Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

MƯA ĐẦU MÙA

MƯA ĐẦU MÙA



Thánh lễ Phục sinh, năm 1981. Tại xã Trảng bom 2, huyện Thống nhất, tỉnh Đồng nai có một cơn mưa đầu mùa.
Chẳng ai nhớ! chỉ có mình tôi... có rất nhiều điều để nhớ...
Không phải là một kỷ niệm tình yêu, hay một rung động riêng tư, Tôi muốn nhắc lại thân phận của cả một thế hệ "trẻ trâu - lớp chuồng bò" gắn liền với cơn mưa đầu mùa đó.
Xin được chia sẻ điều này với các bạn "cùng thời" với mình.
Ngày ấy chúng tôi đang là học kỳ 2 của lớp 11 trường "chuồng bò", to đầu nhưng ngu ngốc cả đám, làm rẫy là chính học là phụ.
Đất rẫy Đồng nai chỉ cho phép con người gieo trồng vào mùa mưa, nhưng muốn gieo trồng vào mùa mưa phải làm quần quật cả mùa nắng, nào là phát rẩy, đốt rừng, dọn đất... Rồi gieo hạt chờ mưa.
Cả nhà tôi sống trông chờ vào rẫy, cả nhà chờ mưa, mưa đầu mùa.
Lúc ấy bọn học sinh "chuồng bò" như thế nào nhỉ ?
- Áo sơ mi, cổ lớn, quần ống loe phất phơ, con trai thì thích để tóc dài. Nhưng quần ống loe tóc dài lúc bấy giờ là phạm pháp. Mỗi lần, muốn lên đồ, đi chơi thì phải trông ngang ngó dọc, tránh né bọn du kích. Nếu bắt được, chúng ngang nhiên cắt tóc và ống quần của mình... Lúc ấy cả thế hệ "trẻ trâu" đi ra đường, đáng thương như ...một bầy có tội.
Sáng vác xe đạp từ nhà ra đến quốc lộ, xe đi rẫy, không vè, bánh căm lớn, cong lưng đạp 7 cây số đến trường, lớp học được mệnh danh "chuồng bò", bởi nó giống hệt các chuồng bò kế bên, chỉ khác là nó nhốt "trẻ trâu" chứ không nhốt bò. Tối về học bài bằng đèn dầu, không biết điện là gì, ti vi thì coi ké, 10 nhà mới có 1 nhà có ti vi trắng đen.. thế mà chúng tôi vẫn lớn... đáng nể, đáng nể... "bái phục" !
Tôi nhớ thằng "Hải lé" thân bồ tượng, nửa tây nữa ta đẩy xe thồ té kên té xuống, tôi nhớ thằng Kỳ Quân cũng to con đẹp trai, tóc chải ngược, để lộ lưỡi bò, mỗi mùa suốt lúa, mưa ướt, miệng nói không sao nhưng thân run như cầy sấy, tôi nhớ thằng Phúc Đức rủ tôi câu cá, tối về chất rơm nướng cá, làm cháy cả căn nhà trong rẫy... Nhớ nhiều..nhiều lắm. Lúc đó chúng tôi làm "dần công" cho nhau nên rất thân, cái thân như người nhà chứ không phải là bạn học.
Sáng đi học, chiều về đi rẫy, hạnh phúc của chúng tôi là thỉnh thoảng tranh thủ vào rừng qua xã lộ 25 đi củi về bán, hoặc theo người ta vào Bàu Hàm buôn lậu đậu nành và thuốc lá, nếu may mắn, sẽ có cơ hội dư được mấy đồng ...
Có được mấy đồng chúng tôi làm gì?..."Một cái đen, một đá chanh và 2 điếu hoa mai" ... bước vô quán, dõng dạc nói với chủ quán một lèo như thế, là... sướng đến tê người. Đó là tiêu chuẩn cao cấp của thanh niên tuổi 17 chúng tôi, khi may mắn dụ được bạn gái đi ra quán uống nước, thế thôi !... uống nước xong thì ai nấy xách dép, lội bùn, về nhà, không lèm nhèm "xôi chè" gì hết. Nghèo sao mà ... sạch đến tận cùng như thế. Sạch như một thiên thần...
Sản phẩm của rừng rẫy lúc ấy là đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, bắp...
Năm ấy, sau mấy tháng vất vả, hạt giống đậu và bắp đã được cả nhà tôi gieo vào lòng đất khô nóng, đó là cách làm theo kinh nghiệm nông nghiệp tại đây, theo dự kiến, trong vòng 10 ngày nếu có được một cơn mưa lớn, hạt giống sẽ nẫy mầm đồng loạt và chắc chắn sẽ đem lại vụ mùa bội thu. Nhưng đó chỉ là dự kiến...Nếu không mưa, sau 10 ngày, hoặc chỉ có một cơn mưa nhỏ, hạt giống sẽ hư thối, hoặc nẩy mầm không đồng đều... thế là...mất mùa !
Nhà tôi gieo hạt xong, khoảng 200kg đậu nành, đậu xanh, (lúc ấy giống được lấy từ Phương Lâm, cây số 175, với giá hạt giống rất cao) là cả một gia tài, cả nhà tôi đã đặt tiền lên chiếu bạc chờ trời mưa. Và... cả làng cũng thế, bọn "trẻ trâu" chúng tôi có tâm trạng giống nhau trong những ngày này. Chẳng biết lúc đó mấy ông thầy lớp 11 có biết: Mất mùa là chuyện lớn, học hành là chuyện nhỏ. Chúng tôi học bài: "vô sao nổi". Những bài vở còn lưu lại được một ít trong đầu, chẳng qua là may mắn.
Giờ nghiệm lại, hình như chúng tôi là thế hệ biết lo xa, nhờ vào đấu tranh sinh tồn với tự nhiên.
Một ngày, hai ngày.... rồi năm, sáu ngày Trời vẫn không mưa...
Cái xứ sở nhiều Nhà Thờ, sao không có Chúa... tôi thấy mẹ mình lặng lẽ lần chuổi hằng đêm khi mọi người đã ngủ.
Tối thì trăng quầng...chiều lại, mây tụ như bầy cừu... Chúa hiển linh, nhưng chắc tại ...loài người nhiều tội lỗi quá.
Cả làng Quảng Đà chúng tôi ai cũng nhìn trời và chờ đợi. Trong sự tuyệt vọng dần mòn... Tôi và họ trở thành nhà thiên văn, nhà dự báo thời tiết, nhà tiên tri và cả pháp sư nữa... tôi học các triết lý "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên" từ đó.
Có nơi đâu, chờ mưa như thế không?... sẽ không... chắn chắn không, và cái thời đó cũng qua rồi, hiện tại người làm rẫy ở Đồng nai cũng không hề chờ mưa như thế !
Ai cũng chờ mưa...mưa,mưa và mưa
Nhưng phải là một cơn mưa lớn, "mưa cho ra mưa" - ba tôi nói thế.
Đêm phục sinh, trời vẫn bình thường, tôi nghĩ rằng Chúa vắng nhà... thật vậy đêm ấy chúa chết thật mà! tang tóc phủ trùm lên cả ấp, mất mùa chưa chắc đã chết, sao mọi người buồn thế... họ buồn vì bị chúa bỏ quên.
---
Đêm ấy trời đổ mưa. Mưa lớn, trong lúc tôi đang ngủ, "trẻ trâu" mà!... lo thì lo, chứ ngủ thì cứ ngủ.
Chúa đã sống lại !
Tôi thức giấc, ba mẹ tôi chưa hề ngủ, ba tôi mỉm cười, mẹ tôi khóc lặng lẽ, giọt nước mắt sung sướng chảy xuống. Và tôi biết rằng kinh tế gia đình tôi thê thảm hơn tôi tưởng nhiều, ba mẹ đã cố giấu tôi. Không mưa, có thể... tôi phải nghỉ học !
Ba tôi triết lý : "phải có niềm tin... và sau này làm việc gì cũng phải tới nơi tới chốn như cơn mưa này, thì mới mong giúp ích cho đời"- so sánh thấy không chuẩn, nhưng tôi nhớ hoài...hà ,hà....
Ngày hôm sau, đường sá sình lầy, tôi tự ý nghĩ học ngày hôm ấy, nói dối với mẹ, nhà trường cho ở nhà ôn thi... tôi lặng lẽ thu mình vào trong một xó nhà. Tôi biết, thân "trẻ trâu" của tôi, còn ngu lắm trong cuộc đời này !
Còn bao nhiêu cơn mưa sẽ tới, trong cuộc đời này mà tôi phải đợi.
Là một cơn mưa mang nỗi niềm của một thế hệ, tôi muốn được chia sẻ với tất cả các bạn học "cùng thời".
Có ai ... đã và đang chờ cơn mưa đầu mùa như tôi không?...

