vào 3 thời kỳ: Minh mạng, Thiệu Trị và Tự Đức
Tân Triều, đã có một thánh tử đạo được tuyên thánh, Thánh "Phaolo Trần văn Hạnh" (1857-1859)
Cho mãi đến nay, người Công giáo đại diện cho văn minh và sự thật, luôn phải tồn tại dưới sự kỳ thị và thù ghét của lưu manh và ngu muội. Như một bằng chứng về sự đối đầu mãi mãi giữa "Thiện & Ác" của loài người.
Người Công giáo Việt chỉ sống vì đức tin tôn giáo của mình, không kỳ thị các tôn giáo khác, không theo Triều đình, không theo Pháp, không theo Mỹ....họ chỉ theo Chúa, và những điều văn minh. Đừng nghe theo lời của bọn lưu manh, dối trá và tráo trở.
Lịch sử 300 năm của người Công giáo ở đàng trong bắt đầu từ mảnh đất Tân Triều này. Người công giáo, đã kết nối người Việt với nền văn minh của toàn cầu, vì điều đó nên họ đã trở thành kẻ thù của sự ngu muội.
Họ đã phải chết dưới bàn tay của các thế lực chính trị chống đối nhau.
Lấy cớ bắt đạo, thanh trừng, tàn sát bên đối lập, đó là chiêu trò quen thuộc của lưu manh độc tài và ngu dốt.
300 năm, trãi qua các triều đại bách hại công giáo cho đến nay, không hề có một dòng sử Việt nào thanh minh cho những cái chết oan ức bi thảm của người công giáo Việt nam tử đạo, chỉ còn lại một câu cảm thán cuối đời của vua Tự Đức: “Trẫm là phụ mẫu của dân, Trẫm nỡ nào sát hại những người dân, người con trong nước. Có những quan yêu cầu giết sạch dân công giáo, nhưng Trẫm không thể chấp nhận một biện pháp như vậy, ... sự trung thành của người Công giáo đối với đạo và luật nước, khiến cho trẫm hết sức khâm phục"...
Lịch sử rồi cũng sẽ đi qua, chết vì đạo thì không cần danh xưng, không để lại hận thù. Đúng như lời kinh thánh: "Lạy Cha, xin hãy tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".
Người Công giáo Việt hiện nay đang sống trong tâm thế đó: "Nhẩn nhịn và tha thứ" Nhưng tôi vẫn tin và trông chờ vào sự sám hối của chính sử Việt ...sau này.
Ngày 4/10/2014 Tòa Giám mục Xuân Lộc đã công nhận Tân Triều là địa điểm hành hương của người Công giáo
Tôi viết bài này nhằm góp phần xác định đúng công trạng của người Công giáo Việt nam nói chung và người Tân Triều nói riêng. Tân Triều là nơi bắt đầu của Công giáo Việt đàng trong, và cũng là nơi bắt đầu của trang sử dựng nước và mở nước trong những năm đầu của triều Nguyễn, (57 năm tính từ lúc Nguyễn Ánh lập "Tân Triều" 1778 đến 1835 cuối thời Minh mạng) thời kỳ mà lãnh thổ Việt Nam đã được mở rộng nhất: 575.000km2, gấp 1,7 lần diện tích hiện nay: 331.698km2, chỉ tính trên đất liền chưa tính biển đảo. Một triều đại cho đến nay vẫn chưa được lịch sử đánh giá ...đúng.!
Bên cạnh các tranh chấp chính trị. Lịch sử đã quên ghi nhận rằng: Máu của người Công giáo đã đổ quá nhiều để cho người Việt nam dần dà được tiến bộ, được sống như một con người Văn minh: có phẩm giá, có lý trí và có đức tin.
Lịch sử Việt vẫn mắc nghẹn, khi nhắc đến công lao khai sáng của người Công giáo Việt.
Khoảng 300.000 người Công giáo Việt đã bị sát hại, 117 vị đã được tuyên thánh
Tân Triều hiện nay vẫn còn là mảnh đất nghèo nàn và hẻo lánh, nơi đây chỉ thuận tiện giao thương đường sông, không thuận tiện đường bộ. Nó chỉ được mọi người biết đến với đặc sản "bưởi Tân Triều" giống bưởi được lưu lại từ 300 năm trước, thời của các giáo sĩ dòng tên.
Mong rằng trong tương lai không xa, nơi đây sẽ phát triển và thánh linh xứng đáng là nơi ươm mầm cho Công giáo Việt và Ngôn ngữ Việt ./.
Hoang An Nguyen