-------------------------------------------------

NGUYỄN HOÀNG ẤN  23/7/2014
Bài viết đăng trên trang "HỌC SINH TRƯỜNG THỐNG NHẤT A" 1979-1982
Lưu lại đây để làm kỷ niệm

THÁC ĐA HÀN

THÁC ĐA HÀN

Tự dưng bổng nhớ tới một địa danh trong ký ức của tuổi học trò, viết lại để cùng chia sẻ...Bây giờ, chẳng biết thác có còn đẹp không? Riêng, đối với tôi - ngày xưa ấy... Thác đẹp lạ lùng, cho dù bây giờ có biết đến 1000 thác khác, thì chẳng có nơi nào sánh bằng thác Đa hàn của ngày xưa... của tôi.
Thác "Đa hàn" cách trường "chuồng bò" khoảng chừng 3 cây số, nếu ngẫu hứng, cúp học hẹn nhau, thì chỉ cần 15p sau là có mặt.
Không biết từ đâu nước hội tụ về đây, trong vắt trải rộng trên nền đá trước mặt rồi mới gom bi, chảy xuống hồ sâu khoảng 6 m, tạo thành thác, nước chảy trắng xóa mát lạnh.Nước chảy riết thành hồ, hay hồ sâu làm nên thác...tôi không biết ! Tôi chỉ biết ngày ấy tôi ngất ngây thật sự khi đến đây.
Quá sợ hãi mấy tiết "tiếng Anh" của ông Tình...chúng tôi trốn ra đây. Nhảy cái ùm từ đỉnh dòng thác xuống hồ, ngâm mình trong dòng nước, nằm ngữa trong lòng hồ như một cáo ao tròn vành vạnh, chung quanh bao phủ bởi rất nhiều cây ...thật đẹp. cây lớn mọc kín triền dốc theo 10m chiều cao, ôm lấy hồ nước. Mặt trời 10g (giờ vàng cúp học) chiếu qua cây rọi xuống hồ xuống thác, huyền ảo và thần tiên lắm.
Thiên đường của tôi là đây! Ngày ấy lớp 11, sức trai tuổi 17, đứa nào đứa nấy được ruộng rẫy Trảng Bom nhộm đen bóng, cái tuổi ăn tuổi lớn, không biết sợ là gì, bảy tám thằng náo động, còn ồn ào hơn cả thác. Thác hoang sơ giữa đồng vắng không một bóng người, bọn "trẻ trâu" chúng tôi là chủ.
Chúng tôi là ai ? (ngày ấy đám mất dạy này, chỉ gọi nhau bằng tên cha mẹ) là anh Lê Kháng, Lê Bảy, Hà Thiện, Hồ Tân, anh Hồng, chị Cả Bác....nhiều lắm, quên hết một nữa rồi... Ai nhớ bổ sung dùm.
Nào là hè nhau bẩy đá cho rơi xuống hồ, đá nặng cả 100kg rơi xuống hồ từ độ cao 10m... đá rơi ầm ầm, nước văng cao tung tóe, rồi chặt chuối làm bè, rồi lặn hụp, rồi trốn vòng sau làn nước của thác. Cả đám, đầu óc trong veo, hòa mình lẫn vào trong hồ, trong thác, như những chú bé rừng xanh, không hề bợn một chút nghi ngại, hay sợ hãi (điều mà trẻ em bây giờ - khôn quá - nên không có được)
Lúc ấy - xe để đâu, áo quần sách vở để đâu... ? tôi nhớ không rõ lắm, hình như là dắt theo triền dốc để ở mép nước, hồi ấy chỉ sợ bạn lấy mất quần mặc về hơn là sợ kẻ gian lấy mất xe, hồ tròn vạnh đường kính mép nước khoảng 50m, nước mát lạnh được rót vào từ một nguồn duy nhất là thác, rót nhẹ nhàng và mãi mãi, như ta nhẹ nhàng rót nước vào thau. Nước sạch đổ vào đầu bên này, nước dơ tự động được chảy đi ở đầu bên kia một cách tự nguyện, đơn giản và nhẹ nhàng (100 cái máy lọc của kênh Nhiêu lộc cũng không làm được điều này...)
Rồi ... bao nhiêu chữ nghĩa rắc rối mới lượm được từ "chuồng bò", cũng được thanh lọc hết. Ông Hùng, ông Thắng, ông Tình...chỉ cần nhảy một cái "ùm" tôi dẹp bọn họ hết sang một bên. Nhẹ vô cùng, sướng vô cùng.
Tìm đâu ra một hồ bơi nào trên trái đất này hơn được cái Thác Đa hàn của tôi ngày xưa. Các hồ bơi của Sài gòn, các hồ bơi của các resort 5 sao, nếu đặt bên cạnh thác Đa hàn, chỉ giống như món đồ chơi bằng nhựa mũ, xanh đỏ, rẻ tiền, đặt bên một báu vật của tự nhiên... "đồ điên"...tắm gì mà tắm, nước hồ thì xanh loét, còn đổ hóa chất cay xè... Tắm là... ung thư đó con !...
Giờ đây, khi làm thiết kế các hồ bơi theo phong cách tự nhiên, tôi cũng cố gắng làm thêm thác chảy, trồng cây, kê đá...giả rừng giả rú... chiếu đèn xanh, đèn đỏ, xuyên qua cây, qua nước... đẹp lắm! ai cũng khen. Nhưng tôi tự biết : so với cái "thác Đa hàn" trong tiềm thức ngày xưa... nó giả tạo, ngô nghê và thô thiển vô cùng.
Ngày xưa đã qua, hơn 30 năm rồi. Tôi viết để nhớ lại một địa danh đẹp của tuổi học trò đã từng lưu dấu trong ký ức của mình cho đến bây giờ. Để chia sẻ với anh em lớp "chuồng bò".
Còn ai... nhớ thác "Đa hàn" ngày xưa như tôi không?...

P/s. Có người gọi nó bằng thác Đá Hàn, nhưng tôi thích tên là "Đa hàn" hơn!
-------------------------------------------------

NGUYỄN HOÀNG ẤN  22/7/2014
Bài viết đăng trên trang "HỌC SINH TRƯỜNG THỐNG NHẤT A" 1979-1982
Lưu lại đây để làm kỷ niệm

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Máy ảnh của bạn đâu phải là vấn đề lớn?

Máy ảnh của bạn đâu phải là vấn đề lớn?

Tại sao trải qua hơn 60 năm phát triển cùng với những tiến bộ vượt bậc của các loại thiết bị ngành ảnh mà vẫn không ai có được những tác phẩm xuất sắc như Ansel Adams đã từng làm vào những năm 1940? Ansel thậm chí còn chẳng có Photoshop! Vậy ông ấy đã chụp những bức ảnh ấy như thế nào? Hầu hết mọi nỗ lực để đạt được điều tương tự đều thất bại, cũng có những nhiếp ảnh gia có những tác phẩm rất đẹp như Jack Dykinga, nhưng là với một phong cách khác, còn để giống như Ansel thì chưa ai làm được.
Thiết bị của bạn KHÔNG ảnh hưởng đến chất lượng những bức ảnh của bạn. Càng bỏ ít thời gian quan tâm đến thiết bị của mình, bạn càng có nhiều thời gian để đầu tư cho việc tạo ra những bức ảnh đẹp. Thiết bị tốt chỉ giúp bạn đạt được điều mong muốn nhanh hơn, thuận tiện hơn hoặc dễ dàng hơn.
“Tất cả những ống kính tốt ngày nay đều được tinh chỉnh để đạt được độ trung thực cao nhất ở khẩu độ lớn nhất. Giảm khẩu độ chỉ là để tăng chiều sâu ảnh…” Ansel Adams, ngày 3-6-1937 đã trả lời như vậy với Edward Weston khi được nhờ tư vấn về việc chọn ống kính (trang 244 tự truyện của Ansel). Ansel đã chụp được những bức ảnh sắc nét đến kinh ngạc cách đây đến 70 năm mà không hề mất thời gian quan tâm đến ống kính của mình sắc nét đến mức nào. Với 70 năm tiến bộ của ngành ảnh, chúng ta lại càng phải tập trung hơn nữa cho việc chụp ảnh thay vì để ý đến những biểu đồ đánh giá chất lượng . Dĩ nhiên là ống kính cho cỡ phim lớn vào những năm 1930 và cả bây giờ đều khá chậm, thường là f/5.6. Còn ống kính cho cỡ phim nhỏ và máy kĩ thuật số thì sẽ hoạt động tốt nhất khi giảm bớt khoảng 2 khẩu.
Mua thiết bị mới sẽ KHÔNG cải thiện chất lượng ảnh của bạn. Trong nhiều năm tôi đã từng nghĩ “giá mà mình có cái ống kính đó” thì tất cả những bức ảnh tôi muốn chụp đều sẽ được thực hiện. Không đâu, tôi vẫn muốn “thêm một ống kính mới nữa” và đã 30 năm như thế. Luôn luôn có ý nghĩ về việc có thêm một cái ống kính nữa. Hãy vượt qua suy nghĩ đó. Bạn hãy đọc bài viết “The Station” này để hiểu thêm.
Andreas Feininger (người Pháp, 1905-1999) đã nói rằng “Những người nhiếp ảnh – mà trong đó có rất nhiều kẻ ngu ngốc – thường nói rằng “Ôi, giá mà tôi có một cái Nikon hay Leica, tôi có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp” Đó là điều ngu xuẩn nhất mà tôi từng được nghe trong đời mình. Nó không gì khác ngoài việc bạn phải thấy, phải suy nghĩ và phải đam mê. Đó là điều làm nên những bức ảnh đẹp. Và sau đó hãy loại bỏ tất cả những gì có thể làm xấu bức ảnh. Ánh sáng xấu, phông nền xấu và tiếp tục như vậy. Hãy nhớ điều đó, đừng cố chụp những bức ảnh như vậy bất kể chủ thể có đẹp đến mức nào.”

Máy ảnh của bạn đâu phải là vấn đề lớn ?
Máy ảnh của bạn đâu phải là vấn đề lớn ?
Tại sao trải qua hơn 60 năm phát triển cùng với những tiến bộ vượt bậc của các loại thiết bị ngành ảnh mà vẫn không ai có được những tác phẩm xuất sắc như Ansel Adams đã từng làm vào những năm 1940? Ansel thậm chí còn chẳng có Photoshop! Vậy ông ấy đã chụp những bức ảnh ấy như thế nào? Hầu hết mọi nỗ lực để đạt được điều tương tự đều thất bại, cũng có những nhiếp ảnh gia có những tác phẩm rất đẹp như Jack Dykinga, nhưng là với một phong cách khác , còn để giống như Ansel thì chưa ai làm được.
 
 Ansel Adams
Có những nhà nhiếp ảnh đã dùng internet để xác định chính xác tọa độ địa điểm mà Ansel đã chụp các bức ảnh của ông . Sau đó cùng với những trang bị tối tân và tác phẩm của Ansel trong tay, họ tìm đến nơi với mong muốn chụp được một bản sao hoàn hảo nhất (điều này là vi phạm luật bản quyền của Mĩ) . Tuy nhiên điều họ làm được là những bức hình trông thì giống nhưng hoàn toàn thiếu sự ấn tượng và cảm xúc của phiên bản gốc

Tôi không đùa đâu. Bạn có thể đọc thêm về những người này ở đây . Họ đã nhờ các nhà thiên văn học của trường đại học để dự đoán thời điểm duy nhất trong 2 thập kỉ mà những điều kiện thiên nhiên có thể lặp lại, và 300 người đó đã tìm đến đúng địa điểm dự đoán. Dù vậy họ vẫn không có được những đám mây, tuyết hay bóng râm như mong muốn. Dĩ nhiên là họ không thể đạt được những bức ảnh như Ansel: nhiếp ảnh nghệ thuật xuất phát từ cảm hứng, không phải là từ sự sao chép.

Tại sao mà khi ai cũng biết rằng có thể sử dụng Photoshop để biến những bức ảnh tồi thành một tác phẩm nhưng khi bắt tay vào làm thì sau nhiều giờ kết quả lại tồi tệ còn hơn ban đầu?
Có lẽ những gì tạo nên các tác phẩm của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là con mắt nhạy cảm, sự kiên nhẫn và những kĩ năng chứ không phải là những dụng cụ mà anh ta sử dụng.
Tác phẩm Anseladams Rocks
Chiếc máy ảnh nắm bắt lại những gì bạn tưởng tượng ra . Không có sự tưởng tượng, không có ảnh, mà chỉ là những thứ rẻ tiền. Từ “image” (hình ảnh) xuất phát từ “imagination” (sự tưởng tượng) chứ không phải từ “độ nét ống kính” hay “độ nhiễu” (noise level). Những tác phẩm của David LaChapelle đều xuất phát từ sự tưởng tượng của ông ấy, không phải từ chiếc máy ảnh. Sắp đặt được những bối cảnh như vậy mới là phần khó khăn. Một khi mọi thứ đã được sắp đặt thì máy ảnh nào cũng chụp được như vậy. Nếu như đưa tôi chiếc máy ảnh của David LaChapelle thì tôi sẽ chẳng bao giờ chụp được như ông ấy, ngay cả khi cho tôi đúng người diễn viên ngôi sao đó.
Lý do duy nhất mà tôi để tấm hình mình với cái ống kính khổng lồ ở trang chủ là để không phải thêm cái tiêu đề “nhiếp ảnh” hay “nhiếp ảnh gia” bên cạnh. Cái ống kính đó sẽ nói rõ điều đó hơn bất kì từ ngữ nào. Đó chính là mục tiêu của giao tiếp bằng hình ảnh: Suy nghĩ lâu và kĩ để nói ra điều mình muốn nói một cách rõ ràng và nhanh chóng nhất. Còn về cái ống kính khổng lồ đó thì tôi đã không sử dụng nó nhiều năm nay rồi.
Nói về máy ảnh, bất cứ chiếc máy ảnh nào, không kể tốt xấu đều có thể cho ra những bức ảnh nổi bật để đăng lên bìa tạp chí, đạt giải ở các cuộc thi hay được trưng bày ở các triển lãm. Chất lượng của ống kính hay máy ảnh hầu như chẳng liên quan gì đến chất lượng của những bức hình mà nó tạo ra
Những bức hình cỡ 13x19” của Joe Holmes trong series American Museum of Natural History được bán ở nhà trưng bày Jen Bekman Gallery tại Manhatan với giá 650$ một bức. Chúng đều được chụp bằng máy D70
Có rất nhiều triển lãm bán những bức hình được chụp bằng máy Holga và thu được rất nhiều tiền, chỉ có điều họ chẳng bao giờ nói ra điều đó. Một chiếc Holga mới tinh được bán với giá 14.95$ ở đây . Bạn cũng có thể thấy những bức hình đoạt giải được chụp bằng máy Holga trưng bày trong gallery Hemicycle của Bảo tàng nghệ thuật Corcoran trong cuộc thi Eyes of History vào năm 2006 của tổ chức White House News Photographers ở đây.
Walker Evans đã có lần nói “Mọi người cứ hay hỏi là tôi dùng máy ảnh gì. Máy ảnh không phải là thứ quan trọng, quan trọng là - - - “ và anh ta lấy ngón trỏ gõ gõ vào đầu mình.
Tương truyền rằng, cha của chúa Jesus, thánh Joseph, đã xây dựng những bậc thang gỗ kì diệu của mình trong một nhà thờ ở New Mexico vào năm 1873 và liệu có ai quan tâm đến những dụng cụ mà ông đã dùng? Hãy thử tìm kiếm và bạn sẽ thấy rất nhiều cuộc thảo luận hàn lâm về điều này nhưng không bao giờ đề cập đến chuyện dụng cụ .
Thiết bị của bạn KHÔNG ảnh hưởng đến chất lượng những bức ảnh của bạn. Càng bỏ ít thời gian quan tâm đến thiết bị của mình, bạn càng có nhiều thời gian để đầu tư cho việc tạo ra những bức ảnh đẹp. Thiết bị tốt chỉ giúp bạn đạt được điều mong muốn nhanh hơn, thuận tiện hơn hoặc dễ dàng hơn.
“Tất cả những ống kính tốt ngày nay đều được tinh chỉnh để đạt được độ trung thực cao nhất ở khẩu độ lớn nhất. Giảm khẩu độ chỉ là để tăng chiều sâu ảnh…” Ansel Adams, ngày 3-6-1937 đã trả lời như vậy với Edward Weston khi được nhờ tư vấn về việc chọn ống kính (trang 244 tự truyện của Ansel). Ansel đã chụp được những bức ảnh sắc nét đến kinh ngạc cách đây đến 70 năm mà không hề mất thời gian quan tâm đến ống kính của mình sắc nét đến mức nào. Với 70 năm tiến bộ của ngành ảnh, chúng ta lại càng phải tập trung hơn nữa cho việc chụp ảnh thay vì để ý đến những biểu đồ đánh giá chất lượng . Dĩ nhiên là ống kính cho cỡ phim lớn vào những năm 1930 và cả bây giờ đều khá chậm, thường là f/5.6. Còn ống kính cho cỡ phim nhỏ và máy kĩ thuật số thì sẽ hoạt động tốt nhất khi giảm bớt khoảng 2 khẩu.

Mua thiết bị mới sẽ KHÔNG cải thiện chất lượng ảnh của bạn. Trong nhiều năm tôi đã từng nghĩ “giá mà mình có cái ống kính đó” thì tất cả những bức ảnh tôi muốn chụp đều sẽ được thực hiện. Không đâu, tôi vẫn muốn “thêm một ống kính mới nữa” và đã 30 năm như thế. Luôn luôn có ý nghĩ về việc có thêm một cái ống kính nữa. Hãy vượt qua suy nghĩ đó. Bạn hãy đọc bài viết "The Station" này để hiểu thêm.

Nhiệm vụ duy nhất của chiếc máy ảnh đứng tránh ra khỏi con đường tạo nên một bức ảnh.
Ernst Haas đã kể lại câu chuyện trong một trại sáng tác vào năm 1985 thế này :

Có 2 cô gái đến từ Nova Scotia đã rất cố gắng để có mặt trong trại sáng tác này. Họ đều làm fan của Leica, làm việc trong một cửa hiệu bán máy ảnh, để dành tiền để mua Leica và rất nể trọng Ernst vì ông cũng dùng máy Leica (cho dù ông đã dùng máy Nikon để chụp những bức ảnh quảng cáo Marlboro lừng danh của mình)

Sau 4 ngày ở trại sáng tác này, ông đã chịu hết nổi sự thần tượng Leica quá mức mà những người trẻ tuổi này bộc lộ và trong một cuộc thảo luận, khi một trong số họ hỏi thêm một câu về việc xây dựng sự đẳng cấp của loại máy ảnh này thì Ernst đã nói “Leica, schmeica. Chiếc máy ảnh không làm nên một chút khác biệt nào cả. Tất cả chúng đều nắm bắt lại những gì bạn đang nhìn thấy. Nhưng bạn phải THẤY.

Thế là từ đó đến kết thúc trại sáng tác, không còn ai nói về Leica, Nikon, Canon hay bất cứ nhãn hiệu máy ảnh nào nữa.
Ông còn nói , “Ống kính góc rộng tốt nhất à? Đó là bước lui 2 bước”
(Câu chuyện thú vị này của Haas được kể bởi Murad Saÿen, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng từ Oxford,Maine mà mọi người đều ngưỡng mộ. Nhiều người nói rằng ông bất ngờ xuất hiện từ hư không như là một sự kết hợp của Eliot Porter và Henri Cartier Bresson. Tôi đã tìm thấy ít nhất 3 trang web tự nhận là trang chính thức của Haas ở đây, ở đây và ở đây

Bạn cũng có thể xem một trong những loạt ảnh đẹp nhất thế giới ở đây , và tác giả của chúng cũng nói những điều tương tự như vậy ở đây . Còn đây là một loạt những dữ liệu nghiên cứu khác cũng chứng minh việc tại sao sở hữu nhiều ống kính sẽ chỉ làm cho những bức ảnh tệ hơn. Tôi cũng đã từng chụp những bức ảnh trắng đen ở đây với một chiếc máy ảnh hộp 50 tuổi giá 3$ có cấu trúc còn đơn giản hơn những máy ảnh chụp 1 lần hiện nay. Còn trang web này có những tác phẩm tuyệt đẹp được chụp bằng máy PnS Olympus 8080

Andreas Feininger (người Pháp, 1905-1999) đã nói rằng “Những người nhiếp ảnh – mà trong đó có rất nhiều kẻ ngu ngốc – thường nói rằng “Ôi, giá mà tôi có một cái Nikon hay Leica, tôi có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp” Đó là điều ngu xuẩn nhất mà tôi từng được nghe trong đời mình. Nó không gì khác ngoài việc bạn phải thấy,phải suy nghĩ và phải đam mê. Đó là điều làm nên những bức ảnh đẹp. Và sau đó hãy loại bỏ tất cả những gì có thể làm xấu bức ảnh. Ánh sáng xấu, phông nền xấu và tiếp tục như vậy. Hãy nhớ điều đó, đừng cố chụp những bức ảnh như vậy bất kể chủ thể có đẹp đến mức nào”

Ai cũng biết là những chiếc xe không thể tự lái, những chiếc máy đánh chữ không thể tự viết ra các tác phẩm văn học và những cây cọ của Rembrandt cũng không thể tự vẽ. Vậy thì tại sao rất nhiều người thông minh lại cho rằng những chiếc máy ảnh sẽ tự đi lòng vòng và tự chụp ra những bức ảnh đẹp cho họ? Một chiếc xe hiện đại, tối tân, mắc tiền nhất cũng không thể tự lái theo làn đường của nó chứ chưa nói đến việc sẽ chở bạn về nhà. Bất kể máy ảnh của bạn có tân tiến như thế nào thì bạn cũng phải có trách nhiệm đưa nó đến đúng nơi, đúng lúc và chĩa nó đúng hướng để chụp được bức ảnh bạn muốn. Tất cả mọi chiếc máy ảnh đều có lúc phải yêu cầu bạn phải chỉnh tay, bất kể nó có hiện đại đến đâu. Đừng bao giờ đổ lỗi cho chiếc máy ảnh không thể biết hết mọi thứ , đo sáng bị sai hoặc cho ra những tấm ảnh mờ tịt.
Tiếp theo dưới đây tôi sẽ kể về hành trình khám phá ra chân lý của mình:

Khi nói đến nghệ thuật , có thể là âm nhạc, nhiếp ảnh, lướt ván hay bất cứ thứ gì khác thì đều có một ngọn núi để vượt qua. Điều gì xảy ra trong 20 năm đầu khi bạn học một môn nghệ thuật nào đó mà chỉ biết rằng là nếu bạn có nhạc cụ, máy ảnh, hay ván trượt tốt hơn thì bạn sẽ giỏi như những nghệ sĩ nổi tiếng. Bạn bỏ phí quá nhiều thời gian để lo lắng về những thiết bị của mình và luôn muốn mua những thứ tốt hơn. Sau 20 năm đầu đó, bạn cuối cùng cũng trở thành một người tài giỏi và bỗng một hôm có một người hỏi bạn về bước ngoặc trong sự nghiệp khiến bạn thành công thì bạn nhận ra đó chính là lúc bạn hiểu được rằng thiết bị không là gì cả.

Bạn cuối cùng cũng hiểu rằng những thứ dụng cụ mà bạn mất rất nhiều thời gian thu thập chỉ làm cho bạn dễ dàng hơn để đạt được mục tiêu. Nhưng bạn cũng thấy rằng mình đã có thể đạt được mục tiêu đó bằng những dụng cụ rẻ tiền như ban đầu cho dù phải mất thêm một chút nỗ lực. Bạn nhận ra rằng điều quan trọng nhất mà bộ đồ nghề của bạn phải làm là đừng cản con đường đi của bạn. Và rồi bạn cũng nhận ra rằng giá như bạn không bỏ phí nhiều thời gian để suy nghĩ về thiết bị mà để thời gian đó luyện tai, chụp hình hay cưỡi sóng nhiều hơn thì bạn đã có thể thành công sớm hơn rất nhiều.

Tôi đã gặp Phil Collins trong một buổi biểu diễn vào tháng 12 năm 2003. Có một điều rõ ràng là mọi người luôn nhận ra được những âm thanh của ông. Một vài người đã thử chơi bộ trống của Phil khi ông ra nghỉ giải lao và bạn biết không? Nó nghe hoàn toàn khác Phil. Mặt khác, khi chơi trên một bộ trống cho thuê thì Phil vẫn là Phil. Vậy bạn có còn nghĩ rằng bộ trống đã đem lại những âm thanh tuyệt vời đó cho ông ấy hay không?

Có một người ở Michigan dạy đua xe kể rằng. Con gái của một trong các học viên đến và tỏ ý muốn học. Cô bé xuất hiện trên đường đua cùng với một chiếc Chevy Cavalier. Thế rồi cô ta qua mặt những người trung niên trên những chiếc Corvettes và 911. Tại sao ư?Rất đơn giản: Cô ta đã chú ý đến những lời hướng dẫn và cố gắng chạy thật ổn định và đúng làn, không tìm cách lao hết tốc lực mà kiên nhẫn và tận dụng kĩ năng. Những học viên ở đó đã rất xấu hổ, khi bị đánh bại bởi một CÔ GÁI, mà chỉ mới 16 tuổi.

Như vậy đó, nếu bạn là một tay lái chuyên nghiệp, bạn sẽ biết cách để khai thác đến giọt cuối cùng khả năng của một chiếc xe và sẽ bị giới hạn bởi khả năng của nó. Còn nếu bạn giống như hầu hết mọi người khác thì chiếc xe hơi, cái máy ảnh hay đôi giày chạy sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến kết quả bạn đạt được bởi vì bạn chính là nhân tố quyết định chứ không phải những thứ công cụ ấy.

Hãy tìm gặp những nghệ sĩ lớn khi họ đang nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà tài trợ và họ sẽ chia sẻ những điều tương tự với bạn.

Vậy tại sao những nghệ sĩ lớn với những tác phẩm được ngưỡng mộ lại luôn dùng những thứ đồ nghề hiện đại và đắt tiền nhất nếu như nó chẳng ảnh hưởng gì? Đơn giản thôi:
1. Những dụng cụ tốt sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn để đạt được kết quả mong muốn. Dụng cụ xấu hơn sẽ có thể làm bạn tốn nhiều công sức hơn.

2. Chúng có độ bền cao phù hợp cho những người cần sử dụng chúng gần như mọi lúc.

3. Người dùng cao cấp sẽ cần đến một số tính năng phụ trợ tiện dụng . Những sự tiện dụng đó sẽ giúp cho việc chụp ảnh dễ hơn, nhưng chúng không làm cho những bức ảnh đẹp hơn

4. Này bạn, những dụng cụ tốt chẳng có gì sai trái cả, và nếu bạn có đủ tiền để chi cho nó thì tại sao không? Chỉ cần đừng bao giờ nghĩ rằng những thứ dụng cụ xa xỉ đó sẽ lao động thay cho bạn.
Vậy tại sao tôi lại đưa tấm hình mình với cái ống kính khổng lồ ấy ra trang nhất? Đơn giản thôi: Nó giúp tôi không phải ghi là “Ken Rockwell Photography", nghe không hay mà lại chiếm nhiều chỗ. Cái máy ảnh to đã truyền tải thông điệp ấy tốt hơn và nhanh hơn vì vậy tôi chỉ cần nói là “Ken Rockwell”

Đây là những bức ảnh được chụp bởi một anh chàng ở Philipines – bằng điện thoại di động của anh ta

Một ví dụ cuối cùng : Trước đây tôi có mua một chiếc máy ảnh cũ , nó không lấy nét tốt cho lắm. Tôi đã quay lại chỗ bán hàng vài lần để sửa, mỗi lần sửa xong thì nó vẫn như cũ. Là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, tôi biết cách khắc phục lỗi này, nhưng điều đó khá bất tiện khi mà tôi luôn phải chỉnh lại nét bằng tay. Và trong lúc thử nghiệm chiếc máy ảnh này thì tôi đã có được bức ảnh yêu thích nhất của mình. Bức ảnh này đã đem về cho tôi đủ loại giải thưởng và còn được treo ở một gallery tạị Los Angeles . Ở đây , nó đã được treo lên ngay khi tấm ảnh gốc của Ansel Adams được gỡ xuống và khi tấm ảnh của tôi gỡ xuống thì lại đến ảnh của Ansel được treo ngay lên lại. Hãy nhớ rằng, tấm ảnh đó được chụp bằng chiếc máy ảnh mà nơi bán đã nói rằng nó không thể sửa được.

Phần quan trọng nhất của bức ảnh là việc tôi đã ở lại một mình khi mà những bạn bè của tôi cùng đi về ăn tối vì tôi đã nghi ngờ rằng sẽ có một cảnh đẹp sắp diễn ra (bầu trời màu magenta như trong hình) Tôi đã chụp một bức ảnh với 4 phút phơi sáng với một ống kính thường. Tôi cũng đã có thể làm được điều đó với chiếc máy ảnh 3$ mà tôi dùng để chụp những bức ảnh đen trắng ở đây và kết quả cũng sẽ không khác gì.

Bạn biết không, đôi khi tôi cũng nhận được những bức thư và cuộc gọi điện thoại đầy sự bất mãn từ những người đàn ông (chưa bao giờ gặp phụ nữ) không đồng ý với sự lựa chọn thiết bị của tôi. Họ khó chịu bởi vì tôi thích những thứ khác với họ. Họ chính là những người chưa vượt qua đỉnh núi mà tôi nói ở trên và vẫn nghĩ rằng mỗi thứ dụng cụ đều có những thang đo tuyệt đối về chất lượng, bất kể nó được dùng trong trường hợp nào. Họ coi những thứ dụng cụ ấy như là một cánh tay bổ sung cho thân thể họ và vì vậy không thật khó hiểu trước những phản ứng của họ khi xem những lựa chọn thiết bị của tôi. Lấy ví dụ, những người sưu tập Leica ở đây thật sự có vấn đề với trang web này. Mọi thứ đồ nghề đều có những giá trị riêng phụ thuộc vào việc bạn sẽ dùng nó trong trường hợp nào. Những thứ phù hợp với bạn có thể không phù hợp với tôi và ngược lại.

Với bất kì chiếc máy ảnh nào, bất kể tốt xấu đều có thể được dùng để tạo ra những bức ảnh nổi bật để đăng bìa tạp chí, đoạt giải thưởng và trưng bày trong các triển lãm lớn. Chất lượng ống kính hầu như không liên quan gì tới chất lượng những bức ảnh mà nó tạo ra.

Bạn có thể đã có tất cả đồ nghề bạn cần, nếu vậy thì bạn chỉ còn phải học cách sử dụng nó một cách tốt nhất. Đồ nghề tốt hơn không tạo ra những bức ảnh đẹp hơn, bởi vì đồ nghề không thể làm cho bạn thành một nhà nhiếp ảnh tài giỏi.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh tạo ra những bức ảnh chứ không phải là do chiếc máy ảnh.

Đáng buồn là có khá ít người nhận ra được những điều này và suốt ngày chỉ đổ lỗi cho thiết bị tồi thay vì sử dụng thời gian để học cách quan sát và học cách vận dụng và kết hợp ánh sáng

Mua một chiếc máy mới sẽ chắc chắn đem lại cho bạn nhưng bức ảnh y như cũ . Sự học tập mới chính là cách để có những bức ảnh đẹp hơn .

Đừng đổ lỗi cho đồ nghề của bạn vì nó bỏ sót một thứ gì đó trên tấm ảnh. Nếu bạn còn nghi ngờ thì hãy đến một bảo tàng ảnh hay đọc một cuốn sách lịch sử nhiếp ảnh và xem những tấm ảnh mà người ta chụp cách đây 50 đến 100 năm hoàn hảo về mặt kĩ thuật như thế nào. Ưu thế mà dụng cụ hiện đại đem lại là sự tiện lợi, không phải là chất lượng ảnh. Hãy xem những bức ảnh đen trắng của tôi trong Death Valley Gallery . Nó trông sắc nét chứ? Chúng được chụp bằng chiếc máy ảnh tiêu cự cố định 50 năm tuổi mà tôi đã mua với giá 3$

Tôi đã chụp được những tấm ảnh tuyệt vời cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật bằng chiếc máy ảnh giá 10$ mua ở Goodwill và cũng đã chụp ra hàng đống rác rưởi với chiếc ống kính 10.000$ trên chiếc máy Nikon của mình.

Nhiếp ảnh gia Edward Steichen đã chụp ảnh diễn viên múa Isadora Duncan ở Acropolis, Athens vào năm 1921. Ông đã sử dụng một chiếc máy Kodak mược của người phục vụ khách sạn. Những bức ảnh, dĩ nhiên là tuyệt vời. Steichen đã không mang máy ảnh của mình theo vì kế hoạch bạn đầu chỉ là làm việc với những thiết bị làm phim. Bức ảnh này được trưng bày tại bảo tàng The Whitney trong năm 2000 - 2001.

Bạn phải học cách để quan sát và sáng tạo. Càng nhiều thời gian bạn phí phạm vào việc quan tâm đến thiết bị thì càng ít thời gian bạn còn cho việc tạo ra những bức ảnh đẹp. Hãy quan tâm đến những bức ảnh , không phải đến đồ nghề.

Ai cũng biết là nhãn hiệu của một chiếc máy đánh chữ (hay là khả năng sửa chiếc máy đó) chẳng liên quan gì đến khả năng sáng tác ra một tác phẩm văn học, cho dù một chiếc máy tốt sẽ giúp cho việc đánh máy thoải mái hơi. Vậy thì sao nhiều người lại cứ cho rằng loại máy ảnh mà người khác sử dụng hay là những kiến thức về tốc độ màn trập , cấu trúc ống kính hay công nghệ máy ảnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra những bức ảnh đẹp?

Cũng giống như một người cần phải biết cách sử dụng máy đánh chữ để có thể viết một kịch bản, bạn cũng phải cần biết cách sử dụng chiếc máy ảnh của mình để chụp, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ bé trong quá trình tạo ra sản phẩm. Bạn có hình dung nào về nhãn hiệu máy tính hay phần mềm tôi dùng để tạo ra những gì bạn đang đọc hay không? Dĩ nhiên là không trừ phi bạn đọc trang about của tôi. Nó quan trọng với tôi , nhưng chẳng là gì với bạn – nhưng người độc giả. Cũng như vậy, chẳng ai lại nhìn vào những bức ảnh của bạn và kết luận hay quan tâm đến việc bạn dùng loại máy ảnh nào. Nó chẳng có ý nghĩ gì cả.

Biết cách làm một điều gì là hoàn toàn khác biệt với việc có thể làm được điều đó, và làm điều đó thật tốt thì lại còn khác xa.

Chúng ta đều biết cách chơi Piano: Chỉ cần nhấn vào các phím và đạp vào các pedal. Nhưng khả năng chơi được nó, chưa nói đến khả năng chơi một cách có hồn lại là một điều hoàn toàn khác

Đừng lầm tưởng những thứ đồ nghề mắc tiền nhất là tốt nhất. Có quá nhiều đồ nghề nhiếp ảnh là cách tốt nhất để tạo ra những bức ảnh tồi nhất.

Những chiếc máy ảnh và ống kính mắc tiền hơn không tạo ra những khác biết đáng kể so với mức giá ngất ngưỡng của chúng

Nguồn tin: Hồ Phước Bảo Chi ( solidsnake_bc@yahoo.com solidsnake_bc@yahoo.com).

Giải nghĩa ký hiệu ống kính Nikon

Giải nghĩa ký hiệu ống kính Nikon(sưu tầm)Giải nghĩa ký hiệu ống kính Nikon


Hiểu được các thông số của ống kính không phải điều dễ dàng cho người mới học nhiếp ảnh
Để mua đúng chủng loại ống kính cần sử dụng, người sử dụng cần biết các ký hiệu này có nghĩa là gì để biết được các tính năng của ống kính đó.
Bài viết sẽ giải nghĩa các ký hiệu thường thấy trên các dòng ống kính Nikon.

AF (Auto Focus)
Ống kính có cơ chế căn nét tự động (autofocus).
AF-I (Auto Focus Internal)
Ống kính tự động căn nét có gắn mô-tơ bên trong, sử dụng trên các ống tele tầm xa. Bắt đầu được sản xuất 1992 và được thay thế bởi dòng AF-S vào 1996.
AI (Auto Indexing)
Ống kính Nikon có khả năng tự động thông báo chỉ số khẩu độ, công nghệ ra đời năm 1977.
AI-S (Auto Indexing Shutter)
Ống kính Nikon có khả năng tự động thông báo chỉ số khẩu độ tương ứng tốc độ ở chế độ ưu tiên tốc độ và lập trình, ra đời 1981.
ASP (ASPherical lens elements)
Thấu kính “gần như” phẳng. Ký hiệu này có trên các ống kính chống cầu sai. Năm 1968 Nikon bắt đầu sản xuất các ống kính chống hiện tượng cầu sai (spherical aberration) sử dụng các thấu kính “gần như” phẳng. Các ống kính sử dụng công nghệ chống cầu sai có thể triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng coma và các hiện tượng biến dạng khác của ống kính. Nikon áp dụng 3 loại thấu kính chống cầu sai: Mài chính xác, lai (kết hợp kính và plastic) và đúc.
AF-S (Auto Focus Silent)
Ống kính tự động căn nét (autofocus) có gắn mô-tơ sóng từ SWM giúp căn nét nhanh và êm.
CPU (Central Processing Unit)
Các ống CPU (bộ xử lý trung tâm) có gắn các chân điện tử nối với thân máy để trao đổi dữ liệu với thân máy. Ký hiệu này chỉ được ghi trong bảng thông số kỹ thuật mà không được ghi trên thân ống kính. Tất cả các ống kính căn nét tự động của Nikon đều là ống CPU.
CRC (Close Range Correction)
Ống kính cho chất lượng hình ảnh siêu việt khi chụp ở cự ly (khoảng cách) gần, và làm tăng cự ly căn nét. Hệ thống điều chỉnh sai số căn nét cự ly gần (close-range correction system) là một trong những phát minh quan trọng nhất về công nghệ căn nét của Nikon, tạo điều kiện cho nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh chất lượng miễn chê ở cự ly gần và cũng tăng cự ly căn nét. Với công nghệ CRC các chi tiết thấu kính được thiết kế theo dạng “trượt” theo đó các nhóm thấu kính di chuyển tự do để giúp căn nét chính xác. Hệ thống CRC được sử dụng trong các ống kính mắt cá, ống rộng, micro và một số ống tầm trung của Nikon/Nikkor.
D (AF-D)
D là ký hiệu về thông số khoảng cách (distance information). Các loại ống loại D và G (D-type & G-type) của Nikon thông báo cho thân máy có chế độ AF về cự ly khoảng cách từ đối tượng chụp tớimáy ảnh. Điều này tạo thuận lợi cho cơ chế đo ma trận 3D và cân bằng đèn flash đa cảm biến 3D.
DC (Defocus)
Các ống kính AF-DC Nikkor của Nikon sử dụng công nghệ kiểm soát mất nét (defocus-image control) cho phép nhiếp ảnh gia làm chủ mức độ cầu sai đối với các đối tượng tiền cảnh và hậu cảnh (trước và sau đối tượng chụp chính) thông qua động tác xoay vòng DC trên ống. Tính năng này cho phép tạo các vòng tròn nhòe mờ mất nét (bokeh) lý tưởng cho chụp ảnh chân dung nghệ thuật. Ngoài ống của Nikon, không một loại ống kính nào trên thế giới có chức năng đặc biệt này.
DX (Digital eXpanded)
Ống kính DX cấu tạo gọn nhẹ được thiết kế cho các máy ảnh có bộ cảm biến DX ( cúp nhỏ 24×16 mm) của Nikon – bao gồm D60 (2008), D300 (2007), D200 (2005), D80 (2006), D70 (2004), & D70s (2005), D50 (2005), D40 (2006), & D40x (2007), D2Xs (2006), D2X (2004), D2H (2003), & D2Hs (2005), D100 (2002), D1X & D1H (2001), D1 (1999). Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai chơi thân máy DX muốn chụp phong cảnh rộng.
ED (Extra low Dispersion)
Kính ED (extra-low dispersion) – kính có độ tán xạ cực thấp – là một yếu tố quan trọng trong công nghệ sản xuất ống kính chụp xa (telephoto) của Nikon. Kính ED được sử dụng chế tạo các loại thấu kính / ống kính cho độ sắc nét cực cao và hiệu chỉnh màu sắc trung thực thông qua việc giảm biến dạng màu sắc (sắc sai).
Kính ED do Nikon phát minh ưu việt hơn nhiều so với công nghệ xử lý sai sắc trước đây bằng flo-rít (flourite), làm tăng tuổi thọ chất lượng của ống kính. Kính ED có nhiều loại phục vụ các mục đích chế tạo ống kính khác nhau. Các ống kính ED cho độ nét và tương phản cao ngay cả ở khẩu độ mở lớn nhất.
F / F-Mount
Ống kính có gá lắp Nikon gọi là f-mount và có khả năng thông báo chỉ số khẩu độ (qua thao tác thủ công). Các ống F (1959-1977)  sau này còn gọi là Non-AI khi có dòng AI ra đời.
G (Gelded)
Ống kính G (gelded) của Nikon không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở riêng biệt và được sử dụng trên máy tự động. Khẩu độ mở sẽ được điều chỉnh trên thân máy. Khi lắp ống G, cần quay ống về khẩu độ nhỏ nhất (chỉ số f-number lớn nhất), thường là vạch đánh dấu màu đỏ để chuyển ống kính sang chế độ tự động.
IF (Internal Focusing)
Công nghệ căn nét trong (internal focusing) của Nikon cho phép căn nét mà không làm thay đổi kích thước của đối tượng được chụp ảnh. Tất cả các chuyển động quang học bên trong được giới hạn trong phạm vi chiều dài ống kính. Điều này cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ hơn cũng như khả năng có thể căn nét ở cự ly gần hơn, và hơn nữa còn cho phép căn nét nhanh hơn. Hệ thống căn nét trong IF được sử dụng ở hầu hết các loại ống tele và nhiều loại ống khác của Nikon.
M/A (Manual/Automatic)
Nút chuyển giữa chế độ cơ tay và tự động trên các ống AF-S của Nikon.
N (Nano)
Lớp phủ N (nano crystal coat) là một lớp phủ chống phản xạ đầu tiên được giới thiệu trong các thiết bị sản xuất bán dẫn NSR-series (Nikon step and repeat) của Nikon. Lớp phủ này triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng phản xạ ở các thấu kính bên trong ống kính đối với một dải rộng các bước sóng ánh sáng và đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong việc triệt tiêu các hiện tượng lóa sáng và bóng ma, nhất là ở các ống cực rộng. Lớp phủ N bao gồm nhiều lớp phủ có độ tán xạ cực thấp các hạt trong suốt cực mịn có kích thước nano (1 nano = 1/1.000.000 mm), là niềm tự hào của công nghệ sản xuất ống kính Nikon.
RF (Rear Focus)Căn nét sau. Các ống kính RF căn nét thông qua chuyển động của các thấu kính nằm phía sau của ống kính. Với hệ thống căn nét sau (rear-focusing) của Nikon, các thấu kính trong ống kính được chia ra làm nhiều nhóm và chỉ các nhóm phí sau ống được di chuyển khi căn nét. Điều này làm cho quá trình căn nét tự động nhanh nhẹ hơn.
SIC (Super-Integrated Coating)
Lớp phủ ống kính siêu tích hợp SIC (super-integrated coating) bảo đảm các tính năng vượt trội của ống kinh Nikon. Để tăng tính năng của các chi tiết thấu kính quang học, Nikon đã áp dụng công nghệ lớp phủ bề mặt nhiều lớp đặc biệt làm giảm thiểu các nhược điểm của ống kính như lóa sáng và bóng ma (flare/ghost)
Lớp phủ đa tích hợp đa tầng của Nikon cho phép cải tiến ống kính ở nhiều mặt trong đó có giảm phản xạ ở một dải rộng các bước sóng ánh sáng và tạo cân bằng màu sắc cực kỳ tốt. Lớp phủ SIC đặc biệt có tác dụng với các loại ống kính có nhiều chi tiết thấu kính như các ống zoom chẳng hạn. Nikon cũng đặc biệt cẩn thận chế tạo riêng từng loại lớp phủ SIC khác nhau cho các loại ống kính khác nhau để bảo đảm chất lượng của từng loại ống kính.
SWM (Silent Wave Motor)
Công nghệ mô-tơ sóng từ không tiếng động (silent wave motor) trong các ống kính AF-S của Nikon sử dụng “sóng từ” truyền năng lượng sinh công xoay chỉnh thấu kính để căn nét. Điều này cho phép căn nét tự động nhanh hơn, chính xác hơn và không gây ra tiếng động, một trong những lý do khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn các ống tele của Nikon.
VR (Vibration Reduction)
Các ống kính có ký hiệu VR là các ống kính có gắn hệ thống chống / giảm rung (vibration reduction) của Nikon. Hệ thống này giảm hiện tượng nhòe ảnh do rung tay máy và vì vậy còn làm tăng cơ hội giảm tốc độ cửa chập chậm thêm 3 khẩu nữa (tức là 8 lần), cho phép cầm máy chụp trong các điều kiện môi trường ánh sáng tối hơn như mây mù, trong nhà dễ dàng hơn. Ống kính VR sẽ tự động phát hiện khi người chụp rung tay và tự điều chỉnh mà không cần phải chuyển máy sang một chế độ nhất định nào.
Theo vinacamera

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Đánh giá máy Nikon D7100

Đánh giá máy Nikon D7100



Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100

D7100 có dải ISO đạt mức 25600, khả năng chụp 7 khung hình/giây ở chế độ chụp nhanh và quay phim độ phân giải full HD 1080p. Camera dSLR tầm trung mới của Nikon cũng được trang bị các tính năng chống ảnh hưởng của thời tiết và chống bụi. Bài đánh giá được VnReview tổng hợp từ trang công nghệ Cnet.
Những điểm nổi bật
Cảm biến 24.1MP mới: Cảm biến CMOS mới được thiết kế cho camera D7100 không được trang bị bộ lọc tần số thấp (optical low-pass filter) thường thấy trên các máy ảnh dSLR, điều này có nghĩa là cảm biến của máy ảnh có thể phân tích nhiều chi tiết và dựng hình sắc nét hơn.
Cảm biến tự động lấy nét được cải thiện: Mô-đun cảm biến mới của D7100 có khả năng lấy nét 51 điểm với 15 điểm cross-type cho phép lấy nét nhanh hơn. D7100 cũng được trang bị độ nhạy -2EV khi dò tìm đối tượng, tương tự như chiếc Nikon D4.
Chế độ crop 1.3x: Chế độ này tăng dải tiêu cự cho ống kính của bạn lên 1.3x nhằm đạt được hệ số crop 1.95x, giống với các camera Micro Four Thirds, giúp bạn có thể chụp xa hơn một chút mà không cần phải thay ống kính.
Spot White Balance: Người dùng có thể thiết lập cân bằng trắng dựa trên một phần của khung cảnh (máy ảnh sẽ chụp một bức ảnh và phân tích bức ảnh đó để tìm ra mức cân bằng trắng thích hợp). Điều này giúp bạn thiết lập cân bằng trắng chính xác hơn trong các tình huống có nhiều ánh sáng đan xen phức tạp.
Độ phân giải màn hình cao hơn: dSLR D7100 có màn hình 3.2 inch độ phân giải 1299k-dot hứa hẹn hiển thị rõ ràng hơn. Nó sử dụng một cấu trúc kính và panel tích hợp thường thấy trên các mẫu camera dSLR cao cấp như D600, D800 và D4.
Trên tay
Thiết kế của D7100 được pha trộn thiết kế thẩm mỹ của D700 và D600. Chất lượng lắp ráp, sản xuất tốt, không có bất cứ hoài nghi nào về độ bền của camera, cảm giác cầm nắm khá chắc tay nhờ khung máy bằng hợp kim magiê.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Nikon D7100 gắn với ống kính macro 40mm F2.8 (trái) và ống kính prime 50mm F1.8 (phải)
Một trong những điểm nổi bật của camera này là chế độ crop 1.3x của nó. Chế độ này có thể được truy cập bằng cách sử dụng menu trên màn hình hoặc từ bất kỳ nút chức năng nào nằm ở phía trước của camera. Một khung hình chữ nhật xuất hiện trên kính ngắm giúp bạn định hình khung ảnh muốn chụp chính xác hơn. Mặc dù Nikon cho biết chức năng này chủ yếu phục vụ những người quay video muốn lấy hình xa hơn mà không cần đổi ống kính, bạn vẫn có thể dùng nó để chụp ảnh tĩnh với độ phân giải thấp hơn, 15.4MP.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Có thể truy vào chế độ crop 1.3x bằng cách sử dụng menu trên màn hình hoặc từ bất kỳ nút chức năng nào nằm ở phía trước của camera
Tính năng tự động lấy nét (AF) của D7100 hoạt động khá mau lẹ, số điểm lấy nét tự động lớn của máy cũng gợi nhớ đến dòng máy D300s có thông số cao hơn. Một mảng rộng các tiêu điểm giúp bạn khoá lấy nét nhanh hơn trên phần bên ngoài khung hình hoặc theo dõi các đối tượng di chuyển một cách nhanh chóng.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Trong chế độ crop 1.3x, một khung hình chữ nhật xuất hiện trên kính ngắm giúp bạn định hình khung ảnh muốn chụp chính xác hơn
Kính ngắm quang (OVF) của máy có vẻ sáng hơn một chút, điều này hỗ trợ bạn nhiều khi bạn chụp các đối tượng trong ánh sáng mờ. Hầu hết các dSLR đều được trang bị các chữ, số màu vàng, nhưng OVF của D7100 lại hiển thị các cài đặt bằng chữ hoặc số màu trắng, điều này giúp người dùng quan sát các thông tin tốt hơn, rõ ràng hơn khi chụp trong ánh sáng ban ngày.
Phụ kiện
Được công bố cùng với D7100 là phụ kiện điều khiển không dây từ xa tuỳ chọn WR-1 giúp bạn kiểm soát khẩu độ và tốc độ màn trập của camera từ khoảng cách lên tới 120m. Với thiết bị này, người dùng cũng có thể thiết lập camera dSLR chụp theo chu kỳ cũng như khoảng thời gian phơi sáng lâu.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Nhận định
Có vẻ như Nikon đang tiếp tục đánh cược khi trang bị các tính năng thường thấy trên các mẫu sản phẩm cấp cao hơn như D300s vào D7100. Một điều thú vị là bạn sẽ thấy khi không bộ lọc tần số thấp chất lượng hình ảnh được cải thiện như thế nào. Với những đặc điểm nổi bật của nó, D7100 thích hợp với những nhiếp ảnh gia nghiệp dư đang muốn nâng cấp từ một camera dSLR tầm thấp và những nhiếp ảnh gia không có khả năng tài chính. Chúng tôi cho rằng giá bán của D7100 sẽ là một yếu tố quan trọng nhằm xác định nó có phải là một thiết bị đáng mua hay không.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Mức giá và thời điểm được lên kệ của D7100 vẫn chưa được công bố.
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Đánh giá nhanh máy ảnh Nikon D7100
Hoàng Kỷ
Đánh giá máy quay phim HD Nikon D7100
    Nikon D7100 còn là chiếc máy ảnh quay phim tuyệt vời, lấy nét cực nhanh và chuẩn. Chiếc máy D7100 rất thích hợp cho những ai yêu thích nhiếp ảnh chuyển nghiệp.

Nikon đã nâng cấp một trong những chiếc máy DSLR yêu thích nhất của chúng ta và may mắn thay - nó không làm chúng ta thất vọng. Một chiếc máy ảnh APS-C 24,1 megapixel nặng và khá là to tướng là một bổ sung được đón chào đến lĩnh vực này. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cách nó vượt trội so với những dòng máy khác và nó gặp bất cập ở chỗ nào…

Máy quay phim HD Nikon D7100


CÁC TÍNH NĂNG VÀ THIẾT KẾ


Đừng mong đợi bất cứ điều gì phá cách về phong cách và hình thái của chiếc máy DSLR toàn màu đen này. Nó hơi bị lớn và cũng hơi cồng kềnh, mà đặc biệt đáng chú ý kể là từ khi chúng tôi kiểm tra chiếc máy Sony RX1 nhỏ và Nikon Coolpix A cùng một lúc. Nhưng nó không thực sự công bằng khi so sánh một cặp máy ảnh số ống kính cố định với một máy ảnh ống kính rời có kết cấu hộp gương. Tuy nhiên, chiếc máy D7100 có weatherseal dành cho dân chụp ảnh mà có mong muốn lựa chọn về ống kính, một kính ngắm quang học tốt nhất cũng như khả năng lấy nét nhanh chóng và hiệu suất của một chiếc máy ảnh DSLR. Chiếc máy này có một khung hợp kim magiê chắc chắn, với kích thước 14 x 11 x 8 cm và nặng 766 gram tính luôn pin và thẻ nhớ nhưng không tính ống kính. Thêm 425 gram cho ống kính và có thể sẽ hơi nặng để bạn di chuyển máy.

Máy quay phim HD Nikon D7100

D7100 sở hữu phần thiết kế của tất cả các máy ảnh DSLR khác trong dòng sản phẩm của Nikon với đường viền cong đặc biệt màu đỏ trên và logo màu trắng gần đèn flash. Các đặc trưng quan trọng ở mặt trước là viền khung Nikon F, cung cấp nhiều tuỳ chọn. Mẫu đánh giácủa chúng tôi đã được cung cấp ống kính  VR 18-105mm có tầm nhắm hiệu quả ở mức  27-157.5mm, nhờ vào các yếu tố kỹ thuật số 1.5x của bộ cảm biến APS-C. Máy ảnh này cũng đưa ra một thiết lập cắt 1.3x mới ở độ phân giải giảm đi nếu bạn muốn mở rộng tầm với của bạn lên khoảng 205mm. Các đặc trưng khác ở mặt trước bao gồm đèn AF Assist, chuyển đổi lấy nét, và các nút xem trước trong khung và nhìn theo chiều sâu.

Đánh giá máy quay phim HD Nikon D7100

Ở phần trên cùng bạn sẽ tìm thấy một thứ thực sự tách biệt chiếc máy DSLR này với các chiếc máy ít tốn kém hơn - một màn hình LCD để bạn có thể nhanh chóng kiểm tra các thiết lập của bạn. Nó rất dễ đọc và chỉ bằng cách nhất nút bật / tắt ở bên trái, nó sẽ phát đèn sáng lên, do đó bạn có thể dễ dàng làm việc trong bóng tối. Ngoài ra đây là một chế độ quay số hai cấp. Trên đầu trang là vòng quay điển hình với các tùy chọn Auto, PASM, chụp cảnh, hiệu ứng và hai lựa chọn người dùng. Quay số thấp hơn cho phép bạn nhanh chóng thay đổi tốc độ chụp liên tiếp (6 ảnh trên giây là cao nhất), sử dụng chế độ chụp yên tĩnh, điều chỉnh tự động hẹn giờ và bật gương lên. Có một đèn flash tự động bật lên, hai micro âm thanh stereo và một hotshoe. Phần trên cùng của máy có nút chụp, nút tắt/mở nguồn, bù phơi sáng và các phím định lượng cũng như một nút màu ghi hình phim, nằm thõm trong khu vực nhỏ này, điều này làm cho nó khó khăn hơn nếu bạn muốn quay video. Tất nhiên là có chỗ ở mặt sau và nó thực sự cần được ở gần bộ điều khiển Live View. Ngay bên dưới  nút chụp là một con lăn thuận tiện ở mặt trước cộng thêm có một cái khác ở mặt sau phía trên bên phải để có sự điều chỉnh và di chuyển qua các menu.

Máy quay phim HD Nikon D7100

Mặt sau của D7100 có hai đặc tính rất tốt: một kính ngắm quang học chất lượng cao và một camera 3,2-inch LCD vị trí cố định. VF với bộ điều chỉnh đi-ốp có một vùng xem 100%, có một màn hình OLED ở dưới cùng của nó, do đó bạn có thể dễ dàng xem các thiết lập hiện tại của bạn (khẩu độ, tốc độ chụp, v.v..). Màn hình LCD được đánh giá 1,229 K chấm và hoạt động tốt trong hầu hết mọi điều kiện ánh sáng.

Xung quanh màn hình là các nút mà bạn mong muốn trên một chiếc máy ảnh DSLR chất lượng (WB, quality,ISO, AE-L/AF-L). Ngoài ra còn có một bộ chuyển đổi cho Live View giữa ảnh tĩnh với video.

Máy quay phim HD Nikon D7100

Ở phía bên phải là một thứ mà bạn cũng sẽ không thể tìm thấy trong các máy DSLR thông thường: khe cắm thẻ SD kép; vì vậy bạn có thể sẽ khó mà lấp đầy cả hai thẻ trong quá trình chụp hình trong một ngày, trừ khi bạn quay video cực nhiều. Các ngăn bên trái có chỗ cắm mic, tai nghe và GPS cũng như HDMI và USB. Phần đáy của chiếc camera làm từ Thái Lan này có ngăn chứa pin và chân máy gắn kết. Pin kèm theo máy làm việc rất tốt ở mức độ chụp đến 950 bức ảnh (trên mỗi CIPA).
  

CÓ GÌ ĐI KÈM VỚI MÁY?

 Nếu bạn mua nguyên bộ, bạn sẽ nhận được thân máy ảnh và bộ zoom 5.8x hình ảnh ổn định, cung cấp một dải tiêu cự rất tốt cho chụp hàng ngày. Ngoài ra trong hộp còn có pin, bộ sạc, các thứ dây cáp khác nhau, dây đai, tập hướng dẫn sử dụng khổng lồ với 356 trang và một CD-ROM với phần mềm ViewNX 2 của Nikon để xử lý các tập tin RAW và chỉnh sửa hình ảnh.


HIỆU SUẤT VÀ CÁCH SỬ DỤNG 

 Chiếc máy D7000 gốc được giới thiệu vào cuối năm 2010 vẫn còn được bán với giá khoảng 900 USD (chỉ tính thân máy) nhưng thực sự thì không có lý do gì để mua nó. Chiếc máy D7100 mới không chỉ có độ phân giải cao hơn nhiều - 24.1MP so với 16.2MP - mà nó còn có một bộ xử lý tốt hơn (Expeed 3 được tìm thấy trong các máy D4/D3200/D5200), có video chất lượng cao (1080/60 so với 1080/24 ), và nó có một hệ thống AF được cải thiện. Chúng tôi thích D7000 với AF cực kì nhanh và đo đạt chính xác, chiếc máy mới thậm chí còn tốt hơn. Máy ảnh cũ có 39 điểm AF / 9 điểm cross-type trong khi chiếc máy mới tiềm năng có 51 điểm AF với bộ cảm biến 15 điểm crosstype. Điều này có nghĩa là bạn có thể lấy nét cực kỳ nhanh chóng mà không cần phải canh chỉnh nhiều, ngay cả trong những cảnh có độ tương phản thấp. Máy D7100 cũng chụp được 6 ảnh trên giây, thậm chí với nhiều điểm ảnh hơn so với D7000 được đánh giá tương đương. Tuy D7000 cũng là một lựa chọn trong dòng máy anh em Nikon, nhưng chiếc máy D7100  này  lại được ưa chuộng hơn. 

Máy quay phim HD Nikon D7100

Chúng tôi sử dụng D7100 với thẻ SDHC tốc độ cao trong suốt nhiều tuần, chụp nhiều ảnh tĩnh và video. Hầu hết các hình ảnh của chúng tôi là hình ảnh JPEG độ phân giải cao cộng với chúng tôi cũng sử dụng chế độ cắt 1,3 x trong trường hợp riêng khi chúng tôi cần thêm năng lượng cho các ống kính.

Như bạn có thể nhìn thấy qua các mẫu tuyển chọn, D7100 là khá nhất. Trước khi đi sâu, chúng ta phải nêu rõ chiếc máy ảnh đáp ứng như một chiếc Porsche. Chỉ cần một chút khí - trong trường hợp này nhấn nút chụp - và chiếc máy DSLR nhanh chóng phản ứng với sự lấy nét nhanh chóng và chính xác. Kết quả là hình ảnh rất sắc nét với màu sắc rất chuẩn xác. Chúng tôi có thể nói những hình ảnh này tuy không có độ phong phú và chiều sâu như của máy DSLR full-frame, nhưng trừ khi bạn đặt chúng cạnh nhau để so sánh, bạn sẽ không quan tâm bởi vì những bức ảnh bạn sẽ chụp với máy ảnh DSLR này vẫn còn rất ấn tượng. 

Máy quay phim HD Nikon D7100

Chiếc máy D7100 bắt ảnh cây cối vào lúc hoàng hôn tuyệt đẹp với sự giúp đỡ của một ít flash. Một trong những điều thú vị mà chúng tôi nhận thấy khi quan sát kĩ từng nét ảnh là một lỗi nhỏ ở khoảng giữa không trung mà ta phải tinh ý lắm mới nhìn ra được, đó là cái mà chúng tôi chưa từng nhìn thấy trong khi xem qua từng ảnh trên máy. Để phù hợp với tính năng cao cấp của nó, D7100 có tốc độ chụp 1/8000th trên một giây so với 1/4000 của dòng máy có giá thấp hơn. Nếu bạn có ý định chụp cho chương trình thể thao thì hãy đưa chiếc máy Nikon này lên danh sách của bạn ngay nhé.

Máy quay phim HD Nikon D7100

Chiếc máy D7100 xử lý nhiễu hạt ảnh kỹ thuật số khá tốt. Nó có chỉ số ISO cơ bản ở mức 100-6400 nhưng bạn có thể tăng con số ấy lên đến 25.600 nếu cần thiết. Song bạn không nên chỉnh chỉ số ấy cao đến mức ấy bởi chỉ số ISO càng cao thì chất lượng ảnh càng tệ. Chiếc máy ảnh này tốt nhất là nên được đặt ISO 1600 với chất lượng rơi vào mức 3200 và 6400, đó sẽ là giới hạn bên ngoài của chúng tôi. Mặc dù vậy đây là một kết quả tuyệt vời. Chúng ta phải lưu ý điều này là ở chế độ DX tiêu chuẩn (24.1MP). Khi bạn chuyển sang thiết lập cắt ảnh 1,3 x (15.3MP), hãy tránh xa khỏi những con số này, trừ khi bạn hoàn toàn không có lựa chọn nào khác.

Máy quay phim HD Nikon D7100

Chúng tôi không thể cưỡng lại việc chụp “Siêu mặt trăng” vào tháng 6 năm 2013 vừa qua và đã sử dụng cả hai thiết lập bởi vì ống kính 157mm đã không làm thủ thuật để đưa ảnh mặt trăng ra sau lưng cây cọ được. Chế độ cắt 1.3x đã giúp làm điều đó nhưng nó lại thêm vào các ánh trăng không mong muốn (tức là nhiễu hạt hơn so với bức ảnh bình thường). Chúng tôi sẽ đề cao việc sử dụng phần mềm để chỉnh sửa phóng to ảnh với độ phân giải gốc cao hơn. Song, đây vẫn sẽ là một tính năng tốt khi chụp với nhiều nguồn ánh sáng môi trường xung quanh.

Máy quay phim HD Nikon D7100

Nhìn chung, các bức ảnh tĩnh thực sự xuất sắc, chắc chỉ có fan cuồng Canon mới tìm ra được điểm để than phiền về những bức ảnh này thôi. Về phần video, chúng tôi gặp vài vấn đềi. Quay phim trên máy DSLR khác hơn so với mô hình Sony SLT thì thật là phức tạp. Nếu bạn muốn chơi JJ Abrams, bạn sẽ cần phải lật sang trang 161 của Tập Hướng dẫn sử dụng để tìm thấy một số trang mô tả làm thế nào để lấy nét sau khi bạn đã chuyển sang chế độ Live View và quay nút gần đó thành "Movie", sau đó tìm thấy nút ghi hình có dấu chấm đỏ. Thực hiện tất cả những động tác này thực sẽ khiến bạn phải xoay mòng mòng. Tuy là hơi chán ngán với điều này, song Nikon chắc chắn đã cải thiện khả năng lấy nét và chất lượng so với thế hệ máy D90 trước đây. Tuy nhiên trong thế giới của iPhone và Android video, toàn bộ quá trình này cần phải được sắp xếp hợp lý.
  

KẾT LUẬN VỀ MÁY NIKON D7100

 Nếu có ai đó đang tìm kiếm một gợi ý về chiếc máy ảnh DSLR đầy đam mê trong vùng giá này, thì chúng tôi sẽ không ngần ngại “lăng xê” cho chiếc máy D7100 này. Đối với tất cả các điểm chi tiết ở trên, đây là một máy ảnh tuyệt vời và thực sự hướng đến đối tượng là những người tham gia nhiếp ảnh một cách nghiêm túc. Chúng tôi gần như có thể đảm bảo quyển Hướng dẫn sử dụng sẽ sớm trở thành bạn đồng hành mới bên cạnh giường của bạn vì bạn sẽ đi sâu vào tất cả các tính năng tiên tiến được cung cấp bởi máy ảnh này. Ảnh tĩnh là một thành công, nhưng có lẽ tính năng quay video nên có quá trình đơn giản và mượt mà hơn. Ngay cả khi nó có thiếu sót này - thiếu sót dễ dàng được tìm thấy trên hầu hết các máy ảnh DSLR khác - chúng tôi cũng vẫn đề xuất chiếc máy D7100 này thành sự lựa chọn của ban biên tập.

Hoàng Kỷ - Dương Thị Tuyết Vân